Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

- Biết được các chính sách về kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hình chính trị và kinh tế của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX.

2. Tư tưởng: HS thấy rõ chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử. Vì vậy, kinh tế và xã hội không có điều kiện phát triển

3. Kỹ năng: HS biết phân tích nguyên nhân các hiện tượng chính trị - kinh tế thời Nguyễn.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: Bản đồ Việt Nam

 Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ 1832).

2. HS: Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của chương V?

2. Giới thiệu bài:

Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều Tây Sơn tồn tại 25 năm (1778 – 1802) thì sụp đổ. Vậy chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập như thế nào? (vào bài).

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 	 NS: 13/4/2013
Tiết 61 	 NG: 15/4/2013
Chương VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
- Biết được các chính sách về kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hình chính trị và kinh tế của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX.
2. Tư tưởng: HS thấy rõ chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử. Vì vậy, kinh tế và xã hội không có điều kiện phát triển 
3. Kỹ năng: HS biết phân tích nguyên nhân các hiện tượng chính trị - kinh tế thời Nguyễn.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Bản đồ Việt Nam
 Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ 1832).
2. HS: Tranh ảnh về quân đội nhà Nguyễn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của chương V?
2. Giới thiệu bài: 
Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều Tây Sơn tồn tại 25 năm (1778 – 1802) thì sụp đổ. Vậy chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập như thế nào? (vào bài).
3. Bài mới.
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ PK tập quyền.
*GV dẫn dắt: Lúc này, Quang Toản không đủ sức gánh vác việc nước, Nguyễn Nhạc thì an phận 
H: Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh có hành động gì?
HS: Đem thuỷ binh lấn vùng đất của Tây Sơn.
=>GV dùng bản đồ Việt Nam tường thuật trận chiến Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn.
H: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ PK tập quyền?
HS trả lời.
H: Để cai trị đất nước, Nguyễn Ánh làm gì?
HS: Ban hành luật.
=>GV giới thiệu luật gồm 22 quyển với 398 điều nhưng nội dung dựa hẳn vào bộ luật nhà Thanh (pháp trị).
*GV treo lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam  cho HS quan sát, yêu cầu HS kể tên và xác định một số tỉnh và phủ trực thuộc? (Phiên An – 1833 đổi là Gia Định), sau đó cho HS trao đổi cặp (1’): Nhận xét về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn?
HS: Lần đầu tiên trên một lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp xếp chính quy, đứng đầu đơn vị có chức tương ứng.
=>GV cho HS quan sát ảnh về thời Nguyễn và nêu nhận xét của em về 2 bức ảnh trên?
HS: Quân đội có nhiều binh chủng, phương tiện đi lại bằng ngựa, lính được trang bị đầy đủ ...
H: Cho biết chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? Hậu quả của chính sách này?
HS: rút ra và trả lời theo đoạn cuối /136 Sgk. 
=>GV chốt lại: Về cơ bản nhà Nguyễn đã củng cố lại nhà nước phong kiến tập quyền.
Hoạt động 2: Tìm hiểu kinh tế dưới triều Nguyễn.
*GV gọi HS đọc thông tin về nông nghiệp, sau đó HS đàm thoại theo các câu hỏi:
H: Tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta đầu TK XIX?-HS trả lời.
H: Công cuộc khai hoang có tác dụng gì?
HS: Tăng diện tích canh tác.
H: Tại sao diện tích canh tác tăng mà vẫn còn tình trạng dân lưu vong?
HS: Vì ruộng đất còn bỏ hoang nhiều, bọn địa chủ cường hào cướp ruộng đất, chế độ quân điền không còn tác dụng.
H: Nhà Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không? Vì sao việc sửa đắp đê gặp khó khăn?
HS: Tài chính thiếu hụt và tham nhũng, thiên tai xảy ra (ở phủ Khoái Châu – đê vỡ 18 năm liền) ...
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Kinh tế nông nghiệp giảm sút và không phát triển.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin tiếp theo cho biết:
H: Thủ công nghiệp thời Nguyễn có đặc điểm gì?
HS: kể theo đoạn in nghiêng /137 Sgk.
H: Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về tài năng thợ thủ công nước ta đầu TK XIX?
HS: Thông minh, cần cù, sáng tạo, tay nghề cao và bước đầu làm quen với một số thành tựu KHKT mới.
=>HS trao đổi bàn (2’): Tuy có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển?
HS rút ra: Vì thợ giỏi bị bắt vào xưởng nhà nước -> mai một tài năng; các mỏ khai thác sa sút và thất thường, thợ thủ công nộp thuế sản phẩm nặng 
H: Cho biết hoạt động buôn bán trong nước?
HS: Mở rộng, phố chợ đông đúc và sầm uất với nhiều mặt hàng phong phú 
=>GV chuẩn kiến thức, gọi HS đọc đoạn trích /138 - giới thiệu ảnh /138 và cho HS nhận xét?
HS: Thương cảng Hội An đông vui tấp nập, thuyền bè trên biển như mắc cửi, có hoạt động buôn bán ven bờ 
H: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện ntn? Vì sao hạn chế?
HS: Mở rộng buôn bán trong khu vực (Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc), tàu buôn phương Tây ra vào theo quy định (vì sợ họ xâm lược) 
=>GV chuẩn kiến thức và chốt lại bài học.
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ PK tập quyền
- 1802: Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- 1806: lên ngôi Hoàng đế.
- 1815: ban hành luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ).
- Chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Quan tâm và củng cố quân đội
- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh.
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn
a. Nông nghiệp:
- Chú trọng khai hoang.
- Lập ấp và đồn điền.
- Đặt lại chế độ quân điền.
- Không quan tâm tu sửa đê điều.
=> Thiên tai xảy ra 
b. Thủ công nghiệp:
- Lập nhiều xưởng mới.
- Khai thác mỏ được mở rộng.
- Làng nghề thủ công phát triển.
=> Có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp:
- Buôn bán trong nước phát triển.
- Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
4. Củng cố:
*HS trả lời các câu hỏi:
- Nêu những hạn chế của triều Nguyễn trong việc cai trị đất nước?
- Hậu quả của những hạn chế đó?
*GV kết luận: Mặc dù nền kinh tế có điều kiện phát triển, nhưng những chính sách phản động của nhà Nguyễn không đáp ứng nhu cầu lịch sử của nền kinh tế - xã hội nên không tránh khỏi những cuộc nổi dậy của nhân dân (tiết sau).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo các nội dung.
- Tìm hiểu các cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Chuẩn bị tiết sau học bài 27 - mục II.
* Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc