I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Kết hợp kiến thức của môn Ngữ văn khi tìm hiểu về sự phát triển của văn hóa.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Tôn trọng, ngưỡng mộ và tự hào với những thành tựu văn hoá và khoa học mà cha ông sáng tạo
- Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá.
3. Kỹ năng: HS biết miêu tả, quan sát, phân tích và trình bày suy nghĩ
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Tranh ảnh có liên quan đến các thành tựu văn hoá của bài.
2. HS: Tư liệu về thành tựu văn học - nghệ thuật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra 15 phút:
Câu 1(4 đ): Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa nửa đầu TK XIX?
Câu 2 (6đ): Tóm tắt những nét chính về 2 cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu TK XIX?
2. Giới thiệu bài:
Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ với chính sách phản động và lỗi thời của nhà Nguyễn, nhưng nền văn học - nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
3. Bài mới:
Tuần 33 NS: 20/4/2013 Tiết 63 NG: 22/4/2013 Bài 28: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC (Cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu TK XIX) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Kết hợp kiến thức của môn Ngữ văn khi tìm hiểu về sự phát triển của văn hóa. 2. Tư tưởng: Giáo dục HS: - Tôn trọng, ngưỡng mộ và tự hào với những thành tựu văn hoá và khoa học mà cha ông sáng tạo - Góp phần hình thành ý thức, thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá. 3. Kỹ năng: HS biết miêu tả, quan sát, phân tích và trình bày suy nghĩ II. CHUẨN BỊ : 1. GV: Tranh ảnh có liên quan đến các thành tựu văn hoá của bài. 2. HS: Tư liệu về thành tựu văn học - nghệ thuật. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Kiểm tra 15 phút: Câu 1(4 đ): Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa nửa đầu TK XIX? Câu 2 (6đ): Tóm tắt những nét chính về 2 cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu TK XIX? 2. Giới thiệu bài: Mặc dù các cuộc khởi nghĩa liên tục bùng nổ với chính sách phản động và lỗi thời của nhà Nguyễn, nhưng nền văn học - nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 3. Bài mới: I. VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn học. *GV dẫn dắt: Cuối TK XVIII nền văn học phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức, sau đó yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/142 đàm thoại: H: Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? H: Kể tên vài tác phẩm mà em biết? H: Cho biết tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và giải thích thêm: Với truyện Kiều - Nguyễn Du được đánh giá là danh nhân văn hoá thế giới. *HS trao đổi bàn (2’): Điểm mới của nền văn học giai đoạn này? Hiện tượng đó nói lên điều gì? HS: Cuộc đấu tranh của những người phụ nữ đòi quyền cơ bản ... =>GV trích dẫn vài câu hoặc một đoạn thơ của một trong các tác giả nói trên (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương, truyện Kiều - Nguyễn Du) ... H: Văn học thời kì này phản ánh nội dung gì? =>HS trả lời - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’): Tại sao văn học bác học thời kì này phát triển rực rỡ và đạt đỉnh cao? =>Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm hS bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Vì đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến – giai đoạn mà cơn bão táp cách mạng sôi động trong lịch sử -> văn học phát triển mạnh, phản ánh hiện thực xã hội. Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật. *GV dẫn dắt: Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú, sau đó yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/143 cho biết: H: Văn nghệ dân gian bao gồm những thể loại nào? HS: kể ở miền xuôi, miền núi ... *HS liên hệ (2’): Quê em có những điệu hát dân gian nào? HS: suy nghĩ, kể và có thể hát. =>GV giới thiệu dòng tranh Đông Hồ, yêu cầu HS quan sát ảnh /143 và nhận xét? HS: Bức ảnh mang tính dân tộc, phản ánh sinh hoạt và nguyện vọng nhân dân ... =>GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Ước mong của chú bé chăn trâu là thổi sáo và thả diều – đây là thú vui và ước mong cuộc sống thanh bình của người dân lao động. H: Nêu thành tựu nổi bật về kiến trúc thời kì này? HS: kể theo Sgk /144, =>GV giới thiệu cho HS quan sát ảnh về chùa Tây Phương và nhận xét? (kiến trúc đặc sắc: mái cong kiểu cung đình tạo sự uy nghiêm ...), và GV bổ sung: Chùa xây dựng 1794, có 18 pho tượng La Hán với các phong cách khác nhau. H: Thời kì này, nước ta có những nghệ thuật gì? =>HS trả lời theo đoạn trích /144, GV chuẩn kiến thức - giới thiệu cho HS quan sát ảnh /145, giáo dục HS bảo vệ DSVH. GV chốt lại bài học. 1. Văn học: - Văn học dân gian gồm ca dao, tục ngữ, truyện Nôm dài. - Văn học bác học (truyện Kiều - Nguyễn Du) - Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ nổi tiếng (Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm). =>Phản ánh cuộc sống xã hội và nguyện vọng nhân dân. 2. Nghệ thuật: - Văn nghệ dân gian (sân khấu chèo, tuồng...). - Tranh dân gian: dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh). - Kiến trúc (chùa Tây Phương – Hà Tây). - Nghệ thuật (tạc tượng – đúc đồng) 4. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi: - Nhận xét của em về văn học - nghệ thuật thời kì này? - Cảm nhận của em về những thành tựu đó? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. - Tìm hiểu các thành tựu về khoa học kĩ thuật. - Chuẩn bị tiết sau học bài 28 - mục II. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: