Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 HS nắm được các ý cơ bản sau:

- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Nguyên nhân dẫn tới phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội

 phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.

2. Tư tưởng:

- Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về vai trò của

 giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này,

- Giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặc lớn.

- Sự sụp đổ của chế độ phong kiến - một chế độ xã hội độc đoán, lỗi thời.

3. Kĩ năng: Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu

 xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2859Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn / /2011
Tiết 3 Ngày dạy / /2011
 Bài 3 
 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN 
 CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 HS nắm được các ý cơ bản sau:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội 
 phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Tư tưởng: 
- Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về vai trò của
 giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này,
- Giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặc lớn.
- Sự sụp đổ của chế độ phong kiến - một chế độ xã hội độc đoán, lỗi thời.
3. Kĩ năng: Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu
 xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
B. CHUẨN BỊ
GV: SGK,SGV, giáo án 
 Tranh ảnh tư liệu thời kì Văn hoá Phục hưng, phiếu thảo luận cho từng nhóm.
HS: SGK,vở ghi, học bài cũ
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
a) Hãy đánh dấu x vào ô trống mà em cho là đúng.
? Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?
£ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
£ Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những món lợi khổng lồ.
£ Đem lại cho vua quan phong kiến nhiều lợi nhuận.
b) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào?
3. Bài mới:
 Qua bài trước chúng ta đã thấy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên họ lại không có địa vị xã hội thích hợp. Do đó giai cấp tư sản chống lại phong kiến trên nhiều lĩnh vực. Phong trào Văn hoá Phục hưng là mimh chứng cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
 Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1
? Phục hưng là gì? (khôi phục lại giá trị của nền văn hoá Hi Lạp-Rô-ma cổ đại; sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản)
? Nhóm thảo luận: ? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?(chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Toàn xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ. Những di sản của nền văn hóa cổ đại bị phá hủy hoàn toàn, trừ nhà thờ và tu viện)
Từng nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm nhận xét
- GV: Chốt ý và ghi bảng.
? Tại sao giai cấp tư sản chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?( những giá trị của văn hoá cổ đại là tinh hoa của nhân loại, việc khôi phục nó sẽ tập hợp đông đảo dân chúng chống lại phong kiến)
? Kể tên những nhà văn hoá tiêu biểu?
- GV: Giới thiệu tranh ảnh, tư liệu thời Văn hoá Phục hưng.
? Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì? 
( khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bật, sự phong phú về văn học và sự nở rộ tài năng, thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật có giá trị đến ngày nay)
? Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì? ( phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người )
* Hoạt động 2
-Học sinh đọc mục II SGK 
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo? (Giáo hội cản trở bước tiến của giai cấp tư sản)
? Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là ai? 
? Trình bày nội dung Cải cách tôn giáo của Lu thơ và Can vanh? (phủ nhận vai trò của Giáo hội)
- GV: Giai cấp phong kiến Châu Âu dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Giáo hội có thế lực kinh tế hùng hậu, nhiều ruộng đất bóc lột nông dân như các lãnh chúa phong kiến. Giáo hội còn ngăn cấm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mọi tư tưởng tiến bộ đều bị cấm đoán...( kể chuyện về gương hy sinh của Ga-li-lê) 
? Phong trào cải cách tôn giáo phát triển như thế nào? ( lan rộng)
? Nó tác động đến xã hội như thế nào?
I/ Phong trào Văn hoá Phục hưng TK XIV – TK XVII:
1. Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội → đấu tranh giành địa vị xã hội → phong trào Văn hoá Phục hưng.
2. Nội dung của văn hoá Phục hưng:
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội
- Đề cao giá trị con người.
II/ Phong trào Cải cách tôn giáo:
1. Nguyên nhân: Giáo hội bóc lột nhân dân, cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.
2. Nội dung: 
- Phủ nhận vai trò của Giáo hội.
- Bãi bỏ những lễ nghi phiền toái.
- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
3. Tác động: 
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đạo Ki-tô bị phân hoá.
4.Củng cố:
? Nguyên nhân dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?
* Bài tập: Phong trào Văn hoá Phục hưng có nội dung rất phong phú. Em hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng.
£ Lên án Giáo hội, đã phá trật tự xã hội phong kiến.
£ Coi thần thánh là nhân vật trung tâm, kinh thánh là chân lí.
£ Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.
£ Con người phải được tự do phát triển.
? Phong trào cải cách tôn giáo, tác động trực tiếp đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ như thế nào?
5. Hướng dẫn học
+ Học bài cũ, tìm hiểu thêm về phong trào Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo.
+ Chuẩn bị bài sau: “ Trung Quốc thời phong kiến”
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK; Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu thời kì này.
===========================================================
Tuần 2 Ngày soạn / / 2011
Tiết 4 Ngày dạy / / 2011
Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
 A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các ý cơ bản sau:
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
- Tên gọi và các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Tổ chức bộ máy chính quyền Trung Quốc. Những đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội Trung Quốc. 
2. Tư tưởng: Giúp học sinh hiểu Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở Phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
3. Kĩ năng:
- Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Bước đầu biết phân tích và hiểu giá trị các chính sách xã hội của mỗi triều đại , những thành tựu văn hoá.
B. CHUẨN BỊ 
GV: SGK, SGV, giáo án
 Bảng phụ, phiếu thảo luận, bản đồ Trung Quốc thời phong kiến, tranh ảnh một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến...
HS: SGK, vở ghi, học bài cũ
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào là gì?
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 
 HS đọc SGK và tìm hiểu 
- GV: Dùng bản đồ giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc bên lưu vực sông Hoàng Hà, với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại phong kiến Trung Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại.
? Đến thời Xuân Thu - Chiến quốc sản xuất có gì tiến bộ (công cụ sắt...)
? Những tiến bộ trong sản xuất có tác động như thế nào đến xã hội?( giai cấp địa chủ ra đời, nông dân bị phân hoá)
? Giai cấp địa chủ ra đời từ tầng lớp nào của xã hội? Địa vị như thế nào?( quí tộc cũ, nông dân giàu họ là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến)
- GV: giảng về sự phân hóa của nông dân ÒTá điền.
GV: Giảng thêm về sự hình thành của quan hệ sản xuất phong kiến: Đây là sự thay thế trong quan hệ bóc lột ( trước đây thời cổ đại là quan hệ bóc lột giữa quí tộc với nông dân công xã, nay được thay thế bởi sự bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh.)
* Hoạt động 2 
? Ai là người thống nhất TQ lập ra nhà Tần?
? Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- GV: Những chính sách đó tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
? Em biết gì về Tần Thuỷ Hoàng? 
 ? Kể những công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nhân dân xây dựng? ( Vạn Lí Tường Thành, Cung A Phòng...)
- HS quan sát H 8 SGK
? Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong hình đó? (cầu kì, số lượng lớn, giống người thật, hàng ngũ chỉnh tề... thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng.)
- GV: Chính sách đối ngoại, sự tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng → nông dân nổi dậy lật đổ nhà Tần lập nên nhà Hán.
? Về chính sách đối nội của nhà Hán có gì khác với nhà Tần ?(giảm thuế,lao dịch...)
? Tác dụng của chính sách đó? ( kinh tế phát triển, xã hội ổn định.ÒThời gian tồn tại lâu hơn nhà Tần (trên 400 năm)
* Sơ kết: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Tần- Hán?(được thiết lập từ trung ương đến địa phương) Quan hệ đối ngoại? (bành trướng lãnh thổ)
* Hoạt đông 3: Tìm hiểu: Vì sao TQ dưới thời Đường lại phát triển thịnh vượng?(thi hành chính sách đối nội tích cực, đối ngoại mạnh)
? Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý? (bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện, khuyến khích sản xuất...)
- GV giải thích chế độ quân điền: lấy ruộng công, ruộng bỏ hoang chia cho người dân. Chia ruộng theo khẩu phần mỗi hộ dân, khoảng vài năm chia lại một lần. Người nhận ruộng phải chăm lo sản xuất, không được để ruộng hoang và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
? Tác dụng của các chính sách đó? (kinh tế phát triển, xã hội ổn định)
? Tình hình chính sách đối ngoại của nhà Đường? (mở rộng lãnh thổ bằng chiến tranh)
- GV: Liên hệ với lịch sử Việt Nam.
* Sơ kết: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?( bắt đầu sự thống nhất Trung quốc của Tần Thuỷ Hoàng) GV: Nhấn mạnh nhà Tần là triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc. Xã hội PK TQ thịnh vượng nhất dưới thời Đường.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc:
- Những biến đổi trong sản xuất: Công cụ bằng sắt xuất hiện → diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.
- Biến đổi trong xã hội:
Địa chủ
Quan lại
Nông dân giàu
Nhiều ruộng đất
Có quyền lực
Nông dân nghèo
Tá điền
Nông dân bị phân hóa
* Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành. Sự bóc lột được thay thế bởi địa chủ với ta điền. Ò xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán:
a. Thời Tần:
- Chia đất nước thành các quận huyện.
- Ban hành chế độ đo lường tiền tệ.
- Chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
b. Thời Hán:
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
- Giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, khuyến khích sản xuất → kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- Chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Chính sách đối nội:
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước.
- Mở khoa thi, chọn nhân tài.
- Giảm thuế, chia ruộng đất cho nhân dân.[kinh tế phát triển, xã hội ổn định
b. Chính sách đối ngoại:
- Chiến tranh xâm lược → mở rộng bờ cỏi trở thành nước cường thịnh nhất châu Á.
4.Củng cố:
* Bài tập: Do sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng làm cho xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc. Em hãy 
 điền tiếp vào sơ đồ sau để làm rõ sự biến đổi giai cấp và sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Quan lại, quí tộc,
Nông dân giàu
 Chiếm nhiều ruộng đất
Nông dân
 Bị mất ruộng đất
 Nhận ruộng cày thuê, nộp tô
? Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng những chính sách gì?
5. Hướng dẫn học 
Học bài cũ, chuẩn bị bài “ Trung Quốc thời phong kiến ( tt)”
Ký duyệt tuần 2:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu (3).doc