Giáo án Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Nguyễn Đình Kiếm - Trường THCS Tôn Thất Thuyết

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Thời gian hình thành, phát triển của xã hội phong kiến.

- Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.

- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện lịch sử, so sánh sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:

 Giáo dục cho HS niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế, văn hoá của các dân tộc đạt được thời phong kiến.

II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, so sánh, thảo luận nhóm, phân tích, trực quan.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Nguyễn Đình Kiếm - Trường THCS Tôn Thất Thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/2010
Ngày dạy: 24/9/2011
Tiết 9-Bài 7:
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm:
- Thời gian hình thành, phát triển của xã hội phong kiến.
- Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện lịch sử, so sánh sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho HS niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế, văn hoá của các dân tộc đạt được thời phong kiến.
II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, so sánh, thảo luận nhóm, phân tích, trực quan...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ hành chính khu vực ĐNA.
 - Tài liệu, tranh ảnh một số công trình kiến trúc.
2. Học sinh: - Học bài cũ.
 - Soạn bài theo hướng dẩn của giáo viên.
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:1’
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra trong quá trình học bài.
3. Bài mới: 
 * Đặt vấn đề: Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trìng phát triển của lịch sử loài người....
 * Hoạt động 1: (13’)1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến.
-Mục tiêu : So sánh được xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây về quá trình hình thành, phát triển và suy vong.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
Nội dung kiến thức
GV: Xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu hình thành từ khi nào?
HS: PĐ: TK III Tr CN, ở ĐNA đầu CN
PT: TK V
GV: Em có nhận xét gì về thời gian hình thành của chế độ phong kiến giửa phương Đông và châu Âu?
HS: XHPKPĐ: hình thành rất sớm
 XHPK châu Âu hình thành muộn hơn.
GV: Thời kĩ phát triển của XHPK ở phương Đông và châu Âu kéo dài trong bao lâu?
HS: PĐ: XHPK phát triển rất chậm chạp (TQ: VII - XVI, các nước ĐNA: X - XVI)
Châu Âu: TK XI - XIV 
GV: Thời kì khủng hoảng và suy vong diễn ra như thế nào?
HS: PĐ: kéo dài suốt 3 TK (XVI - XI X)
 Châu Âu: nhanh XV – XVI.
- Xã hội phong kiến phương Đông :
 +Hình thành sớm, vào thời kì đầu Công nguyên (Trung Quốc ), Phất triển chậm, mức độ tập quyền lớn hơn xã hội phong kiến phương Tây.
 +Khủng hoảng và suy vong kéo dài và trở thành thuộc địa hoặc phù thuộc chủ nghĩa phương Tây.
- Xã hội phong kiến Châu Âu: 
+ Hình thành muộn, phát triển nhanh( thế kỉ V ), phát triển nhanh, kết thúc sớm.
+ Xuất hiện chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ phong kiến.
*Hoạt động 2: (12’ ) 2 Cơ sở kinh tế xã hội của xã hội phong kiến.
- Mục tiêu: Trình bày được nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến.
- Tổ chức thực hiện:
*HS đọc sgk.
GV: Theo em cơ sở kinh tế của XHPK PĐ và châu Âu có điểm gì giống và khác nhau?
 Giống: Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu
Khác: PĐ: Nông nghiệp đống kính trong công xã nông thôn.
Châu Âu: Bó hẹp trong các lãnh địa phong kiến
GV: Trình bày các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến?
HS: + Địa chủ - Nông dân.
 + Lãnh chúa - nông nô.
GV: Phương thức bốc lột chủ yếu của XHPK?
HS: Địa tô
GV: Việc bốc lột bằng địa tô diễn ra như thế nào?
HS: Giao ruộng đất cho nông dân, nông nô cày cấy sau đó thu tô thuế rất nặng.
GV:Nhân tố nào dẫn đến sự khủng hoảng phong kiến ở châu Âu?
HS: Do các thành thị trung đại xuất hiện (XI), hình thành từng lớp thị dân, nền kinh tế công thương nghiệp phát triển ® phá bỏ kinh tế tự cung, tự cấp trong lãnh địa
- Cơ sở kinh tế: chue yếu là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Xã hội có hai giai cấp:
+ Địa chủ - nông dân ( phương Đông)
+ Lãnh chúa - nông nô ( phương Tây )
- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân hay nông nô bằng địa tô.
- Riêng ở phương Tây,từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
*Hoạt động 3: (10’)3. Nhà nước phong kiến.
- Mục tiêu: Biết nhà nước phong kiến là nhà nước do vua đứng đầu, sự khác biệt về mức độ và thời gian phương Đông và phương Tây.
- Tổ chức thực hiện:
GV: Trong xã hôi phong kiến ai là người nắm mọi quyền lực?
HS: Vua
GV: Chế độ quân chủ ở PĐ và châu Âu có gì khác biệt?
HS: Thảo luận nhóm
 Þ PĐ: Sự chuyên chế của một ông vua có từ thời cổ đại, bước sang XHPK nhà vua được tăng thêm quyền lực trở thành Hoàng đế hay Đại vương.
Châu Âu: Quyền lực ban đầu bị hạn chế trong các lãnh địa, TK XV quyền lực mới tập trung trong tay vua.
GV: Vì sao lại có sự khác biệt đó?
HS: Vì các quốc gia phong kiến thống nhất.
- Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ ở PĐ và châu Âu có sự khác biệt nhau về mức độ và thời gian
4. Củng cố: 7’ Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Lập bảng so sánh chế độ phong kiến Phương Đông và Phương Tây.
- Mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến.
5. Hướng dẫn, dặn dò: 1’
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Làm các bài tập ở sách bài tập của bài 7.
- Tiết sau chữa bài tập lich sử:
+ Xem lại toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến bài 7.
+ Hoàn thành tất cả các bài tập ở sách bài tập và các bài tập GV ra trong từng tiết dạy.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến - Nguyễn Đình Kiếm - Trường THCS Tôn Thất Thuyết.doc