A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm (1424-1425); thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa từ chỗ bị động đến chủ động làm chủ một cùng miền trung và bao vây Đông Quan (Thăng Long).
- Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần kiên cường, bất khuất, lòng tự hào dân tộc.
- Kỹ năng: Sử dụng lược đồ thuật sự kiện lịch sử, nhận xét sự kiện, nhân xét lịch sử tiêu biểu.
B. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
C. Tiến trình dạy - học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra
Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ - Sang đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú. * Nghệ thuật dân gian - Nghệ thuật điêu khắc + Điêu khắc gỗ: phật bà Quan Âm - Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng Phản ánh đời sống lạo dodọng cần cù và tư tưởng lạc quan của nhân dân. * Tóm lại: VH, NTDG TK XVII-XVIII đã phát triển mạnh, có nhiều thành tựu quý báu. Đó là sự trỗi dạy mạnh mẽ sức sống tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ, chống lại ý thức hệ phong kiến nho giáo. * Củng cố: Hệ thống hoá kiến thức (mục tiêu bài) làm câu 1 (116) à bảng tóm tắt SGV-206 * Hướng dẫn: - Nắm nội dung toàn bài 23 (mục tiêu) - Đọc bài 24 - chuẩn bị câu hỏi ông tập Tuần 25 - Tiết 50 NS: //07 ôn tập Mục tiêu: - Giúp học sinh, ông tập lại những kiến thức đã học từ TK XIV đến TK XVIII. - Khắc sâu một số kiến thức cơ bản về xã hội thời Lê Sơ; những thành tựu và đóng góp của Lê sơ đã đạt được; nguyên nhân làm cho nhà Lê suy yếu; tình hình kinh tế- chính trị - văn hoá - giáo dục TK XVI-XVII và các cuộc khởi nghĩa nông dân - Xây dựng cho học sinh tình cảm tự hào, biết ơn đối với các nhân vật lịch sử thời Lê Sơ. - Làm quen với kĩ năng luyện tập tổng hợp, phân tích so sánh, đánh giá các nhân vật, các sự kiện. Tiến trình dạy - học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra (kết hợp ôn tập) 3. Bài mới. Khởi động: Bước sang kì II chúng ta đã làm quen với triều đại Lê sơ qua những bước thăng trầm của lịch sử: (Từ TK XV - TK XVIII). Từ một đốm lửa nhỏ ở đất Lam Sơn, trải qua hơn 10 năm chiến đấu gian khổ cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã toàn thắng, đất nước bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc. Song từ TKXVI nhà nước Lê Sơ suy yếu. Hôm nay chúng ta ôn lại chặng đường lịch sử hết sức vẻ vang nhưng cũng đầy đau thương của lịch sử dân tộc. Câu 1: a. Trình bày về quá trình dựng cờ khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì đầu. tích hợp ngữ văn: sự tích Hồ Gươm; Bình Ngô Đại Cáo (N-Trãi) - Học sinh trình bày. - Giáo viên khái quát b. Em có nhận xét gì về tinh thần của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418 - 1423 ? - Ngày đầu hoạt động ? - 3 lần rút lên núi Chí Linh ? Câu 2: Khởi nghĩa Lam Sơn đã có những bước chuyển biến mới sau kế hoạch của ai ? Em hãy làm rõ những chuyển biến đó ? (Học sinh dựa vào kiến thức đã học) Câu 3: Nêu những trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn - nhận xét cách đánh trong từng trận ? và cách kết thúc chiến tranh có ý nghĩa như thế nào ? HS thuật trên bản đồ + Trận Tốt Động - Chúc Động + Trận Chi Lăng - Xương Giang Câu 4: Nêu nguyễn nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? (Học sinh dựa SGK nhắc lại, giáo viên khái quát nội dung) Câu 5: Nêu những thành tựu lớn của thời Lê Sơ về các mặt: - Xã hội - kinh tế - văn hoá - giáo dục - quân đội, pháp luật, văn học - nghệ thuật. - Nêu nhận xét. * Học sinh thảo luận nhóm à trình bày. Giáo viên khái quát chung. Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lớn ? Học sinh trình bày theo SGK. Câu 7: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn diễn ra như thế nào ? (nguyên nhân, hậu quả) Học sinh trình bày Bài tập Bài 1 - (53-SBT) 2 (54); 6,8 (55) *10(56); 6,4 (57); 6 (58) *10 (60); *2 (63); 1,2(65); *1(67) I. Nọi dung ôn tập Câu 1: a. (SGK - 85 mục2 ) b. (HS dựa vào bài 19 phần I) Câu 2: (SGK - 85 mục 1) Nguyễn Chích. Khí thế Câu 3: HS tóm tắt * Trận Tốt Động - Chúc Động(cuối 1426)-SGK/89 * Trận Chi Lăng - Xương Giang + Chủ trương: vây thành diệt viện + Chi Lăng: Mai phục - bất ngờ + Trận Lê Hoa: uy hiếp tinh thần, truy kích. + Trận Xương Giang: Bao vây, tổng công kích - Cách kết thúc chiến tranh: bằng phương pháp hoà bình, độc đáo, nhân đạo. + Truyền thống yêu chuộng hoà bình của nhân dân, tấm lòng khoan dung, độ lượng của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. + Giữ mối quan hệ hoà hiếu giữa hai nước. Câu 4. - 3 nguyên nhân (SGK - 93) - ý nghĩa (SGK) Câu 5: (SGk - 94,101) - Kinh tế: công, nông, thương nghiệp phát triển. - Chính trị - xã hội: củng cố, hoàn thiện hơn "nhà nước phong kiến tập quyền hoàn chỉnh" - Luật pháp: Luật Hồng Đức à tiến bộ. - VH-GD-KH có nhiều thành tựu. ị NX chung: là thời kì phát triển thịnh trị đỉnh cao của quốc gia phong kiến tập quyền Việt Nam. II. Luyện tập * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập (*); các bài tập khác học sinh tự làm Hướng dẫn: - Ôn tập theo mục tiêu Làm bài tập còn lại Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. Tuần 26 - Tiết 51 NS: //07 kiểm tra 1 tiết Mục tiêu: - Kiến thức: Nhằm đánh giá kết quả nhận thức của học sinh. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử đã học. - Tư tưởng: Biết quý trọng những đóng góp của nhân dân thời kỳ nhà Lê, biết ơn những người có công với nước; đồng thời lên án những hành động ích kỷàtổn hại đến quốc gia. - Kỹ năng: học sinh biết phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử; rèn kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử cụ thể. Tiến trình dạy - học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. Khởi động: GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra. I. Đề bài. Câu 1: 3 điểm Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo câu trả lời. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. 1. Trận đánh nào kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giải phóng đất nước. A. Trận Tân Bình - Thuận Hoá C. Chi Lăng - Xương Giang B. Trận Tốt Động - Chúc Động Trận Cần Tranh - Phố Cát 2. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết chống giặc . Toàn dân có ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất. Có bộ tham mưu nghĩa quân tài giỏi với đường lối đúng đắn. Cả ba ý trên. 3. nêu những thành tựu lớn của thời Lê Sơ về các mặt: - Kinh tế - Chính trị - Luật pháp - Văn hoá, giáo dục, khoa học 4. Biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ XVII - XVIII là: Triều đình mục nát. Đất nước bị chia cắt Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Cả ba biểu hiện trên. 5. ở Đàng Trong, để phát triển nông nghiệp, chúa Nguyễn đã: Tổ chức đắp đê ven sông. Tổ chức di dân, khai hoang lập ấp mới Giảm thuế cho dân Lấy ruộng của địa chủ chia cho dân nghèo. 6. Chữ quốc ngữ (chữ la tinh ghi âm tiếng việt) ra đời trong hoàn cảnh nào? Tiếng việt đã phong phú và trong sáng. Các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Các giáo sĩ hợp tác với người Việt Cả ba ý kiến trên. Câu 2 (1,5 điểm) Điền các cụm từ cho sẵn sau: - Hồng đức - dân chủ - Triều đình - Rộng rãi - chủ trương Vào chỗ của các câu dưới đây cho đúng với nhận xét của nhà sử học Phan Huy Chu trong "Lịch triều hiến chương loại chí" "Khoa cử các đời thịnh nhất là đời.. (thời Lê Thánh Tông). Cách lấy đỗ cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, .không dùng lầm người kém " Câu 3: (1,5 điểm) Hãy nêu tên lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa với địa bàn khởi nghĩa ở đầu thế kỷ XVI dưới thời nhà Lê Trần Tuân (1511) Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) Nghệ An, Thanh Hoá Hưng Hoá, Sơn Tây Tam Đảo(Vĩnh Phúc) Trần Cảo (1516) Phùng Chương (1515) Đông Triều (Quảng Ninh) Câu 4 (4 điểm) Hãy trình bày tóm tắt (10 dòng) nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài. Đáp án - biểu điểm Câu 1: 3 điểm: mỗi phần đúng được 0,5 điểm. 1-C; 4-D; 6-D 2-D; 5-B 3. Kinh tế công thương nghiệp phát triển - CT- xã hội củng cố, hoàn thiện - Luật pháp: tiến bộ - VH-GD-KH có nhiều thành tựu. Câu 2: (1,5đ) điền đúng mỗi từ, cụm từ 0,5đ Câu 3: (1,5đ) nối đúng mỗi phần 0,5đ Câu 4: (4 đ) - Triều đình nhà Lê suy yếu, các phe phái phong kiến tranh chấp quyết liệt. - Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập triều Mạc (Bắc Triều) 0.5đ - Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lấy danh nghĩa "phù Le diệt Mạc" à Nam Triều 0.5đ 0.5đ 0.5đ - Hai tập đoàn phong kiến đánh nhau hơn 50 năm đến 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc lên Cao Bằng, Chiến tranh Nam - Bắc chấm dứt - Đàng trong - Đàng ngoài + 1545 Nguyễn Kim chết, con rể Trịnh Kiểm lên thay. + Con thứ là Nguyên Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam + Đầu TK XVII cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ trong gần nửa TK (1627-1672) họ Trịnh và Nguyễn đánh nhau7 lần. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra và Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. 0.5đ + Đàng Ngoài, Trịnh Tùng xưng vương, nắm toàn quyền nhưng vẫn dựa vào nhà Lê "Vua Lê - chúa Trịnh" 0.5đ 0.5đ + Đàng Trong con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền "chúa Nguyễn" * Hướng dẫn: - Về nhà ôn lại chương 4-5 Xem bài 24. Tuần 26 - Tiết 52 NS: / /07 Bài 24 Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài Thế kỷ xviii Mục tiêu: - Kiến thức: Cho học sinh thấy được: + Sự mục nát của CĐPK Đàng Ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút, nông dân cơ cực, vùng lên chống lại chính quyền phong kiến. + Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào. - Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức căm ghét sự áp bức, cường quyền; đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành chính quyền sống. + Kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát. - Kỹ năng: Sưu tầm ca dao, tục ngữ phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị áp bức. Tập vẽ bản đồ, xác định địa danh, hình dung địa bàn hoạt động, quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phong trào nông dân khởi nghĩa TK XVIII Tiến trình dạy - học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra 3. Bài mới. - Giáo viên trình bày theo SGK - Giáo viên mở rộng chính sách chúa Trịnh tài liệu (146 SGV) - Học sinh đọc phần 1 + Căn cứ vào nội dung SGK, em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài TK XVIII ? Học sinh đọc đoạn chữ nhỏ SGK - ở Đàng Ngoài chính quyền họ Trịnh như thế nào? Học sinh trả lời theo SGK (116) chữ nhỏ Giáo viên bổ sung thêm bằng tư liệu. - 1710 chúa Trịnh tăng thuế ruộng tư, đánh thuế vào cả diện tích không sx "đồng chua nước mặn đất đồi, rừng khô cằn, bãi cát trắng" Phan Huy Chú nhận xét: "Một tấc đất không bỏ sót, không chỗ nào là không đánh thuế; cái chính sách vét hết lợi hính như quá cay nghiệt" (lịch triêu hiến chương loại chí) - Quan lại: bè đảng, tham ô công khai. - Cửa quan: nơi vơ vét, bóc lột nông dân. (1712-1713): trận đói lớn khắp Đàng Ngoài "Dân phải ăn vỏ cây", rau cỏ, chết đói đầy đường,thôn xóm tiêu điều. Vào thời gian này đời sống nhân dân như thế nào ? Học sinh dựa vào SGK trả lời. Giáo viên bổ sung bằng tư liệu * Trích đọc phần chữ in nhỏ. Tại sao người ta phải chặt cây sơn, phá khung cửi, xé chài lưới ? Người nông dân phải tìm con đường nào để giải thoát mình khỏi cuộc sống cơ cực ? * Bản đồ * Giáo viên trình bày theo trình tự SGK, mở rộng thêm * Các cuộc khởi nghĩa nhân dân nổ ra trong khoảng thời gian nào ? Địa bàn nào ? * Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ? * Giáo viên kết hợp giảng thuật qua bản đồ - Gọi học sinh chỉ bản đồ: các địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa. Em có nhận xét gì về phong trào nông dân Đàng Ngoài ở TK XVIII ? Tính chất, quy mô so với các thế kỷ trước đó ? Học sinh thảo luận à trình bày Giáo viên khái quát: - Khởi nghĩa diễn ra liên tiếp, dồn dập to lớn và mạnh mẽ hơn. - Tổ chức rộng rãi, quyết liệt hơn * Phong trào có ý nghĩa như thế nào ? 1. Tình hình chính trị - Giữa thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp - Vua Lê làm bù nhìn. - Họ Trịnh lộng hành bóc lột, ức hiếp nd, ăn chơi xa xỉ, phè phỡn. - Quan lại: đục khoét nhân dân. - Ruộng đất công bị lấn chiếm - Sản xuất đình đốn - Thiên tai đói kém liên miên. - Công, thương nghiệp sa sút ị nhân dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến. 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn. - Thời gian: Khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVIII phong trào nông dân Đàng ngoài bùng lên khắp nơi. - Địa bàn: Khắp vùng đồng bằng Thanh - Nghệ * Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng 1737 - Sơn Tây - Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) tại Thanh - Nghệ. - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1440-1751) tại Tam Đảo, Tây Sơn, Tuyên Quang. - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu - Khởi nghĩa: Hoàng Công Chất tại Sơn Nam vùng Tây Bắc (1739-1769) à Khởi nghĩa diễn ra liên tiếp * ý nghĩa: - Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền của nhân dân ta. - Làm cho chính quyền phong kiến họ Trịnh lung lây tận gốc rễ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn say này. Củng cố: - Trình bày sự mục nát của chính quyền phong kiến họ Trịnh ? - Chỉ trên bản đồ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa lớn. Hướng dẫn: - Nắm nội dung bài theo mục tiêu - Vẽ bản đồ - Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tuần 27 - T53 Bài 25: Phong trào tây sơn Sn: /2007 i. Khởi nghĩa nông dân tây sơn Mục tiêu: - Kiến thức: + TK XVII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị oán giận à đấu tranh. +Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771-1789. - Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranhchống cường quyền của nông dân thời phong kiến, lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước. - Kỹ năng: Dựa theo lược đồ SGK, xác định địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771-1789); kỹ năng quan sát - nhận xét sự kiện lịch sử diễn biến qua lược đồ SGK. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn - Một số tranh ảnh: căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn. Tiến trình dạy - học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra - Chỉ những cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân Đàng Ngoài TK XVIII, nêu nhận xét về phong trào nông dân thời kỳ này ? 3. Bài mới. Khởi động: GV nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn HS tìm hiểu bài. * Học sinh đọc SGK 1(119) * Dựa vào kiến thức SGK, em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa TK XVIII ? - Nêu những biểu hiện chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. + Đọc lời nhận xét của nhà bác học Lê Quý Đôn SGK -120-chữ nhỏ. + Giáo viên mở rộng: Cung điện Phú Xuân Nhân vật Trương Phúc Loan - Đời sống nhân dân Đàng Trong như thế nào ? Giáo viên mô tả: - Cường hào lấy cớ bù tô thuế cho nhà nước à bán ruộng cộng. - Thuế: tiền nộnp thóc vào kho, tièn dầu đèn, thổ sản, có hàng trăm hàng ngàn thứ thuế Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến hậu quả gì ? Phong trào nông dân khởi nghĩa phát triển mạnh * Học sinh kể các cuộc khởi nghĩa - đi sâu cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: 1695: Quảng Ngãi: cuộc khởi nghĩa Lành 1747: Khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Đông Phố - Gia Định. Tiêu biểu: Khởi nghĩa Chàng Lía Nêu một vài nét về Chàng Lía ? Giáo viên đọc câu ca, câu vè ca tụng Chàng Lía Các cuộc khởi nghĩa bại song nó có ý nghĩa ? - Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. - Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến họ Nguyễn. - Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã nổ ra như thế nào. Giáo viên giới thiệu lai lịch anh em Tây Sơn. (SGV - 149) - Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì ? - Xây thành luỹ, lập kho tàng luyện nghĩa quân - Hoạt động như thế nào ? + Khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo " * Giáo viên chỉ bản đồ. ấp Tây Sơn - quê hương của 3 anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp vùng đất Bình Định với vùng rừng núi Tây Nguyên (Gia Lai) nối liền hai miền là sông Côn và đường bộ đi qua An Khê. - Căn cứ đầu: Tây Sơn Thượng đạo (di tích huyện An Khê - Gia Lai ngày nay) đây là cao nguyên của người BaNa, người kinh - Sau di chuyển: Tây Sơn hạ đạo (Huyện Tây Sơn - Bình Định) * Giáo viên mở rộng: * Giáo viên sơ kết bài Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ? - Địa thế hiểm yếu à rộng - Thời cơ: chính quyền Nguyễn suy yếu - Lòng dân căm giận à nhân dân ủng hộ I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII - Giữa TK XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, mục nát: + Quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân. + Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất, thuế cao. - Đời sống nhân dân cơ cực * Khởi nghĩa Chàng Lía ở Truông Mây (Gia Định) Chủ trương: "lấy của nhà giầu chia cho người nghèo" 2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. * Người lãnh đạo: Nguyễn Nhạc - xuân 1771 Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ à lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa. * Căn cứ: - Tây Sơn thượng đạo - Tây Sơn hạ đạo * Hoạt động: SGK - 121 Xoá nợ, bỏ thuế cho dân, "lấy của nhà giầu chia cho người nghèo" * Lực lượng: Dân nghèo, đồng bào dân tộc nhiệt tình tham gia. *Củng cố: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu ? *Hướng dẫn: - Nắm nội dung bài theo mục tiêu - Xem phần II của bài Tuần 27 - T54 Phong trào tây sơn Sn: / /2007 ii. Tây sơn lật đổ chính quyền họ nguyễn và đánh tan quân xâm lược xiêm Mục tiêu: - Kiến thức: + Các nước quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm từng bước thống nhất đất nước. + Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ. - Tư tưởng: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. - Kỹ năng: + Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn. + Trình bày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút trên lược đồ. Phương tiện dạy học: - Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. - Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút Tiến trình dạy - học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra - Nêu những nét chính về tình hình Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII? - Trình bày trên lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn ? 3. Bài mới. Khởi động: II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm * Học sinh đọc 1 (122) Giáo viên - học sinh xây dựng bài học * Giáo viên chỉ bản đồ thành Quy Nhơn. * Giáo viên kể chuyện. Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra phối hợp với quân Tây Sơn đánh từ ngoài vào. Kết quả: Trong 1 đếm hạ thành Quy Nhơn. * Giáo viên đính liên đại 1773 và địa danh Quy Nhơn trên bản đồ. Nhận xét cách đánh của Nguyễn Nhạc ? - Thông minh, táo bạo, dũng cảm, bất ngờ à địch bị động. à Nghĩa quân chiếm thành à mở rộng địa bàn hoạt động. * giáo viên chỉ vùng Quảng Ngãi, Bình Thuận Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã có hành động gì ? Chúa Trịnh đánh Phú Xuân Họ Nguyễn phải vượt biên vào Gia Định. à Nghĩa quân Tây Sơn bất lợi vì: Phía Bắc có quân Trịnh Phía Nam có quân Nguyễn. Đứng trước tình thế đó quân Tây Sơn có quyết định như thế nào ? - Nêu quyết định của Tây Sơn - Giáo viên bình giảng "Trịnh Sâm mừng rỡ nói: "Họ Nguyễn vốn có thế thù với họ Trịnh; sở dĩ bấy nay Trịnh phải làm thinh chẳng qua cốt đợi thời. Bây giờ cơ hội đến, Trịnh sao chịu bó tay ngồi nhìn đẻ họ Nguyễn ngang nhiên tranh hùng mãi"" - Chúa Trịnh cử Hoàng Ngũ Phúc cầm 3 vạn quân tiến vào Đàng Trong, lấy danh nghĩa giúp chúa Nguyễn đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và đánh dẹp quân Tây Sơn. 1775 Trương Phúc Loan bị bắt. Quân Trịnh đánh Phú Xuân. Nguyễn + gia quyến một kiểu à Gia Định à Tây Sơn bất lợi à hoãn với Trịnh. Trịnh lợi dụng sức mạnh của Tây Sơn để đánh Nguyễn. 1777 chúa Nguyễn bị giết nhưng Nguyễn ánh vẫn tiếp tục giao tranh với Tây Sơn. ị Nguyễn Nhạc tạm hoà hoãn với quân Trịnh à diệt Nguyễn. Từ 1776-1783 nghĩa quân 4 lần đánh Gia Định. * Giáo viên đính niên đại 1783 vào Gia Định. Theo em vì sao cuọc khởi nghĩa lan nhanh và giành thắng lợi ? * Giáo viên tường thuật qua lược đồ. Tại sao quân Xiêm lại xâm lược nước ta ? Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm - Giáo viên sử dụng lược đò chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định. + 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá + 3 vạn quân bộ xuyên qua Châu Lạp tiến vào Cần Thơ. Thái độ cuả quân Xiêm như thế nào khi chiếm được Gia Định ? Hung hăng, bạo ngược à nhân dân oán ghét. Nghĩa quân Tây Sơn có kế hoạch gì ? * Giáo viên chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho (đại bản danh của nghĩa quân) chọn khúc sông từ Rạch gầm à Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này ? Học sinh trả lời theo SGK Giáo viên nói them về cù lao Thới Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiều và 2 bên bờ cây cỏ rậm rau. * Giáo viên giới thiệu kí hiệu chỉ thuỷ quân, bộ binh Tây Sơn. Trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ Rạch Gầm - Xoài Mút. * Giáo viên tường thuật (SGK) - Giáo viên giới thiệu kí hiệu chỉ thuỷ quân, bộ binh Tây Sơn. - Trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ Rạch Gầm - Xoài Mút. + Thuỷ quân giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm - Xoài Mút và sau các ngách của cù lao. + bộ binh mai phục 2 bên bờ và trên cù lao giữa sông. Giáo viên đính chính niên đại 1785 vào Giáo viên trình bày kết qủa. Theo em, chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào ? 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn Tháng 9: Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn. - 1774 nghĩa quân kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận (phía nam) - 1775 Chúa Trịnh cho 3 vạn quân đánh Phú Xuân (Huế) chúa Nguyễn phải chạy vào Gia Định. - Quân Tây Sơn tạm hoà với quân Nguyễn. - 1776-1783 nghĩa quân Tây Sơn bốn lần đánh Gia Định giết được chúa Nguyễn. ị Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ, 1783. ị Sức mạnh, lòng căm thù giai cấp phong kiến, tinh thần đoàn kết của nhân dân, với tài trĩ của anh em Tây Sơn. 2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. * Nguyên nhân: Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm * Diễn biến: (SGK-124) - Giữa năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định. Chiếm miền Tây Gia định chúng tàn sát nhân dân. à nhân dân căm phẫn. - 1 - 1785 àNguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút. - 19.01.1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. - Từ Mỹ Tho và các ngách của các cù lao, các nhánh sông đổ rà dách phía trước mặt và vào hai bên sườn địch. Trong khi đó, phục binh ở hai bên bờ bắn xả vào đoàn thuyền chiến. * Kết quả: quân Xiêm bị đánh tan. * ý nghĩa: - Là trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. - Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. - Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ. G
Tài liệu đính kèm: