Giáo án Lịch sử 7 - Đinh Hữu Thọ

I- Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2. Về tư tưởng.

Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Về kĩ năng.

- Biết xác định vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh trong sgk

2. Học sinh: Soạn bài

III- Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức.

2. Dạy bài mới.

 

doc 413 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1672Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Đinh Hữu Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bài cũ:
	- Em hiểu thế nào là nhà nước phong kiến ?
Đáp án:
- Nhà nước phong kiến là nhà nước quân chủ (do vua đứng đầu).
+ Phương Đông: Nhà nước phong kiến tập quyền (vua trở thành Hoàng đế hay Đại vương).
+ Châu Âu: chế độ phong kiến phân quyền (đến thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành mới tập trung trong tay vua).
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Em hãy so sánh XHPK phương Đông với XHPK châu Âu ?
HS cần nêu lên được sự giống nhau và khác nhau.
Gọi 2 HS lên bảng: 1 HS giống nhau ?
 1 HS khác nhau ?
Lớp làm vào vở nháp.
1. Em hãy so sánh XHPK phương Đông với XHPK châu Âu ?
* Giống nhau:
- Đều trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển và suy vong.
- Trong xã hội có 2 giai cấp cơ bản.
- Nền kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp.
- Đều bóc lột bằng tô thuế.
* Khác nhau:
XHPK phương Đông
XHPK châu Âu
- Hình thành sớm, phát triển chậm, suy vong kéo dài.
- Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc sớm.
- Xã hội: Địa chủ và tá điền.
- Lãnh chúa và nông nô.
- Kinh tế: bó hẹp trong công xã nông thôn.
- Bó hẹp trong lãnh địa. 
- Kể tên các quốc gia phong kiến mà em đã học ?
- Nêu các triều đại phát triển thịnh vượng nhất dưới thời phong kiến của các nước đó ?
GV ghi lên bảng tên các quốc gia. HS lên điền các triều đại phong kiến.
Lớp làm vào vở nháp.
2. Nêu các triều đại phát triển thịnh vượng nhất dưới thời phong kiến của các nước sau:
Trung Quốc
(Đường)
ấn Độ
(Gup - ta)
Cam - pu - chia
(Ăng - co)
Lào
(Lạn Xạng)
In - đô - nê - xi - a
(Mô - giô - pa - hít)
Mi - an - ma
(Pa - gan)
Thái - Lan
(Su - khô - thay)
- Hãy kể tên và trình bày trên bản đồ các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu ?
 GV sử dụng bản đồ treo tường. HS kể tên và chỉ hướng đi của các nhà thám hiểm trên bản đồ.
3. Hãy kể tên và trình bày trên bản đồ các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu ?
- Đi - a - xơ.
- Va - xcô đơ Ga - ma.
- Cô - lôm - bô.
- Ma - gien - lan.
- Nối các cột bên trái với bên phải sao cho đúng ?
GV treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng vẽ. Lớp làm vào vở nháp.
4. Nối các cột bên trái với bên phải sao cho đúng ?
 Tần Thủy Hoàng.
 Cô - lôm - bô.
phương đông
 Ăng - co
 Đi - a - xơ.
 Pha Ngừm.
 Va-xcô đơ Ga-ma.
Châu âu
 Cô - lôm - bô.
 Mô - gôn.
 A - cơ - ba.
 Ma - gien - lan.
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập: 
	- Sưu tầm các công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới thời phong kiến ?
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
 - Đọc trước bài 7.
Rút kinh nghiệm bài học .................................................................................
......................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng năm 
Phần II Lịch sử Việt Nam
 từ giữa thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX
Chương I Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền lê
Tuần 6 Bài 8
Tiết 11 Nước ta buổi đầu độc lập
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Nắm quá trình xây dựng đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2. Về tư tưởng.
- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ và thống nhất đất nước của dân tộc.
- Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước ta.
3. Về kĩ năng.
Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài.
II- Thiết bị dạy học.
- Lược đồ 12 sứ quân.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về di tích liên quan đến thời Ngô, Đinh, ...
- Bảng phụ: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô.
III- Tiến trình dạy học.
1. ổn đinh tổ chức.:
2. Giới thiệu bài mới.
Sau hơn 1000 năm kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ và phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã giành lại nền độc lập. Với trận Bạch Đằng lịch sử năm 938 nước ta đã chấm dứt thời bắc thuộc, xây dựng nền độc lập tự chủ.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô Quyền đã làm những gì để xây dựng nền độc lập tự chủ ?
- Quan sát bảng phụ em có nhận xét gì tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô ?
=> Còn đơn giản, nhưng đã thống nhất từ trung ương đến địa phương; thể hiện ý thức độc lập.
- Sau khgi Ngô Quyền mất, tình hình chính trị đất nước ta như thế nào ?
- Năm 944 Ngô Quyền mất -> Dương Tam Kha cướp ngôi -> Triều đình lục đục.
- Năm 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước.
- Năm 965 Ngô Xương Văn chết
- Loạn 12 sứ quân có ảnh hưởng như thế nào đối với đất nước ? Yêu cầu cấp thiết đặt ra là gì ?
- Em hãy nêu rõ tình hình đất nước ta lúc bấy giờ ?
- Em biết những gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- Ông đã làm như thế nào để thống nhất đất nước ?
- Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân có ý nghĩa như thế nào ?
1. Nước ta buổi đầu độc lập.
- Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
- Xây dựng bộ máy nhà nước:
 (Giới thiệu qua bảng phụ)
2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
=> Đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”.
 (Giới thiệu qua lược đồ)
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
* Tình hình đất nước.
- Đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống lăm le xâm lược.
* Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư (Gia Viễn- Ninh Bình)
- Liên kết với nghĩa quân của Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ.
- Được nhân dân ủng hộ.
=> Năm 967 đất nước được thống nhất.
* ý nghĩa:
- Đất nước hoà bình, thống nhất.
- Xây dựng đất nước vững mạnh, chống lại âm mưu xâm lược của kẻ địch.
4. Củng cố bài.
- Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc ta trong buổi đầu độc lập ?
Gợi ý: - Ngô Quyền có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc.
	- Đinh Bộ Lĩnh có công chấm dứt tình trạng cát cứ “ Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên.
IV- Bài tập - Dặn dò.
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
	 - Chuẩn bị bài 9, mục I.
 Bài 9 
 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Thời Đinh - Tiền Lê bộ máy chính quyền đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô.
- Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị nhân dân ta đánh bại.
2. Về tư tưởng.
Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết ơn các vị anh hùng có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Về kĩ năng.
Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ và học lịch sử qua lược đồ.
II- Thiết bị dạy học:
Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
Bảng phụ.
III- Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
	Em hãy cho biết tình hình nước ta cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh ?
Đáp án:
* Tình hình đất nước:
- Đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống lăm le xâm lược.
* Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư (Gia Viễn- Ninh Bình)
- Liên kết với nghĩa quân của Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ.
- Được nhân dân ủng hộ.
=> Năm 967 đất nước được thống nhất.
* ý nghĩa:
- Đất nước hoà bình, thống nhất.
- Xây dựng đất nước vững mạnh, chống lại âm mưu xâm lược của kẻ địch.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm những gì để xây dựng đất nước ?
- Ông sử dụng những biện pháp gì để quản lí đất nước ?
- Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê như thế nào ? Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức đó ?
 (GV giới thiệu qua bảng phụ)
- Quân đội Tiền Lê được tổ chức như thế nào ?
- Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào ?
- Quan sát lược đồ, em hãy kể lại diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn ?
- Em hãy cho biết cuộc kháng chiến kết thúc ra sao ? Có ý nghĩa như thế nào ?
I- Tình hình chính trị - quân
 sự.
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước.
- Năm 968 Đinh Bộ lĩnh lên ngôi Hoàng đế.
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Phong vương cho các con.
- Cắt cử quan lại.
- Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm khắc nhữnh kẻ có tội (ném vào vạc dầu, vào chuồng hổ, ...)
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
* Sự thành lập nhà Tiền Lê:
- Năm 979 Đinh Tiên Hoàng bị giết hại -> triều đình lục đục.
- Nhà Tống lăm le sang xâm lược -> Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua
=> Nhà Tiền Lê được thành lập
* Tổ chức chính quyền:
	TRUNG ƯƠNG
VUA
THái sư - đại sư
q. võ
q. văn
	 ĐịA PHƯƠNG
lộ
phủ
châu
* Quân đội: Chia làm 2 bộ phận:
- Cấm quân: Bảo vệ ở kinh thành.
- Quân địa phương: ở các địa phương.
3. Cuộc kháng chiến chống Tống
 của Lê Hoàn.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 979 nhà Đinh lục đục -> Nhà Tống chớp thời cơ kéo sang xâm lược nước ta.
* Diễn biến:
- Địch 	thuỷ 	do Hầu Nhân Bảo 
 bộ	 chỉ huy.
- Ta:
+ Chặn đánh thuỷ quân của địch trên sông Bạch Đằng.
+ Tiêu diệt cánh quân bộ ở biên giới.
* Kết quả - ý nghĩa:
- Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.
- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
4. Sơ kết tiết học:
- Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (năm 981) ?
IV- Bài tập - dặn dò:
1. Bài tập:
 - Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê và so sánh với tổ chức bộ máy chính quyền thời Ngô ?
- Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (năm 981) ?
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
 - Đọc trươc mục II.
 Rút kinh nghiệm bài học ...........................................................................................
..........................................................................................................................................................
	Kí duyệt, ngày tháng năm 2009
Tuần 7	Bài 9
Tiết 13	 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
(Tiếp theo )
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Tình hình kinh tế bước đầu tự chủ và xây dựng nền văn hóa của dân tộc.
2. Về tư tưởng.
Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết ơn các vị anh hùng có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Về kĩ năng.
Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ.
II- Thiết bị dạy học. 
Bảng phụ.
Tranh ảnh trong sgk
III- Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
Đáp án:
- Năm 979 Đinh Tiên Hoàng bị giết hại -> triều đình lục đục.
- Nhà Tống lăm le sang xâm lược -> Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua.
=> Nhà Tiền Lê được thành lập
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp thời Đinh - Tiền Lê ?
- Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở những điểm nào ?
- Tình hình thương nghiệp ra sao ?
- Trong xã hội có những tầng lớp nào ?
- Em hãy vẽ sơ đồ phân hoá xã hội đó ? 
 Thống trị 
 Bị trị 
- Hãy cho biết đôi nét về tình hình văn hoá thời Đinh - Tiền Lê ?
- Hãy giải thích vì sao các nhà sư bấy giờ được coi trọng ?
- Hãy kể những loại hình văn hoá dân gian tiêu biểu mà em biết ?
II- Sự Phát triển kinh tế và văn hoá.
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
* Nông nghiệp:
- Chia lại ruộng đất cho nông dân.
- Khai khẩn đất hoang.
- Chú trọng thuỷ lợi.
=> Nông nghiệp ổn định và phát triển.
* Thủ công nghiệp: Phát triển.
- Lập nhiều xưởng mới.
- Nghề cổ trruyền phát triển.
* Thương nghiệp:
- Đúc tiền đồng.
- Hình thành các trung tâm buôn bán, chợ. 2. Đời sống xã hội và văn hoá.
a. Xã hội:
VUA
Q. văn
Q. võ
Nhà sư
Nông dân
Thợ thủ công
Thương nhân
Địa chủ
Nô tì
b. Văn hoá.
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Chùa được xây dựng nhiều nơi. Nhà sư được coi trọng.
(GV kể về nhà sư Đỗ Thuận)
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh du, đấu võ, đánh vật, ..
3. Sơ kết tiết học.
- Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê phát triển ?
- Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có những chuyển biến gì ?
IV- Bài tập - dặn dò:
1. Bài tập: 
- Hãy nêu tình hình kinh tế nước ta thời Đinh - Tiền Lê ?
- Nêu tình hình xã hội và văn hóa nước ta thời Đinh - Tiền Lê ?
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
 - Đọc trước bài 10.
Rút kinh nghiệm bài học ...........................................................................................
..........................................................................................................................................................
Chương II
 Nước đại việt thời lý (Thế kỷ xi - xii)
Tiết 14 Bài 10
Nhà lý đẩy mạnh công cuộc
 xây dựng đất nước
i- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.
 - Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.
2. Về tư tưởng.
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước.
- Bước đầu nhận thức rằng: Pháp luật nhà Lý là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Về kỹ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá công lao của các nhân vật trong lịch sử.
II- Thiết bị dạy học.
- Bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ: Sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước thời Lý.
III- Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những bước phát triển của nền kinh tế tự chủ thời Đinh -Tiền Lê ?
	Đáp án:
* Nông nghiệp:
- Chia lại ruộng đất cho nông dân.
- Khai khẩn đất hoang.
- Chú trọng thủy lợi.
=> Nông nghiệp ổn định và phát triển.
* Thủ công nghiệp: Phát triển.
- Lập nhiều xưởng mới.
- Nghề cổ trruyền phát triển.
* Thương nghiệp:
- Đúc tiền đồng.
- Hình thành các trung tâm buôn bán, chợ.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Em hãy cho biết nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
- Sau khi được thành lập nhà Lý đã làm những gì để xây dựng đất nước ?
- Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý ?
- Qua đó em có nhận xét gì ?
=> Quy cũ và chặt chẽ hơn
- Em hãy trình bày nội dung cơ bản của bộ luật Hình Thư ?
- Quân đội thời Lý gồm mấy bộ phận ?
- Quân địa phương được tổ chức theo chính sách gì ? Giải thích ?
 “Ngụ binh ư nông”
- Em cho biết nhà Lý thi hành những chủ trương gì để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc?
- Em hãy trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Lý ?
1. Sự thành lập nhà Lý.
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Năm 1009 ông vua tàn bạo Lê Long Đỉnh chết, triều đình tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua - Nhà Lý được thành lập.
*Những việc làm của nhà Lý:
- 1010 dời đô về Đại La, đặt tên là Thăng Long (Hà Nội).
- 1054 đổi tên nước là Đại Việt.
- Tổ chức lại bộ máy chính quyền.
(GV hướng dẫn học sinh vẽ)
2. Luật pháp và quân đội
* Luật pháp:
- 1024 ban hành bộ luật Hình Thư.
+ Bảo vệ vua và triều đình.
+ Bảo về trật tự xã hội.
+ Bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
* Quân đội:
- Cấm quân: Bảo vệ kinh thành.
- Quân địa phương: Canh phòng ở lộ, phủ. (Chính sách "ngụ binh ư nông")
* Chính sách đối với các dân tộc thiểu số:
- Gả công chúa và phong chức tước cho các tù trưởng miền núi.
- Đồng thời kiên quyết trấn áp những kẻ chống đối.
* Chính sách đối ngoại:
- Quan hệ bình đẳng với các nước xung quanh.
3. Củng cố bài học.
 Em hãy cho biết nhà Lý đã làm những gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước ?
 Gợi ý: - Dời đô.
- Đặt tên nước.
- Ban hành Luật pháp.
- Xây dựng quân đội.
- Chính sách đối với các dân tộc thiểu số.
- Chính sách đối ngoại.
IV- Bài tập - dặn dò.
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi tronh SGK.
2. Dặn dò: - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài mới (Bài 11 - Mục I ).
Rút kinh nghiệm bài học ...........................................................................................
..........................................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng năm 2009 
Tuần 8 	 Bài 11
Tiết 15 – 16: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống 
 (1075 - 1077)
i- Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
 - Những nét cơ bản về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
2. Về tư tưởng
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã có công lớn đối với dân tộc ta. 
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.
3. Về kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ trong học lịch sử.
II- Thiết bị dạy học:
- Bản đồ nước Đại Việt thời Lý Trần.
- Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2.
III- Hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết nhà Lý đã làm những gì để củng cố và xây dựng đất nước?
 Gợi ý: - Dời đô.
- Đặt tên nước.
- Ban hành Luật pháp.
- Xây dựng quân đội.
- Chính sách đối với các dân tộc thiểu số.
- Chính sách đối ngoại.
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Em hãy cho biết vì sao nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta ?
- Để thực hiện dã tâm xâm lược Nhà Tống đã dùng những thủ đoạn gì ?
Thảo luận: 
- Trước những thủ đoạn đó của nhà Tống, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào ?
- Em hãy suy nghĩ vì sao Lý Thường Kiệt quyết định Tấn công sang đất Tống?
- Hãy tóm tắt cuộc tấn công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt (chỉ trên lược đồ) ?
- Kết quả cuốc tấn công ra sao ?
- Theo em cuộc tấn công có ý nghĩa gì ?
- Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt đã làm những gì?
- Em hãy tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến qua lược đồ ?
- Kết quả các cuộc chặn đánh ra sao ?
- Em hãy kể lại diễn biến trận đánh trên phòng tuyến Như Nguyệt ? 
- Kết quả của trận đánh ra sao? 
- Vì sao đang ở thế thắng Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng, giảng hòa?
I. giai đoạn thứ nhất (1075 )
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
* Nguyên nhân xâm lược:
- Ngân khố nhà nước trống rỗng.
- Nội bộ mâu thuẫn.
- Nhân dân nổi dậy đấu tranh.
- Liêu- Hạ quấy nhiễu phía Bắc.
=> Nhà Tống muốn giải quyết những khó khăn trong nước và đe dọa 2 nước Liêu - Hạ.
* Thủ đoạn:
- Xúi giục Cham - pa đánh ở phía Nam.
- Ngăn cản đi lại biên giới 2 nước.
- Mua chuộc một số từ trưởng miền núi phía Bắc.
- Xây dựng lực lượng: Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu (binh - lương)
* Biện pháp đối phó của nhà Lý:
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến. 
- Đánh bại Cham - pa ở phía Nam. 
- Trừng trị các tù trưởng phản bội.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
* Mục đích:
"Tiên phát chế nhân" - phá tan các kho binh lương của địch.
* Diễn biến: 
- 10/1075 , 10 vạn quân ta 
 Thủy (Lý Thường Kiệt)
 Bộ (Tông Đản)
 tiến vào đất Tống 
- Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công của ta.
* Kết quả:
- Phá tan các kho binh lương của địch ở Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu -> nhanh chóng rút quân về nước.
* ý nghĩa: 
Đẩy quân Tống vào thế bị động.
II. giai đoạn thứ hai 
 (1076- 1077):
1. Kháng chiến bùng nổ 
* Chuẩn bị của Lý Thường Kiệt sau khi rút quân về nước.
- Hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
- Chọn phòng tuyến sông Cầu (Như Nguyệt) làm nơi quyết chiến với quân Tống.
* Diễn biến:
- 1.1077 hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tràn vào nước ta.
- Lý Thường Kiệt đã đánh nhiều trận nhỏ làm cản bước tiến của gặc.
- Lý Kế Nguyên mai phục và đánh tan cánh quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy.
* Kết quả: 
Địch bị chặn đứng bởi phòng tuyến Như Nguyệt.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Quách Quỳ hai lần cho quân vượt sông nhưng thất bại.
- Một đêm cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông đánh úp vào doanh trại giặc.
* Kết quả:
- Quân địch mười phần chết năm sáu phần.
- Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
=> Tránh tổ thất cho nhân dân và tạo mối quan hệ hòa bình lâu dài về sau.
3. Sơ kết bài học 
Em hãy cho biết nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
 Đâu là độc đáo nhất ? 
Gợi ý: 	- Cách tấn công? (nhất)
	 - Cách phòng thủ Xây dựng phòng tuyến.
 Đánh vào tâm lý giặc.
	 - Cách kết thúc chiến tranh.
IV- Bài tập - dặn dò:
1. Bài tập: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Dặn dò: 	- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 12.
 Kí duyệt, ngày tháng năm 2009 
Tuần 9	 - Tiết 17 Bài tập lịch sử
 (thời ngô - đinh - tiền lê - llý)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học.
- Mở rộng và khắc sâu thêm những kiến thứcc lịch sử.
2. Về tư tưởng.
- Tự hào về truyền thống dân tộc.
- Yêu thích môn Lịch sử.
3. Về kĩ năng.
- Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử.
- Cách làm các bài tập lịch sử.
II. Thiết bị dạy học.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ:
	Nêu cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ? Cách đánh giặc độc đáo nhất của Lý Thường Kiệt là gì ?
	Gợi ý: 	- Cách tấn công? (nhất)
	 - Cách phòng thủ Xây dựng phòng tuyến.
 Đánh vào tâm lý giặc.
	 - Cách kết thúc chiến tranh.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
- Kể tên các triều đại phong kiến Việt Nam mà em đã học trong chương trình lịch sử lớp 7 ?
- Hãy cho biết quốc hiệu nước ta qua các thời đại?
- Sau năm 938 đến năm 1077, nhân dân ta đã mấy lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc ? Ai là người lãnh đạo ?
- Hãy cho biết cách đánh giặc của Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt ?
- Em hãy cho biết kinh đô của nước ta qua các triều đại đã học?
- Em hãy kê tên những tấm gương tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đó? 
 Lịch sử Việt nam (938 - 1077).
1. Các triều đại phong kiến đã học ?
- Ngô (939-965)
- Đinh(968-980)
- Tiền Lê(980-1009)
- Lý(1009-?)
2. Quốc hiệu: 
Ngô: Chưa đặt.
Đinh: Đại Cồ Việt.
Tiền Lê: Đại Cồ Việt.
Lý: Đại Việt.
3. Đánh tan giặc ngoại xâm:
- Tống lần 1 (981) - Lê Hoàn .
- Tống lần 2: (1075- 1077) - Lý Thường Kiệt.
* Cách đánh giặc:
- Lê Hoàn: Dùng sức nước để đánh giặc (giống Ngô Quyền).
- Lý Thường KIệt.
+ Tiến công tự vệ.
+ Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
+ Đánh vào tâm lý địch.
+ Giảng hòa trên thế thắng.
4. Kinh đô: 
Ngô: Cổ Loa.
Đinh: Hoa Lư.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Đinh Hữu Thọ.doc