I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
Hs nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước.
2.Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Bồi dưỡng cho Hs tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
3.Kĩ năng:
- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
II.CHUẨN BỊ
Gv: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, chân dung Nguyễn Trãi.
Hs: đọc và trả lời các câu hỏi của bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
ình, Thuận Hoá 1425. - 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân ở Nghệ An-> Tân Bình. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. -> Như vậy sau 10 thánh từ 10/1424->8/1425 ta giải phóng từ Thanh Hoá-> Thuận Hoá, giặc cố thủ chờ chi viện. 4. Củng cố ? Em hãy sử dụng lược đồ giới thiệu những hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm đầu. 5. Dặn dò Về học bài và chuẩn bị tiếp phần II + III. Ngày soạn: 28/ 12/ 2009 Ngày giảng: 7A: 31/ 12/ 2009 Tích hợp bảo vệ môi trường 7B: 01/ 01/ 2010 Bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 - 1427) ( TT) Tiết 39: II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc . (TT) + III. Khởi nghĩa Lam sơn toàn thắng ( cuối năm 1426 - cuối năm 1427) I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thăng Tôt Động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang. - ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Tư tưởng: - Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường và lòng tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử. - Nhận xét các nhân vật lịch sử qua cuộc khởi nghĩa. II.Chuẩn bị GV: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Lược đồ trận Tốt Động- Chúc Động. - Lược đồ trận Chi Lăng- Xương Giang. H: Chuẩn bị bài ở nhà III.Tiến trình dạy- học. 1. ổn định lớp. KTSS 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418-1823. ? Tai sao quân Minh chấp nhận hoà hoãn với Lê Lợi. 3. Bài mới *Giới thiệu bài. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải khó khăn lớn, lương thực, vũ khí thiếu thốn. Bị bao vây tấn công dồn dập, đường tiếp tế lương thực bị cắt đứt, Lê Lợi đã quyết định hoà hoãn với quân Minh, đây là thời kì tận dụng thời gian để chuẩn bị tích luỹ lương thảo, khí giới chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới. Cuối 1424 quân Minh trở mặt tấn công, ta chuyển địa bàn hoạt động... Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài học HĐ1 H: Đọc sử liệu sgk. G:Sử dụng lược đồ: Đạo 1 –Giải phóng tây Bắc. Đạo 2- giải phóng s. Nhị Hà. Đạo 3- tiến ra Đông Quan. ? Cả 3 đạo quân có nhiệm vụ gì? ? Cuộc tiến công ra bắc đạt kết quả như thế nào? H : Đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt ? Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân ta trong khởi nghĩa. H: Đọc chữ in nhỏ ? Được sự ủng hộ của nhân dân như vậy nghĩa quân đã đạt được kết quả ntn HĐ2: G:Sau khi quân Minh bị ta bao vây chúng đã cố thủ trong các thành cố thủ tại Đông Quan, tình thế vô cùng khó khăn chúng bí mật xin viện binh. Với 5 vạn viện binh lực lượng giặc ở Đông Quan lên đến 10 vạn để giành thế chủ động. G: Dùng lược đồ giới thiệu. Địch chia quân 2 cánh trước + sau Cao Bộ. G: Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của giặc ta đặt phục binh ở Tôt Động- Chúc Động... -Vương Thông rút về Đông Quan cố thủ. Trần Hiệp; Lý Thăng; Lý Lượng bị giết, số sống sót chạy về Ninh Kiều bị truy kích. “ Ninh Kiều máu chảy thành sông... Tốt Động thây chất đầy nội...” G:Trên đà thắng lợi nghĩa quân kéo tới bao vây thành Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện. ? Em hãy trình bày lại diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động có ý nghĩa lịch sử như thế nào? HĐ3: G: Sau thất bại Vương Thông vẫn bí mật xin viện binh. Đạo 1- Liễu thăng- Quảng Tây->Lạng Sơn. Đạo 2- Mộc Thạch- Vân Nam-> Hà Giang. ? Lực lượng viện binh lần này so với lần trước như thế nào? H: Đông gấp 3 lần, điều đó thể hiện sự quyết tâm của giặc. G:Ta quyết định diệt viện binh giặc. ? Vì sao ta quyết định diệt viện binh. “Quân ta ít, nếu đánh thành là hạ sách nếu viện binh bị diệt thì thành cũng bị hạ đó là thượng sách” lấy ít địch nhiều. Đạo quân của Liễu Thăng đông hơn nếu ta diệt được đạo quân này thì thành ắt cũng bị hạ. Nếu để chúng hội quân ở Đông quan, ta sẽ gặp khó khăn lớn... G Dùng lược đồ g/t THBVMT: ải Chi Lăng là cửa ải,là thung lũng nhỏ có cánh đồng lầy lội,có dãy núi đá vôi->thuận lợi cho mai phục G: Quân và dân ta đã biết lợi dụng địa hình hiểm trở để tấn công giặc. H đọc đoạn trích SGK ? Em có nhận xét gì về thời gian được nhắc tới trong bài Cáo... H thảo luận ... ? Dựa vào lược đồ hãy trình bày lại diễn biến trận Chi Lăng-Xương Giang ? Em hãy cho biết cách đánh hai đạo viện binh của giặc Hs: Đạo Liễu Thăng: Mai phục tấn công vây hãm->tiêu diệt Đạo Mộc Thạnh: Uy hiếp-khiếp đảm -> cách đánh phong phú đa dạng ....từ đó Chi Lăng được nhắc đến với niềm tự hào lớn lao của dân tộc Việt Nam,Chi Lăng trở thành địa danh lịch sử ...song đố là nơi mà quân thù khiếp đảm nghe mà bạt vía kinh hồn “Quỉ môn quan,quỉ môn quan Mười người đi,một người về” Sau thất bại giặc cố thủ trong thành Đông Quan,đơn độc,lẻ loi,nắm chắc cái chết.Lê Lợi đã mở đường thoát cho chúngđể chúng rút về nước an toàn ->Hội thề Đông Quan 10-12-1427 ? Hội thề Đông Quan có ý nghĩa ntn? ...Mã Ki,Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền,về đến nước mà vẫnhồn siêu phách lạc...cấp cho 500 mã ngựa.... tim đập chân run ->Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lê Lợi...làm cho kẻ thù khuất phục... G chuyển ý HĐ4: H đọc SGK ? Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng do những nguyên nhân nào ? Trong các nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến “Xã tắc từ đây vững bền Non sông từ đây đổi mới...” 3.Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động -9/1426 Lê Lợi quyết định tiến ra bắc chia 3 đạo. - Nhiệm vụ: Vây đồn Giải phóng đất đai. Chặn viện binh. ->Thành lập chính quyền. - Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, cố thủ trong thành Đông Quan -> kháng chiến chuyển giai đoạn phản công. III. Khởi nghĩa Lam sơn toàn thắng ( cuối năm 1426 - cuối năm 1427) 1.Trận Tôt Động- Chúc Động ( cuối năm 1426) -10/1426, 5 vạn viện binh do vương Thông chỉ huy đã đến Đông Quan. - 7/11/1426 Vương Thông quyết định tấn công Cao Bộ . - Bị ta truy kích tiêu diệt 5 vạn tên, bắt sống 1 vạn tên. -> Đẩy giặc lún sâu vào thế bị động, lúng túng, ta chủ động... 2.Trận Chi Lăng- Xương Giang tháng 10- 1427. - Đầu 10/1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc sang. a.Trận Chi Lăng. - 8/10/1427 Liễu Thăng... Chi Lăng. - 10/10/1427 Liễu Thăng bị giết ta tiêu diệt hơn 1 vạn tên-> giặc rối loạn. b.Trận xương Giang. - Lương Minh tiến xuống Xương Giang, tại Cần Trạm, Phổ Cát ta tiêu diệt 3 vạn tên. -Xương Giang ta diệt 5 vạn tên. C.Hội Thề Đông Quan. - 10/12/1427 Hội thề Dông Quan. - 3/1/1428 Giặc rút khỏi nước ta. - Cách kết thúc chiến tranh khôn khéo thể hiện tính nhân đạo của nhân dân ta. 3.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. a. Nguyên nhân thắng lợi. - Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến. - Đường lối chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân. b. ý nghĩa lịch sử. - Kết thúc 20 năm đô hộ của quân Minh. - Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước. - Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược Minh... - Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc ta. 4. Củng cố ? Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1426-> cuối 1427 ? Dẫn chứng sự ủng hộ của nhân dân 5. Dặn dò -Hướng dẫn H học bài. - Đọc trước phần Bài 20 Ngày soạn: / 01/ 2010 Ngày giảng: 7A: / 01/ 2010 7B: / 01/ 2010 Tuần 21 Tiết 40, 41, 42, 43 - Bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ 1428-1527. I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật. I.Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức : Học sinh nắm được. - Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. - So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê Sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp, đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội. 2.Tư tưởng: Giáo dục học sinh niềm tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước có ý thức bảo vệ tổ quốc. 3.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá tình hình của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc, đánh giá tình hình chính trị quân sự, luật pháp của một thời kì lịch sử . II.chuẩn bi GV: Bảng phụ về sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. Hs: Đọc trước bài ở nhà III.Tiến trình dạy - học 1.ổn định lớp. KTSS 7A: 7B: 2.Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy thuật lại chiến thắng Chi Lăng- Xương giang 1427. ? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới. Sau chiến thắng quân Minh- Lê Lợi lên ngôi vua bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển hoá thành bộ máy nhà nước, Lê Lợi bắt tay vào việc xây dựng chính quyền, quân đội ổn định chính trị... Hoạt động của thầy- trò Nội dung bài học HĐ1: G:Tiền Lê 980-1009 Lê hoàn... Hậu Lê: Lê Sơ 1428-1527 Lê Mật 1527-1788. H:Đọc sgk. ? Sau thắng lợi , Lê Lợi đã làm gì? H: Lên ngôi xây dựng bộ máy nhà nước mới + Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền. + Giúp việc cho vua có quan đại thần. ở Triều đình có 6 bộ. . Ngoài ra có cơ quan chuyên trách. Hàm Lâm Viện . Quốc sử Viện . Ngự sử đài . + ở địa phương. + Chia cả nước thành 13 đạo Thừa Tuyên. + Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt. Họat động : Quân sự... Đô Ti Thanh tra, lập pháp-Hiền Ti. Hành chính- Thừa Ti. + Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã. ? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. ? So sánh tổ chức nhà nước thời Lê Sơ với thời Trần nhiều người cho rằng bộ máy nhà nước thời Lê Sơ tập quyền hơn. Em hãy giải thích điều này, nhận xét đó có đúng không. Vì: Vua nắm mọi quyền hành trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, bãi bỏ những chức vụ cao cấp. ->Quyền lực nhà vua ngày càng củng cố cao hơn. ? Quan sát lược đồ Đại Việt thời Lê Sơ và danh sách 13 đạo Thừa Tuyên em thấy có gì khác so với thời Trần. . G:Sơ kết chuyển ý. HĐ2: ? Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào. ? Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó thì chế độ Ngụ Binh ư nông là tối ưu. <Vì thường xuyên có giặc, việc duy trì lực lượng quân đội tốt song thời bình cần tăng gia sản xuất nhiều... H:Đọc chữ nhỏ sgk. ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước thời Lê Sơ, đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên sgk. . Quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Chính sách mềm dẻo, kiên quyết. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trừng trị kẻ bán nước... G:Chuyển ý. HĐ3: ? Nội dung luật Hồng Đức. ? Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ. . 1.Tổ chức bộ máy chính quyền. - Lê Lợi lên ngôi hoàng Đế xây dựng bộ máy nhà nước mới. * Trung ương Vua Quan đại thần Binh, bộ, hình, công, lại, lễ * ở địa phương. Đại Việt 13Đạo Thừa Tuyên Phủ Châu Huyện xã ->Đây là nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh nhất thời phong kiến Việt Nam. 2.Tổ chức quân đội: - Thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”. - Quân đội gồm 2 bộ phận; Quân triều đình. Quân địa phương. 3.Pháp luật. - Ban hành quốc triều hình luật . - Nội dung: Bảo vệ vua- Hoàng Thành. Bảo vệ giai cấp thống trị, phụ nữ. Khuyến khích sản xuất, phát triển kinh tế... Ngày soạn: / 01/ 2010 Ngày giảng: 7A: / 01/ 2010 7B: / 01/ 2010 Tiết41- Bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ 1428-1527 (TT) II.Tình hình kinh tế- xã hội I.Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: - Sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, nền kinh tế thời le Sơ phát triểnmọi mặt. - Sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính: Địc chủ phong kiến và nông dân, đời sốngc ác tầng lớp khá ổn định. 2.Tư tưởng: Giáo dục ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước. 3.Kĩ năng: Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình xã hội, kinh tế thao các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung. II.Chuẩn bị Gv: Sơ đồ để trống, các tầng lớp xã hội thời Lê Sơ. Hs: Đọc trước bài + vẽ sơ đồ xã hội III.Tiến trình dạy - học. 1. ổn định lớp. KTSS 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy nêu những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng chủ chính quyền và pháp luật. 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới. Song song với việc xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế. Vậy nền kinh tế và xã hội thời Lê Sơ có điểm gì mới... Hoạt động của Thầy- Trò Nội dung bài học HĐ1: H: Đọc sgk. ? Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp nhà Lê đã làm gì? ? Những biện pháp nông nghiệp ấy có tác dụng gì? ->Khuyến khích phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. H:Đọc sgk. ?Tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ như thế nào. ? Kinh tế công thương có mối quan hệ với nhau như thế nào? . ? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lê Sơ. H: Nền kinh tế phát triển ổn định sau chiến tranh. G:Sơ kết chuyển ý. HĐ2: H:Đọc sgk. ? Trong xã hội Lê Sơ có các giai cấp và tầng lớp nào? - Giai cấp địa chủ phong kiến- nông dân. -Tầng lớp: Thương nhân, tiểu thủ công, nô tì. ? Hãy phân tích sự khác nhau giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. H: Giai cấp điạ chủ, quan lại phong kiến- nắm quyền, nhiều ruộng. - Giai cấp nhân dân- ít ruộng đất cày thuê, nộp tô. Các tầng lớp khác nộp tô thuế cho nhà nước. Nô tì tầng lớp thấp nhất trong xã hội. ? Em có nhận xét gì về việc hạn chế nuôi và buôn bán nô tì nhà Lê. H: Là chính sách tiến bộ, giảm bớt bất công trong xã hội, thoả mãn phần nào yêu cầu của nhân dân, đât nước được củng cố, giữ vững. Quốc gia Đại Việt cường thịnh nhất Đông Nam á thời bấy giờ. 1.Kinh tế: *Nông nghiệp. - Giải quyết vấn đề ruộng đất, khai hoang cho binh lính về quê sản xuất. - Đặt 1 số chức quan chuyên trách. - Chia ruộng đất công làng xã. - Cấm giết trâu, bò. - Đắp đê ngăn mặn. -> Nhà nước rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. *Thủ công nghiệp, thương nghiệp. - Các ngành nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển-> làng thủ công. - Các xưởng thủ công nhà nước quản lí sản xuất đồ dùng vua, quan. - Ngành khai mỏ được đẩy mạnh. - Mở chợ nhiều nơi, buôn bán với nước ngoài. => Nền kinh tế ổn định 2.Xã hội: 2 giai cấp: Địa chủ phong kiến Nông dân Tầng lớp: Thị dân,TTC, thương nhân Nô tì 4. Củng cố ? Kinh tế thời Lê Sơ ? Xã hội thời Lê Sơ 5. Dặn dò Học bài - Chuẩn bị phần III. Văn hoá - giáo dục Ngày soạn: / 01/ 2010 Ngày giảng: 7A: / 01/ 2010 Tích hợp bảo vệ môi trường 7B: / 01/ 2010 Tuần 22 Tiết42 - Bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ 1428-1527 (TT) III.Tình hình văn hoá, giáo dục. I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Học sinh hiểu rõ. - Chế độ giáo dục thời Lê rất được coi trọng. - Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, kinh tế thời Lê Sơ. 2.Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, nền giáo dục của Đại Việt, ý thức giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống. 3.Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng nhận xét những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, gioá dục. II. chuẩn bị Gv: Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử thời kì này. Hs: Đọc trước bài III. Tiến trình dạy - học. 1.ổn định lớp. KTSS 7A: 7B: 2.Kiểm tra bài cũ. ? Nhà Lê Sơ đã làm gì để phát triển nền kinh tế nông nghiệp. ? Xã hội thời Lê Sơ có các giai cấp và tầng lớp nào? 3.Bài mới * Giới thiệu bài mới. Dưới thời Lê Sơ nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định tạo điều kiện cho dân giàu, nước mạnh và là cơ sở để phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, kĩ thuật. Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1: H:Đọc sgk. G:Sơ lược về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê Sơ. ? Nhà nước đã quan tâm như thế nào đến việc thi cử, học tập? ? Trường Quốc Tử Giám được xây dựng từ khi nào? Dưới triều nào. . ? Vì sao nhà Lê tôn sùng đạo nho. H:Thảo luận . Ai muốn làm quan đều phải qua thi cử. ? Em có nhận xét gì về việc thi cử thời Lê Sơ? ? Để khuyến khích học tập, kén chọn người tài nhà Lê đã làm gì? H:Thảo luận nhóm. THBVMT G:Cho H xem H45 bia tiến sĩ, hiện còn 81 bia tiến sĩ. ? Trên bia người ta ghi những gì? H: Tên, tuổi, năm đỗ đạt, khoá thi. G:Thời Lê tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trang nguyên. H:Đọc chữ nhỏ sgk. Thời Lê Thánh Tông có 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên. ? Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê Sơ. ? Em có thể kể tên 1 số trạng nguyên hay tiến sĩ thời Lê Sơ mà em biết. G:Sơ kết, chuyển ý. HĐ2: H:Đọc sgk. ? Em hãy nêu những tác phẩm văn học tiêu biểu thời Lê Sơ? ? Em hãy đọc một đoạn trong bài cáo mà em thích. ? Tác phẩm văn học thời kì này có nội dung như thế nào? ? Thời Lê Sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào? ? Em có nhận xét gì về các tác phẩm khoa học thời kì này? ? Em hãy nêu những nét đặc sắc của nghệ thuật sân khấu. G: Lương thế Vinh đã biên soạn bộ “Hí trường phả lục” nêu lên nguyên tắc biểu diễn. ? Nghệ thuật điêu khắc có gì tiêu biểu? Bia Vĩnh Lăng bài văn bia Nguyễn Trãi. ? Vì sao quốc gia Đại Việt thời Lê Sơ đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. G:Sơ kết, củng cố kiến thức cho học sinh. 1.Tình hình giáo dục và khoa cử. - Cho dựng lại trường Quốc Tử giám, mở trường học nhiều nơi. - Tôn sùng đạo nho. - Giáo dục, thi cử, quy củ, chặt chẽ, thông qua 3 kì thi: Hương, Hội, Đình. 2.Văn học, khoa học, nghệ thuật. a.Văn học. -Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển, chữ Nôm được coi trọng. Tác phẩm tiêu biểu: "Đại cáo bình Ngô”.. ->Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc và khí phách anh hùng. b.Khoa học: - Sử học, Địa lí, Y học, Toán học. => Phong phú, đa dạng, có nhiều tác phẩm tiêu biểu. c. Nghệ thuật. - Sân khấu: Ca múa, nhạc chèo, tuồng được phục hồi. - Điêu khắc: Kĩ thuật điêu luyện, phong cách đồ sộ: Lăng tẩm ở Lam Kinh. => Đây là triều đại phong kiến thịnh trị nhất, có cách trị nước đúng đắn, thể hiện sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng. . 4. Củng cố ? Tình hình giáo dục, văn hoá, khoa học, nghệ thuật 5. Dặn dò Về nhà học bài, chuẩn bị phần IV Ngày soạn: / 01/ 2010 Ngày giảng: 7A: / 01/ 2010 7B: / 01/ 2010 Tiết43 - Bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ 1428-1527 (TT) IV. Một số danh nhân văn hoá dân tộc I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức. Học sinh biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông... Đối với sự nghiệp của Đại Việt thế kỉ XV. 2. Tư tưởng. Tự hào và biết ơn các bậc danh nhân thời Lê, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. 3. Kĩ năng. Phân tích, đánh giá những sự kiện lịch sử. II. chuẩn bị G: Chân dung Nguyễn Trãi, chuyện kể Lê Thánh Tông, Lê Thái Tổ. H: Đọc trước bài III.Tiến trình dạy - học. 1. ổn định lớp. KTSS 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Giáo dục thời Lê Sơ có đặc điểm gì? 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới. Những thành tựu đạt được thời Lê Sơ phải kể đến những danh nhân tiêu biểu, xuất sắc dân tộc... Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1: ? Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã có vai trò gì? ? Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi Nguyễn Trãi đã làm gì? ? Em hãy đọc 1 đoạn trong bài cáo của Nguyễn Trãi? ? Các tác phẩm của Nguyễn Trãi phản ánh điều gì ? H: Đọc chữ nhỏ sgk. ? Qua nhận xét của Lê Thành Tông em hiểu gì về Nguyễn Trãi. H: Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới, là người anh hùng dân tộc, là nhà văn hoá kiệt xuất,là nhà chính trị đại tài, là tinh hoa của thời đại, tên tuổi ông rạng rỡ lịch sử dân tộc. H:Quan sát h 47 sgk. ? Quan sát bức chân dung Nguyễn Trãi em có nhận xét gì? G: Đây là bức chân dung cổ của Nguyễn Trãi thể hiện những nét hài hoà, đượm nét ưu tư, sâu lắng, mái tóc bạc phơ, đôi mắt sáng tinh anh của Nguyễn Trãi. -Tiếc rằng cuộc đời ông chịu một nỗ oan trái, bị chu di tam tộc, sau Lê Thánh Tông giải oan cho ông. HĐ2: H: Đọc sgk. ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Lê Thánh Tông. . Hội tao đàn sáng tác khoảng 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi nhà Lê, cac ngợi đất nước. Đậm đà tình quê hương, ông là nhân vật xuất sắc về nhiều mặt, ông là ông vua đầy tài năng, nhiệt huyết. Ông là một nhân vật nổi bật trong lịch sử nước nhà. “Lòng vì thiên hạ những lo âu Thay việc trờ dám trễ đâu Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng chưa thôi hầu” Nhờ thế mà thời trị vì của ông, quốc gia Đại Việt đạt được sự phát triển rực rỡ về nhiều mặt. Ông trị vì 38 năm thọ 56 tuổi trước khi mất vẫn lo giải quyết các việc quan trọng. G: Chuyển ý. HĐ3: ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Ngô Sĩ Liên H: Ghi chép lịch sử thời Hồng Bàng đến 1427. -Tài quan sát, tư duy chính xác, linh hoạt giúp trang biên soạn cuốn sách “ Đại Việt sử kí toàn thư.. HĐ4: ? Nêu hiểu biết của em về Lương Thế Vinh ? Em hãy kể một câu chuyện ấn tượng về Lương Thế Vinh. “Cân voi” Trạng lường, đo tờ giấy bản-> Sử Tàu Trung Quốc thán phục. 1.Nguyễn Trãi . - Là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. -Viết nhiều tác phẩm có giá trị. + Văn học: Đại cáo bình Ngô. Quân trung từ mệnh tập. + Địa lí, lịch sử : Dư địa chí. ->Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 2. Lê Thánh Tông . - Ông là con thứ 4 của Lê Thái Tông lên ngôi năm 18 tuổi, quan tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, pháp luật. - Sáng lập Hội tao đàn. 3.Ngô Sĩ Liên . Là nhà sử học nổi tiếng đỗ tiến sĩ năm 1442, là tác giả cuốn Đại Việt sử kí toàn thư. 4.Lương Thế Vinh . - Đỗ trạng nguyên 1463- Thần Đồng, tài chí, học rộng. - Là nhà toán học nổi tiếng. - Đựơc ca ngợi là nhân vật " Tài hoa, danh vọng bậc nhất" ( Trạng Lường). 4. Củng cố ? Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc 5. Dặn dò Về nhà học bài và làm các câu hỏi phần ôn tập chương IV. Ngày soạn: / 01/ 2010 Ngày giảng: 7A: / 01/ 2010 7B: / 01/ 2010 Tuần 23 –Tiết 44 Ôn tập chương IV I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức. - Chế độ giáo dục thời Lê Sơ rất được coi trọng. - Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học kĩ thuật thời Lê Sơ, học sinh thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. So sánh điểm khác nhau giữa thời Lê Sơ và thời Lý Trần. 2.Tư tưởng. Lòng tự hào, tự tôn dân tộc về môt thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. 3.Kĩ năng. Hệ thống các thành tựu của một thời đại. II. Chuẩn bị G:- Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê Sơ. - Bảng phụ, sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý, Trần, Lê Sơ. -Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử tiêu biểu, công t
Tài liệu đính kèm: