Giáo án Lịch sử 7 năm 2011

 1. Mục tiêu bài học

a. Kiến thức:

- Quá trình hình thành XHPK ở châu Âu.

- Hiểu khái niệm “LĐPK” đặc trưng của lãnh địa PK.

- Nguyên nhân xuất hiện thành thị TĐ. Phân biệt sự khác nhau giữa nền KT lãnh địa và nền kinh tế trong TTTĐ

 b. Tư tưởng:

- Thấy được sự phát triển hợp qui luật của XH loài người.

- Chuyển từ XHCHNL--.>XHPK.

 c. Kỹ năng:

- Xác định vị trí các quốc gia PK châu Âu trên bản đồ.

 -Biết vận dụng PP so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang XHPK

2. Chuẩn bị

a- GV: Bản đồ châu Âu thời PK.

 Tranh ảnh mô tả họat động trong lãnh địa PK và TTTĐ.

b- HS: Sưu tầm thêm tranh ảnh.

 

doc 326 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1637Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp cải cách nào? 
- Cải tổ hàng ngũ võ quan nhà Trần bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn qui định cách làm việc của bộ máy chính quyền
- Cử quan triều đình về thăm hỏi quần chúng nhân dân.
Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ các quan lại quí tộc họ Trần?
- Sợ nhà Trần lật đổ ngôi vị.
Việc quan lại trong triều thăm hỏi đời sống nhân dân có ý nghĩa gì?
- Quan tâm đến đ/s nhân dân
Nhà Hồ có những cải cách gì về kinh tế ?
- Hạn điền: hạn chế ruộng đất của quý tộc quan lại
HS đọc phần in nghiêng 
Em có nhận xét gì về các c/s kinh tế của nhà Hồ?
- Những c/s tiến bộ làm cho kinh tế thoát khỏi khủng hoàng và đi lên
Về mặt xã hội Hồ Quý Ly ban hành những c/s gì?
 đọc đoạn in nghiêng
Tại sao nhà Hồ lại ban hành chính sách hạn nô?
- Giảm bớt số nô tì, tăng người sản xuất cho xã hội
Nhà Hồ có những c/s gì về văn hoá - giáo dục ?
- Nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục
Thời Lý Trần, đạo phật rất phát triển 
-> rất nhiều người đi tu 
Những cải cách này có tác dụng gì ?
- Thay đổi được chế độ cũ
Quốc phòng thực hiện một số chính sách:
- Làm sổ hộ tịch tăng quân số
- Chế tạo súng thần cơ lâu thuyền
- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu
- XD một số thành kiên cố.
Súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng chế tạo còn gọi là đại bác có sức sát thương và công phá hơn súng đương thời 
GV: giới thiệu ảnh thành nhà Hồ
Em có nhận xét gì về c/s quân sự quốc phòng của Hồ Quý Ly ?
- Thể hiện sự kiên quyết muốn bảo vệ đất nước
Em có suy nghĩ gì về những cải cách của Hồ Quý Ly?
- Làm ổn định tình hình đất nước, ổn định xã hội và phát triển
Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa và tác dụng gì?
Bên cạnh những ý nghĩa và tác dụng đó, những cải cách của Hồ Quý Ly còn có những hạn chế nào?
- Gia nô, nô tì chưa giải phóng được thân phận các c/s chưa đảm bảo cuộc sống
Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy?
- Nhà Trần quá yếu cần có sự thay đổi
- Trước nguy cơ giặc ngoại xâm cần phải có để xây dựng đất nước hùng mạnh chống giặc ngoại xâm
Mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng những cải cách của Hồ Quý Ly là những cải cách lớn, liên quan đến toàn xã hội 
1. Nhà Hồ thành lập năm 1400 (9’)
- Vào cuối thế kỷ XIV, Nhà Trần suy yếu trầm trọng.
- Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và lên làm vua. Nhà Hồ thành lập 
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly (14’)
- Chính trị: cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quí tộc nhà Trần bằng những người thân cận với nhà nhà Hồ không phải họ Trần.
- Kinh tế: phát hành tiền giấy, ban hành c/s hạn điền, qui định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: thực hiện chính sách hạn nô
- VH-GD: Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi qui chế thi cử, học tập.
- Quốc phòng: Tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng thành luỹ.
3. Tác dụng những cải cách của Hồ Quý Ly. (12’)
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
- Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của g/c quí tộc, địa chủ
- Làm suy yếu quí tộc họ Trần
- Tăng nguồn thu nhập của nhà nước
- Văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ. 
* Hạn chế: các c/s đó chưa triết để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết của c/sống.
3. Củng cố, luyện tập (2’)
* Sơ kết bài học:
- Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy sụp, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, nhà Trần bị phế truất nhà Hồ lên thay.
- Nhà Hồ có những cải cách tiến bộ về nhiều mặt có tác dụng đưa đất nước đi lên
* Củng cố:
Nhà Hồ có những cải cách gì để chấn hưng đất nước ?
a. Cải tổ hàng ngũ quan lại
b. Sắp xếp những người họ Trần tài năng vào hàng ngũ quan lại
c. Phát hành tiền giấy, ban hành c/s hạn điền
d. Qui định lại thuế, thực hiện c/s hạn nô
e. Luôn quan tâm đến văn hoá, giáo dục và quốc phòng 
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài ôn tập:
+ Những cuộc XL thời Lý - Trần (thời gian, lực lượng, diễn biến)
+ Những tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh.
______________________________
Ngày soạn: 29/11/2010
Ngày dạy: ....../12/2010 Dạy lớp 7A 
Ngày dạy: ....../12/2010 Dạy lớp 7B 
Tiết 32: Lịch sử địa phương 
Bài 1 Sơn La qua các thời kỳ lịch sử
I. Mục tiêu bài học: 
1 Kiến thức: Biết được trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển, vùng đất sơn la đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, tuy vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La luôn kề vai sát cánh với nhân dân cả nước lập nên những kỳ tích trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
2 Kỹ năng: Có kỹ năng tổng hợp, nhận định
3 Thái độ: Yêu quê hương đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương
II. Chuẩn bị 
1- Thầy
- Giáo án
- Bản đồ Việt Nam thế kỷ VIII, Giấy A0, bút dạ 
2- Học sinh: Tìm hiểu trước ở nhà 
III- Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A: 7B: 
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: 
 Trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly? 
	* Đáp án:
 	 Cải cách của Hồ Quý Ly: 
	- Chính tri: cải tổ hàng ngũ võ quan (2,5)
	- Kinh tế: ban hành chính sách hạn điền, phát hành tiền giấy, quy định lại thuế ruộng (2,5)
	- Văn hoá, giáo dục: Dịch sách, sửa quy chế thi cử (2,5)
	- Quân sự quốc phòng: Tăng quân chế tạo vũ khí, xây dựng thành luỹ 
 (2,5)
* Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển, vùng đất sơn la đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, tuy vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La luôn kề vai sát cánh với nhân dân cả nước lập nên những kỳ tích trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1
I. Khái quát sự phát triển của tỉnh Sơn La từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược (15’)
1. Từ thời Hùng Vương đến trước khi Thực dân Pháp xâm lược.
T. Sử dụng các bản đồ:
- Bản đồ nước Việt Nam thời Lý - Trần:
GV: Theo sử cũ, thủa dựng nước các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ- Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. 
Thời nhà Lý (1010 -1225) miền lưu vực sông Đà trong đó có vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây; Đến thời nhà Trần (1225- 1400) thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như: Mường muổi ( thuận Châu), Mường Cây(Quỳnh Nhai) Mường Tấc( Phù Yên), Mường Sang ( Mộc Châu)
Rõ ràng, từ rất sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. Bài thơ của vua lê Thái Tông ở khe động Chiềng La (thị xã Sơn La) mang tên Quế Lâm ngự chế khắc vào vách đá từ năm 1440, và truyền thống văn hoá lâu đời ở đây đã khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt.
Đến thời Nguyễn các châu mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Châu Mộc, Châu Yên), phủ Điện Biên (trong đó có châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng. 
Trong đó châu Sơn La, gồm có Mường La, Mường Trai (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai), Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến). 
Châu Mai Sơn, gồm có Mường Mụa, Mường Bon, Mường Chanh, Mường Hung, Mường Chiềng Cang.
Châu Phù Yên: Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tấn Phong, Tường Phong. 
Châu Châu Mộc: Mộc Thượng, Mộc Hạ, Hường Càn, Xuân Nha, Quy Hướng, Tú Nang.
Châu Yên: Mường Vạt, Mường Khoa, Mường Sàng.
Châu Quỳnh Nhai: Yên Trạch, Dương Dị, Yên Trình, Mường Tè.
Châu Thuận: Mường Muổi, Mường Lầm, Mường Sại, Mường Piềng, Chiềng Pấc.
Châu mường ở Sơn La là lãnh địa tập hợp từ 4 mường nhỏ (mường phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là lộng (động). Lộng là bản khá lớn, thu phục nhiều bản nhỏ vào tầm ảnh hưởng của mình. Mường phìa sở tại được gọi là mườngphìa trong châu (mường phìa cuông chu) để phân biệt với mường phìa ngoài (mường phìa nọ). Lỵ sở của mường phìa được gọi là mường hoặc chiềng. Đứng đầu mỗi mường là án nha- tương đương với các chức vụ phụ đạo, tri châu hay thổ tù. Án nha có thông lại , thu lại giúp việc; có quyền tiến cử người đứng đầu mường phìa (phìa lý - tức lý trưởng, phìa phó - tức phó lý) để trông coi việc mường. Mỗi mường phìa lại có một Hội đồng bô lão, các chức ông xen, ông pọng, ông ho luông, ông quan cuông và các chức vụ cấp thấp hơn như xự, lô, chá, chiêng, giúp vào các việc an ninh, truyền đạt mệnh lệnh, làm tạp dịch cùng các tạo bản, quan bản làm việc tạp dịch.
HS: Theo dõi, ghi nhớ 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu giao việc 
N1,2: Tìm hiểu sự thay đổi về tên gọi và cương vực địa lý thời Lý, Trần, Lê?
N3,4: Trình bày ngắn gọn cách chia đơn vị hành chính thời Nguyễn 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ tình bày trên giấy A0- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác lắng nghe, góp ý , bổ xung 
GV: Nhận xét, kết luận 
- Theo sử cũ: Thời Hùng Vương Sơn La thuộc bộ Tân Hưng.
- Thời Lý: Thuộc Châu Lâm Tây
- Thời Trần: Thuộc đạo Đà Giang; Cuối thời Trần: Trần Thiên Hưng-> Nhiều Châu, Mường 
- Thời Nguyễn: Thuộc phủ Gia Hưng, Điện Biên gồm nhiều Châu -> động, Tổng . 
Hoạt động 2
II. Địa giới hành chính tỉnh Sơn La thời kỳ Pháp thuộc (15’)
GV: Sau hiệp ước 1884, Thực dân Pháp tiến đánh Hưng Hóa, đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, Thành lập tỉnh Vạn B. Tỉnh lị đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Ngày 7-5-1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lị Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23-8-1904, toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Pháp cơ bản hoàn thành viẹc bình định Sơn La. 
? Tỉnh Sơn la ra đời như thế nào?
Hs: đọc tài liệu Lịch Sử địa phương trả lời 
+ 24/5/1886 châu Sơn La chuyển thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh 
+ 4/9/1991 Sơn La thuộc đạo quan binh 4 
+ 10/10/1904 Thành lập tỉnh Vạn Bú 
+ 23/8/1904 đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La 
GV: (Kết luận): Như vậy ngày 10/10/1895 với việc thành lập tỉnh Vạn Bú, được coi là thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. Đến năm 1904 Sơn la có ngân sách hàng tỉnh riêng. đến năm 1909, tỉnh Sơn la gồm 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên.
Đến năm 1909, tỉnh Sơn la gồm 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên.
Hoạt động 3
III. Sự Phát triển của tỉnh sơn la từ cách mạng tháng tám đến nay ( 8’)
Gv: Sau cách mạng tháng tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn la thuộc chiến khu II, Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, Khu XIV và khu Tây Bắc. Trong đó từ năm 1948 đến tháng 1/1952, Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn lai . Ngày 12/1/1952, thủ tướng chính phủ ra nghị định tách 2 tỉnh như cũ, sau chiến dịch Tây Bắc (1952) khu ủy Tây Bắc quyết định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu. Đến tháng 2/1954, Thuận Châu lại thuộc Sơn la. đầu năm 1953 khu ủy Tây Bắc quyết định thành lập huyện Sông Mã.
- Từ tháng 5/1955 dến tháng 10/1962 Các Châu, huyện của Sơn La trực thuộc khu tự trị Thái Mèo, không có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La thành Lập
-Tháng 10/1961, thị xã Sơn La thành Lập
Nghị quyết quốc hội khóa IIMộc Châu
- Ngày 24/12/1962, Sơn La chính thức tái lập. Địa dư của tỉnh Sơn La gồm có thị xã Sơn La và 7 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu và Mộc Châu.
GV: Ngày 17/8/1964, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 128-CP, chia huyện Phù Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên.
- Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 quốc hội khóa V ra nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất 1 số tỉnh. Tháng 1/1976, Phù yên và Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La. Ngày 2/12/2003 thành lập huyện Sốp Cộp.
-> Ngày 17/8/1964 gồm 9 huyện (Thêm Phù Yên và Bắc Yên)
 -> Ngày 2/12/2003 Gồm 10 huyện ( Thành lập thêm huyện Sốp Cộp )
GV: Cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã hòa chung nhịp sống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần bồi đắp cho truyền thống lịch sử, văn hóa của nước Việt. Và trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những bước phát triển mới, không ngừng tích lũy, nỗ lực để vươn lên xứng tầm vị thế thủ phủ tây bắc trong thời kỳ dổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.	
3. Củng cố, luyện tập(2’)
Gv: Sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Sơn La Yêu cầu H xác định các đơn vị hành chính trong tỉnh ( Hs đã được học ở lớp 6)
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà 
- Học thuộc bài 
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu, tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh Sơn La 
.& & &..
Ngày soạn: 29/11/2010
Ngày dạy: ....../12/2010 Dạy lớp 7A 
Ngày dạy: ....../12/2010 Dạy lớp 7B 
Tiết 33: Bài 17
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ (1009-1400)
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh lòng yêu đất nước niềm tự hào, tự cường dân tộc, biết ơn tổ tiên dể học tập và noi theo
3. Kĩ năng: HS biết sử dụng bản đồ, quan sát phân tích tranh ảnh, lập bảng thống kê trả lời câu hỏi
II. Chuẩn bị:
1- Thầy:
 + Lược đồ Đại Việt thời Lý -Trần- Hồ
 + Lược đồ kháng chiến chống Tống- Nguyên- Mông
 + Một số ảnh chụp về văn hoá nghệ thuật thời Lý- Trần -Hồ
2- Trò: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức chương II, III.
 III- Tiến trình bài dạy
*. Ổn định tổ chức: ( 1’) Kiểm tra sĩ số: 7A	 7B
1. Kiểm tra bài cũ (5’): 
	? Tỉnh Sơn la ra đời như thế nào?
Đáp án
+ 24/5/1886 châu Sơn La chuyển thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh (2,5đ)
+ 4/9/1991 Sơn La thuộc đạo quan binh 4 (2,5đ)
+ 10/10/1904 Thành lập tỉnh Vạn Bú (2,5đ)
+ 23/8/1904 đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La (2,5đ)
* Giới thiệu bài (1’) Các em đã được tìm hiểu nước Đại Việt thời Lý- Trần, các em biết rằng thời Lý Trần đã đạt được những thành tựu to lớn về chính trị kinh tế văn hoá, nhân dân thời Lý Trần có tinh thần chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược, để củng cố lại kiến thức chương II, III, tiết học này chúng ta sẽ ôn tập chương II, III.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 (10’): Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê tổng hợp về thời kỳ nhà Trần ta đã đương đầu với các cuộc xâm lược nào?
Các cuộc xâm lược
Thời gian
Triều đại xâm lược
Lực lượng kẻ thù
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý
1075-1077
Nhà Tống
1076: 10 vạn quân tinh nhuệ, 1vạn ngựa, 20 vạn dân phu
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên của nhà Trần
 1258
1285
1287-1288
Mông cổ 
Nguyên
Nguyên
3 vạn quân xâm lược do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy
50 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy
30 vạn quân xâm lược do Thoát Hoan tổng chỉ huy
* Hoạt động 2 (7’): Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần
Tên cuộc kháng chiến
Thời gian bắt đầu và kết thúc
 Đường lối đánh giặc
Tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước 
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý
10-1075
à
T3-1077
Ta chủ động đánh giặc buộc giặc phải đánh theo đường lối của ta
+ GĐ1:Ta chủ động bất ngờ tấn công vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ quân sự làm giặc mất tinh thần
+ GĐ2: Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt không cho giặc tấn công vào kinh thành Thăng Long, nhà Lý phản công tiêu hao dần lực lượng sinh lực địch
Lý Thường Kiệt
Tông Đản
Thân Cảnh Phúc
Lý Kế Nguyên
Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thời Trần
-Chống quân xâm lược Mông Cổ 
T1-1258
-> 29.1.1258
Ta thực hiện kế hoạch Vườn không nhà trống, quân Mông Cổ thiếu lương thực trầm trọng bị nhà Trần phản công mạnh phải rút quân về nước
Trần Thủ Độ
Trần Quốc Toản
TRần Quốc Tuấn
Trần Khánh Dư
-Chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2 từ 1.1285-> 6.1285
- Làm tiêu hao sinh lực địch rồi tổ chức phản công đánh giặc ở nhiều nơi, giải phóng kinh thành Thăng Long
Chống quân xâm lược Nguyên lần 3
12-1287
->4- 
 1288
- Ta mai phục đoàn thuyền chở lương của Trương Văn Hổ phá đoàn thuyền chở lương làm cho giặc khó khăn về lương thực, phản công tiêu diệt giặc trên đường giặc rút chạy trên sông Bạch Đằng
* Hoạt động 3 (8’): Lấy ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc trong các cuộc kháng chiến của dân tộc ta
- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống: Sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội nhà Trần với đồng bào các dân tộc miền núi
- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên: Nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện kế hoạch Vườn không nhà trống, tự xây dựng các làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc
* Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến:
- Được sự ủng hộ của nhân dân
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng sĩ
* Hoạt động 4 (10’): Những thành tựu nổi bật của thời kỳ Lý-Trần
( GV phát phiếu học tập cho 6 nhóm chuẩn bị với 6 nội dung: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, khoa học nghệ thuật. So sánh giữa hai thời kỳ Lý- Trần )
Ngành KT
Nhà Lý
 Nhà Trần
Nông nghiệp
Nhân dân được chia ruộng để cày cấy, nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp: Tổ chức cày tịch điền, khai khẩn ruộng hoang, đắp đe, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệpà nông nghiệp được mùa
Khai khẩn ruộng hoang, mở 
rộng diện tích đất trồng, đắp
 đê phòng lụt nạo vét kênh 
mương, thêm các chức quan 
mới phụ trách nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Phát triển các nghề thủ công cổ truyền, mở rộng các nghề thủ công khác: giấy in, đúc đồng, rèn sắt
Phát triển các xưởng thủ 
công nhà nước, mở rộng 
các xưởng thủ công cổ truyền
Thương nghiệp
Buôn bán trong và ngoài nước tấp nập sầm uất
Buôn bán trao đổi hàng hoá 
trong và ngoài nước đều phát
 triển
Văn hoá
Phật giáo phát triển rộng khắp trong nhân dân, nhân dân yêu thích lễ hội trò chơi dân gian
Tín ngưỡng cổ truyền được 
lưu truyền rộng khắp trong 
nhân dân. Đạo Phật, Nho 
Giáo đều phát triển đời 
sống văn hoá của nhân phong
 phú
Giáo dục
1070 xây dựng Văn Miếu
1075 mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại
Mở nhiều trường học, tổ 
chức các kỳ thi
KHNT
Nghệ thuật kiển trúc, điêu khắc đều phát triển
Lập quốc sử viện ; quân sự, 
y học, thiên văn học đều 
phát triển, nhiều công trình 
kiến trúc có giá trị, nghệ 
thuật điêu khắc tinh xảo
 3.Củng cố, Luyện tập (3’):
	- 1009 nhà Lý được thành lập
	- 1226 nhà Trần được thành lập
	- 1400 nhà Hồ được thành lập
	- 2 cuộc kháng chiến tiêu biểu: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhà Trần
	- Thời Lý Trần xây dựng nền văn minh rực rỡ.
Bài tập:
Dù gặp muôn vàn khó khăn, song các cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược thời Lý - Trần đều kết thúc thắng lợi. Theo em, đâu là nguyên nhân của thắng lợi đó? Đánh dấu X vào ô trống trước ý mà em cho là đúng và bổ sung cho hoàn chỉnh (nếu cần)
 Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
 Vũ khí của ta hiện đại hơn vũ khí của địch.
 Lực lượng của ta mạnh hơn địch.
 Ta có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo có người chỉ huy tài giỏi.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học vở ghi, xem lại các bài đã học.
- Làm BT 2 trang 81.
- Đọc trước bài 18 Cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
_______________________________
Ngày soạn: 29/11/2010
Ngày dạy: ....../12/2010 Dạy lớp 7A 
Ngày dạy: ....../12/2010 Dạy lớp 7B 
CHƯƠNG IV
ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
( Thế kỷ XV-Đầu thế kỷ XVI)
Tiết 34: Bài 18:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ 
VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV
I. Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức -Giúp học sinh nắm được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào nhân dân
Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
2 Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ khi học bài và khi trình bày cuộc kháng chiến.
3 Tư tưởng - Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta
II. Chuẩn bị:
1- Thầy: Soạn bài, SGK, SGV, lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV
2- Trò: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị trước bài mới
 III- Tiến trình bài dạy
*. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A:	 7B:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?
	* Đáp án:
	- Cuộc kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc miền núi. (5đ)
	- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: Nhân dân theo lệnh của triều đình thực hiện kế hoạch Vườn không nhà trống, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc (5đ)
* Giới thiệu bài mới: Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm làm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, một số chính sách đã không được lòng dân nên không được nhân dân ủng hộ, vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. giữa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta, cuôc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh diễn ra như thế nào
2. Dạy bài mới:
HS
 ?
GV
?
GV
?
 H
GV
?
HS
GV
?
HS
?
GV
 T
?
H
?
HS
GV
 Đọc từ đầu đến “vào biên giới nước ta”
Có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần không? Tại sao ?
Trình bày sơ qua về nhà Minh
Nhà Minh đã xâm lược nước ta như thế nào?
 Dựa vào lược đồ tường thuật và phân tích
Quân Minh đánh nhà Hồ 1 số điểm ở Lạng Sơn, quân nhà Hồ phải rút lui về bờ bắc sông Hồng lấy thành Đa Bang làm nơi cố thủ. Ngày 22/1/1407 quân Minh đánh tan quân nhà Hồ ở Đa Bang và chiếm Đông Đô. Quân nhà Hồ do sức yếu phải rút lui cố thủ thành Tây Đô (Thanh Hoá). Tháng 4 năm 1407, quân Minh tấn công thành Tây Đô, 6.1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt cuộc kháng chiến thất bại
Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại ?
Vì cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia, không phát huy được sức mạnh toàn dân 
Dẫn câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”
Sau khi đánh bại nhà Hồ, quân Minh thiết lập chính quyền thống

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (7).doc