Giáo án: Lịch sử 7 - Năm học 2013 - 2014

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở châu Âu .

- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành t/ lớp thị dân

- Bồi dưỡng cho HS nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang phong kiến. Tích hợp gd môi trường .

- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến .

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

Gv:- Bản đồ châu Âu thời phong kiến

- Tranh ảnh các thành quách, lâu đài, dinh thự của các lãnh chúa phong kiến .

- Tư liệu về lãnh địa và đời sống của lãnh chúa.

Hs: Đọc sgk, trả lời câu hỏi gợi ý.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài: GV liên hệ kiến thức lớp 6 về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, đến khi quốc gia Rô-ma suy sụp thì ở châu Âu xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển ntn?

2. Bài mới:

 

doc 117 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Lịch sử 7 - Năm học 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc
- Đạo Phật tuy vẫn phát triển: nhưng không bằng thời Lý
- Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị Nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng. 
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơivẫn duy trì, phát triển
2/ Văn học.
- Nền văn học (chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ nền văn hóa Đại Việt
3/ Giáo dục và khoa học kỹ thuật.
- Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
- Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời. 
- Y học có Tuệ Tĩnh (nghiên cứu thuốc nam ).
- Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn .
4/ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc với các công trình nổi tiếng: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa)
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố : Trình bày một vài nét về kinh tế, văn hóa thời Trần sau chiến tranh ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi sgk
- Tìm hiểu những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần (về kinh tế - xã hội)
- Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa của nông dân (diễn biến, kết quả, nguyên nhân thất bại)
Tuần 15+16. Tiết: 30+31	BÀI 16: 
ND: 3/1/2013
	 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp Hs hiểu được tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần ;Trình bày được trên lược đồ Các cuộc khởi nghịa của nông dân nửa cuối thế kỷ XIV. 
- Giải thích được sự sụp đổ của nhà Trần, Trình bày được sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quí Ly .
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
- Nhận xét, đánh giá phân tích các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Gv:Lược đồ khỡi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV.
Hs: Đọc sgk trả lời các câu hỏi gợi ý
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: Nhà Trần thành lập một thời gian dài rất vững mạnh, đưa đất nước phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng từ cuối tk XIV bước vào thời kì suy thoái, biểu hiện của sự suy thoái là gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái đó ?
2. Bài mới: 	I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI.
HĐGV
HĐHS
Nội dung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình kt 
-Gv:TK XIV nền kt đã phát triển trở lại , xh tương đối ổn định. Để bù lại sau nhiều năm chiến tranh các vương hầu quí tộc tìm mọi cách gia tăng của cải của mình
? Thái độ của vua quan nhà Trần về NN
? Hậu quả của những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối thế kỷ XIV
-Gọi HS đọc phần in nghiêng sgk.
-Gv nêu dẫn chứng: Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân đổ nước mặn từ biển vào nuôi hải sản. TKD nói “Tướng là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng thì có gì là lạ”
-Gv Bên cạnh đó nhà nước còn ra sức vơ vét bóc lột nhân dân
? Việc làm nào cho thấy điều đó
? Cuộc sống của người dân ở cuối thế kỷ XIV như thế nào
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình xã hội
-Gọi hs đọc phần in nghiêng
? Trước tình hình đời sống của người dân như vậy vua quan nhà Trần đã làm gì
-Chu Văn An đã dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe, ông đã bỏ làm quan về quê ở ẩn.
? Việc làm của Chu Văn An đã chứng tỏ điều gì
-ND chịu nhiều cực khổ đã nổi dậy đấu tranh.
 * GV dùng lược đồ chỉ địa điểm những cuộc khỡi nghĩa của nông dân và nô tì.
- Trình bày bốn cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
? Nguyên nhân vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại
? Các cuộc khỡi nghĩa liên tiếp báo hiệu điều gì
- Không quan tâm, không lo tu sửa, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi
- Nhiều năm mất mùa, đói kém, nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con và biến thành nô tì
- Ruộng đất công bị xâm lấn, khẩu phần ruộng nông dân bị thu hẹp, thuế nặng nề
- Làng xã tiêu điều xơ xác, cuộc sống người dân đói khổ
- Vua quan vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đọa.
- Ông là vị quan thanh liêm, không vụ lợi biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
 Hs theo dõi trên lược đồ.
- HS thảo luận 1 phút.
Đại diện trình bày, bổ sung và nhận xét.
- Đó là những phản ứng mãnh liệt của nh/dân dưới triều Trần.
1/ Tình hình kinh tế.
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều.
- Các công trình thủy lợi không được chăm lo tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa .
- Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc, địa chủ .
- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng công của làng xã. Triều đình còn bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.
2/ Tình hình xã hội.
- Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều cung điện, chùa chiền
- Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước Chu Văn An dâng sớ đòi chém. 7 tên nịnh thần nhưng vua không nghe
- Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở nên rối loạn, nông dân nổi dậy k/n khắp nơi.
- Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại 
- Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long trong ba ngày. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì triều đình tập trung lực lượng đàn áp.
ND: 5.12.2013, Tuần 16-Tiết 31	II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÍ LY
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự thành lập nhà Hồ
? Cuối thế kỷ XIV các cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì
Trong hoàn cảnh đó xuất hiện nhân vật Hồ Quý Ly
? HQL là ai. Ông đã làm gì ?
-Y/c hs đọc phần in nghiêng
-Gv nhấn mạnh tiểu sử HQL
? Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
-Sau khi thành lập nhà Hồ có những cải cách gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cải cách của HQL. Tích hợp gd môi trường.
 -Gv: Các biện pháp cải cách được tiến hành trước và sau khi nhà Hồ thành lập, tiến hành trên nhiều lĩnh vực
? Về chính trị HQL đã thi hành những biện pháp nào
? Tại sao HQL lại bỏ những quan lại nhà Trần
? Việc quan triều đình thăm hỏi nhân dân nói lên điều gì
? Về kt, tài chính HQL đã có biện pháp gì
-Y/c hs đọc phần in nghiêng
? Các biện pháp về kt nhằm mục đích gì
? Về mặt xh HQL đã ban hành những chính sách gì
-Gv chia nhóm thảo luận
Nhà Hồ thực hiện hạn điền, hạn nô để làm gì ?
? Văn hóa, giáo dục nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì
Gv: Cải cách vh-gd để thay đổi chế độ cũ
? Về qs, HQL đã thực hiện chính sách gì
Gọi hs đọc phần in nghiêng, giới thiệu H40
? Nhận xét về chính sách quân sự và quốc phòng của HQL
Trong 6-7 năm HQL đã tiến hành hàng loạt cải cách về mọi mặt đối với đất nước
Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của cải cách
? Những cải cách của HQL có tiến bộ và hạn chế ntn 
-Gv Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng những cải cách của HQL là những cải cách lớn có liên quan đến toàn XH.
? Với những đóng góp của HQL, em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật này
? Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy
- Nhà nước suy yếu, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút
- Đọc sgk tr77
- Có tài, là hoàng thân quốc thích nhà Trần.
- Nhà Trần suy sụp, xh khủng hoảng, giặc ngoại xâm đang đe dọa
- Cải tổ hàng ngũ võ quan, đổi tên một số đơn vị hành chính, cử các quan triều đình thăm hỏi đời sống nhân dân 
- Sợ họ lật đổ ngôi vị của HQL
- Sự quan tâm đến đời sống nhân dân
- Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, qui định thuế đinh, thuế ruộng
- Đọc sgk
-Phần nào làm cho kt thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
- Hạn chế nô tì
-> HS thảo luận, trình bày
Giảm ruộng tư, bớt nô tì-> tăng ruộng công và người sx cho xh. Hạn chế ảnh hưởng của nhà Trần đối với nhà Hồ...
- Bắt sư chưa đủ 50 tuổi phải hoàn tục, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi qui chế thi
- Thực hiện một số biện pháp tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng
- Thể hiện kiên quyết mong muốn bảo vệ Tổ quốc.
-T/b: Hạn chế tập trung ruộng đất, làm suy yếu thế lực nhà Trần, tăng thu nhậptăng quyền hành
H/c: Chưa triệt để, chưa phù hợp thực tế, không được dân ủng hộ (độc đoán)
- Là người có tài, yêu nước thiết tha
- Nhà Trần đã quá yếu cần có sự thay đổi. Trước nguy cơ giặc ngoại xâm không cải cách không đuổi được giặc.
1/ Nhà Hồ thành lập.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình
- Năm 1400, Hồ Quý Ly, một viên quan đã từng giữ chức vụ cao nhất trong triều, phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ .
- Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu (sự yên vui, hòa bình)
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Chính trị: 
+ Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình .
- Kinh tế - tài chính
+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. 
+ Ban hành chính sách “hạn điền”. 
+ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân
- Văn hóa – giáo dục
+ Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.
- Quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng 
3/ Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly.
- Ý nghĩa, tác dụng:
+ Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần .
+ Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng quyền lực của nhà nước quân chủ TW tập quyền. Cải cách vh-gd có nhiều tiến bộ
- Hạn chế: 
+ Một số chính sách chưa triệt để ( gia nô, nô tỳ chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế.
+ Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân .
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố Trình bày các cải cách của HQL ?
 	 Nêu tác dụng và hạn chế của các chính sách đó ? 
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi sgk
- Đọc bài Lịch sử địa phương
- Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1859 – 1929 Tuần 16. Tiết: 32
ND: 6. 12. 2013
 	LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 1: LỊCH SỬ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở LONG AN TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG (1859 – 1929)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nét chính về phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến và phong trào yêu nước dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
- Biết quý trọng những thành quả cách mạng mà cha ông ta đã đạt được
- Xác định được vị trí xảy ra các sự kiện lịch sử, các phong trào đấu tranh tiêu biểu
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Gv: Tài liệu lịch sử địa phương Long An
Hs: Đọc sgk trả lời các câu hỏi gợi ý
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Bài mới: 
HĐGV
HĐHS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến
? Khi Pháp nổ súng xâm lược Nam Kì, phong trào chống Pháp ở Long An cũ đã diễn ra ntn
? Kể một vài phong trào đấu tranh ở đây
? Các phong trào đấu tranh đem lại kết quả gì
? Trong các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, phong trào nào để lại những tiếng vang lớn
-Dựa vào sgk và tài liệu, GV giới thiệu thêm về các phong trào này để hs nắm
-Gv nhấn mạnh đây là các phong trào đấu tranh lớn nhất ở Long An thời kì này.
? Kể thêm tên một vài tấm gương tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta 
-Gv liên hệ các tấm gương tiêu biểu chống Pháp ở địa phương
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào chống Pháp dưới ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản
? Phong trào đấu tranh chống Pháp đầu thế kỉ XX có gì khác biệt so với giai đoạn trước
? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu
-Gv Trình bày thêm các phong trào dựa vào sách Lịch Sử Việt Nam (1858 - 1918) để mở rộng hiểu biết cho HS
? Kết quả các phong trào như thế nào. Nguyên nhân dẫn đến điều đó ?
? Mặc dù thất bại nhưng các phong trào có ý nghĩa như thế nào 
- Nhân dân Long An cũ đã sớm đứng lên chống giặc cứu nước trong đạo quân ứng nghĩa
- Lê Cao Dõng đem 2000 dân lên tiến công căn cứ Pháp ở Chợ Lớn, Tán lí Nguyễn Duy đánh trận Đại Đồn
- Gây cho Pháp nhiều thiệt hại, khó khăn
 - Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Pháp.
 - Bùi Quang Diệu, Phan Trung chỉ huy quân tấn công đồn Tây Dương.
- Hoạt động chống lệnh bãi binh và chống Pháp của Trương Định được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái .
- Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá chỉ huy nhân dân tấn công phủ đường Hóc Môn
- Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều .
- Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sảnà phong trào yêu nước mới dưới ngọn cờ các sĩ phu, tư sản, địa chủ, tiểu tư sản..
- Phong trào Đông Du; Cuộc vận động Duy Tân, Phong trào Thiên Địa Hội; Đảng Thanh niên Cao Vọng
- Các phong trào đều thất bại, bế tắc trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Nguyên nhân: thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến, chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân, ý chí quyết tâm chống kẻ thù xâm lược.
I.Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến
- Năm 1859, Pháp xâm lược Nam Kì, nhân dân Long An xưa (thuộc hai phủ Tân Long và Tân An) sớm đứng lên chống giặc cứu nước .
- Các phong trào nổ ra liên tục, mạnh mẽ gây cho Pháp nhiều khó khăn .
+ 10/12/1861 Nguyễn Trung Trực chỉ huy 59 nghĩa quân bất ngờ đánh chìm tàu Étpêrăng trên sông Nhựt Tảo .
+ 16/12/1861 Bùi Quang Diệu, Phan Trung chỉ huy nghĩa quân tấn công đồn Tây Dương ở làng Đa Phước .
+ 1859 – 1864 Trương Định lãnh đạo nhân dân khởi binh làm cho Pháp nhiều phen “thất điên bát đảo” .
 + 8/2/1885 Nhân dân làng Mĩ Hạnh tham gia cuộc khởi nghĩa do Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá chỉ huy, giết được tên tay sai của Pháp.
II. Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
- Đầu thế kỉ XX, với những tác động của tư tưởng dân chủ tư sản, ở Chợ Lớn, Tân An xuất hiện các phong trào đấu tranh theo ngọn cờ các sĩ phu, tư sản, địa chủ, tiểu tư sản
- Các phong trào tiêu biểu
+ 1905 Phan Bội Châu với phong trào Đông Du .
+ 1906 – 1908 Phan Chu Trinh với cuộc vận động Duy Tân .
+ 1913 Phan Xích Long với phong trào Thiên Địa hội .
+ 1923 Nguyễn An Ninh thành lập Đảng Thanh niên Cao Vọng. 
- Các phong trào đấu tranh yêu nước bấy giờ đều thất bại. Nguyên nhân: thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến, chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố Trình bày kết quả các phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách Lịch sử địa phương
- Soạn bài ôn tập chương II và chương III
+ HS thực hiện bài soạn vào tập bài soạn
+ Xem lại các bài từ bài 10 để trả lời được các câu hỏi này
+ Câu 2. Bài tập ở nhà – HS dựa vào bảng những sự kiện chính của Lịch sử Việt Nam để thực hiệnTuần 17- Tiết: 33 Bài 17:
ND: 12.12.2013
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS ôn tập lại những kiến thức đã học về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
- Nắm được các thành tựu chủ yếu về mặt chính trị, kt, văn hóa của Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
- Tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử. 
- Chỉ bản đồ và lập niên biểu.
- Lập bảng thống kê.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv:- Lược đồ ĐạiViệt thời Lý, Trần, Hồ.
- Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên.
- Tư liệu khác.
Hs: Đọc lại sgk từ bài 10 để thực hiện trả lời các câu hỏi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập các câu hỏi sau.
Câu 1: Thời Lý, Trần nhân dân ta đã đương đầu với những cuộc xâm lược nào (thời gian lực lượng) 
HS lập bảng thống kê.
Triều đại.
Thời gian.
Lực lượng
Lý.
10/1075 - 3/1077.
10 vạn quân
Trần.
1/1258 - 29/1/1258.
3 vạn quân MC
1/1285 - 6/1285.
50 vạn quân Nguyên
12/1287 - 4/1288.
30 vạn quân Nguyên, thuyền chiến, thuyền lương
Câu 2: Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào ?
* Kháng chiến chống Tống.
- Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.
+ Giai đoạn 1: Tiến công trước để tự vệ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt 
* Kháng chiến chống Mông – Nguyên.
- Đường lối chung: Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” 
+ Lần 1: Nhà Trần rút khỏi TL, quân MC thiếu lương thựcà nhà Trần phản công .
+ Lần 2: Tiêu hao sinh lực địch rồi phản công ở nhiều nơi, tiến vào gp TL
+ Lần 3: Mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mai phục trên sông Bạch Đằng
Câu 3: Nước Đại Việt thời Lý, Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì ?
Nội dung.
Thời Lý.
Thời Trần Hồ.
Nông nghiệp.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua. Hằng năm các vua Lý tổ chức cày tịch điền.
- Nhà nước khuyến khích khai hoang đào kênh mương.
- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
Thủ công nghiệp.
- Trong dân gian các nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh: dệt, gốm 
- Nhiều công trình do bàn tay người thợ làm ra.
Do nhà nước quản lý và mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như dệt tơ lụa, làm gốm tráng men 
Thương nghiệp.
Trao đổi buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
Nhiều trung tâm kinh tế mọc lên ở nhiều nơi như Thăng Long, Vân Đồn.
Văn hóa. 
Đạo Phật được mở rộng. nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, mở hội vào mùa xuân 
Tín ngưỡng cổ truyền phát triển. Nho gio được trọng dụng để xây dựng bộ máy nhà nước. 
Giáo dục.
Xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta.
Trường học ngày càng được mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều.
Khoa học nghệ thuật.
Nhiều công trình có quy mô lớn như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên,  Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thoát được thể hiện trên tượng Phật, các hình trang trí.
Nhiều thành tựu về y học, quân sự, kiến trúc như: Nam hiệu thần dược, tháp Phổ Minh, thành Tây Đô 
Câu 4: Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất ?
- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoằng Chân.
- Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải 
Câu 5: Biểu hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta ?
 - Kháng chiến chống Tống: Sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi. (Tiến sang đất Tống; Thực hiện phòng thủ ở vùng biên giới)
- Kháng chiến chống Mông – Nguyên: Nhân nhân theo lệnh triều đình thực hiện chiến lược “ Vườn không nhà trống”, xây dựng đội dân binh, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.
Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến ?
 HS trình bày như SGK.
Hoạt động 2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi .
1. Các triều đại phong kiến VN từ 1009 đến 1407 ?
2. Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta từ TK XI đến TK XIII ?
3. Dựa vào đâu để có thể nhận định thời Lý - Trần dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hóa rực rỡ, gọi là văn hóa Đại Việt ?
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: 
Nêu trách nhiệm của mỗi công dân - học sinh đối với thành quả mà ông cha ta đã đạt được ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Tìm hiểu về công cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nhanh chóng đó
- Tìm hiểu diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa của quí tộc nhà Trần chống quân MinhTuần 17. Tiết: 34 CHƯƠNG IV
ND: 13.12.2013 ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI )
	BÀI 18:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨACHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS thấy rõ những âm mưu và hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt. Chính sách cai trị của nhà Minh ở nước ta.
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh.
- Nhận xét, đánh giá, phân tích công lao của các nhân vật lịch sử.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
Hs: Đọc sgk, trả lời câu hỏi gợi ý
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Giới thiệu bài : Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm thay đổi tình hình đất nước. tuy nhiên, có một số chính sách không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn, giữa lúc đó, giặc Minh sang xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra ntn?
2. Bài mới
HĐGV
HĐHS
Nội dung.
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự xâm lược của quân Minh .
Năm 1405 nước ta xảy ra nạn đói làm cho nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. Giữa lúc đó nhà Minh cho quân xâm lược nước ta
? Nhà Minh lấy cớ gì để xâm lược nước ta
? Có phải nhà Minh tiến sang nước ta là giúp nhà Trần không ? Vì sao
-Dùng lược đồ hướng dẫn hs xác định hướng đi của quân Minh:1-Trương Phụ chỉ huy theo Bằng Tường, Quảng Tây vào Lạng Sơn.2- Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo sông Hồng kéo xuống.
? Dựa vào sgk trình bày diễn biến cuộc k/c của nhà Hồ
? Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trước quân Minh
-Nêu dẫn chứng câu nói của Hồ Nguyên Trừng : “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”
? Vì sao cuộc k/c của nhà Hồ lại thất bại nhanh chóng?
- GV: Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh thiết lập ách đô hộ lên đất nước ta .
Hoạt động 2:Chính sách cai trị của nhà Minh ở nước ta ntn. Tích hợp gd môi trường
? Trình bày những chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta.
- Y/c hs đọc phần in nghiêng
? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ? Chính sách nào thâm độc nhất ?
Ngay sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_7.doc