Tiết 1 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Tiết 2 Bài 2 Sự suy vong của chế độ PK và sự hình thành của CNTB ở châu Âu
Tiết 3 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Tiết 4, 5 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
Tiết 6 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
Tiết 7,8 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Tiết 9 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
Tiết 10 Làm bài tập lịch sử(phần thế giới)
Tiết 11 Bài 8 Xã hội Việt Nam buổi đầu độc lập
Tiết 12,13 Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
Tiết 14 Bài 10 Nhà Lí đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
Tiết 15,16 Bài 11 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống(1075-1077)
Tiết 17,18 Bài 12 Đời sống kinh tế văn hoá
Tiết 19 Làm bài tập lịch sử (Phần chương I và chương II)
Tiết 20 Ôn tập
Tiết 21 Kiểm tra một tiết
Tiết 22,23 Bài 13 Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Tiết 24, 25 Bài 14 Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên (Phần I, II)
Tiết 26,27 Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên (Phần III, IV)
Tiết 28, 29 Bài 15 Sự phát triển kinh tế văn hoá thời Trần (Phần I, II)
Tiết 30, 31 Bài 16 Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Phần I, II)
Tiết 32 Bài 17 Ôn tập chương II và chương III
Tiết 33 Bài 18 Cuộc kháng chiến nhà Hồ
Tiết 34 Làm bài tập lịch sử (phần chương III)
Tiết 35 Ôn tập
Tiết 36 Thi học kỳ I
HỌC KỲ HAI
Tiết 37 Bài 19 I. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Tiết 38,39 II. Giải phóng Nghệ An - III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng
Tiết 40, 41 Bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527) (Phần I và II)
Tiết 42, 43 Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428- 1527) (Phần III và IV)
Tiết 44 Bài 21 Ôn tập chương IV
Tiết 45 Làm bài tập lịch sử (phần chương IV)
Tiết 46, 47 Bài 22 Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Phần I và II)
Tiết 48,49 Bài 23 Kinh tế văn hoá thế kỷ XVI- XVIII , (Phần I và II)
Tiết 50 Bài 24 Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỷ XVIII
Tiết 51, 52 Bài 25 Phong trào Tây Sơn (Phần I và II)
Tiết 53, 54 Phong trào Tây Sơn (Phần III và IV)
Tiết 55 Bài 26 Quang Trung xây dựng đất nước.
Tiết 56 Làm bài tập lịch sử (phần chương V)
Tiết 57 Ôn tập
Tiết 58 Kiểm tra một tiết
Tiết 59,60 Bài 27 Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (Phần I và II)
Tiết 61,62 Bài 28 Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX
Tiết 63 Bài 29 Ôn tập chương V và VI
Tiết 64 Làm bài tập lịch sử (phần chương VI)
Tiết 65 Bài 30 Tổng kết
Tiết 66 Ôn tập
Tiết 67 Thi học kỳ II
Tiết 68,69,70 Lịch sử địa phương
nắm rõ những cải cách này được thực hiện cả trong thời kì nhà Hồ chưa được thành lập. ? Tại sao Hồ Quí Ly tiến hành một cuộc cải cách lớn?(đất nước gặp nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung quá nhiều trong tay của quí tộc địa chủ; nông dân khổ cực, số lượng nông nô ngày càng tăng. Muốn ổn định xã hội, giải quyết cuộc sống cho nhân dân ...) ? Hồ Quí Ly tiến hành cải cách ở những lĩnh vực nào? ? Về chính trị Hồ Quí Ly có những cải cách nào? ? Tại sao Hồ Quí Ly loại bỏ dần các võ quan cao cấp thuộc dòng họ Trần? ? Về kinh tế Hồ Quí Ly có những cải cách gì? N thảo luận ? Các chính sách về kinh tế của Hồ Quí Ly có tác dụng như thế nào?( sung công được nhiều ruộng đất, nguồn thu của nhà nước tăng; hạn chế được phần nào quyền hành và tệ bóc lột của quí tộc dịa chủ... ? về mặt xã hội Hồ Quí Ly có những cải cách gì? ? Hồ Quí Ly ban hành chính sách hạn nô để làm gì? Tác dụng của chính sách này ra sao(làm giảm số lượng nô tì, giảm bớt quyền lực của quí tộc Trần, tăng thêm lực lượng sản xuất cho xã hội.) ? Hồ Quí Ly thực hiện những chính sách gì để cải cách văn hóa giáo dục?(dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm...) ? Về quân sự Hồ Quí Ly có những cải cách gì?(tăng quân số, chế tạo một số vũ khí mới có hiệu quả, xây dựng một số thành...) - HS: Quan sát tranh thành Tây Đô - kiên cố. ? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự quốc phòng của Hồ Quí Ly ?(thể hiện sự quyết tâm bảo vệ vững chắc đất nước) * GV: các chính sách và biện pháp cải cách của Hồ Quí Ly khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực -Hồ Quí Ly là một nhà cải cách lớn. * Hoạt động 3 Mục tiêu: Học sinh nắm được Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quí Ly HS thảo luận nhóm : - N1,2,3 : Những cải cách của HQL có tác dụng như thếnào ? - N4,5,6 : Những cải cách của HQL có hạn chế gì ? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Nhận xét , chốt ý: Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng những cải cách của HQL đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là một người yêu nước thiết tha. 1. Nhà Hồ thành lập: - Cuối thế kỉ XIV nhà trần suy yếu. - Xã hội khủng hoảng sâu sắc. - Nguy cơ ngoại xâm đe dọa. * Hồ Quí Ly phế truất vua Trần, lập nên nhà Hồ(1400) 2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quí Ly a. Chính trị: - Cải tổ hàng ngũ võ quan. - Đổi tên một số đơn vị hành chính. - Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ. b. Kinh tế, tài chính: - Phát hành tiền giấy. - Ban hành chính sách hạn điền - Qui định lại thuế đinh, thuế ruộng đất. c. Xã hội: - Ban hành chính sách hạn nô. - Bắt nhà giàu thừa thóc bán cho dân đói. - Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. d. Văn hóa,giáo dục: - Đề cao chữ Nôm. - Sửa đổi chế độ thi cử, học tập e. Quân sự: - Làm lại sổ đinh. - Chế tạo súng, xây thành kiên cố. * Kiên quyết bảo vệ tổ quốc. 3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quí Ly a/ Tác dụng : - Hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quí tộc địa chủ. - Làm suy yếu thế lực họ Trần. - Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước. b/ Hạn chế: - Các chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hơp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết của nhân dân. 4.Củng cố: ? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào sau đây: A. Nhà Trần suy yếu, xã hội khủng hoảng. B. Làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút, đời sống nhân dân khó khăn C. Ngoại xâm đe dọa. D. Tất cả các ý trên. * Trò chơi ô chữ: H Ạ N Đ I Ề N L Â U T H U Y Ề N Đ Ạ I N G U H Ồ Q U Í L Y T H Ầ N C Ơ H Ạ N N Ô V Õ Q U A N 5 Dặn dò: học hài cũ, trả lời các câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài sau( Soạn bài ôn tập) Ngày soạn:10/12/2009 Tuần: 16 Bài 17 Tiết: 32 ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III I / Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử thời Lý- Trần - Hồ. - Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt thời Lý, Trần,Hồ 2/ Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 3/ Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ. - Phân tích tranh ảnh, trả lời câu hỏi. - Lập bảng thống kê. II/ Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày tóm tắt cải cách của Hồ Quí Ly? ? Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quí Ly? Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật này? 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Từ thế kỉ X- XV ba triều đại Lý - Trần - Hồ lên nắm chính quyền. Đó là giai đoạn lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Nhìn lại cả một chặn đường lịch sử, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử hào hùng ấy. * Hoạt động của GV và HS * Ghi bảng. - Thời Lý- Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lượcnào? - Lực lượng quân xâm lược? * HS thảo luận nhóm: - N1,2: Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến? - Chống Tống thời Lý. - Chống Mông Nguyên thời Trần. - N3 : Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến: - N4 : Những gương tiêu biểu trong mỗi cuộc kháng chiến: - N5 : Vài ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến: - N6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến ? 1/ Thời Lý- Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với các cuộc xâm lược Tống- Mông Nguyên. - Lực lượng quân XL: + Quân XL Tống: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. + Quân XL Mông Nguyên: Lần 1: 3 vạn quân Lần 2: 50 vạn quân Lần 3: 30 vạn quân 2/ Diễn biến các cuộc kháng chiến: a/ Thời gian: - Kháng chiến chống Tống: 10-1075 đến 3-1077 - Kháng chiến chống Mông Nguyên: + Lần thứ nhất: Đầu 1-1258 đến 29-1-1258 + Lần thứ hai : 1-1285 đến 6-1285 + Lần thứ ba : 12-1287 đến 4-1288 b/ Đường lối chống giặc: - Kháng chiến chống Tống: Tiến công trước để tự vệ, Phòng thủ chặt, tấn công bất ngờ. - Kháng chiến chống Mông Nguyên: + Chủ trương “Vườn không nhà trống”, + Trướcthế giặc mạnh, ta tạm thời rút lui để bảo tồn lực lượng, chờ giặc lâm vào thế khó khăn ta phản công tiêu diệt. c/ Những gương tiêu biểu: - Kháng chiến chống Tống: Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc. - Kháng chiến chống Mông Nguyên:Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư, d/ Vài ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến: - Kháng chiến chống Tống là sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào thiểu số ở miền núi. - Kháng chiến chống Mông Nguyên: ND theo lệnh triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”, giặc đến đâu cũng gặp phải sự chống cự của nhân dân ta. e/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử: * Nguyên nhân thắng lợị: - Do tinh thần đoàn kết hi sinh của toàn dân. - Do sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của bộ chỉ huy. * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù. - Bảo vệ nền độc lập của dân tộc. 4. Củng cố: * Bài tập trắc nghiệm: Viết chữ đúng(Đ) sai(S) c Lý Thường Kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. c Trần Quốc Tuấn là tác giả của tác phẩm Hịch tướng sĩ c Thoát Hoan là tướng tổng chỉ huy xâm lược nước ta năm 1075-1077 c Lý Kế Nguyên chỉ huy trận đánh Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ c Trần Quốc Tuấn là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên. c Lê Văn Hưu là tác giả bộ Đại Việt sử kí. 5/ Dặn dò: - GV hướng dẫn HS về làm bài tập 1, 2 SGK trang 81 - Xem trước bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ Ngày soạn:13/10/2009 Tuần: 17 Tiết: 33 Chương IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ. ( THẾ KỈ XV- ĐẦU THẾ KỈ XVI ) Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV. I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là Đại Việt. - Nắm được diễn biến ,kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quí tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quí Khoáng. 2/ Tư tưởng: - Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. - Vai trò to lớn của quần chúng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, học tập những tấm gương anh dũng bất khuất. 3/ Kĩ năng: - Lược thuật sự kiện lịch sử. - Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử. II/ Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định: Điểm danh, nhận xét vệ sinh 2/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ở thế kỉ XI-XIII - Nêu nguyên thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến ? 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Cuối năm 1406 nhà Minh đã huy động hàng chục vạn quân tràn vào xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta diễn ra như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 18: Cuộc kháng chiến * Hoạt động của GV và HS * Ghi bảng. * Hoạt động 1 Mục tiêu: Học sinh nắm được cuộc xâm lược của quân Minh - HS đọc phần 1 SGK - Vì sao quân Minh xâm lược nước ta ? - Có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không ? Vì sao ? - GV: dùng lược đồ mô tả cuộc xâm lược của quân Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ: Quân Minh đánh bại quân nhà Hồ ở một số điểm vùng biên giới Lạng Sơn. Quân nhà Hồ phải lui về thành Đa Bang cố thủ - 22-1-1407 quân Minh đánh bại quân Hồ ở Đa Bang và chiếm Đông Đô. Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô. - 4-1407 quân Minh đánh chiếm thành Tây Đô, cha con Hồ Quí Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào tháng 6-1407. → cuộc kháng chiến thất bại. - Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng ? (Do đường lối đánh giặc sai lầm và do nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc) - GV nêu câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “ Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”. * Hoạt động 2 Mục tiêu: Học sinh nắm được các chính sách cai trị của nhà Minh - GV: Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thiết lập bộ máy cai trị trên toàn đất nước ta, thi hành nhiều chính sách áp bức hà khắc. - Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ? ( chính trị, kinh tế, văn hoá ) - HS đọc phần in nghiêng SGK để thấy tội ác dã man của quân Minh. - Nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?(vô cùng thâm độc, tàn bạo ) - Các chính sách cai trị của nhà Minh nhằm mục đích gì ? (nhằm đồng hoá dân tộc ta ) * Hoạt động 3 Mục tiêu: Học sinh nắm được 2 cuộc khởi nghĩa của quí tộc Trần - Sau kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa - HS đọc đoạn in nghiêng SGK. - GV:Tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quí Khoáng. - GV trình bày diễn biến trên lược đồ như trong SGK - Nêu kết quả của các cuộc khởi nghĩa ? - Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì ? (Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đó được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta) * HS thảo luận nhóm: - Đường lối của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân XL Mông Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ? 1/ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ: - Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để xâm lược nước ta. - 1-1407 quân Minh chiếm Đông Đô. - 4-1407 quân Minh chiếm Tây Đô. - 6-1407 cha con Hồ Quí Ly bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại. 2/ Chính sách cai trị của nhà Minh : a/ Chính trị: - Xoá bỏ quốc hiệu nước ta đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập vào Trung Quốc. b/ Kinh tế: - Đặt ra hàng trăm thứ thuế. - Bắt phụ nữ và trẻ em đem về Trung Quốc làm nô tì. c/ Văn hoá : - Thi hành chính sách đồng hoá, bắt dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. - Đốt sách quí của ta. 3/ Những cuộc khởi nghĩa của quí tộc Trần: a/ Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409) - 10-1407 Trần Ngỗi lên làm minh chủ. - 12-1408 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô. - Năm 1409 cuộc khởi nghĩa bị thất bại. b/ Khởi nghĩa Trần Quí Khoáng: (1409-1414) - Năm 1409 Trần Quí Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. - Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hoá đến Hoá Châu. - Năm 1413 cuộc khởi nghĩa thất bại. 4/ Củng cố: * Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng: a/ Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại ? Do nhà Hồ đoàn kết được toàn dân đánh giặc. B. Do đường lối đánh giặc sai lầm, không dựa vào dân. C. Do vũ khí thô sơ thiếu thốn. D. Do quân Minh quá mạnh. b/ Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta : A. Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sáp nhập vào Trung Quốc. B. Miễn giảm sưu thuế cho dân ta. C. Bắt dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình. D. Đốt sách quí của ta. 5/ Dặn dò: - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử phần chương III. Ngày soạn: 17/12/2009 Tuần: 17 Tiết: 34 BÀI TẬP LỊCH SỬ (PHẦN CHƯƠNG III) I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Giúp HS ôn lại kiến thức đã học, nắm được thành tựu kinh tế và văn hoá thời Trần. - Sự suy sụp của nhà Trần và sự thay thế của nhà Hồ. 2/ Tư tưởng: - Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc. 3/ Kĩ năng : - Làm quen với việc làm bài tập lịch sử. - Biết tổng hợp khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử. II/ Các hoạt động chủ yếu: 1/ Ổn định: Điểm danh, nhận xét vệ sinh lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: a) Nêu sự xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ. b) Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta. * Bài tập trắc nghiệm: Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ mau chóng bị thất bại. Em hãy đánh dấu x vào ô trống mà em cho là đúng. c Đường lối kháng chiến sai lầm không dựa vào dân. c Vũ khí thô sơ, thiếu thốn. c Không tiếp thu những bài học kinh nghiệm của nhà trần. c Do hậu quả của những hạn chế của cải cách Hồ Quí Ly 3/ Bài mới: Làm bài tập lịch sử. * Bài 1: HS thảo luận nhóm: - N 1, 2 : Bộ máy nhà nước thời Trần có gì giống và khác với bộ máy nhà nước thời Lý ? - N 3 , 4 : Pháp luật thời Trần có gì giống và khác với pháp luật thời Lý ? - N 5 , 6 : Tổ chức quân đội thời Trần có gì giống và khác với thời Lý ? * Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng: * Bài 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên: A. Vừa cản giặc, vừa rút quân. B. Tránh thế giặc mạnh ban đầu, chờ khi chúng khó khăn suy yếu tấn công tiêu diệt. C. Đem toàn bộ lực lượng ra đánh ngay từ đầu. D. Đem quân sang đất Tống để chặn đánh quân Mông Nguyên. * Bài 3: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên: A. Do tinh thần đoàn kết hy sinh của toàn dân. B. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. C. Do quân ta mạnh hơn quân Mông Nguyên. D. Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của những người chỉ huy,tiêubiểu là Trần QuốcTuấn * Bài 4: Vì sao nền kinh tế thời Trần sau chiến tranh vẫn phát triển ? A. Đất nước hoà bình, không còn chiến tranh. B. Do sự quan tâm của nhà nước. C. Kĩ thuật canh tác tiên tiến. D. Tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta. * Bài 5 : Đặc điểm của đời sống văn hoá thời Trần : A. Tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc. B. Đạo phật phát triển. C. Nho giáo chưa phát triển. D. Ca hát nhảy múa và các trò chơi dân gian vẫn phổ biến. * Bài 6 : Giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ, em hãy hoàn thiện đoạn văn sau: a/ Giáo dục: - Quốc tử giám.. - Các lộ phủ quanh kinh thành - Ở các làng xã có - Các kì thi... - Nhà giáo tiêu biểu.. b/ Khoa học kỹ thuật: - Bộ “Đại Việt sử kí” của .. - “Binh thư yếu lược” của.. - Tuệ Tĩnh là.. - Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán là - Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được * Bài 7: Tình hình nước ta nửa sau thế kỉ XIV: A. Vua quan ăn chơi sa đoạ không còn chăm lo đến việc nước và đời sống nhân dân. B. Vua quan chăm lo việc nước và đời sống nhân dân. C. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định. D. Nhiều năm mất mùa, đời sống nhân dân đói khổ. E. Nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh. 4/ Củng cố: Hãy điền và khoảng trống những thành tựu nổi bậc của nhà nước Đại Việt thời Trần về các mặt Lĩnh vực Các thành tựu đạt được Kinh tế Văn hóa Giáo dục Khoa học- kĩ thuật 5. Dặn dò: - Về học bài và xem trước bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - HS sưu tầm tư liệu về Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Ngày soạn:20/12/2009 Tuần: 18 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I. I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam thời Ngô – Lý - Trần. - Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, KT- VH của ĐạiViệt thời Ngô-Lý - Trần. 2/ Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 3/ Kĩ năng: - Lập bảng thống kê. - Trả lời câu hỏi, phân tích, tổng hợp II/ Tiến trình dạy học: 1/ Ổn định lớp. Điểm danh, nhận xét vệ sinh lớp 2/ Kiểm tra bài cũ. Vì sao nền kinh tế thời Trần sau chiến tranh vẫn phát triển ? A. Đất nước hoà bình, không còn chiến tranh. B. Do sự quan tâm của nhà nước. C. Kĩ thuật canh tác tiên tiến. D. Tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta. 3/ Ôn tập theo đề cương của phòng giáo dục bài 2,8,9,14,15. 3/ Bài mới: * Hoạt động dạy và học. * Ghi bảng. I / Lịch sử thế giới: * Bài 2: ? Vì sao có các cuộc phát kiến địa lí? ? Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện được nhờ những điều kiện nào? ( khoa học kĩ thuật phát triển đóng được tàu lớn, có la bàn,...) ? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí và nêu sơ lược hành trình đường đi trên lược đồ. ? Hệ quả của cuộc phát kiến là gì? (đem lại nhiều nguồn lợi cho giai cấp tư sản) ? Các cuộc phát kiến địa lí tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? ( thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển...) ? Quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ làm thuê? (cướp bóc tài nguyên...) ? Nhờ có tiền vốn, đội ngũ làm thuê quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì? ( lập các xưởng, công ty, đồn điền...) II/ Lịch sử Việt Nam: * Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập. - Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước ? - Cho biết tình hình chính trị cuối thời Ngô ? - Ai là người có công đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước ? * Bài 9: ? Vua Lê đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp ? Vì sao cày ruộng tịch điền có tác dụng khuyến khích sản xuất rất lớn? (đó là biện pháp nêu gương tốt nhất) ? Em hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? ? Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy sự phát triển của nước ta thời Tiên Lê? ? Em hãy nêu vài nét về tình hình thương nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? * Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên . * Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên? * Ý nghĩa lịch sử ? * Bài 15 : ? Sau những năm bị chiến tranh tàn phá, nhà Trần đã có những biện pháp việc làm gì để khôi phục, phát triển nền kinh tế nông nghiệp? ? Kết quả của những việc làm trên? ? Tình hình thủ công nghiệp sau chiến tranh? ? Kể tên các ngành nghề thủ công thời Trần? ? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp? ? Thương nghiệp sau chiến tranh có gì mới? Nhận xét? ? Nhân dân ta thời Trần có các tín ngưởng cổ truyền nào? ? Trong nhân dân có các hình thức thức sinh hoạt văn hóa nào? ? Giáo dục như thế nào ? ? vài nét về khoa học kỹ thuật ? ? Nghệ thuật kiến trúc như thế nào ? I/ Lịch sử thế giới: * Bài 2: 1/ Những cuộc phát kiến lớn về địa lí: a. Nguyên nhân: - Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, thị trường. b. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: + Va-xcôđơ Ga-ma + Cô-lôm-bô + Ma-gien-lan c. Kết quả: - Tìm ra những vùng đất mới. - Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. 2/ Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu: + Kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời, các công trường thủ công dần đần thay thế các phường hội. + Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản II / Lịch sử Việt Nam: * Bài 8: * Biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền : - Bỏ chức Tiết độ sứ của PK phương Bắc, thiết lập triều đình mới do Vua đứng đầu, đặt ra các chức quan văn võ,qui định các lễ nghi trong triều . - Ở địa phương Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. * Tình hình chính trị cuối thời Ngô : - Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi. - Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi Vua nhưng uy tín nhà Ngô đã giảm sút. - Năm 965 Ngô Xương Văn mất, tình hình trong nước mất ổn định → loạn 12 sứ quân. - Đinh Bộ Lĩnh. * Bài 9: * Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ: a. Nông nghiệp: - Nông dân được chia ruộng đất để cày cấy. - Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông _Nông nghiệp từng bươc ổn định và phát triển. b. Thủ công nghiệp: - Các xưởng thủ công nhà nước ra đời. - Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển. c. Thương nghiệp - Tiền đồng được lưu thông trong cả nước. - Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển * Bài 14 : * Nguyên nhân thắng lợi: - Do tinh thần đoàn kết hi sinh của toàn dân. - Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của những người chỉ huy, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn. * Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Để lại bài học vô cùng quí báu, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân. * Bài 15 : * Tình hình kinh tế sau chiến tranh: a. Nông nghiệp: - Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất. b. Thủ công nghiệp: - Rất phát triển, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau... c. Thương nghiệp: - Chợ búa hình thành khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất đặc biệt là ở Thăng Long, Vân Đồn. *. Đời sống văn hóa: - Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. - Nho giáo thời bây giờ phát triển mạnh. * Giáo dục: - Trường học được mở nhiều - Thi cữ được tổ chức qui cũ, nền nếp. * Khoa học-kĩ thuật: - Phát triển mạnh. 4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: - Nhiều công trình có giá trị. * Dặn dò : Về ôn tập kĩ bài để tiết sau thi kiểm tra HKI. Tiết: 36 KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2009- 2010 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng Câu 1: Khi tướng Mông Cổ cho cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng Vua trần có thái độ là: A. Trả lại thư ngay C. bắt giam sứ giả vào ngục B. Tỏ thái độ giảng hòa D. Chém đầu sứ giả ngay tạ
Tài liệu đính kèm: