Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Hữu Công Trường - Trường THCS Ngô Quyền

 I/ Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 -Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Au

 -Hiểu biết về thành thị trung đại: sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thnh tầng lớp thị dn

 2. Tư tưởng ;

 Thấy được sự phát triền hợp qui luật của xã hội loài người, chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 3. Kĩ năng ;

 -Biết xác đinh vị trí các quốc gia cổ đại trên bảng đồ

 - Biết vận dụng so sánh đối chiếu.

 II/ Đồ dùng dạy học:

 - Bản đồ châu Au thời phong kiến, tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa.

 III/ Hoạt động dạy học:

1. Ổn định :

2. Bài mới:Lớp 6 chúng ta đã học về sự xuất hiện của loài người trong thời kì cổ đại. Lịch sử lớp 7 này chúng ta ngiên cứu sự phát triển của xã hội loài người trong thời kì trung kì trung đại .

 

doc 107 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Hữu Công Trường - Trường THCS Ngô Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và hai cuộc khởi nghĩa của quí tộc Trần.
2.Tư tưởng:
 Giáo dục truyền thống yêu nước, ya chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta 
 Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
3.Kĩ năng :
 Lược thuật sự kiện, đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử .
 II/Đồ dùng dạy học: 
 Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV
 III/Hoạt động dạy học:
1.Ôn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Lên bảng làm bài tập số 1,2.
3.Bài mới: Đầu thế kỉ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Qúy Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm thay đổi tình hình đất nước. Giữa lúc đó nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra như thế nào?
Nội dung
Phương pháp
1.Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
- 11/1406, 20 vạn quân Minh do Trương Phụ chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.
- Quân Minh vào Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không nổi phải lui về thành Đa Bang
- Tháng 1/1407 quân Minh chiếm Đa Bang rồi Đông Đô nhà Hồ lui về Tây Đô. 
 4/1407 quân Minh chiếm Tây Đô nhà Hồ chạy vào Hà Tĩnh, 6/1407 Hồ Qúy Ly bị bắt. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
2.Chính sách cai trị của nhà Minh.
-Chính trị: sáp nhập nước ta vào Trung Quốc và đổi tên thành quận Giao Chỉ.
-Kinh tế:Đặc ra hàng trăm thứ thuế nặng nề
-Văn hóa:Thi hành chính sách đồng hóa ngu dân
3.Những cuộc khỡi nghĩa của quý tộc Trần.
a.Khơi nghĩa Trần Ngỗi(1407 – 1409)
-10/1407 Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định Hoàng đế 
-12/1408 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh tại Bô Cô(Nam Định)
-Sau đó Trần Ngỗi nghe lời kẻ xấu giết hại các tướng giỏi. 1409 cuộc khởi nghĩa thất bại.
b.Khởi nghĩa Trần Qúy Khoáng(1409 – 1414)
-Năm 1409 Trần Qúy Khoáng lên ngôi lấy hiệu là Trùng Quang đế 
-Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu(Thừa Thiên - Huế)
-8/1413 quân Minh táng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm 
?Nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta như thế nào?
?Tại sao nhà Hồ nhanh chóng thất bại?
Vì không được nhân dân tham gia, không phát huy tính toàn dân
Hs đọc SGK
HĐ1 cá nhân
?nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm
?Hãy tường thuật cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi?
Hs thảo luận 
Gv nhận xét
HĐ2 nhóm
??Hãy tường thuật cuộc khởi nghĩa của Trần Qúy Khoáng?
Hs thảo luận 
Gv nhận xét
IV/Củng cố:
 Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiêùn của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh
 Các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
V/Dặn dò:
 Học bài và làm bài tập SGK
 Soạn bài mới và chuẩn bị cho tiết làm bài tập lịch sử
Tuần 18 	Ns:11/12/2011
Tiết 35	Nd:12/12/2011
Bài : ÔN TẬP
1.Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, của Đại Việt, ở thời Lý, Trần, Hồ
2.Tư tưởng:
 Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3.Kĩ năng :
 Sử dụng lược đồ, phân tích , lập bảng thống kê
 II/Đồ dùng dạy học: 
 Lược đồ nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ. Tranh ảnh về các thành tựu văn hóa nghệ thuật.
 III/Hoạt động dạy học:
1.Ôn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày những cải cách của Hồ Qúy Ly 
3.Bài mới: Từ thế kỉ X đến XV, ba triều đại Lý, Trần , Hồ thay nhau lên năm quyền. Đó là giai đoạn hòa hùng và vẽ vang của dân tộc ta.
1.Thời Lý – Trần nhân dân ta dã đương đầu với những kẽ thù nào ?
Thời Lý
Thời Trần
Cuộc xâm lược
Tống 
Mông - Nguyên
Thời gian
10/1075 – 3/1077 
Lần1:1/1258 – 29/1/1258
Lần2:1/1285 – 6/1285
Lần3: 12/1287 – 4/1288 
Lực lượng kẻ thù
10 vạn bộ binh,1 vạn ngựa,20 vạn dân phu.
Lần1: 3 vạn ; lần 2: 50 vạn; lần 3: 30 vạn
2.Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Tống và Mông – Nguyên .
Thời Lý
Thời Trần
Cuộc xâm lược
Tống 
Mông - Nguyên
Đường lối kháng chiến
Chủ động tấn công trước và buộc giặc đánh theo cách đánh của ta
Vườn không nhà trống.
Những tấm gương tiêu biểu
Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản
Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, 
Trần Quốc Toản., 
Tinh thần đoàn kết
Giữa quân đội triều đình và đồng bào dân tộc thiểu số miền núi
Nhân theo lệnh triều đình thực hiện vườn không nhà trống, cùng với triều đình đánh giặc
Nguyên nhân thắng lợi
Sự ủng hộ của nhân dân
Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng lĩnh
Sự ủng hộ của nhân dân
Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các tướng lĩnh
Bài tập 1
Triều đại
Thời gian
Kháng chiến
Lý
1077
Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống thắng lợi
Trần
1258
1285
1288
Nội dung
Thời Lý
Thời Trần
Nông nghiệp
..
..
.
Thủ công nghiệp
..
..
Thương nghiệp
..
..
Văn hóa
..
..
Giáo dục
..
..
Về khoa học nghệ thuật
..
..
IV/Củng cố:
V/Dặn dò: 
Tuần 18 	Ns:
Tiết 36	Nd:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tuần 19 	Ns:
Tiết 1	 Nd:
TRẢ VÀ CHỮA BÀI KIỂM TRA
 A. MỤC TIÊU 
 - Củng cố những nội dung lịch sử đã học trong học kì I để Hs nắm chắc thêm
 - Nhận xét và đánh giá về kĩ năng làm bài cũng như chất lượng giáo dục của Hs qua mơn học để qua đĩ cĩ phương pháp giáo dục hợp lý
- Khuyến khich kịp thời Hs làm bài tốt, cĩ ý thức học tập; động viên Hs đạt điểm trung bình đồng thời nhắc nhở và củng cố lại những Hs bị điểm yếu, kém.
- Giáo dục cho Hs ý thức nghiêm túc trong học tập thi cử.
 B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Bài kiểm tra của Hs đã chấm xong; bảng điểm cá nhân.
Học sinh: Sách giáo khoa lịch sử 9, vở ghi.
 C. TiÕn Tr×nh D¹y Häc:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Miễn
 3. Bài mới:
Hoạt đông của GV-HS
Nội dung
Hoạt động 1
Gv ổn định lớp, ghi bảng.
Gv yêu cầu lớp trưởng và lớp phĩ học tập lên nhận bài kiểm tra để phát cho Hs.
Hs nhận bài lắng nghe Gv nhận xét.
Gv nhận xét phần thi trắc nghiệm.
Gv nhận xét phần tự luận.
Gv nhận xét chung
Hoạt động 2
Gv chữa bài thi cho học sinh theo đáp án của từng câu hỏi.
Hs theo dõi và ghi bài.
Gv trả lời những thắc mắc nếu Hs khiếu nại.
Gv yêu cầu lớp trưởng và lớp phĩ học tập thu lại bài thi.
Gv nhắc nhở chung.
I. NHẬN XÉT BÀI THI.
 1. Phần trắc nghiệm.
a. Ư điểm:
- Đa số Hs nắm vững kiến thức theo đề cương ơn tập, lựa chọn đáp án chính xác.
- Số Hs đạt điểm tối đa phần trắc nghiệm đạt 97% .
b. Tồn tại.
- Vẫn cịn 3% Hs làm sai, chọn sai đáp án.
- Hs khoanh đáp án nhầm lẫn nên tảy xáo nhiều, trình bày chưa sạch, đẹp.
2. Phần tự luận.
a. Ưu điểm.
- Hs 100% tham gia thi phần tự luận.
- Đa số Hs làm bài đúng trọng tâm câu hỏi
- 60 % Hs làm bài trình bày sạch, đẹp, đạt điểm khá, giỏi và biết vận dụng thực tế.
b. Tồn tại
- Cĩ một số Hs làm khơng hết phần tự luận chỉ làm được 1 hoặc 2 câu hỏi.
- Một số Hs làm bài chưa bám theo nội dung đề cương nên trả lời cịn xa đáp an của đề thi.
- Một số Hs trình bày trong bài thi rất cẩu thả, khơng sạch đẹp.
II. CHỮA BÀI THI.
1. Phần trắc nghiệm.
Hs nghe đáp án đúng và đối chiếu ngay trên bài thi.
2. Phần tự luận.
Gv chữa theo đáp án đã cĩ.
3. Giải quyết thắc mắc của Hs.
- Về nhận xét của Gv
- Về điểm thi.
- Gv thu lại bài thi.
Tuần 19 	Ns:
Tiết 2	 Nd:
HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC HỌC KÌ I
1.Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức cơ bản của học kì I
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, của thời Phong kiến
2.Tư tưởng:
 Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3.Kĩ năng :
 Sử dụng lược đồ, phân tích , lập bảng thống kê
 II/Đồ dùng dạy học: 
 Lược đồ, bảng phụ, Tranh ảnh về các thành tựu văn hóa nghệ thuật.
 III/Hoạt động dạy học:
1.Ôn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Thời Lý, Trần nhân dân ta đã đánh tan những quân xâm lược nào?
3.Bài mới: chúng ta đã nghiên cứu về xã hội phong kiến Châu Aâu, và phương đông vậy đã có những đặc điểm chung nào, thành tựu đạt được như thế nào?
Câu 1: lập bảng tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây?
Phong kiến phương Đông
Phong kiến phương Tây
1.Thời gian hình thành
-Hình thành sớm, phát triển chậm, suy vong kéo dài(Trước CN - TKXIX)
1.Thời gian hình thành
-Hình thành muộn hơn, phát triển nhanh, kết thúc sớm (TK V- TK XVI)
2.Cơ sở kinh tế - xã hội của XHPK. 
-Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp.
-Địa chủ – Nông dân
-Phương thức bóc lột: Địa tô.
2.Cơ sở kinh tế - xã hội của XHPK. 
-Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp.
-Lãnh chúa-Nông nô
-Phương thức bóc lột: Địa tô.
3.Nhà nước phong kiến.
-Thể chế Nhà nước : Vua đứng đầu gọi là chế độ quân chủ
-Vua có quyền hạn tối đa
3.Nhà nước phong kiến.
-Thể chế Nhà nước : Vua đứng đầu gọi là chế độ quân chủ
-Vua bị hạn chế về quyền lực.
Câu 2: Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ được thành lập vào thời gian nào? Ai là vị vua đầu tiên của các triều đại đó?
Ngô
Đinh
Tiền Lê
Lý
Trần
Hồ 
Thời gian
939
968
980
1009
1226
1400
Vua
Ngô Quyền
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Hoàn
Lý Công Uẩn
Trần Cảnh
Hồ Quý Ly
Câu 3: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
a.Nguyên nhân thắng lợi.
-Tất cả các tầng lớp đều tham gia đấnh giặc
-Nhà Trần đã chuẫn bị rất chu đáo về mọi mặt.
-Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đôïi Trần
-Nhờ vào những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
b. Ý nghĩa lịch sử
-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
-Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam.
-Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá.
-Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác
Câu 4: Trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly? Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách đó?
-Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người tài năng thân cận.
-Kinh tế tài chính: ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh thuế ruộng, phát hành tiền giấy
-Xã hội: thực hiện chính sách hạn nô
-Văn hóa, giáo dục: dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sữa đổi quy chế thi cử học tập.
-Quân sự quốc phòng: tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố
* Ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly.
-Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ.
-Làm suy yếu thế lực nhà Trần
-Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
-Hạn chế: Các chính sách đó chưa triệt để, phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân.
IV/Củng cố:
V/Dặn dò: 
HỌC KÌ II
Tuần20,21 	 Ns:02/01/2012
Tiết37,38,39,40	 Nd:04/01/2012
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) 
 I/Mục đích :
1.Kiến thức:
- Những nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo khởi nghĩa
- Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
2.Tư tưởng:
 Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước 
3.Kĩ năng :
 Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn
 II/Đồ dùng dạy học: 
 Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
 III/Hoạt động dạy học:
1.Ôn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới: Nhà Minh đã đánh tan cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã đặc ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đứng lên chống giặc Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ và phát triển nhanh chóng trong cả nước.
Nội dung
Phương pháp
I.Thời kì ở miền tây Thanh Hóa(1418-1423)
1.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
-Lê Lợi (1385 – 1433) là một hoà trưởng có uy tín và yêu nước thương dân. 
- Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa nhiều người yêu nước từ các địa phương kéo về hội tụ trong đó có Nguyễn Trãi.
- Năm 1418 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.
- 7/2/1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
- Những năm đầu nghĩa quân gặp nhiều khó khăn phải ba lần rút lên núi Chí Linh, nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai
- Năm 1423 Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp nhận 
- Cuối năm 1424 quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. 
TIẾT 38:
II.Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424 – 1426).
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424).
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyễn địa bàn vào Nghệ An.
- 12/10/1424 nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng, sau đó hạ thành Trà Lân.
- Tiến quân đánh Khả Lưu. Phần lớn Nghệ An được giải phóng
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa(năm 1425)
- 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy một lực lượng nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
- Trong vòng 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hải Vân.
3.Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động(cuối năm 1426)
- Tháng 9/1426 Lê Lợi chia quân làm ba đạo tiến quân ra Bắc 
+ Đạo thứ nhất: tiến lên miền núi Tây Bắc, ngăn chặn viện binh
+Đạo thứ hai: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút lui của giặc
+ Đạo thứ ba: tiến thẳng về Đông Quan
- Quân ta thắng lớn ở nhiều nơi. Quân Minh phải rút về cố thủ ở Đông Quan.
TIẾT 39,40:
III.Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng(cuối năm 1426 – cuối năm 1427)
1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)
- 10/1426, 5 vạn viện binh của quân Minh do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông quan. 
- 7/11/1426 Vương Thông quyết định mở cuộc tấn công vào Cao Bộ(Chương Mĩ – Hà Nội)
- Ta đặc phục binh tại Tốt Động – Chúc Động.
- Kết quả: 5 vạn quân địch bị chết, Vương Thông bị thương phải chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đơng Quan và giải phĩng thêm nhiều châu, huyện.
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang(tháng 10/1427)
- 10/1427, 15 vạn viện binh chia thành hai đạo,
+ Đạo thứ nhất do Liễu Thăng chỉ huy kéo vào Lạng Sơn
+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy kéo vào Hà Giang.
- 8/10/1427 Liễu Thăng bị mai phục tại và bị giết tại ải Chi Lăng.
-Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang nhưng liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị diệt 3 vạn tên.
- Quân Minh tiến tới Xương Giang thì bị quân ta tiêu diệt gần 5 vạn tên, số còn lại bị bắt sống.
- Nghe tin Liễu Thăng bị giết, Mộc Thạch hoảng sợ rút quân về nước.
- Vương Thông ở Đông Quan nghe tin viện binh bị tiêu diệt hoàn toàn nên vội vàng xin hòa và chấp nhận hội thề Đông Quan(10/12/1427).
- 3/1/ 1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 
a. Nguyên nhân
- Nhân dân ta với lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia khởi nghĩa tạo thành khối đại đoàn kết
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu cùng với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
b. Ý nghĩa.
- Kết thúc 20 năm đô hộ giặc Minh 
- Mở ra một thời kì mới của dân tộc – thời Lê sơ
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm
? Trình bày những chuẩn bị của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Hs thảo luận 
Gv nhận xét tổng hợp 
Gv giới thiệu về Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Hs đọc SGK 
HĐ1 nhóm
? Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423 ?
Hs dựa vào SGK thảo luận 
Gv nhận xét tổng kết.
Gv giảng thêm về những khó khăn của nghĩa quân trong những năm đầu khởi nghĩa.
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm 
? Vì sao nghĩa quân lại chuyễn địa bàn hoạt động?
? Kết quả của các cuộc tấn công ở các nơi như thế nào?
Hs thảo luận 
Gv nhận xét tổng kết
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm
? Trình bày tóm tắt những diễn biến của nghĩa quân khi đánh vào Tân Bình, Thuận Hóa.?
Hs đọc SGK
HĐ1 cá nhân
? Trình bày quá trình tiến quân ra bắc của nghĩa quân Lam Sơn?
Hs dựa vào SGK trả lời
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm / cá nhân
?Hãùy trình bày diễn biến của trận Tốt Động – Chúc Động
Hs dựa vào SGK trả lời
Gv dựa vào bản đồ để tường thuật diễn biến.
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm
?Dựa vào lược đồ để trình bày diễn biến của trận Chi Lăng – Xương Giang?
 Hs dựa vào lược đồ đổ tường thuật 
Gv nhận xét tổng kết
Gv giảng thêmvề những trận đánh 
Hs đọc đoạn thơ Cáo bình Ngô
Hs đọc SGK
? Trình bày những nguyên nhân thắng lọi và ý nghĩa lịch sử của cuộc klháng chiến chống quân Minh xâm lược?
IV/Củng cố:
 Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua các thời kì 
 Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
 Nêu công lao của Lê Lợi và Nguyễn Trãi
V/Dặn dò:
 Học bài và làm bài tập SGK
 Soạn bài mới và sưu tầm bài Bình Ngô đại cáo
Tuần22,23 Ns:29/01/2012
Tiết41,42,43,44 Nd:30/01/2012	Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
 I/Mục đích :
1.Kiến thức:
- Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
- Tình hình kinh tế phát triển về mọi mặt. Xã hội chia thành hai giai cấp: địa chủ phong kiến và nông dân.
- Chế độ thi cử giáo dục được coi trọng, những thnàh tựu về văn học, khoa học, nghệ thuật
- Hiểu sơ lược về một số nhân vật lịch sử như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
2.Tư tưởng:
 Giáo dục cho học sinh niềm tự hào dân tộc, về thời kì thịnh vượng của đất nước
3.Kĩ năng :
 Phát triển khả năng đánh giá tình hình của đất nước, phân tích, nhận định lịch sử
 II/Đồ dùng dạy học: 
 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ. Tranh ảnh tài liệu lịch sử.
 III/Hoạt động dạy học:
1.Ôn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến của chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
3.Bài mới: Sau khi đánh tan quân Minh xâm lược Lê Lợi bắt tay vào xây dựng đất nước. Tình hình đất nước có bước phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu rất to lớn.
Nội dung
Phương pháp
I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật.
1. Tổ chức bôï máy chính quyền
Vua
Trung ương
Bộ Lại Bộ Hộ Bộ Lễ Bộ Binh Bộ Hình Bộ Công
Đứng đầu bôï là Thượng thư
Hàn lâm viện Quốc sử viện Ngự sử đài 
Cơ quan giúp việc cho các bộ
13 đạo thừa tuyên
Đô ti, Thừa ti, Hiến ti
Địa phương
Phủ
Huyện (châu)
Xã
2. Tổ chức quân đội.
- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”
- Quân đội có hai bộ phận: quân triêøu đình và quân địa phương. Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí có dao, kiếm, cung tên
- Quân đội được tập luyện thường xuyên và bố trí canh phòng những nơi hiểm yếu.
3. Luật pháp.
- Lê Thánh Tông ban hành bộ luật Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. giai cấp thống trị
+Bảo vệ lãnh thỗ, khuyến khích phát triển KT, gìn giữ truyền thống dân tộc
+ Bảo vệ người phụ nữ.
TIẾT 42:
II. Tình hình kinh tế – xã hội.
1. Kinh tế.
a. Nông nghiệp.
- Sau chiến tranh kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Cho binh lính về quê làm ruộng
- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp, thi hành chính sách quân điền.
- Khuyến khích bảo vệ sản xuất	
 Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển
b. Công thương nghiệp.
- Thủ công nghiệp truyền thống phát triển, hình thành nhiều làng nghề.
- Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền
- Thương nghiệp: khuyến khích trao đổi buôn bán trong nước và ngoài nước.
2. Xã hội.
- Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp
+Giai cấp địa chủ phong kiến(vua, quan, địa chủ), giai cấp nông dân
+ Tầng lớp: thị dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.
Hs đọc SGK
HĐ1 nhóm
? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
Hs thỏa lận và tự vẽ
Gv nhận xét tổng kết
Gv giảng thêm về các cơ quan bộ máy nhà nước
Bộ Lại: cai trị quan lại
Bộ Hộ: tài chính, dân sự
Bộ Lễ: tế lễ, thi cử, học hành
Bộ Binh: quân sự
Bộ Hình : tư pháp
Bộ Công : xây dựng công trình nhà nước
Giáo viên giới thiệu thêm về tổ chức bộ máy tại địa phương
Hs đọc SGK
HĐ1 cá nhân
? Quân độ thời Lê sơ được xây dựng như thế nào?
Hs đọc SGK
HĐ 1 nhóm /cá nhân
? Pháp luật thời Lê sơ được xây dựng như thế nào?
Hs đọc SGK
HĐ1 nhó

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Nguyễn Hữu Công Trường - Trường.doc