Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Thị Nhi - Trường THCS Bình Đa

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

 Hs cần nắm vững:

- Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến ở Châu Âu, về lãnh địa phong kiến và sự xuất hiện các thành thị Trung Đại.

- Sự suy vong của chế độ phong kiến, những cuộc phát triển lớn về địa lí và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.

- Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì Trung Đại ở Châu Âu thể hiện ở phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.

- Trung Quốc, Ấn Độ các nước Đông Nam Á thời phong kiến.

2.Thái độ

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội chiến hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

- Thấy được tính tất yếu ấy, quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu.

- Thấy được nhiều gía trị to lớn cho nền văn hóa nhân loại.

- Nhận thức được Trung Quốc, Ấn Độ là cái quốc gia lớn ở Phương Đông có ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho văn minh nhân loại.

 

doc 109 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1648Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Nguyễn Thị Nhi - Trường THCS Bình Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lịch sử.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Bản đồ trống.
- Tài liệu đọc.
2. Học sinh 
Tập ghi, sgk
III. Họat động dạy và học
1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
* Nhà Lý được thành lập như thế nào?
Năm 1009 Lê long Đĩnh chết, Lý công Uẩn lên ngôi -> nhà Lý thành lập.
Năm 1010 Lý công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long.
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
3. Bài mới.
Năm 981 quan hệ giữa ta với nhà Tống được củng cố nhưng giữa thế kỉ XI quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt bởi nhà Tống có những hành vi khiêu khích xâm lược Đại Việt -> bài học hôm nay.
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
Họat động 1
Mục tiêu: Âm mưu xâm lược của nhà Tống bà bành trướng lãnh thổ đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
* HS đọc đoạn 1Sgk . 
Tình hình nước Tống trước khi xâm lược Đại Việt?
Ngân khố hao hụt
Nội bộ mâu thuẫn
Nhân dân đấu tranh
Bộ tộc người Liêu, Hạ giấy nhiễu.
Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Giải quyết khó khăn trong nước.
Để chiếm Đại Việt nhà Tống làm gì?
Xúi giục Champa đánh lên phía nam
Ngăn cản việc mua bán nhân dân 2 nước ở phía bắc .
Nhà Tống xúi dục Champa đánh lên phía nam nhằm mục đích gì?
Làm cho Đại Việt suy yếu -> tạo điều kiện cho nhà Tống xâm lược nước ta.
Đứng trước âm mưu xâm lược đó nhà Lý đối phó bằng cách nào?
Cử thái úy Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
* HS đọc đoạn in nghiêng về Lý Thường Kiệt trong Sgk . 
* GV giảng: Lý thường Kiệt giới thiệu Lý Đạo Thành một đại quân có uy tín cùng bàn việc nước.
Để dẹp yên mặt nam, nhà Lý làm gì?
Lý thánh Tông, Lý thường Kiệt đem 5 vạn quân đánh Champa.
Kết quả: vua Champa bị bắt làm tù binh, buộc Champa phải cắt 3 châu ( Quảng bình, Quảng trị ngày nay) để chuộc vua về.
* GV kể chuyện: Ỷ Lan trông coi việc nước.
Họat động 2.
Mục tiêu: học sinh nắm được cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
* HS đọc phần 2Sgk . 
Trước tình hình quân Tống như vậy Lý thường Kiệt chủ trương làm gì?
Tiến công trước để tự vệ.
Câu nói: “ ngồi yên đợi giặc thế mạnh của giặc” thể hiện điều gì?
Chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực ngay khi chúng chưa vào nước ta => đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là xâm lược.
Quân ta tiến vào đất Tống thế nào?
HS trả lời Sgk 
GV tường thuật trên bản đồ
Vì sao Lý thường Kiệt cho viết bảng nói rõ mục đích tiến công
Cô lập kẻ thù
Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.
Mục tiêu của cuộc tấn công?
Căn cứ tập trung quân và lương thảo của quân Tốn ở Ung Châu.
Diễn biến?
GV tường thuật trên bản đồ
Tại sao nói đây là cuộc tiến công tự vệ chứ không phải là xâm lược?
Ta chỉ tấn công căn cứ quân sự, kho lương thảo, vũ khí để xâm lược Đại Việt.
Khi hoàn thành mục đích ta rút quân về nước.
Kết quả?
HS trả lời Sgk 
Việc chủ động tấn công có ý nghĩa thế nào?
Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống.
1.Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội tổ chức kháng chiến
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
- Tháng 10-1075 Lý thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống
- Sau 42 ngày đêm, ta chiếm được Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho phá hủy cầu cống, lương thảo rồi rút quân về nước.
4.Củng cố
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
- Diễn biến cuộc tiến công để tự vệ của nhà Lý vào đất Tống trên bản đồ.
5. Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập
IV. Rút kinh nghiệm. 
Tuần 8. Tiết 16
Ngày sọan: 08.10.10 
Ngày dạy:11->16.10.10 
	 Bài 11
	CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
2.Thái độ
Giáo dục về lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
3. Kỹ năng
Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên 
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến như Nguyệt
Tư liệu về Lý thường Kiệt.
 2. Học sinh 
 Tập ghi. SGK
 III. Họat động dạy và học
1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày trên bản đồ cuộc tấn công để tự vệ của nhân dân ta?
3. Bài mới
Với đường lối đúng đắn và sáng tạo, ngay từ đầu ta đã làm cho quân Tống lâm vào thế bị động. Lý Thường Kiệt đã thể hiện tài trí của mình. Sau khi rút quân về nước, chúng ta có chuẩn bị gì để chống giặc, trận chiến giai đọan hai diễn ra thế nào ? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
Họat động 1.
Mục tiêu: Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt. 
* HS đọc phần 1Sgk . 
Sau khi rút khỏi Ung Châu, Lý thường Kiệt làm gì?
- Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng
Lý Thường Kiệt đã bố phòng như thế nào?
- Lý Kế Nguyên -> vùng biển Đông Bắc.
- Xây dựng phòng tuyến sông cầu -> Như Nguyệt -> quân bộ.
Lồng ghép môi trường: Sông Như Nguyệt và việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Tù trưởng mai phục ở biên giới
=> Thủy bộ liên kết vững chắc
Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến?
- Vị trí chặn ngang các hướng tấn công từ quảng Tây sang Thăng Long.
- Chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng thế nào?
- HS trả lời Sgk 
- GV đọc tài liệu.
Sau thất bại ở Ung Châu, thái độ của nhà Tống thế nào?
- Căm tức, chuẩn bị ráo riết để xâm lược Đại Việt.
Diễn Biến?
- HS đọc Sgk . 
- GV tường thuật trên bản đồ các hướng tấn công của giặc, hướng chặn đánh của ta => vai trò của dân tộc ít người.
* Khi tiến sâu vào nội địa, giặc bị chặn đứng bởi phòng tuyến như Nguyệt => xây dựng doanh trại chờ thủy quân hỗ trợ. 
Số phận thủy quân giặc thế nào?
Bị quân Lý kế Nguyên chặn đánh trên 10 trận tại quảng ninh không thể hỗ trợ được. 
Họat động 2.
 Mục tiêu: học sinh nắm được diễn biến và kết quả trận chiến trên sông Như Nguyệt.
Lồng ghép môi trường: Diễn biến cuộc chiến đấu
Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ làm gì?
Bắc cầu phao, đóng bè vượt sông tấn công phòng tuyến của ta nhưng thất bại.
Tình hình giặc thế nào?
Chán nản, mệt mỏi
Lý Thường Kiệt làm gì để khích lệ tinh thần binh sĩ của ta?
Bài thơ: “ Nam quốc sơn hà” 
Nội dung và ý nghĩa của bài thơ này?
=> Bản tuyên ngôn lần thứ nhất
GV đọc truyền cảm, sâu lắng bài thơ.
=> Tăng thêm sức mạnh quân ta, làm khiếp nhược quân giặc.
Cuối xuân 1077 quân ta quyết định làm gì?
GV tường thuật trên bản đồ.
Tại sao Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa.
Tránh hao tổn sức người, sức của.
Muốn hòa bình cho 2 nước
Thể hiện tính nhân đạo.
* Thảo luận nhóm: hãy tìm những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
Nguyên nhân thắng lợi?
Nhân dân đoàn kết
Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
Y nghĩa?
Là trận đánh tuyệt vời của lịch sử chống ngoại xâm.
Giữ vững nền độc lập, tư chủ
Buộc nhà tống bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
1.Kháng chiến bùng nổ
* Chuẩn bị
Các địa phương được lệnh bố phòng.
Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Đông Bắc.
Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
* Diễn biến:
Cuối 1076 quân tống kéo vào nước ta.
Năm 1077 ta đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của giặc, chặn đứng giặc ở bắc sông Cầu.
Quân thủy của giặc bị Lý Kế Nguyên đánh 10 trận không vào hỗ trợ được.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
* Diễn biến
Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng thất bại.
Một đêm cuối xuân 1077 quân ta bất ngờ vượt sông đánh vào đồn giặc, tiêu diệt hơn nửa quân Tống.
Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” rút quân về nước.
* Ý nghĩa:
- Là chiến thắng tuyệt vời chống ngoại xâm.
- Giữ vững nền độc lập.
- Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt.
4. Củng cố
- Vì sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống Tống.
- Trình bày diễn biến lịch sử của kháng chiến chống Tống?
- Ý nghĩa lịch sử?
5. Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập. 
Tuần 9. Tiết 17
Ngày sọan:15.10.10 
Ngày dạy:18->23.10.10 Bài 12 
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Dưới thời Lý, nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được 1 số thành tựu nhất định.
 - Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.
2.Thái độ
 Khâm phục ý thức vươn lên trong công việc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý.
3. Kỹ năng
Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của 1 công trình nghệ thuật.
Chuẩn bị .
1. Giáo viên 
Tranh ảnh mô tả hoạt động kinh tế thời Lý.
Tư liệu về thành tựu kinh tế, văn hóa thời Lý.
2. Học sinh 
Tập ghi, sgk
III. Họat động dạy và học
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
Đại Việt thời Lý đạt nhiều thành tựu về kinh tế đó là thành tựu gì? Vì sao nhân dân ta lại đạt được nhiều kết quả đó -> bài học hôm nay.
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
Họat động 1.
Mục tiêu: Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất.
* Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai?
Danh nghĩa: vua
Thực tế: nông dân chia ruộng cày cấy -> nộp thuế, đi phu, đi lính cho vua.
Lễ cày tịnh điền là gì? Có ý nghĩa thế nào?
- HS đọc đoạn in nhỏ Sgk . 
=> Vua quan tâm đến nông nghiệp
Vua Lý dùng biện pháp gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
Khai hoang
Thủy lợi, đê điều
Ban hành luật bảo vệ đê điều, trâu bò -> bảo vệ sức kéo.
Kết quả?
Nhiều năm mùa màng bội thu
Tại sao nhà Lý, nông nghiệp phát triển mạnh?
Nhà nước quan tâm
Nhân dân cần cù, chăm chỉ 
Lồng ghép môi trường: Việc khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất
* GV đọc tài liệu
Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Họat động 2.
Mục tiêu: Dưới thời Lý, nước được ổn định lâu dài, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được 1 số thành tựu nhất định.Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.
* HS đọc Sgk phần 2
HS đọc đoạn in nghiêng Sgk .
 Nội dung trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển.
Nghề dệt
Tại sao nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống.
Vua Lý muốn nâng cao giá trị hàng trong nước.
=> Liên hệ thực tế hiện nay
Kể tên 1 số nghề thủ công?
Gốm, đúc đồng, rèn sắt
Xây dựng
Làm đồ trang trí
* HS xem hình đồ gốm tráng men
-> Nhận xét về chúng.
Bước phát triển mới thủ công nghiệp thời Lý là gì?
Tại sao nhiều sản phẩm mới.
Kĩ thuật cao
Tình hình thương nghiệp?
Buôn bán trong và ngoài nước phát triển?
HS đọc đoạn in nghiêng.
=> Vân đồn thuộc Quảng Ninh là 1 hải đảo -> thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ đi lại ở nội địa.
Thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ đối với nhà Tống.
Sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp chứng tỏ điều gì? 
- Nhân dân ta có đủ khả năng xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua do nông dân canh tác
- Nhà Lý quan tâm đến nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển.
2. Thủ công nghiệp và Thương nghiệp.
- Thủ công nghiệp có nhiều ngành, nghề tạo ra các sản phẩm chất lượng cao
- Hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
- Vân Đồn là nơi buôn bán thuận tiện với thương nhân nước ngoài.
4.Củng cố
Lễ cày tịnh điền là gì?
Lễ cúng được mùa, do các quan tiến hành.
Lễ tiến thần nông, do bô lão tiến hành.
Lễ tế trời, do vua tiến hành.
Lễ tế thần nông, do vua tiến hành.
 Trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài thời bấy giờ là:
Vân Đồn	b. Hội An 	c. Phố Hiến	d. Thăng Long 
5. Dặn dò
- Học bài 
- Làm bài tập
- Chuẩn bị phần II bài 12.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 9. Tiết 18
Ngày sọan:15.10.10 
Ngày dạy:18->23.10.10 
 Bài 12
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA.
 II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
 - Thời Lý có sự phân hóa mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
- Văn hóa giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hóa Thăng Long.
2. Thái độ
Giáo dục lòng tự hào truyền thống văn hóa của dân tộc ý thức xây dựng nền văn hóa dân tộc.
3. Kỹ năng
Rèn kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
Tranh ảnh các thành tựu văn hóa thời Lý.
2. Học sinh 
	Tập ghi, sgk
III. Họat động dạy và học
 1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
* Nhà Lý làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
- Tổ chức khai hoang
- Đào kênh ngòi, đắp đê.
- Cấm giết trâu, bò.
- Cày ruộng tịnh điền.
3. Bài mới
Bên cạnh sự phát triển kinh tế thì sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta cũng rất phong phú, giáo dục có chuyển biến mới -> nội dung bài học mới.
Họat động của thầy và trò
Ghi bảng
Họat động 1.
Mục tiêu: Thời Lý có sự phân hóa mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
* GV giảng giải: thời Lý xã hội chia thành nhiều tầng lớp -> đó là những tầng lớp nào?
HS đọc đoạn 1 Sgk 
So với thời Đinh – Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào?
Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn.
Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột càng nhiều.
Đời sống các tầng lớp thống trị thế nào?
Đầy đủ, sung túc.
Nêu đời sống của giai cấp bị trị?
Thợ thủ công, thương nhân sống rải rác ở các làng -> sản xuất trao đổi buôn bán => nộp thuế, làm nghĩa vụ cho vua.
Nông dân: lực lượng sản xuất chính của xã hội.
Nông dân nghèo -> cày ruộng cho địa chủ
Nô tì: phục vụ nhà quan
Nguồn gốc nô tì?
Tù binh, nợ nần hoặc bán thân cuộc sống không đảm bảo.
=> Xã hội thời Lý phân hóa sâu sắc.
Họat động 2.
 Mục tiêu: Văn hóa giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hóa Thăng Long
* Giáo dục lồng ghép môi trường
- Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc về những thành tựu văn hóa.
- Giáo dục ý thức giữ gìn các di tích văn hóa ở địa phương.
* HS đọc phần 2Sgk . 
Năm 1070 nhà Lý làm gì?
Xây văn miếu -> thờ Khổng Tử và là nơi dạy học con vua.
GV đọc tài liệu về văn miếu.
Năm 1075 có sự kiện gì?
Mở khoa thi đầu tiên.
Năm 1076?
Xây dựng Quốc Tử Giám trong văn Miếu => trường đại học đầu tiên của Đại Việt -> GD được quan tâm -> song chế độ thi cử chưa nề nếp.
Tôn giáo thời Lý?
Nêu dẫn chứng đạo phật được truyền bá rộng?
HS đọc Sgk . 
Gv khai thác kênh hình Sgk H24,25 -> đọc tài liệu về tượng phật Adiđà và chùa một cột.
Kể tên các hoạt động văn hóa dân gian và các môn thể thao được nhân dân yêu thích.
-HS trả lời Sgk 
=> Các hoạt động văn hóa được đưa vào lễ hội mùa xuân -> nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc?
* GV giới thiệu tranh ảnh.
Quan sát và nhận xét hình Rồng thời Lý?
Rồng mình trơn, uốn khúc uyển chuyển -> tượng trưng mây mưa -> nông nghiệp lúa nước.
=> hình tượng nghệ thuật độc đáo.
* Nền văn hóa dân tộc -> văn hóa Thăng Long.
1.Những thay đổi về mặt xã hội.
Địa chủ bao gồm: quan lại, hoàng tử, công chúa, nông dân giàu có nhiều ruộng đất.
Nông dân thường: nhận ruộng công làng xã.
Nông dân tá điền: nhận ruộng của địa chủ và phải nộp địa tô.
Thợ thủ công, thương nhân.
Nô tì
2. Giáo dục và văn hóa.
- Năm 1070 nhà Lý xây dựng văn miếu.
- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
- Năm 1076 thành lập Quốc Tự Giám.
- Đạo Phật rất phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, ca múa, trò chơi nhân gian phát triển .
4. Củng cố
 1. Giai cấp thống trị gồm:
a. Vua quan	b. Công Chúa, nông dân	c. Hoàng Tử, tá điền	d. Địa chủ thường
 2. Nêu 3 sự kiện đánh dấu sự ra đời của giáo dục Đại Việt ?
 3 . Hình rồng thời Lý:
a. Có sừng hung dữ.	b. Mình có vảy
Mình trơn, uốn khúc uyển chuyển	d. Tất cả đều đúng
5. Dặn dò
 Học bài 
 Làm bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 10. Tiết 19
Ngày sọan:22.10.10	
Ngày dạy:25->30.10.10	 	LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
 I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- Củng cố lại kiến thức thời Ngô- Đinh- Tiền Lê-Lý: chế độ chính trị, kinh tế , văn hóa.
- Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê và nhà Lý.
2. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Tôn trọng thành quả lao động sáng tạocủa cha ông ta.
3. Kĩ năng.
- So sánh, phân tích. Lập bảng thống kê
- Sử dụng bản đồ, lược đồ.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
Bản đồ kháng chiến chống Tống ( 1075-1077 )
Tranh ảnh về đồ gốm, cảnh sinh họat dân gian
2. Học sinh 
 Tập ghi, sgk
Họạt động dạy và học.
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
	Kết hợp làm bài tập.
3. Bài mới.
Bài tập 1.
	Ngô Quyền có công lao gì đối với đất nước ?
a. Dẹp lọan 12 sứ quân.	b. Thống nhất đất nước.
c. Dựng nền độc lập.	d. Đánh tan quân Tống.
Bài tập 2
	Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô và nêu nhận xét ?
Bài tập 3
Lập bảng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa nước ta thời Tiền Lê:
Các lĩnh vực
Tình hình phát triển
Kinh tế :
Nông nghiệp:
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Xã hội và văn hóa :
Xã hội ( các tầng lớp ):
Văn hóa :
Bài tập 4: Lễ cày tịnh điền là gì?
a. Lễ cúng được mùa, do các quan tiến hành.
b. Lễ tiến thần nông, do bô lão tiến hành.
c. Lễ tế trời, do vua tiến hành.
d. Lễ tế thần nông, do vua tiến hành.
 Bài tập 5. Trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt năm 1077 chống quân xâm lược Tống ? 
Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ chống Tống.
* Diễn biến:
- Quách Quỳ cho quân tấn công ta nhưng thất bại
- Cuối xuân 1077 ta bất ngờ vượt sông phản công, tiêu diệt hơn nửa quân Tống.
- Quách Quỳ “ Giảng hòa”, rút quân về nước
* Ý nghĩa:
- Là chiến thắng tuyệt vời chống ngoại xâm.
- Giữ vững nền độc lập dân tộc
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
Bài tập 6.
Điền vào bảng niên biểu sau:
Thời gian
Sự kiện
Năm 939
Năm 967
Năm 968
Năm 981
Năm 1010
Năm 1042
Năm 1054
Năm 1075
Năm 1077 
Ngô Quyền lên ngôi vua
Đinh Bộ Lĩnh dẹp lọan 12 sứ quân
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hòang đế
Lê Hòan chiến thắng quân xâm lược Tống
Lý Công Uẩn dời đô về Đại La.
Nhà Lý ban hành bộ Hình thư
Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
Lý Thường Kiệt chủ động tấn công vào đất Tống để tự vệ.
Chiến thắng trên phòng tuyến Như Nguyệt chống quân xâm lược Tống.
* Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập, hướng dẫn làm bài tập khó, sửa những bài tập các em làm sai.
* Dặn dò:
- Ôn tập các bài đã học
- Tìm hiểu về danh nhân Lý Thường Kiệt.
* Rút kinh nghiệm 
Tuần 10. Tiết 20
Ngày sọan:22.10.10	
Ngày dạy:25->30.10.10	
	ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức đã học về lịch sử trung đại các nước Phương Đôngvà Châu Au.
Khái quát về nhà nước Ngô- Đinh- Tiền- Lê ở buổi đầu độc lập và xây dựng nền tự chủ.
Sự thành lập nhà Lý và cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)
 2.Thái độ
- Giáo dục tư tưởng tình cảm, thế giới quan cho HS về các nền văn minh nhân loại.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
3. Kỹ năng
- Kĩ năng đọc bản đồ, tường thuật sự kiện lịch sử trên bản đồ.
- Kĩ năng so sánh, lập bảng thống kê, sơ đồ, phân tích các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
Bản đồ Châu Âu thời phong kiến 
Bản đồ các cuộc phát kiến địa lí.
Tranh ảnh về các quốc gia Ấn Độ – Trung Quốc.
2. Học sinh
Tập ghi, sgk
III. Họat động dạy và học
Lập bảng thống kê những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Phương Đôngvà Phương Tây.
GV lập bảng trống
HS điền vào những nội dung đã học
Làm các dạng bài tập
Đặc điểm
XHPK Phương Đông
XHPK Phương Tây
Nhận xét
Thời kì
Hình thành
TK III TCN – TKX
(TQ) (ĐNA)
TKV-X
Phương Đông-> CĐPK sớm
Thời kì
Phát triển 
Thời kì khủng
Hoảng suy vong
Cơ sở 
kinh tế
Các giai 
cấp cơ bản
Phương thức 
bóc lột
 2. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí trên bản đồ.
 3. Quý tộc và tư sản Châu Âu đã dùng những biện pháp nào để tích lũy tư bản nguyên thủy.
Cướp biển và cướp bóc thuộc địa
Buôn bán nô lệ da đen
Cướp đoạt ruộng đất
Gia tăng thuế và độc quyền ngoại thương
Tất cả đều đúng
Tất cả đều sai.
 4. Hãy sắp xếp theo thứ tự các ý sau để trình bày sự hình thành XHPK ở Trung Quốc:
XH có nhiều thay đổi sâu sắc: giai cấp địa chủ xuất hiện, nông dân bị phân hóa.
Việc sử dụng công cụ bằng sắt: diện tích gieo trồng và năng suất lao động tăng.
Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
 * -> * -> *
5. Thống kê các giai đoạn lịch sử của Ấn Độ:
- 2500 năm TCN	
- Từ 1500 năm TCN 	
 đến thế kỉ III TCN
Đầu TK III TCN	
 Đến đầu TK IV
Từ đầu TK IV	
 Đến đầu TK VI
- TK XII ->TK XVI	
- TK XVI -> TK XIX	
 6. Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của Lào – Campuchia thời phong kiến?
7. Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô – Đinh –Tiền Lê và so sánh nhận xét.
8. Trình bày trên bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trên, kết hợp kiểm tra bài cũ và cho điểm
IV. Rút kinh nghiệm. 
Tuần 11. Tiết 21
Ngày sọan: 27.10.10
Ngày dạy: 01.11.10
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu
1 .Kiến thức
 Hệ thống hóa kiến thức đã học về chế độ phong kiến Phương Đôngvà Phương Tây.
Kiến thức lịch sử dân tộc thời Ngô- Đinh- Tiền Lê
Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)
2.Thái độ
Giáo dục tình thần yêu lao động, tôn trọng nền văn minh nhân loại.
Giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc
3. Kỹ năng
Rèn kĩ năng làm bài viết trắc nghiệm, tư luận.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ 7
MỨC 
ĐỘ
NHẬN 
THỨC
NỘI
NHẬN 
BIẾT
THÔNG
HIỂU
VẬN
DỤNG
DUNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Số câu
điểm
Số câu
điểm
Số câu
điểm
Số câu
điểm
Số câu
điểm
Số câu
điểm
Trung Quốc thời phong kiến
1 ( 0.5 đ )
1 ( 3đ )
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống
1 ( 3 đ )
1 ( 1 đ )
Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
2 ( 1 đ )
Ấn Độ thời phong kiến
1 ( 0.5 đ )
Sự suy vong của chế độ phong kiến
1 ( 0.5 đ )
Nhà lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
1 (0.5 đ)
Tổng số điểm : 10
2
3
0.5
1
0.5
3
Học sinh 
Giấy, bút
III. Họat động dạy và học
1.Ổn định lớp
2. Thu tập học sinh
3. Phát đề
I. Trắc nghiệm (3đ)
1. Đặc trưng của kinh tế lãnh địa là:
Tự cung tự cấp
Trao đổi, buôn bán phát triển
Thủ công là chủ yếu
Cả 3 đều đúng
2. Quan hệ sản xuất trong lãnh địa phong kiến 
Chủ nô – nô lệ	b. Lãnh chúa – nông nô	c. Tư sả

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu - Nguyễn Thị Nhi - Trường THCS Bì.doc