Giáo án Lịch sử 9 - Chủ đề 1: Liên xô và các nước đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

CHỦ ĐỀ 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Ia.Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện tại:

Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945-> 1991 qua 2 giai đoạn:

+Giai đoạn Từ 1945-> giữa những năm 70 của thế kỉ XX: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Giai đoạn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đến 1991: Sự khủng hoảng, tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Kĩ năng đánh giá những thành tựu, sai lầm và hạn chế của Liên Xô và các nước Đông Âu khi xây dựng chế độ XHCN.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1488Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Chủ đề 1: Liên xô và các nước đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Ia.Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện tại:
Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945-> 1991 qua 2 giai đoạn:
+Giai đoạn Từ 1945-> giữa những năm 70 của thế kỉ XX: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Giai đoạn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đến 1991: Sự khủng hoảng, tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Kĩ năng đánh giá những thành tựu, sai lầm và hạn chế của Liên Xô và các nước Đông Âu khi xây dựng chế độ XHCN.
IIa. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Giai đoạn Từ 1945-> giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- Thành tựu qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 
Hiểu và giải thích được vì sao Liên Xô và các nước Đông Âu khi xây dựng chế độ XHCN đạt những thành tựu rực rỡ.
 .
Thuyết minh những thành tựu đạt đựơc của Liên Xô vê mặt kĩ thuật
- Liên hệ thành tựu thực tế của Việt Nam khi xây dựng CNXH
Giai đoạn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đến 1991
Nguyên nhân và quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô
Chứng minh sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu .
Phân tích tình hình ở Việt Nam khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng và tan rã 
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, , nhận xét đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện hiện tượng vấn đề lịch sử nhân vật, vận dụng liên hệ kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra.
CHỦ ĐỀ 2: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 
Ib.Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện tại:
+ Biết được tình hình chung các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh: Quá trình đấu tranh giành độc lập, sự hợp tác phát triển sau đó.
+ Sự ra đời và thành tựu đạt được của nước CHND Trung Hoa qua 20 năm đổi mới.
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
+ Thành tựu của CH Nam Phi trong cuộc đấu tranh chống và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
+ Những nét chung của cách mạng Cu- ba
II b. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
+ Biết được tình hình chung các nước A, Phi, Mĩ La- tinh.
Trình bày 3 giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước A, Phi, Mĩ La- tinh 
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển thì hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị tan rã
Qua kiến thức cuộc sống liên hệ tình hình giải phóng dân tộc ở nước ta
+ Sự ra đời và thành tựu đạt được của nước CHND Trung Hoa qua 20 năm đổi mới
Sự ra đời nước CHND Trung Hoa 
 Ý nghĩa sự ra đời nước CHND Trung Hoa 
Phân tích thành tựu đạt được của nước CHND Trung Hoa qua 20 năm đổi mới
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
Trình bày sự ra đời của tổ chức ASEAN.
 Hiểu mục tiêu của tổ chức ASEAN.
Vai trò của Việt Nam trong tổ chúc ASEAN
+ Những nét chung của cách mạng Cu- ba
Nét chính của cách mạng Cu-ba
Thay đổi ở các nước Mỹ La- tinh từ sau 1945.
Tìm những hình ảnh nói về Phi đen Cat-Xtơ-rô đối với cách mạng Việt Nam
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật, phản biện, nhận xét đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện hiện tượng vấn đề lịch sử nhân vật, vận dụng liên hệ kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra.
III. Câu hỏi và bài tập:
* Câu hỏi nhận biết 
Câu 1. Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế? Hoàn cảnh ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu? Quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô.
Câu 2..Trình bày 3 giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước A, Phi, Mĩ La- tinh 
Câu 3 . Sự ra đời nước CHND Trung Hoa 
Câu 4. Trình bày sự ra đời của tổ chức ASEAN
Câu 5. Nét chính của cách mạng Cu-ba
* Câu hỏi thông hiểu 
Câu 1 Vì sao Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội? Tại sao chế độ XHCN ở Liên Xô khủng hoảng và tan rã .
Câu 2 Phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX có những điểm nào nổi bật?
Câu 3 Nước CHND Trung Hoa ra đời có ý nghĩa gì?
Câu 4 Tổ chức ASEAN có những mục tiêu gì?
Câu 5. Thay đổi ở các nước Mỹ La- tinh từ sau 1945?
* Câu hỏi vận dụng thấp 
Câu 1. Thuyết minh những thành tựu đạt được của Liên Xô về mặt kĩ thuật.
Câu 2 Chứng minh sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu .
Câu 3 Phân tích thành tựu đạt được của nước CHND Trung Hoa qua 20 năm đổi mới
Câu 4 Giới thiệu về một nước trong tổ chức ASEAN.
Câu 5 Tìm những hình ảnh nói về Phi đen Cat-Xtơ-rô đối với cách mạng Việt Nam
* Câu hỏi vận dụng cao 
Câu 1 . Khi xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam có những thành tựu gì nổi bật về mặt kĩ thuật?
Câu 2 Phân tích tình hình ở Việt Nam khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng và tan rã 
Câu 3 Trong giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỷ XX tình hình giải phóng dân tộc ở nước ta có điểm gì nổi bật?
Câu 4 Thái độ của em đối với nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với tình hình biển Đông hiện nay
Câu 5 Phân tích vai trò của Việt Nam trong tổ chức ASEAN
IV.Định hướng tổ chức dạy học
TRƯỜNG THCS THANH SƠN
TỔ SỬ- ĐỊA- ANH
ĐỀ KIỂM TRA KÌ II(2015-2016)
MÔN THI : LỊCH SỬ
KHỐI LỚP :9 
THỜI GIAN 45 PHÚT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1.Kiến thức: 
- Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945-> 1991 qua 2 giai đoạn:
+Giai đoạn Từ 1945-> giữa những năm 70 của thế kỉ XX: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 +Giai đoạn từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đến 1991: Sự khủng hoảng, tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.+ Biết được tình hình chung các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh: Quá trình đấu tranh giành độc lập, sự hợp tác phát triển sau đó.
- Sự ra đời và thành tựu đạt được của nước CHND Trung Hoa qua 20 năm đổi mới.
- Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
- Thành tựu của CH Nam Phi trong cuộc đấu tranh chống và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
- Những nét chung của cách mạng Cu- ba
2.Tư tưởng : 
- Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện của lịch sử thế giới từ đó hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước.
3.Kỹ năng : 
- Kĩ năng đánh giá những thành tựu, sai lầm và hạn chế của Liên Xô và các nước Đông Âu khi xây dựng chế độ XHCN.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày sự kiện, vận dụng kiến thức để phân tích đánh giá sự kiện, liên hệ thực tế.
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận.
III.Thiết kế ma trận .
Chủ đề (nội dung)/ Mức độ nhận thức.
Nhận biết.
Thông hiểu.
Vận dụngcấp độ thấp.
Vận dụngcấp độ cao.
Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-Số câu:
-Số điểm:
- Tỷ lệ:
2 điểm
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 
.
-Số câu:
-Số điểm:
- Tỷ lệ:
2 điểm
1 điểm
50%TSĐ= 5 điểm
2.5 điểm
0.5 điểm
2 điểm
100%TSĐ= 10 điểm
4.5 điểm
2 điểm
1điểm
2.5 điểm
Định hướng phát triển năng lực của HS:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. 
- Năng lực chuyên biệt: Nhận xét, giải thích, đánh giá, tái tạo kiến thức.
 KHU VỰC VIẾT ĐỀ 
Câu 1: (2 điểm)
 Hãy trình bày chiến sự ở Gia Định 1859 khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Câu 2: ( 3 điểm)
 Vì sao khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913) thất bại và có ý nghĩa lịch sử gì? Khởi nghĩa Yên Thế có những gì khác so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: ( 3 điểm)
 Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thực dân Pháp thi hành những chính sách kinh tế gì tại Việt Nam? Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền, xây dựng nhà máy, đô thị đã ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của nhân dân ta lúc bấy giờ?
Câu 4: ( 2 điểm) 
 Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời thuộc địa của Pháp ở Đông Dương? 
HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2đ)
Chiến sự tại Gia Định:
- 2/1859 quân Pháp kéo vào Gia Định.
- 17/2/1859 tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt, tan rã.
- 24/2/1861 Pháp chiếm đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long) và thành Vĩnh Long.
 - 5/6/1862 triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn....
0.5
0.5
0.5
0.5
2
(3đ)
* Nguyên nhân thất bại: Do Pháp lúc này còn mạnh, cấu kết với phong kiến, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
*Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
* Điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là:
-Không hưởng ứng chiếu Cần Vương, không mong muốn lập lại chế độ phong kiến, chỉ đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của một bộ phận dân cư.
1.0
1.0
1.0
3
(3đ)
-Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
-Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại. Sau đó là ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện, .
- Pháp còn xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự
-Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng của Pháp nhập vào đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, đánh thuế cao hàng các nước khác 
- Chúng còn đề ra các thuế mới, nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện.
- Mục đích của Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
* Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, cướp đất, khai phá lập đồn điền, xây dựng nhà máy, đô thị đã ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của nhân dân ta lúc bấy giờ là: 
- Gây ô nhiễm môi trường: không khí, nguồn nước
- Gây ra nhiều loại dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
4
(2đ)
Toàn quyền Đông Dương
Lào
Cam Pu Chia
Việt Nam (Bắc -Trung - Nam Kỳ
Bộ máy chính quyền cấp Kỳ (Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh – Huyện (Pháp+Bản xứ).
Bộ máy chính quyền cấp xã, thôn (Bản xứ).
2.0

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_GIUA_KI_I_MON_LICH_SU_9.doc