Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11 - Bài 10: Các nước Tây Âu

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức:

- H nêu được tình hình chung với những nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh TG thứ hai.

- HS trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

2.Tư tưởng:

- H nhận thức được những mối quan hệ, những nguyên nhân đưa tới sự kiện liên kết khu vực của Tây Âu và quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai và mối quan hệ giữa VN và Tây Âu từ 1975 đến nay dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển.

3. Kĩ năng:

- H biết sử dụng bản đồ .

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11 - Bài 10: Các nước Tây Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21.10.2012
Ngày giảng: 24.10.2012
 TIẾT 11 - BÀI 10
CÁC NƯỚC TÂY ÂU
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- H nêu được tình hình chung với những nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh TG thứ hai.
- HS trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2.Tư tưởng:
- H nhận thức được những mối quan hệ, những nguyên nhân đưa tới sự kiện liên kết khu vực của Tây Âu và quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai và mối quan hệ giữa VN và Tây Âu từ 1975 đến nay dần dần được thiết lập và ngày càng phát triển.
3. Kĩ năng:
- H biết sử dụng bản đồ .
- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2; Bảng phụ chép BT củng cố.
- Học sinh: Bài soạn, sưu tầm tranh ảnh về các nước Tây Âu.
III.Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc:
Vấn đáp, sử dụng bản đồ, phân tích....
IV. Tổ chức giờ học:
1.Ổn định tổ chức:1 p
2. Kiểm tra bài cũ:4 p
 Hỏi:Trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân nào là chính?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài mới: 1p
 Từ sau chiến tranh TG thứ hai đến nay, tình hình các nước Tây Âu đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong những thay đổi to lớn đó là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức liên minh Châu ÂU (EU), đây là sự liên minh lớn nhất, chặt chẽ nhất và có sự thành công lớn về KT và chính trị trên thế giới. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các nước Tây Âu.
Hoạt động của thầy và trò
t
Nội dung chính
* Hoạt động 1:Tìm hiểu tình hình chung.
* Mục tiêu: H nêu được tình hình chung với những nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh TG thứ hai.
* Đồ dùng: Bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2.
* Cách tiến hành:
- G sử dụng bản đồ chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2. 
- H dựa vào bản đồ và những hiểu biết của mình giới thiệu về các nước Tây Âu.
- G nhận xét, khái quát lại.
- Về vị trí địa lý, Tây Âu nằm ở phía Tây của Châu Âu và là một trong hai khu vực lớn của Châu Âu
- Các nước Tây Âu có truyền thống văn hoá lâu đời, nền KT phát triển và không cách biệt nhau lắm về trình độ.
- G cung cấp
Trong chiến tranh TG thứ hai (1939 – 1945) các nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề.
- G yêu cầu H đọc phần chữ in nhỏ SGK
Hỏi: Em có nhận xét gì về kinh tế của các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai?
- H trả lời.
- G nhận xét ,chốt ghi.
- H ghi vào vở.
Hỏi:Em có nhận xét gì về kế hoạch phục hưng Châu Âu của Mĩ?
-H trả lời.
- G nhận xét, bổ sung:Đây là âm mưu của Mĩ nhằm xiết chặt các nước Châu Âu lệ thuộc vào nền KT Mĩ. Mĩ muốn khống chế toàn bộ các nước Châu Âu phụ thuộc Mĩ và tiến tới là đồng minh của Mĩ về mọi mặt.
- G cung cấp kiến thức về đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu.
- H nghe – ghi
- G yêu cầu H theo dõi vào ND chữ in nhỏ SGK.
 Hỏi:Hãy cho biết những nước nào trở thành đối tượng xâm lược trở lại của thực dân phương tây và kết quả những cuộc xâm lược đó.
- H dựa vào SGK và những ND đã học trả lời:
- Inđônêxia (11/1945)
- Pháp xâm lược Đông Dương(VN-Lào- Campuchia) 9/1945
- Anh xâm lược Mã Lai 9/1945
-> Kết quả: các nước thực dân phương Tây đều thất bại phải công nhận nền độc lập...
- G cung cấp chính sách đối ngoại
- H nghe , ghi.
Hỏi: Em nhận xét gì về chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu?
- H suy nghĩ trả lời.
- G nhận xét. bổ sung: Chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu chủ yếu phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ
- G sử dụng bản đồ giới thiệu về nước Đức.
- G yêu cầu H theo dõi SGK .
Hỏi: Hãy khái quát nội dung cơ bản về tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- H dựa vào SGK trả lời.
- G nhận xét , khái quát ghi.
- G giảng : Sau khi thành lập CHLB Đức, Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Tây Đức khôi phục KT đưa CHLB Đức vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, nền KT đã phục hồi nhanh chóng.
Hỏi:Sự kiện thống nhất nước Đức có ý nghĩa như thế nào đối với nước Đức?
- HS trả lời, GV chôt.
 Tạo ra sức mạnh cho nước Đức cả về KT, CT. Ngày nay Đức là quốc gia có tiềm lực KT, QS mạnh nhất Tây Âu
Hỏi: Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu sau 1945 là gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự liên kết khu vực
* Mục tiêu: HS trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Cách tiến hành:
- G cung cấp kiến thức.
- H nghe , ghi bài.
- H đọc phần chữ in nhỏ .
Hỏi: Cộng đồng KT Châu Âu ra đời nhằm mục đích gì?
- H dựa vào SGK trả lời.
- G nhấn mạnh lại: Nhằm hình thành một thị trường chung để xoá bỏ dần hàng rào thuế quan giữa 6 nước; Thống nhất trong lĩnh vực giao thông - nông nghiệp; Đem lại hoà bình phồn vinh cho các DT.
 Hỏi:Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
- H trả lời:
- G bổ sung: Có chung nền văn minh; KT không cách biệt nhau lắm; Từ lâu có mối quan hệ mật thiết ;Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ
- G cung cấp kiến thức .
- H nghe ,ghi.
Hỏi: Nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của EU? Em có nhận xét gì về quá trình hình thành và phát triển này?
GV sử dụng kĩ thuật dạy học “đắp bông tuyết” . Thời gian 5p: 
- Vòng 1: theo bàn , mỗi bàn một bông (8 bông).(2p)
- Vòng 2: Theo dãy (2 bông) .(2p)
- Vòng 3: Đai diện 2 nhóm báo cáo, Gv chốt(1p).
- G nhận xét, kết luận:Từ EEC ->EC - >EU (1957 – 1967 – 1991)
Quá trình hình thành và phát triển của EU là quá trình liên kết từng bước theo quy mô kinh tế , chính trị, xã hội khác nhau: từ 6 nước (1957) đến 9 nước (1973), 10 nước (1981), 12 nước (1986), 15 nước (1999), 25 nước (2004)
- G cung cấp .
- G yêu cầu H quan sát lược đồ H.21 xác định trên bản đồ Châu Âu các nước của EU.
- G liên mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.
15p
20
I. Tình hình chung.
- Trong chiến tranh TG thứ hai các nước Tây Âu (trừ các nước trung lập không tham chiến) bị tàn phá nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế.
- 1948: để khôi phục kinh tế 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác San”.( 16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD trong những năm 1948-1951).
- Kinh tế được phục hồi ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
- Chính trị:
+ Đối nội: Thu hẹp quyền tự do dân chủ, xoá bỏ những cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ,củng cố thế lực của tư sản.
+ Đối ngoại: Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân trở lại . 
-Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” các nước Tây Âu tham gia khối quân Bắc đại tây dương (NATO) do Mĩ thành lập -> tình hình Châu Âu trở nên căng thẳng
- Sau chiến tranh TG thứ hai từ một nước Đức thống nhất bị chia thành 2 nhà nước với các chế độ chính trị đối lập nhau:
+ CH LB Đức (Tây Đức) : 9/1949
+ CH DC Đức (Đông Đức): 10/1949
 -3/10/1990 : nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế ,quân sự mạnh nhất Tây Âu.
II. Sự liên kết khu vực
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Tây Âu xuất hiện một xu hướng mới, đó là sự liên kết KT giữa các nước trong khu vực:
+ 4/1951 “cộng đồng than, thép Châu Âu” ra đời gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.
+ 3/1957 “cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “ Cộng đồng KT Châu Âu” (EEC) được thành lập gồm 6 nước trên.
+ 7/1967 ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng Châu Âu viết tắt(EC).
- Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991 :tại hội nghị cao cấp họp tại Ma-a-xtơ-rich (Hà Lan) quyết định chuyển cộng đồng Châu Âu sang một tên gọi mới là liên minh Châu Âu (EU)
-1/1/1999 đồng tiền chung của liên minh được phát hành gọi là đồng ơ rô(EURO) 
- Tới nay, EU là một liên minh KT - CT lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
4,Củng cố: 3p’
- G khái quát lại nội dung bài học.
- BTTN:( GV treo bảng phụ)
 Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái trước những nhận xét đúng về tình hình chung của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2.
 A.Hầu hết các nước đều phụ thuộc vào Mĩ.
 B.Sau chiến tranh thế giới thứ 2, do bị tàn phá nặng nề nên các nước Tây Âu đều phải dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế.
 C.Từ đầu năm 1970 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu dần phát triển mạnh, đuổi kịp Mĩ và vượt nhiều mặt, trở thành trung tâm kinh tế thứ 3 của thế giới.
 D. Chính sách đối ngoại của Tây Âu là: theo đuổi Mĩ để chống phá phong trào cách mạng trong nước.
 E. Nhiều nước Tây Âu ngày càng có quan hệ độc lập với Mĩ và liên kết các nước trong khu vực để cùng phát triển.
 Đáp án:B,C,E.
5.Hướng dẫn học bài: 2P
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị bài: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 + Đọc. 
+ Trả lời các câu hỏi SGK.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Cac_nuoc_Tay_Au.doc