Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Giao thông - Tuần 2: Luật lệ giao thông

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG ( 2 TUẦN)

TUẦN 2: LUẬT LỆ GIAO THÔNG.

(Từ ngày 13/3 - 17/3/2017)

 Thứ 2 ngày 13 tháng 3 năm 2017.

 Ngày soạn: 11/3/2017

 Ngày giảng: 13/3/2017

HOẠT ĐỘNG SÁNG

A/ ĐÓN TRẺ

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Giao thông.

- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do.

B/ ĐIỂM DANH

- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.

- Báo ăn

C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.

- Trong 2 ngày nghỉ các cháu có được được bố mẹ đưa đi chơi không?

- Bố mẹ đưa các cháu đi chơi những đâu? Đi bằng phương tiện gì ?

- Các cháu được bố mẹ mua cho những gì?

- Gặp người lớn các cháu phải như thế nào?

- Cô kể cho trẻ nghe công việc của cô đã làm trong 2 ngày nghỉ?

- Trong 2 ngày nghỉ các cháu đã giúp bố mẹ làm được những công việc gì?

 (Cô cho trẻ sung phong lên kể)

- Cô nhận xét động viên khuyến khích khen trẻ và chốt lại câu trả lời của trẻ.

- Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ biết giúp bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức.

- Cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan và cho trẻ ra chơi .

 

doc 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 700Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Giao thông - Tuần 2: Luật lệ giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo hd của cô.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng xây dựng và chơi phân vai khéo léo, thể hiện được vai chơi và hứng thú hát, vận động theo bài hát trong chủ đề.
 + Trẻ biết trả lời 1 số câu hỏi của cô đủ câu từ.
- Giáo dục: Trẻ có ý thức khi chơi ở các hoạt động góc.
II. Chuẩn bị.
- Góc phân vai: Còi, đèn đỏ, vàng, xanh ( hoặc cờ đỏ, vàng, xanh).
- Góc xây dựng: Gạch, các khối gỗ.
- Góc học tập: Giấy in hình đèn tín hiệu, búp sáp màu.
- NDTH: Âm nhạc - Tập lái ô tô, đường em đi, Chúng em chơi giao thông.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Giao lưu cùng bé.
- Cô cho trẻ hát bài: Chúng em chơi giao thông.
- Đàm thoại về chủ đề.
- Cô tập trung trẻ lại và hỏi hôm nay các cháu muốn chơi gì?
- Cô cho trẻ trao đổi với nhau xem hôm nay chơi trò chơi gì?
- Cho trẻ chọn góc chơi, hỏi trẻ góc xây dựng, phân vai, học tập cần có những đồ chơi gì?...
* Hoạt động 2: Bé cùng khám phá.
1. Thoả thuận trước khi chơi.
- Giới thiệu các góc chơi cô đã chuẩn bị.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung từng góc chơi
- Cho trẻ lấy kí hiệu cài vào góc chơi trẻ thích
- Bầu nhóm trưởng chỉ huy cho góc chơi của mình
2. Quá trình chơi.
- Cô giới thiệu đồ chơi.
- Cô cho trẻ về các góc chơi của mình.
+ Khi chơi ở góc đóng vai đóng vai chú cảnh sát giao thông cần có những gì ? Có ai ? Chú thợ xây cần xây đường phố như thế nào  phải làm gì? có gì ? họa sĩ tô màu đèn tín hiệu giao thông cần có những gì ? Tô màu đèn gì? Tô như thế nào?. 
- Góc xây dựng cần có gì để xây đường phố? xây như thế nào? xây để làm gì?
- Ở góc học tập các cháu sẽ cùng nhau tô màu đèn tín hiệu giao thông giúp các chú cảnh sát tuyên truyền cho mọi người dân cùng biết về luật giao thông nhé!
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn và nhắc nhở trẻ chơi, nếu trẻ không chơi được thì cô đóng 1 vai chơi, chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi liên kết giữa các góc chơi.
* Hoạt động 3: Bé cùng trao đổi.
3. Sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, trẻ nhóm trưởng phải tự nhận xét và giới thiệu quá trình chơi của nhóm mình, sau đó cho cả lớp đến thăm quan góc xây dựng, bạn nhóm trưởng phải giới thiệu quá trình chơi của góc mình cho các bạn cùng nghe.
- Cô nhận xét chung, khen nhóm chơi tốt, động viên góc chơi gần tốt để trẻ chơi tốt lần sau.
- Kết thúc cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Cho trẻ ra chơi. 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chọn góc chơi và trẻ trả lời.
- Trẻ nghe.
- Trẻ nhận vai chơi của mình.
- Trẻ đi lấy kí hiệu của mình
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ về các góc chơi.
- Trẻ chơi và trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ chơi và nghe.
- Nghe cô nhận xét
- Trẻ tự nhận xét.
- Trẻ nghe
- Trẻ cất đồ dùng.
- Trẻ ra chơi.
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bóng tròn to.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
QUA ĐƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu.
- Rèn luyện sự khéo léo, tập chung chú ý cho trẻ.	
- Trẻ biết chơi đoàn kết và biết giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị.
- 2 thanh gỗ làm con đường. (đặt // cách nhau 1 m)
- 1 lá cờ.
- Trẻ tâm lí thoải mãi.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề và dẫn dắt trẻ vào trò chơi. 
- Hôm nay cô tổ chức cho chúng mình chơi một trò chơi vận động đó là trò chơi Qua đường.
* Hoạt động 2: Bé thi tài
- Cô giới thiệu trò chơi: Qua đường.
- Cô nói cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Trẻ đứng ở 1 bên của con đường, còn bên kia là lá cờ đặt trên một cái ghế. Trẻ làm theo hd của cô: Trước tiên trẻ lần lượt bước qua 2 thanh gỗ, đi đến bên ghế, lấy lên 1 lá cờ, vẫy cờ, sau đó đặt cờ xuống, sang bên cạnh và về vị trí ban đầu.
- Luật chơi: Ai đi nhanh sẽ được cô và cả lớp khen.
- Trẻ chơi 2 - 3 lần. Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi.)
* Hoạt động 3: Xem tài của bé.
- Nhận xét giờ chơi
- Cho trẻ nhận xét nhóm chơi của mình, và bạn
- Cô nhận xét chung.
- Khen ngợi những trẻ chơi tốt.
- Động viên khuyến khích những trẻ chơi chưa tốt lần sau cố gắng.
- Cho trẻ ra chơi.
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ nhận xét nhóm chơi của bạn
- Trẻ nghe cô nhận xét.
- Trẻ ra chơi.
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 ----------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 14 tháng 3 năm 2017.
 Ngày soạn: 13/3/2017
 Ngày giảng: 14/3/2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Giao thông.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Bắt chước tiếng còi tàu
- Tay: Tay đưa trước lên cao
- Chân: Chân bước lên trước khụy, chân sau thẳng
- Bụng: Tay đưa cao nghiêng người sang 2 bên.
- Bật: Bật tại chỗ
( Soạn thứ 2/13/3/2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động: Toán.
ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỒ VẬT SO VỚI BẢN THÂN.
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: 
- Trẻ xác định và nói được đồ vật đang ở vị trí nào so với bản thân.
* Kỹ năng:
- Rèn sự chú ý nhanh nhẹn, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
* Thái độ: 
- Trẻ ngoan có ý thức trong học tập. 
II. Chuẩn bị.
+ Địa điểm: Trong lớp.
- Cột đèn tín hiệu, Các phương tiện giao thông...
- Đồ dùng đồ chơi để các phía xung quanh lớp học.
- Tâm lý trẻ thoải mái.
* NDTH: Hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố.
III. TiÕn hµnh.
HĐ của cô
HĐ của trẻ
*HĐ 1: Trò chuyên cùng bé.
- Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trò chuyện về chủ đề .
- Cô nhận xét và nói thêm cho trẻ hiểu.
*HĐ 2 : Bé khám phá.
+ Ôn phải, trái, trên, dưới, trước, sau.
- Gọi 1- 2 trẻ lên xác định phải, trái, trước, sau so 
với bản thân.
- Cô nhận xét khen trẻ.
+ Xác định vị trí đồ vật so với bản thân.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “ Bé chơi giao thông”
- Cột đèn tín hiệu ở phía nào so với các cháu?
- Xe ô tô ở phía nào so với cháu?
- Xe đạp ở phía nào so với cháu?
- Xe máy ở phía nào so với cháu?
- Cô thay đổi vị trí các đồ vật cho trẻ xác định lại...
=> Cô chốt lại và nói thêm cho trẻ hiểu.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp và xác định xem đồ vật ở phía nào so với bản thân. 
- Cô củng cố, nhận xét, tuyên dương trẻ.
*HĐ 3: Bé cùng vui chơi:
+ Trò chơi: Qua đường.
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần
- Cô nhận xét kết quả của trẻ. 
- Cô nhận xét kết thúc buổi học, tuyên dương trẻ.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nghe.
- Trẻ xác định.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ tìm xác định.
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh ngã tư đường phố
TCVĐ: Đèn đỏ, đèn xanh. (thứ 2,4,6). Qua đường (thứ 3,5)
CTD: Chơi tự do ngoài cầu trượt.
 ( Soạn thứ 2/13/3/2017)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai: Chú cảnh sát giao thông.
Góc xây dựng: Xếp đường đi.
Góc học tập: Tô màu đèn đỏ, đèn xanh.
 ( Soạn thứ 2/13/3/2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bóng tròn to.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
BÉ CHƠI GIAO THÔNG.
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và biết thực hiện đúng một số luật lệ giao thông.
 + Giúp trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông
- Kỹ năng: Trẻ thực hiện được một số luật giao thông đường bộ, biết cách đi đường.
 + Trẻ biết diễn đạt lời nói rõ ràng, đủ câu.
- Giáo dục: Trẻ biết đi đường và điều khiển ptgt đi đúng luật giao thông.
II. Chuẩn bị.
- Tranh lô tô: ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu thủy, thuyền buồm,...
- Cờ: xanh, đỏ, vàng. 2 cái bảng từ.
- Tranh ngã tư đường phố có: Ô tô, xe máy, xe đạp...và người đi lại.
- NDTH : Âm nhạc: “ Đường em đi” 
III. Tiến hành.
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô và trẻ hát bài “ Đường em đi” 
* Đàm thoại về chủ đề:
+ Các con vừa hát bài gì? 
+ Bài hát nói đến cái gì ?
+ Khi đi trên đường phải đi như thế nào?
 ( Cho 2-3 trẻ kể về các loại PTGT)
=> Cô chốt lại: Bài hát nói về đi trên đường phải đi bên phải, bên trái là bên đường em ko đi đấy. 
Hoạt động 2: Bé khám phá
- Giới thiệu bài: Làm quen với một số luật lệ g/ thông.
* Quan sát và đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát tranh ngã tư đường phố.
+ Tranh vẽ cảnh gì đây?
- Trong tranh có những gì?
 ( Cho 3- 4 trẻ chỉ và nhận xét)
+ Các loại PTGT đang làm gì?
+ Người đi bộ đi ở đâu?
+ Người đi ở phần đường nào?
+ Muốn ko xảy ra tai nạn và ko tắt gt con người và các ptgt phải đi đường như thế nào? 
=> Đây là bức tranh về ngã tư đường phố, trong đó có rất nhiều loại ptgt đi lại và có cả con người đi trên vỉa hè, ô tô, xe máy, xe đạp,... chạy trên đường. Còn có đèn tín hiệu giao thông nữa đấy.
Hoạt động 3: Bé vui chơi.
* Trò chơi “ Về đúng đường ”
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc cách bảng 3m. Cô nói tên các loại phương tiện, trẻ đưa phương tiện đó vào đúng đường quy định (trên cùng là đường không, giữa là đường bộ, dưới cùng là đường thủy) cài xong chạy về cuối hàng đứng. Ví dụ cô nói : "Máy bay" và phất cờ màu xanh thì trẻ lên cài máy bay vào đúng đường trên cùng. Nếu cô nói tên phương tiện nhưng lại phất cờ màu vàng hoặc đỏ thì trẻ không được lên cài. Nếu bạn nào vẫn chạy lên là vi phạm luật giao thông. Cuối cùng đội đưa được nhiều phương tiện giao thông về đúng đường và đúng luật nhất là đội ấy thắng.
Luật chơi:
- Khi có tín hiệu cờ xanh, các phương tiện giao thông được đi, cờ đỏ và vàng không được đi.
- Mỗi lần lên trẻ chỉ được đưa một loại phương tiện về đúng đường.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Ra chơi
- Trẻ hát
- Đường em đi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Nghe cô gt bài.
- Q/s tranh
- Trả lời.
- Trẻ lên chỉ và kể
- Trẻ chỉ và nhận xét 
- Đi trên đường
- Trên vỉa hè
- Trẻ trả lời
- Đi đúng luật và phần đường của từng loại pt ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Nghe cô g/t trò chơi
- Nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi
- Ra chơi. 
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
.........................................................................................
 Thứ 4 ngày 15 tháng 3 năm 2017.
 Ngày soạn: 13/ 3/ 2017
 Ngày giảng: 15/ 3/ 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Giao thông.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Bắt chước tiếng còi tàu
- Tay: Tay đưa trước lên cao
- Chân: Chân bước lên trước khụy, chân sau thẳng
- Bụng: Tay đưa cao nghiêng người sang 2 bên.
- Bật: Bật tại chỗ
 ( Soạn thứ 2 ngày 13/ 3/ 2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
 ĐT: THƠ - ĐÈN GIAO THÔNG
T/g: Mỹ Trang.
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “Đèn giao thông” và biết đọc bài thơ diễn cảm.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe và đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Ngôn ngữ: Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu từ.
- Giáo dục: Trẻ yêu thích môn học và biết một số luật lệ giao thông quen thuộc.
II. Chuẩn bị.
- Cô: 
+ Tranh minh họa thơ: Đèn giao thông.
+ Cô thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
+ Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Trẻ:
+ Tâm lý thoải mái.
- NDTH: Âm nhạc “Đường em đi”.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
 - Cô cho trẻ nghe hát bài: Đường em đi.
+ Các cháu vừa nghe hát bài gì ? vậy đường em đi là đường bên nào ? 
 - Cô chốt lại: 
Hoạt động 2: Bé yêu văn học.
 + Giới thiệu bài: “Đèn giao thông” của t/g Mỹ Trang.
 + Cô đọc mẫu: 
- Lần 1: Diễn cảm
- Lần 2: Kèm tranh minh hoạ.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ (1 lần) kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
+ Giảng nội dung:
- Bài thơ này nói về ba đèn tín hiệu an toàn giao thông ở ngã tư đường phố và lời nhắc nhở của tác giả đối với bé khi tham gia giao thông ở những nơi ngã tư đường phố phải đi đúng luật giao thông đấy.
- Cô đọc lần 3: Kèm tranh. 
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?
+ Bài thơ do ai sáng tác ?
- Bài thơ nói về gì ?
- Đó là đèn màu gì? Có mấy màu ?
- Khi bé đi đường phải như thế nào? 
- Khi nào thì bé mới được đi?
“Đi đường bé nhớ nghe không
Đèn xanh bật sáng đã thông đường rồi”
- Khi đèn vàng bật thì như thế nào?
- Đèn đỏ bật sáng thì phải làm sao?
“Đèn vàng đi chậm lại thôi
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi đâm nhau”
- Bé ngoan phải như thế nào?
- Khi tham gia giao thông các con phải như thế nào?
( Trong mỗi câu hỏi cô chốt lại và trích dẫn).
- Hỏi lại tên bài thơ ? tác giả ?
ð Giáo dục: Khi các con đi đường tại ngã tư đường phố phải chú ý đèn tín hiệu giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng thì mới được đi qua, đèn đỏ bật sáng thì phải dừng lại.
Hoạt động 3: Bé đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc 1, 2 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc đan xen.
 ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ đọc)
- Cả lớp đọc lại một lần
- Hỏi lai tên bài thơ, tác giả?
+ Gd: Trẻ có ý thức trong học tập & vui chơi.
- Cho trẻ ra chơi.
- Nghe hát.
- Trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe cô gt bài.
- Nghe cô đọc thơ.
- Nghe và quan sát.
- Nghe cô giảng nd	
- Nghe cô đọc
- Trả lời.
- T/g: Mỹ Trang
- Nói về đèn giao thông
- Đền xanh/đỏ/vàng, 3 màu
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đi chậm
- Dừng lại.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
- Trả lời.
- Nghe cô gd.
- Trẻ ra chơi.
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh ngã tư đường phố
TCVĐ: Đèn đỏ, đèn xanh. (thứ 2,4,6). Qua đường (thứ 3,5)
CTD: Chơi tự do ngoài cầu trượt.
 ( Soạn thứ 2/13/3/2017)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai: Chú cảnh sát giao thông.
Góc xây dựng: Xếp đường đi.
Góc học tập: Tô màu đèn đỏ, đèn xanh.
 ( Soạn thứ 2/13/3/2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bóng tròn to.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
ĐÈN ĐỎ ĐÈN XANH
I. Mục đích yêu cầu.
- Rèn luyện khả năng nhận biết phân biệt các màu đèn tín hiệu giao thông, sự tập chung chú ý cho trẻ.	
II. Chuẩn bị.
- Sân chơi thoáng mát.
- Trẻ tâm lí thoải mãi.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề và dẫn dắt trẻ vào trò chơi. 
- Hôm nay cô tổ chức cho chúng mình chơi một trò chơi vận động đó là trò chơi Đèn đỏ đèn xanh.
* Hoạt động 2: Bé thi tài
- Cô giới thiệu trò chơi: Đèn đỏ đèn xanh.
- Cô nói cách chơi, luật chơi.
* Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài ‘Em đi qua ngã tư đường phố’ khi nghe cô hô tín hiệu đèn giao thông nào thì trẻ làm theo tín hiệu đèn giao thông đó: ví dụ cô hô đèn đỏ thì trẻ dừng lại, đèn xanh thì trẻ chạy nhanh. Bạn nào làm sai thì ra ngoài một lần chơi.
* Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ mới được thực hiện.
+ Nếu trẻ nào làm sai thì ra ngòai một lần chơi và nhãy lò cò.
- Trẻ chơi 2 - 3 lần. Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi.)
* Hoạt động 3: Xem tài của bé.
- Nhận xét giờ chơi
- Cho trẻ nhận xét nhóm chơi của mình, và bạn
- Cô nhận xét chung.
- Khen ngợi những trẻ chơi tốt.
- Động viên khuyến khích những trẻ chơi chưa tốt lần sau cố gắng.
- Cho trẻ ra chơi.
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ nhận xét nhóm chơi của bạn
- Trẻ nghe cô nhận xét.
- Trẻ ra chơi.
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 16 tháng 3 năm 2017.
 Ngày soạn: 14/ 3/ 2017
 Ngày giảng: 16/ 3/ 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Giao thông
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Bắt chước tiếng còi tàu
- Tay: Tay đưa trước lên cao
- Chân: Chân bước lên trước khụy, chân sau thẳng
- Bụng: Tay đưa cao nghiêng người sang 2 bên.
- Bật: Bật tại chỗ
( Soạn thứ 2 ngày 13/ 3/ 2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình.
Đề tài
TÔ MÀU ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
(Mẫu)
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tô màu để tô được tranh đèn tín hiệu giao thông theo hướng dẫn của cô giáo. 
+ Trẻ tô khéo léo, không trườn màu ra ngoài. 
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tô khéo léo cho đôi tay của trẻ.
+ Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng.
- Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị. 
- Cô:
+ Mẫu tranh tô màu đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.
+ Giấy in sẵn đèn tín hiệu giao thông không màu, bút màu sáp đủ cho trẻ.
- Trẻ: Tâm lý thoải mái.
- NDTH: Ân “ Em đi qua ngã tư đường phố”, Toán (đếm), MTXQ.
 III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cho trẻ nghe hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố.
- Đàm thoại về chủ đề: Bài hát nói đến em bé đi đâu? Đèn đỏ thì bé làm gì? Đèn xanh thì sao?
=> Cô chốt lại: 
Hoạt động 2: Bé nào khéo.
* Quan sát tranh tô mẫu.
- Cô đưa mẫu tô màu đèn tín hiệu g/t cho trẻ q/s.
+ Cô có cái gì đây? 
- Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu? Đó là những màu gì ? 
- Đèn tín hiệu giao thông có đặc điểm gì ?
+ Đèn tín hiệu g/t này được cô tô bằng những màu gì ? Tô bằng cái gì?
=> Đây là đèn tín hiệu giao thông mà cô đã tô màu bằng bút sáp màu. Đèn tín hiệu giao thông là những hình tròn có màu đỏ, xanh, vàng.
* Cô tô mẫu: Cô h/d trẻ cách cầm bút, sau đó cô vừa tô vừa nói cách tô cho trẻ biết.
Cô cầm bút bằng tay phải và bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, trỏ và giữa. Cô tô hình tròn dưới cùng là màu xanh, di màu từ trên xuống dưới hoặc di từ trái sang phải, di đều màu hình tròn, không trườm màu ra ngoài vòng tròn, vòng thứ hai tô màu vàng, vòng trên cùng tô màu đỏ nhé.
- Cô tô màu thế nào nhỉ?
* Giờ cô sẽ cho các cháu thi đua nhau xem bạn nào tô màu đèn tín hiệu giao thông khéo léo nhất nhé.
- Muốn tô được chúng mình cầm bút ntn ?
* Cho trẻ thực hiện tô màu. 
- Phát giấy, bút cho trẻ. 
- Cho trẻ tô màu. 
+ Cô q/s và hỏi trẻ: Cháu đang làm gì ? Cháu tô màu gì ? Cháu tô như thế nào ?
 (Cô bao quát, đv kk trẻ tô nhanh tay và gợi ý giúp trẻ chưa biết tô).
Hoạt động 3: Xem tài của bé. 
- Cho trẻ mang sp của mình lên trưng bày 
+ Cô hỏi: Cháu thích bài của bạn nào? Vì sao cháu thích? bạn tô được đèn gì?( gọi 3- 4 trẻ nêu nhận xét).
- Cô nhận xét chung.
- Hôm nay cô vừa cho các cháu tô cái gì ? 
*GD: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình.
- Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ nghe
- Trả lời câu hỏi
- Trẻ nghe
- Trẻ q/s tranh mẫu
- Tranh đèn tín hiệu g/t.
- 3 màu; màu xanh, đỏ, vàng.
- Tròn,... 
- Màu xanh, đỏ, vàng, tô bằng bút sáp màu. 
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ nhận đồ dùng.
- Trẻ t/h tô.
- Trả lời.
- Trẻ trưng bày sp’
- Trẻ n/x sp’ của bạn
- Nghe cô nhận xét
- Trả lời.
- Trẻ nghe
- Ra chơi. 
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh ngã tư đường phố
TCVĐ: Đèn đỏ, đèn xanh. (thứ 2,4,6). Qua đường (thứ 3,5)
CTD: Chơi tự do ngoài cầu trượt.
 ( Soạn thứ 2/13/3/2017)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai: Chú cảnh sát giao thông.
Góc xây dựng: Xếp đường đi.
Góc học tập: Tô màu đèn đỏ, đèn xanh.
 ( Soạn thứ 2/13/3/2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rử

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ GIAO THÔNG T 2.doc