Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Tuần 4: Thời tiết các mùa trong năm

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (4 TUẦN)

TUẦN 4: THỜI TIẾT CÁC MÙA TRONG NĂM.

(Từ ngày 10/ 4 - 14/ 4 / 2017)

 Thứ 2 ngày 10 tháng 4 năm 2017.

 Ngày soạn: 09/ 4/ 2017

 Ngày giảng: 10/ 4/ 2017

HOẠT ĐỘNG SÁNG

A/ ĐÓN TRẺ.

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp.

- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm thời tiết các mùa trong năm.

- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do.

B/ ĐIỂM DANH.

- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.

- Báo ăn.

C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.

- Trong 2 ngày nghỉ các cháu có được được bố mẹ đưa đi chơi không?

- Bố mẹ đưa các cháu đi chơi những đâu?

- Các cháu được bố mẹ mua cho những gì?

- Gặp người lớn các cháu phải như thế nào?

- Cô kể cho trẻ nghe công việc của cô đã làm trong 2 ngày nghỉ?

- Trong 2 ngày nghỉ các cháu đã giúp bố mẹ làm được những công việc gì?

 (Cô cho trẻ sung phong lên kể)

- Cô nhận xét động viên khuyến khích khen trẻ và chốt lại câu trả lời của trẻ.

- Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ biết giúp bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn sức khỏe theo thời tiết các mùa.

- Cho trẻ nghe hát bài: Mùa hè đến

 

doc 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 7520Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Tuần 4: Thời tiết các mùa trong năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n góc chơi gần tốt để trẻ chơi tốt lần sau.
- Kết thúc cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Cho trẻ ra chơi. 
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ nhận vai chơi.
- Trả lời
- Trẻ giơ tay chọn
- Trẻ giơ tay chọn
- Về góc chơi theo hd của cô
- Trẻ lấy kí hiệu của mình
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi và trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nghe cô nhận xét
- Trẻ tự nhận xét.
- Trẻ nghe
- Trẻ cất đồ dùng.
- Trẻ ra chơi.
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi dân gian
LỘN CẦU VỒNG
I Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi của trò chơi " Lộn cầu vồng".
- Rèn kỹ năng quan sát, khéo léo trong khi chơi.
- Trẻ vui chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: ngoài sân trường (hoặc trong lớp).
1, Chuẩn bị của cô:
- Cô nắm được cách chơi của trò chơi.
2, Chuẩn bị của trẻ:
- Trẻ thuộc bài đồng dao " Lộn cầu vồng"
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
- Hỏi trẻ đang cùng thực hiện chủ đề gì?
- Hàng ngày đến trường được tham gia vào những hoạt động gì?
- Cô giáo cho các con chơi những trò chơi gì?
- Cô giới thiệu trò chơi " Lộn cầu vồng".
Hoạt động 2: Bé cùng vui chơi.
+ Cô phổ biến cách chơi: Cho trẻ xếp thành từng đôi một, cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay sang hai bên theo nhịp lời hát, mỗi tiếng là một lần vung tay sang ngang một bên. Đọc đến câu cuối cùng thì cả hai vẫn cầm tay cùng đưa lên đầu và cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, rối lại hạ tay xuống và tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến câu cuối cùng lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
+ Cô mời 2 trẻ lên chơi mẫu trước.
- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
+ Cho cả lớp cùng chơi 5 - 6 lần. ( Cô chú ý quan sát sửa sai và hướng dẫn trẻ chơi)
- Sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi bạn chơi.
Hoạt động 3: Bé nào chơi giỏi.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
+ Kết thúc: Cho trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.
Trẻ trả lời.
Trẻ kể.
Trẻ kể.
Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi.
Trẻ lên chơi mẫu.
Trẻ trả lời.
Trẻ chơi.
Lắng nghe cô nhận xét
Trẻ vệ sinh tay chân.
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 ----------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 11 tháng 4 năm 2017.
 Ngày soạn: 10/ 4/ 2017
 Ngày giảng: 11/ 4 /2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm thời tiết các mùa trong năm.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Hít vào thở ra 
- Tay: Tay dang ngang gập khửu tay trên vai
- Chân: 1 chân bước lên trước khụy, chân sau thẳng
- Bụng: Tay đưa cao cúi gập người ngón tay chạm ngón chân 
- Bật: Bật tại chỗ
 ( Soạn thứ 2/10/4/2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển nhận thức.
Hoạt động: Khám phá khoa học
ĐT: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC MÙA TRONG NĂM
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết được thứ tự các mùa trong năm. Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của từng mùa như thời tiết, cảnh vật, các hoạt động và lễ hội có trong các mùa.
- Phân biệt được đặc điểm của mùa hè và mùa đông.	
* Kĩ năng: Phát triển ở trẻ tư duy, óc quan sát và sự ghi nhớ có chủ định.
* Thái độ: GD trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa, giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh về các mùa.
- Lôtô về 4 mùa, 4 bảng gài để chơi trò chơi.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé vui chơi.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Lộn Lộn cầu vồng”
- Cô giới thiệu các cô giáo đến thăm lớp: Các cô giáo còn mang tặng cho lớp chúng mình một câu chuyện về cô bé Lọ Lem rất hay các con có muốn nghe cô kể chuyện không nào?
 “Ngày xửa, ngày xưa có một cô bé lọ lem xinh tươi, hồn nhiên và nhí nhảnh nên mọi người ai cũng rất yêu quý cô. Đặc biệt hơn Lọ Lem còn có một thói quen muốn được tìm hiểu về những điều kỳ diệu ở xung quanh mình. Một hôm lọ lem đã quyết định thưởng cho mình một chuyến du lịch đi dài ngày, cô đi khắp mọi nơi khắp đó khắp đây cuối cùng lọ lem đã đi trọn vẹn trong một năm đấy”
+ Các con có biết một năm của chúng ta có mấy mùa không?
+ Đó là những mùa gì ?
- Để hiểu biết hơn về các mùa mà lọ lem đã đi qua cô và các con sẽ cùng tìm hiều về chuyến du lịch của lọ lem các con có đồng ý không nào?
Nào đi thôi! Cho trẻ ngồi hình chữ U
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các mùa trong năm.
* Mùa xuân:
Cô cho xem cảnh của mùa xuân
+ Các con nhìn xem Lọ Lem đang đi đến đâu?
+ Nhìn vào cảnh đó các con có biết lọ lem đang đi vào mùa gì không?
+ Các con ơi! Lọ lem vừa đi vào mùa gì ?
+ Các con biết gì về mùa xuân hãy kể cho cô và các bạn cùng biết nào?
+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?
+ Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?
+ Ngày tết các bạn được làm gì?
ðCô chốt lại: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm, khi mùa xuân đến thì thời tiết ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn có ngày đặc biệt đó là ngày tết Nguyên Đán, ngày tết Nguyên Đán hay còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta. Khi tết đến các con còn được thêm điều gì? 
+ Được thêm một tuổi các con hứa với cô các con phải như thế nào nhỉ?
+ Mùa xuân còn là mùa của lễ hội nữa đấy, các con có biết vào mùa xuân ở Khuôn Lùng của chúng ta có những lễ hội gì ?
+ Tết đến xuân về còn là lúc mọi người giành nhiều thời gian cho vui chơi và giải trí, Các con có biết có những trò chơi gì được tổ chức vào xuân không?
Lọ Lem đã rất hài lòng về chuyến du lịch của mình trong mùa xuân, bây giờ Lọ Lem phải nói lời chào tạm biệt với mùa xuân rồi. Các con có biết Lọ Lem sẽ đón chào mùa gì tiếp theo không?
Có bài hát rất hay về mùa hè mà cô muốn các con sẽ thể hiện trong ngày hôm nay, cô mời các con!
* Mùa hè:
Cô cho trẻ xem tranh mùa hè: Các con nhìn xem Lọ Lem đang đắm mình trong phong cảnh của mùa gì đây?
+ Những dấu hiệu nào cho chúng mình biết đây là mùa hè?
+ Vì sao các bạn lại phải mặc quần áo mát mẻ?
( Các con nói rất đúng! Mùa hè thời tiết rất nóng nực, ánh nắng mùa hè thì chói chang, cây cối xanh tốt, vì mùa hè nóng như thế nên mọi người phải mặc quần áo mát mẻ )
+ Bây giờ ai muốn nói gì về mùa hè nữa không?
 (có nhiều quả ngọt)
ðCô giải thích: Vì mùa hè có nhiều nắng và ánh sáng nên thuận lợi cho việc cây cối đơm hoa kết trái. Đó chính là lý do vì sao mùa hè lại có nhiều quả ngọt đấy! 
+ Có những loại quả ngọt nào có trong mùa hè?
+ Có hoạt động gì chúng mình được đón nhận vào mùa hè?
+ Mùa hè các con được làm gì? 
+ Vì mùa hè nắng nóng nên thường có hiện tượng tự nhiên gì sảy ra? Khi đi dưới mưa con phải làm gì?
* Cô nói: Mùa hè mang đến nhiều ích lợi như có đủ ánh sáng cho cây cối xanh tốt, đem đến nhiều hoa thơm quả ngọt cho chúng ta ăn, nhưng bên cạnh đó mùa hè lại hay có mưa giông mưa rào nên cũng không tránh khỏi những thiên tai bão lũ. Bây giờ các con sẽ cùng xem 1 phóng sự mà Lọ Lem đã ghi lại được nhé!
+ Để hạn chế được thiên tai bão lũ các con phải làm gì?
ðGiáo dục trẻ không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi ra môi trường để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Đã qua đi rồi những ngày hè oi ả, hôm nay ngủ dậy bước ra ngoài thấy có những chiếc lá vàng rơi bên thềm Lọ Lem đố các bạn 
“Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn phá cỗ chị Hằng xuống chơi”
* Mùa thu:
Cô mời 1 trẻ trong lớp lên trò chuyện cùng các bạn:
+ Các bạn ơi! Lọ Lem đang đi vào mùa gì đây?
+ Mùa thu có đặc điểm gì?
+ Mùa thu là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Mùa thu có những ngày hội, ngày tết gì?
Cô cho trẻ xem hình ảnh các bạn nhỏ đang rước đèn phá cỗ.
* Mùa đông:
Lọ Lem phải chia tay các bạn nhỏ trong đêm trung thu để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Lọ Lem cứ đi nhưng Lọ lem không biết mình đang đi vào mùa gì, các con có biết mùa tiếp theo mùa thu là mùa gì không?
Để xem đó có phải là mùa đông không cô mời các con cùng hướng lên hình ảnh. Cô cho trẻ quan sát cảnh mùa đông.
+ Mùa đông có gì đặc biệt nào?
Cô cho trẻ xem hình ảnh trang phục:Vì sao bạn lại mặc quần áo như thế?
+ Cây cối của mùa đông như thế nào?
+ Mùa đông có hiện tượng tự nhiên gì?
+ Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa trái với mùa đông là mùa gì?
+ Mùa hè có những đặc điểm gì nổi bật các con nhắc lại cho cô được biết nào?
Cô nhấn mạnh đặc điểm của mùa đông và mùa hè. ðGiáo dục trẻ lựa chọn trang phục phù hợp
- Chuyến du lịch của Lọ Lem thật thú vị Lọ lem được khám phá về thiên nhiên. Lọ Lem đã đi vào mấy mùa? Đó là những mùa nào?
+ Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa nào là mùa đầu tiên? 
ðCác con ạ! một năm có 4 mùa đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, các mùa cứ lặp đi lặp lại hết năm này đến năm khác.
+ Các con cho cô biết các con đang sống trong mùa gì không?
Để cảm nhận được sắc xuân trên quê hương Khuôn Lùng cô mời các con đọc bài thơ “Mùa xuân” để gửi tặng Lọ Lem. 
* Hoạt động 3: Trò chơi “Chọn Lôtô theo đúng dấu hiệu của mùa” 
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
Lọ Lem tặng 4 chiếc bảng gài, trên mỗi bảng gài có biểu tượng của từng mùa 
Cô chia trẻ ra làm 4 đội chơi, mỗi đội tìm lôtô theo dấu hiệu của một mùa( ví dụ: đội 1 tìm lôtô có dấu hiệu của mùa xuân, đội 2 tìm lôtô theo dấu hiệu của mùa hè)
Sau 2 phút đội nào tìm được nhiều và đúng lôtô theo đúng dấu hiệu của mùa nhất đó là đội chiến thắng.
Cô tổ chức cho 4 đội chơi thi đua
Cô nhận xét kết quả chơi của 4 đội.
* Hoạt động 4: Lọ Lem rủ chúng mình đến dạo chơi vườn hoa. Cô cho trẻ hát “Mùa hè đến”
- Trẻ chơi 1-2 lần
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể truyện
- Có 4 mùa
- 1-2 trẻ kể
- Trẻ quan sát
- Mùa xuân
- 3-4 trẻ nói theo sự hiểu biết
- Mùa đầu tiên trong một năm.
- Hoa đào nở
- Ngày tết Nguyên Đán
- 2-3 trẻ (Đi chơi tết ông bà, anh em, làng xóm)
- Trẻ lắng nghe
- Được thêm một tuổi
- Chăm ngoan và học giỏi 
- 2-3 trẻ ( lễ hội chọi trâu, đình mường, ...)
- 2-3 trẻ (Trò chơi ném còn, đẩy gậy,...)
- Mùa hè
- Trẻ hát “Mùa hè đến”
- Mùa hè
- 2-3 trẻ ( Có nắng chói chang, cây cối xanh tốt, có hoa phượng nở, các bạn mặc quần áo mát mẻ)
- 1-2 trẻ (Vì trời nóng )
- Trẻ lắng nghe
- Trả lời
- 1-2 trẻ kể theo hiểu biết
- Nghỉ hè
- Trả lời
- 1-2 trẻ ( Có mưa rào ; Phải mặc áo mưa, che ô, đội nón) 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem hình ảnh bão lũ
- 1-2 Trẻ ( Không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bã)
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp ( Mùa thu)
- Mùa thu
- 2-3 trẻ ( thời tiết hơi se lạnh, không khí trong lành, có lá vàng rơi)
- Mùa thứ 3 trong một năm
- 1-2 trẻ (Ngày hội đến trường, ngày tết trung thu)
- Trẻ quan sát
- Mùa đông
- 2-3 trẻ(Thời tiết giá rét, mưa rầm gió bấc)
- Vì trời rét
- 1-2 trẻ ( Cây cối chơ chụi lá)
- 1-2 trẻ (Sương mù, tuyết rơi)
- Mùa cuối cùng trong một năm
- Mùa hè
- 1-2 trẻ
- Xuân, hè, thu, đông
- 1 trẻ (Mùa thứ 3 trong năm)
- 1 trẻ(Mùa xuân)
- Cả lớp (Mùa xuân)
- Trẻ đọc bài thơ “Mùa xuân”
- Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi luật chơi
- Trẻ hứng thú chơi
- Cùng cô nhận xét kết quả
- Hát “Mùa hè đến” ra chơi
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
TCVĐ: Ai nhanh nhất. (t 2,3,4). Mưa to mưa nhỏ (t 5,6)
CTD: Chơi với đồ chơi trong lớp.
 	(Soạn thứ 2/10/4/2017)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai: Bán hàng.
Góc xây dựng: Xây bể bơi.
Góc học tập: Vẽ cầu vồng.
 	(Soạn thứ 2/10/4/2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
BÉ NÀO NHANH
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ nhận biết rõ nét về độ lớn giữa hai đồ vật, sử dựng đúng các từ: To nhỏ, cao thấp, rộng hẹp.
* Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. Biết trả lời một số câu hỏi của cô rõ ràng.
* Thái độ: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 
II. Chuẩn bị.
- Cô: 2 viên sỏi, 2 quyển vở, 2 cây xanh.
- Mỗi trẻ: 2 viên sỏi, 2 quyển vở, 2 cây xanh.
- Trẻ tâm lý thoải mái.
- NDTH: MTXQ - Quan sát và trò chuyện về các mùa
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cho trẻ quan sát và trò chuyện về thời tiết các mùa.
Hoạt động 2:Ôn so sánh kích thước các đối tượng
- Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng.
- Hỏi trẻ: Trong rổ có những gì?
+ Cho trẻ cầm hai viên sỏi ra và so sánh: Cái gì đây? Hai viên sỏi này như thế nào với nhau?
+ Viên sỏi nào to hơn? viên sỏi nào nhỏ hơn? 
+ Cho trẻ nói: To hơn, nhỏ hơn.
- Vì sao con biết viên sỏi màu trắng to hơn viên sỏi màu đen? ( Vì viên sỏi màu trắng có phần nhô ra khi chúng ta đặt viên sỏi màu đen phía trước viên sỏi màu trắng)
+ Vì sao con biết viên sỏi màu đen nhỏ hơn viên sỏi màu trắng? ( Vì khi đặt viên sỏi màu trắng phía trước viên sỏi màu đen thì viên sỏi màu đen không có phần nhô ra.)
ð Cô khái quát lại: Vì viên sỏi màu trắng có phần nhô ra khi chúng ta đặt viên sỏi màu đen phía trước viên sỏi màu trắng, nên viên sỏi màu trắng to hơn, viên sỏi màu đen không có phần nhô ra so với viên sỏi màu trắng, nên viên sỏi màu đen nhỏ hơn.
+ Đối với 2 quyển vở, 2 cái cây cho trẻ quan sát và nhận biết rộng hẹp, cao thấp tương tự 2 viên sỏi.
ð Cô khái quát lại: 
 - Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò "ai nhanh, ai đúng". Khi cô ra hiệu lệnh "To hơn" hay "nhỏ hơn". Trẻ chọn viên sỏi to hơn (To hơn) giơ lên và nói "To hơn" ("Nhỏ hơn"). Cao thấp, rộng hẹp tương tự.
 Hoạt động 3: Bé cùng chơi.
- Cô vẽ 2 vòng tròn to nhỏ khác nhau về chiều rộng. Cho từng nhóm trẻ chơi, khi cô nói to hơn hay nhỏ hơn, trẻ phải nhảy vào “vòng” to hơn hay nhỏ hơn.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Quan sát và trò chuyện
- Trẻ nhận đồ dùng
- Xem và trả lời
- Trẻ thực hiện
- Nói: To hơn, nhỏ hơn.
- Quan sát
- Quan sát
- Lắng nghe
- Quan sát theo cô hd
- Trẻ thực hiện
- Lắng nghe
- Trẻ chơi theo hd của cô
- Trẻ chơi theo hd của cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ ra chơi.
V/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
.........................................................................................
 Thứ 4 ngày 12tháng 4 năm 2017.
 Ngày soạn: 11/ 4/ 2017
 Ngày giảng: 12/ 4/ 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm thời tiết các mùa trong năm.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Hít vào thở ra 
- Tay: Tay dang ngang gập khửu tay trên vai
- Chân: 1 chân bước lên trước khụy, chân sau thẳng
- Bụng: Tay đưa cao cúi gập người ngón tay chạm ngón chân 
- Bật: Bật tại chỗ
 ( Soạn thứ 2/10/4/2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
 ĐT: THƠ - NẮNG BỐN MÙA
T/g: Mai Anh Đức
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức: Trẻ nhớ được tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc bài thơ
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, tạo sự tập trung ghi nhớ có chủ định.
 + Trẻ đọc từng câu mạch lạc rõ ràng, phát triển vốn từ cho trẻ.
* Thái độ: Giáo dục trẻ biết được một năm có 4 mùa.
II. Chuẩn bị
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Xác định giọng đọc, chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát triển tư duy cho trẻ.
- Nội dung tích hợp MTXQ. Trò chuyện về chủ điểm
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô cho trẻ hát bài: Nắng sớm
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Dẫn vào bài.
* Hoạt động 2: Bé nghe cô đọc thơ.
- Cô giới thiệu bài thơ “Nắng bốn mùa” Của tác giả: Mai Anh Đức
- Cô đọc diễn cảm lần 1. Kèm theo mô hình minh hoạ. Nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 : Kèm động tác minh hoạ
* Hoạt động 3: Bé tìm hiểu bài thơ.
- Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì? 
- Bài thơ đã nói đến những mùa gì?
- Ánh nắng mùa xuân như thế nào?
- Nắng gay gắt và rất hung hăng đó là ánh nắng mùa hè?
- Còn ánh nắng mùa thu thì sao?
- Mùa đông có ánh nắng không? Tại sao
=> Giảng nội dung: Bài thơ đã nói đến các mùa mỗi mùa đều có nhiều ích lời và tác hại, mỗi mùa đều có ánh nắng và nét riêng biệt của các mùa.
- Cô hi vọng qua bài thơ này các cháu sẽ biết được một năm có bốn mùa khi mùa hè đến cũng là lúc các cháu cũng sắp được nghỉ hè.
* Hoạt động 4: Bé thi tài.
- Cô cùng cả lớp đọc 3- 4 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc 
- Cho thi đua nhau đọc giữa các tổ.
- Khi trẻ đọc cô động viên sửa sai cho trẻ 
- Cô hỏi lại tên bài thơ ?
- Giáo dục: Trẻ biết yêu các mùa trong năm và luôn mong muốn được nghỉ hè.
- Trẻ hát
- Trẻ trò truyện
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ lắng nghe.
- Trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Ánh nắng mùa hè
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe và vâng lời cô.
E/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
TCVĐ: Ai nhanh nhất. (t 2,3,4). Mưa to mưa nhỏ (t 5,6)
CTD: Chơi với đồ chơi trong lớp.
 	(Soạn thứ 2/10/4/2017)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai: Bán hàng.
Góc xây dựng: Xây bể bơi.
Góc học tập: Vẽ cầu vồng.
 	(Soạn thứ 2/10/4/2017)
H/ VỆ SINH ĂN TRƯA: 
* Vệ sinh: Dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, biết tự rửa mặt, tay không xô đẩy nhau.
* Giờ ăn: Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ biết, động viên trẻ ăn hết khẩu phần.
F/ NGỦ TRƯA:
* Giờ ngủ: Cô dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, cho trẻ tự lấy gối ra ngủ, giữ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I/ THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 
- Cho trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng.
II. ĂN QUÀ CHIỀU:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
III/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
GHÉP TRANH.
I. Mục đích yêu cầu.
- Qua trò chơi trẻ nhận biết được bốn mùa, biết một số hiện tượng thời tiết của từng mùa.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, chú ý và có tinh thần đoàn kết tập thể.
II. Chuẩn bị.
- Tranh về các mùa, Mùa đông có tuyết, mùa hè nắng nóng, ...
- Mỗi tranh được cắt rời thành 2 mảnh hoặc 4 mảnh.
- Bảng từ, nam châm.
- Tâm lý trẻ thoải mái.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giao lưu cùng bé
- Cho trẻ hát bài: Mùa hè đến. 
- Trò chuyện về quê hương làng xóm của bé và dẫn dắt trẻ vào chơi trò chơi.
Hoạt động 2: Bé chơi trò chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi: Ghép tranh.
Cách chơi: - Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 - 7 trẻ, mỗi lần 2 trẻ chơi.
Cô cho các con chơi theo 2 nhóm, có nhiều các bức tranh về các mùa trong năm và được cắt rời ( mỗi bức tranh cắt thành 2 mảnh). Nhiệm vụ của các con là sẽ thi nhau ghép các miếng cắt rời tạo thành bức tranh đúng về cảnh đẹp của quê hương. Trò chơi được bắt đầu và kết thúc bằng 1 bản nhạc. 
Luật chơi: Kết thúc nhóm nào ghép nhanh, ghép đúng được nhiều bức tranh là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Bé dạo chơi.
- Cho trẻ đi quan sát tranh ảnh chủ đề xung quanh lớp học.
- GD trẻ biết vui chơi đoàn kết.
- Chuyển hoạt động khác
- Hát
- Lắng nghe và trả lời
- Trẻ nghe cô g/thiệu
- Chú ý nghe và quan sát
- Trẻ chơi.
- Trẻ cùng cô đi quan sát tranh.
- Lắng nghe
- Trẻ nghe.
IV/ NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - VỆ SINH - TRẢ TRẺ
* Nêu gương - Cắm cờ.
- Cô nhận xét chung trong tổ khen những trẻ ngoan tích cực, động viên những trẻ chưa ngoan, còn nhút nhát.
- Cho những trẻ ngoan lên cắm cờ
* Vệ sinh - Trả trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ
- Trả trẻ theo người thân.
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 13tháng 4 năm 2017.
 Ngày soạn: 12/ 4 / 2017
 Ngày giảng: 13/ 4 / 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A/ ĐÓN TRẺ
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ vui vẻ, dạy trẻ kỹ năng biết chào cô, chào bố mẹ, trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, dạy trẻ tự biết cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định của lớp
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm thời tiết các mùa.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi tự do. 
B/ ĐIỂM DANH
- Gọi tên trẻ theo sổ theo dõi, nhằm giúp trẻ nhớ tên mình và tên bạn.
- Báo ăn
C/ TRÒ CHUYỆN SÁNG.
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trong tuần.
* Thể dục sáng:
- Hô hấp: Hít vào thở ra 
- Tay: Tay dang ngang gập khửu tay trên vai
- Chân: 1 chân bước lên trước khụy, chân sau thẳng
- Bụng: Tay đưa cao cúi gập người ngón tay chạm ngón chân 
- Bật: Bật tại chỗ
 ( Soạn thứ 2/ 10 / 4 /2017)
D/ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài:
TÔ MÀU TR

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN T 4.doc