Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần
Tiết 2: Toán: Tính giá trị của biểu thức ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng con, nam châm
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:Tính giá trị biểu thức
55 - 5 x 7 = 55 – 35 24 + 48 : 6 = 24 + 8
= 20 = 32
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
- Giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc
- GV đưa ra bthức, gthiệu: (30 + 5) : 5 ;
3 ´ (20 – 10); . là các biểu thức có dấu ngoặc
- Giới thiệu ghi: 30 + 5 : 5 (30+5):5
- Hai biểu thức trên có điểm gì khác nhau?
? Hãy tìm cách tính của 2 biểu thức biết giá trị của biểu thức 30 + 5 : 5 là 31, giá trị của biểu thức
(30 + 5) : 5 là 7.
sai luật ? GVKL: Khi đi xe đạp cần phải đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều,... HĐ3: Đi xe đạp theo biển báo. - GV giới thiệu cho cả lớp một số biển báo cơ bản ( mà em hay gặp ngoài đường ) -GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đi xe đạp theo biển báo “ theo hình thức nhóm - Phổ biến cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi. - Giáo viên nhận xét tuyên dương HĐcuối: Củng cố dặn dò: -Đi xe đạp như thế nào là đi đúng luật? -Chấp hành đúng luật giao thông. - Chuẩn bị bài sau. - 3 học sinh trả lời - HS thảo luận nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày kết quả. H1: Người đi xe máy đi đúng luật vì lúc đó đèn báo hiệu là đèn xanh.Người đi xe đạp và em bé là sai.... H2: người đi xe đạp đi sai..... H3: Người đi xe đạp trước là sai vì bên trái đường.... H4: Các bạn đi xe đạp trên vỉa hè là sai.... H5: Người đi xe chở cồng kềnh là sai... H6: Các bạn đi đúng luật. H7: Các bạn đi sai luật.... * Chẳng hạn: Đi xe đạp Đúng luật Sai luật - Đi về bên phải đường - Đi hàng một -Lạng lách đánh võng - Đèo 3 người -HS nhắc lại KL (SGK) - 1 - 2 học sinh nhắc lại nội dung các biển báo - Học sinh tiến hành chơi -HS nêu nội dung bài học SGK -HS thực hiện tốt an toàn giao thông khi đi trên đường. ----------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán I.Mục tiêu: HS thành thạo tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn. Biết giải bài toán có hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 81 ở vở Thực hành Toán 3 tập 1 trang 64,65. Yêu cầu cả lớp làm bài Gọi HS lên bảng làm bài-nhận xét bổ sung. III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài-Dặn dò. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 3 ngày 23 tháng 12 năm 2014 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu : “ = ” , “ ”. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3(dòng 1), Bài 4 II. Đồ dùng dạy học:- Bộ đồ dùng II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1.VBT: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: - Y/c HS làm vào VBT - Nhắc HS lưu ý cách tính biểu thức có chứa dấu ngoặc - GV nhận xét - Yêu cầu HS nêu quy tắc để tính giá trị b.thức có dấu ngoặc đơn? Bài 2: - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó 2 em lên bảng làm - GV thu 1 số em nhận xét - Yêu cầu học sinh so sánh giá trị của biểu thức (421 - 200) x 2 với biểu thức 421 - 200 x 2. - Theo em tại sao giá trị hai biểu thức này lại khác nhau trong có cùng số, cùng dấu phép tính ? - GV: Vậy khi tính giá trị của biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự. Bài 3: - Viết lên bảng: ( 12 + 11 ) x 3 ...45 - Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống chúng ta cần phải làm gì ? - Y/c HS tính giá trị của biểu thức (12 + 11 ) x 3. - Yêu cầu học sinh so sánh 69 và 45. - Vậy chúng ta điền dấu lớn ( > ) vào chỗ.. - Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại. - Chữa bài, chốt cách làm Bài 4:- Yêu cầu học sinh luận nhóm đôi cùng xếp - GV theo dõi, nhận xét 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Nghe giới thiệu - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở BT - 2 HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét, bổ sung - HS nêu - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 em lên bảng làm - Lớp nhận xét - Giá trị của hai biểu thức khác nhau. - Vì thứ tự thực hiện các phép tính trong hai biểu thức này khác nhau. - HS đọc yêu cầu - Chúng ta cần tính giá trị biểu thức (12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45. - HS làm vào bảng con - 69 > 45 - HS làm vào bảng con - Lớp nhận xét - HS lấy bộ đồ dùng, thảo luận nhóm bàn và xếp hình như SGK ------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc: Anh Đom Đóm I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ , khổ thơ . - Hiểu ND : Đom đóm rất chuyên cần, cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động ( Trả lời được các CH trong SGK ; thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài ) II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài học SGK - Bảng viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS A.Kiểm tra bài cũ:Đọc nối đoạn bài Mồ Côi xử kiện? Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? - GV nhận xét, đánh giá. - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi - Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, bảo vệ người lương thiện, ... - HS khác nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV dùng tranh SGK giới thiệu, ghi tên bài - HSQS nêu theo HD của GV 2. Luyện đọc (Tiến hành tương tự các tiết TĐ – KC trước) - Từ khó đọc: lặng lẽ, long lanh, rộn rịp hỡi,... - Ngắt dòng thơ: Tiếng chị Cò Bợ: // Ru hỡi! // Ru hời! // Hỡi bé tôi ơi, / Ngủ cho ngon giấc. // - Thực hiện theo HD của GV 3. Tìm hiểu bài a) Anh Đóm lên đường đi đâu? + Ghi bảng, giảng: Mặt trời gác núi: mặt trời đã lặn ở sau núi. GV chốt: Trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm; ánh sáng ở bụng nó phát ra để dễ tìm thức ăn. ánh sáng đó là do chất lân tinh trong bụng đóm gặp không khí đã phát sáng. b) Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm trong 2 khổ thơ đầu? + Ghi bảng, giảng: chuyên cần - GV nhận xét, chốt: Đêm nào Đom Đóm cũng lên đèn đi gác suốt tới tận sáng cho mọi người ngủ yên. Anh thật chăm chỉ. c) Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm? GV cho HS thấy được cách dùng từ anh, chị, thím đối với các con vật thể hiện sự gần gũi, sinh động d) Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đóm trong bài thơ? - GV nhận xét, chốt e) Bài thơ nói lên điều gì? - GV nhận xét, chốt 4. Học thuộc lòng: - GV ghi sẵn bài thơ ở bảng - HS đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời - Chuyên cần - HS khác bổ sung - HS đọc khổ thơ 3,4 ; trả lời câu hỏi - Anh thấy chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông. - HS khác bổ sung - HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi d - HS khác bổ sung - HS nêu nội dung bài - HS đọc thuộc lòng - HS đọc lần lượt các khổ, đọc cả bài · Học thuộc từng khổ thơ - GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài · Học thuộc lòng bài thơ - GV nhận xét chung - Cả lớp đồng thanh - Thi đọc thuộc giữa các tổ - Lớp nhận xét -. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét, dặn dò. ------------------------------------------- Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Ôn tập học kì I I. Mục tiêu: Giúp học sinh: + Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. +Biết cách giữ vệ sinh các cơ quan trên. +GD học sinh ý thức học tập. II. Chuẩn bị: + Sơ đồ câm các cơ quan hô hấp. + Nhóm sản phẩm cho HĐ2 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh HĐ1: Mở đầu: + Kiểm tra bài cũ: - Người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông ? - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. +Giới thiệu bài mới: Chúng ta cùng ôn tập cuối học kỳ 1,... HĐ2: Ai nhanh - Ai giỏi: Yêu cầu:Thảo luận câu hỏi. N1:Nêu các cơ quan bên trong cơ thể? N2: Nêu chức năng của các cơ quan đó? N3: Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh? - Nhóm khác nhận xét, bổ xung - Chốt ý kiến: KL: Mỗi cơ quan bộ phận có chức năng, nhiêm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh. HĐ3: Trò chơi: Lựa chọn - Chia thành 2 nhóm sản phẩm + N1: Gạo, Tôm cá, Đỗ tương, Dầu mỡ, Quần áo, Thư, Bưu phẩm, Tin tức. +N2:Lợn, gà, dứa, than đỏ, sắt thép, máy vi tính, phim ảnh, bản tin,... - Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội cử hai thành viên lập đội chơi, tổ chức cho học sinh chơi. -Nhận xét, bổ sung. HĐ cuối:Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lai nội dung ôn tập. - Nhận xét tiết học.Dặn dò về nhà. - 2 học sinh trả lời - Chia nhóm. - Các nhóm thảo luận các câu hỏi: - Đại diên báo cáo kết quả. +Các cơ quan bên trong cơ thể gồm: CQ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết,... +Chức năng: - C.quan tuần hoàn:Tim và các mạch máu - C.q hô hấp:Mũi,khí quản, phế quản, phổi - C.q tiêu hoá:Miệng, thực quản, dạ dày,... -Cq bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu,... - Cq tk: Não, tuỷ sống và các dây tk +Các bệnh thường gặp: - C.q hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Ta phải giữ ấm cơ thể - Cq tiêu hoá: Tiêu chảy, đau dạ dày -Cq bài tiết:Viêm thận,...Phải uống nhiều nước -C.q tuần hoàn: Trẻ em thường bị bệnh thấp tim và một số bệnh về tim mạch,... -Cơ quan thần kinh:..... - HS lắng nghe. - Học sinh chia thành 2 đội + Mỗi đội được nhận một nhóm các sản phẩm. +Trong thời gian 5 phút 2 hs gắn các sản phẩm vào đúng chỗ bảng phụ của đội mình. +Các nhóm khác bổ sung nhận xét kết quả. - hs còn lại theo dõi bổ sung, nhận xét - HS nhắc lại 3 em. -------------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc I.Mục tiêu: HS luyện đọc trôi chảy bài Mồ Côi xử kiện và đọc thuộc lòng bài Anh Đom Đóm. II.Các hoạt động dạy học: GV gọi HS đọc bài Mồ Côi xử kiện-và đọc thuộc lòng bài Anh Đom Đóm. Cho bạn nhận xét- GV nhận xét ,bổ sung. III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài.Dặn dò. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 4 ngày 24 tháng 12 năm 2014 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Thể dục: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1-4, hàng dọc Trò chơi: Chim về tổ I. Mục tiêu -Biết tập hợp hàng ngang, đứng thẳng hàng ngang. - Biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp. - Biết đi vượt chướng ngại vật thấp. - Chơi trò chơi " Chim về tổ ". Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. Phương tiện : Còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu * GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - GV điều khiển lớp - Chơi trò chơi : Làm theo hiệu lệnh 2. Phần cơ bản - Ôn bài thể dục phát triển chung * Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học + Chơi trò chơi : Chim về tổ " - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và nội quy chơi - Sau vài lần chơi GV đổi vị trí em làm tổ thành vị trí em làm chim 3. Phần kết thúc * GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài + Tập hợp, điểm số, báo cáo. + Nghe. + Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập - HS chơi trò chơi - HS ôn bài thể dục 2 lần + HS tập phối hợp các động tác : tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải quay trái, đi đều 1 - 4 hàng dọc. - HS tập theo tổ như đã phân công khu vực - Thi biểu diễn giữa các tổ - HS chơi thử 1 lần sau đó chơi thật -Đội hình xuống lớp 3 hàng ngang. Đứng tại chỗ vỗ tay hát ------------------------------------------ Tiết 2: Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(dòng 1), Bài 3(dòng 1), Bài 4, Bài 5 II. Chuẩn bị: Bảng lớp kẻ sẵn BT4 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1. VBT: Gọi HS đọc nd BT, nêu y/c BT? -Thu bài tổ 1 - Gv chốt kết quả; Y/c HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia? Bài 2.VBT: Gọi HS đọc nd BT, nêu y/c BT? - Thu bài tổ 2 - GV nhận xét, chốt cách tính. Bài 3: Gọi HS đọc nd BT, nêu y/c BT? Thu bài tổ 3 - Gv chốt kết quả. Y/c HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức khi có dấu ngoặc đơn? Bài 4: Gọi HS đọc nd BT, nêu y/c BT? - GV chốt kết quả Bài 5: Gọi HS đọc nd BT. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì ? - Gv chốt kết quả 3. Củng cố - dặn dò - Yêu cầu học sinh luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức * Nhận xét tiết học - Nghe giới thiệu - HS nêu yêu cầu - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT - Lớp nhân xét chữa bài - HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở BT - 2 HS làm trên bảng - HS khác nhận xét. 1 số HS nêu lại cách tính - HS nêu yêu cầu - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. - Lớp nhận xét chữa bài - HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. - HS đọc yêu cầu - HS làm vào VBT. 1 em lên bảng làm - Lớp nhận xét - 1 HS đọc bài toán – cả lớp đọc thầm - Có 800 cái bánh, Mỗi hộp xếp 4 cái bánh, Mỗi thùng có 5 hộp - Có bao nhiêu thùng bánh ?. - Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét chữa bài --------------------------------------- Tiết 3: Giáo dục kĩ năng sống: Gia đình hạnh phúc --------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán I.Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị biểu thức . Giải bài toán có hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 83 trang 66 ở vở Thực hành Toán 3 tập 1. Yêu cầu HS làm bài Gọi HS lên bảng làm bài - nhận xét đánh giá. III.Củng cố dặn dò: GV củng cố bài- nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 5 ngày 25 tháng 12 năm 2014 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Thể dục: Đi vượt chướng ngại vật thấp. Trò chơi: Mèo đuổi chuột I. Mục tiêu -Biết tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. - Biết cách đi 1-4 hàng dọc theo nhịp. - Biết đi vượt chướng ngại vật thấp. - Chơi trò chơi " Mèo đuổi chuột ". Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. Phương tiện : Còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu * GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - GV điều khiển lớp - Chơi trò chơi : Làm theo hiệu lệnh 2. Phần cơ bản - Ôn bài thể dục phát triển chung * Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học + Chơi trò chơi : “Mèo đuổi chuột " - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và nội quy chơi. 3. Phần kết thúc * GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài + Tập hợp, điểm số, báo cáo. + Nghe. + Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập - HS chơi trò chơi - HS ôn bài thể dục 2 lần + HS tập phối hợp các động tác : tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải quay trái, đi đều 1 - 4 hàng dọc. - HS tập theo tổ như đã phân công khu vực - Thi biểu diễn giữa các tổ - HS chơi thử 1 lần sau đó chơi thật - Đứng tại chỗ vỗ tay hát -------------------------------------- Tiết 2: Toán: Hình chữ nhật I. Mục tiêu: Giúp HS : - Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật . - Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh , góc). Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4 II. Đồ dùng dạy học:Phấn màu, thước kẻ dài, nam châm. Các vật có dạng hình chữ nhật III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu hình chữ nhật. - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh gọi tên hình. * Giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD - Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài của các cạnh của hình chữ nhật - Yêu cầu học sinh so sánh độ dài của cạnh AB và CD. - Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AD và độ dài cạnh BC. - Yêu cầu học sinh so sánh độ dài cạnh AB với độ dài cạnh AD. * Giới thiệu: Hai cạnh AB và CD được coi là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai cạnh này bằng nhau. - Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau. - Vậy hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AB = CD, hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau AD = BC. - Yêu cầu học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật ABCD. - Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu học sinh nhận diện đâu là hình chữ nhật. - Yêu cầu học sinh nêu lại các đặc điểm của hình chữ nhật. 3. Luyện tập thực hành Bài 1. VBT:- Yêu cầu học sinh tự nhận biết hình chữ nhật, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại. * Nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chốt Bài 2: - Yêu cầu học sinh dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả. - GV nhận xét, chốt Bài 3: Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và độ dài của các cạnh mỗi hình - GV nhận xét, chốt Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật: - GV nhận xét, chốt 4. Củng cố - dặn dò: - Hỏi lại học sinh về đặc điểm của hình chữ nhật vừa học trong bài. * Nhận xét tiết học - Nghe giới thiệu - Học sinh trả lời: Hình chữ nhật ABCD / Hình tứ giác ABCD - HS đo - Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD - Độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC - Độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh AD. - Học sinh nhắc lại: AB = CD ; AD = BC. - HS nhìn và nghe - HS nhắc lại - Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông. - HS nhận diện và nêu - Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc đều là góc vuông. - HS đọc y/c. Làm bài, trả lời: - Hình chữ nhật là MNPQ và RSTU, các hình còn lại không phải là hình chữ nhật. - HS đọc y/c. Làm bài - HS đo và nêu: Độ dài AB = CD = 4 cm và AD = BC = 3 cm ; độ dài MN = PQ = 5 cm và MQ = PN = 2 cm - HS đọc y/c. Làm bài nhóm 2 - 1 số em trả lời - Các hình chữ nhật là: ABNM ; MNCD và ABCD - Lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu - HS vẽ vào vở - 2 HS lên bảng vẽ - HS khác nhận xét ----------------------------------- Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết) Âm thanh thành phố I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Tìm được từ có vần ui / uôi ( BT2). Làm đúng BT(3) a II. Đồ dùng dạy học:Bảng lớp viết sẵn BT2 III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc: giang sơn, dang tay - GV đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài Nghe - viết: Âm thanh hành phố. Phân biệt: ui/ uôi; r/ d/ gi; ât/ ăc 2. Hướng dẫn HS viết 2.1 Hướng dẫn chuẩn bị · Đọc đoạn viết · Hướng dẫn tìm hiểu bài viết, nhận xét chính tả - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? - GV nhận xét, chốt - GV đọc từ dễ lẫn · Viết tiếng, từ dễ lẫn: Bét-tô-ven, pi- a- nô, ... 2.2 HS viết bài vào vở - GV đọc - HS viết - GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết 2.3 Nhận xét, chữa bài -Cho HS đọc lại bài,soát lỗi. - GV thu bài, nhận xét một số bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi ui M: củi, xui khiến, mui thuyền, cúi đầu,... uôi M: chuối, cuối cùng, muối, con suối,... - GV nhận xét, khái quát Bài 3: Tìm và viết vào chỗ trống các từ: Chứa tiếng bắt đầu bằng d/ gi/ r có nghĩa như sau: - Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc, ...gần như nhau : giống - Phần còn của cây lúa sau khi gặt: rạ -Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác: dạy - GV nhận xét, chữa bài. C. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn dò - Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả - HS viết vào bảng con - HS khác nhận xét - HS mở SGK, ghi vở - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm -Các chữ đầu đoạn, đầu câu (Hải, Mỗi, Anh), tên địa danh (Cẩm Phả, Hà Nội), tên người (Hải), tên nước ngoài (Bét-tô- ven), tên tác phẩm (Ánh trăng). - HS viết vào bảng con - HS viết -HS đọc, soát lỗi - 1 HS đọc yêu - HS thi tìm từ theo tổ - HS khác nhận xét - Cả lớp đọc lại các từ - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS chữa miệng - HS khác nhận xét ------------------------------------- Tiết 4: Đạo đức: Biết ơn thương binh liệt sĩ ( Tiết 2) I. Mục tiêu: + Biết công lao của các thương binh , liệt sĩ đối với quê hương, đất nước. + Kính trọng, biết ơn và quan tâm , giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng . * GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. + GDKN Sống: - Kỹ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. - Kỹ năng xác định giá ttrị về những con người đã quên mình vì Tổ quốc II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Một số tranh ảnh về tấm gương những người anh hùng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Hoạt động 1. Mở đầu: + Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ? - Gv nhận xét đánh giá. + Giới thiệu bài. Hôm nay ta học bài Biết ơn thương, binh liệt sỹ (T2) Hoạt động 2: Xem tranh và kể về những người anh hùng. - Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh ( hoặc ảnh ) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng. * GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở hs học tập theo các tấm gương đó. Hoạt động 3: Kể tên một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Hãy kể một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sỹ ở địa phương mà em biết. - Gv nhận xét bổ sung và nhắc nhở hs tích cực ủng hộ tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. Hoạt động 4: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ. - Gv nhận xét tuyên dương hs đã thể hiện hay. * KL chung: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình. Hoạt động cuối: +Củng cố, dặn dò: + Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau ôn tập. - Thương binh liệt sĩ là những người có công lao to lớn với đất nước...... - Các nhóm nhận tranh ảnh và cho biết + Người trong ảnh là ai? + Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó? + Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng liệt sĩ đó? - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS kể cá nhân. - Lớp nhận xét bổ sung. - Hs hát múa, đọc thơ, kể chuyện... - Lớp nhận xét. --------------------------------------------------------------------------------- Chiều thứ 5 ngày 25 tháng 12 năm 2014 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người h
Tài liệu đính kèm: