GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 – 2018
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Gia Đình
Đề tài: Kể chuyện: “Tích Chu”
Đối tượng: 4 - 5 Tuổi
Số lượng: 20 - 21 trẻ
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày soạn: 6/11/2017
Ngày dạy: 8/11/2017
Người soạn: Hoàng Thị Hương
Người dạy: Hoàng Thị Hương
Đơn vị: Trường Mầm Non Quế Tân
I. MỤC ĐÍCH
1) Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện “Tích Chu”, tên các nhân vật trong truyện,
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện,
- Trẻ biết thể hiện được ngữ điệu, 1 số cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện và lời đàm thoại của một số nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết tham gia đóng kịch.
2) Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cho trẻ thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện
- Rèn kỹ năng cho trẻ trả lời câu hỏi đàm thoại nội dung câu chuyện “Tích chu” rõ ràng, mạch lạc
- 90 – 95 % Trẻ hiểu nội dung truyện
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Gia Đình Đề tài: Kể chuyện: “Tích Chu” Đối tượng: 4 - 5 Tuổi Số lượng: 20 - 21 trẻ Thời gian: 25 - 30 phút Ngày soạn: 6/11/2017 Ngày dạy: 8/11/2017 Người soạn: Hoàng Thị Hương Người dạy: Hoàng Thị Hương Đơn vị: Trường Mầm Non Quế Tân MỤC ĐÍCH 1) Kiến thức - Trẻ biết tên truyện “Tích Chu”, tên các nhân vật trong truyện, - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, - Trẻ biết thể hiện được ngữ điệu, 1 số cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện và lời đàm thoại của một số nhân vật trong truyện. - Trẻ biết tham gia đóng kịch. 2) Kỹ năng: - Rèn kỹ năng cho trẻ thể hiện được giọng điệu, ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện - Rèn kỹ năng cho trẻ trả lời câu hỏi đàm thoại nội dung câu chuyện “Tích chu” rõ ràng, mạch lạc - 90 – 95 % Trẻ hiểu nội dung truyện 3) Giáo dục: - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện và hứng thú tham gia đóng kịch - Biết kính trọng và yêu quý ông, bà, bố, mẹ - Biết yêu thương chăm sóc người thân trong gia đình và biết giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. 4. Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Cháu yêu bà, Cả nhà thương nhau, Đi xe lửa - Toán II. CHUẨN BỊ 1, Đồ dùng của cô: - Trang phục của cô gọn gàng, tranh minh họa câu chuyện Tích Chu - Máy vi tính, máy chiếu, giáo án điện tử, que chỉ, mô hình sân khấu dối, dối tay về nhân vật trong truyện, mô hình sân khấu đóng hoạt cảnh kịch 2, Đồ dùng của trẻ: - Đồ dùng trang phục đóng kịch, mũ Chim. - Sắp xếp đội hình ngồi chữ U III. CÁCH TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định, gây hứng thú (1 – 2 phút) - Cô giới thiệu các cô giáo về dự - Trẻ hát và vận động bài hát “Cháu yêu bà” + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát nhắc tới ai? -Trong bài hát có nhắc đến một bạn nhỏ rất yêu thương bà của mình. Cô biết có một bạn tên là Tích chu bạn ấy ở với bà và để biết xem bạn Tích chu có yêu thương bafkhoong cô mời các con cùng ngồi ngoan lắng nghe câu chuyện nhé! 2. Cách tiến hành ( 20 – 22 phút) *Lần 1: Cô cho 1 trẻ lên kể tóm tắt câu chuyện Đàm thoại hỏi trẻ: + Bạn vừa kể câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có nhân vật nào? Cô mời các con hãy cùng hướng lên màn hình để gặp lại các nhân vật trong Truyện nhé! Cô cùng trẻ đàm thoại tranh. + Các con vừa được gặp các nhân vật trong câu chuyện nào? => Cô giảng nội dung cho trẻ nghe: Câu chuyện nói về một cậu bé tên là Tích Chu, cậu sống cùng bà. Chỉ vì ham chơi, không quan tâm tới bà, không rót nước cho bà uống nên bà Tích Chu đã phải hóa thành con chim để bay đi tìm nước uống. Được sự giúp được của cô tiên, tích Chu đã vượt qua rất nhiều nguy hiểm để lấy nước suối tiên về cho bà uống, được uống nước suối tiên bà Tích Chu đã trở lại thành người và về ở với Tích Chu, từ đó Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. * Lần 2: Kể chuyện bằng mô hình rối - Để hiểu hơn về nội dung của câu chuyện và để biết vì sao bà lại hóa thành chim cô mời các con cùng đón xem vở kịch rối Câu chuyện “Tích chu” do các cô giáo trường MN Quế Tân dựng nhé! * Đàm thoại: + Trong chuyện có mấy nhân vật ? + Tích chu sống với ai ? + Bà thương yêu Tích chu như thế nào? + Còn Tích chu thì sao? + Khi Bà bị ốm Bà gọi Tích Chu thế nào ? + Giọng bà gọi Tích chu như thế nào? - Các con ơi! Cô con mình cùng gọi Tích chu giúp bà nào! (Cho trẻ thể hiện giọng của Bà) + Bà bị hóa thành chim thì tích chu cảm thấy thế nào? => Khi Bà bị hóa thành chim Tích chu đã cảm thấy hối hận và thương Bà. Thấy được Tích chu đã nhận ra lỗi của mình và thương bà nên các bác trong đoàn làm phim đã dựng thành bộ phim hoạt hình Tích chu muốn gửi tặng đến chúng mình đấy! * Lần 3: Cho trẻ xem video Truyện “Tích chu” Đàm thoại : + Tích chu đã hối hận và đi tìm bà, vậy trên đường đi tìm Bà Tích chu đã được ai giúp đỡ? + Tích chu đã làm gì để cứu Bà trở lại thành người? + Từ đó hai bà cháu Tích chu sống với nhau như thế nào? => Cô khái quát nội dung: Bạn Tích chu trong Truyện đã ham chơi không lấy nước cho bà nên bà đã hóa thành chim và khi bà bị hóa thành chim Tích chu đã thấy hội hận và thương bà, nhờ có Cô Tiên giúp đỡ nên Tích chu đã cứu Bà trở lại thành người. Từ đó hai bà cháu Tích chu sống hạnh phúc bên nhau. + Các con ơi! Qua câu chuyện Tích chu tác giả muốn nhắc nhở các con điều gì? (Cô hỏi 2 – 3 trẻ) => Cô giáo dục: Qua câu chuyện Tích chu tác giả muốn nhắc nhở các con phải luôn ngoan ngoãn,kính trọng, yêu thương và chăm sóc ông, bà, bố, mẹ và những người thân trong gia đình cũng như giúp đỡ mọi người xung quanh. Khi đến lớp các con phải ngoan ngoãn nghe lời cô giáo và yêu quý, đoàn kết với các bạn đấy các con ạ! * Lần 4: Trẻ Tham gia đóng kịch - Các con ơi! Hôm nay, cô thấy lớp chúng mình bạn nào học cũng ngoan, cũng giỏi và cô thấy lớp mình có nhiều bạn có khả năng diễn xuất đấy, ai muốn tham gia vở kịch “Tích chu” thì chúng mình giơ tay nào! + Cô mời trẻ lên đóng kịch Vf cho trẻ tự giới thiệu nhân vật - Trước khi đến với vở kịch để thay đổi không khí lớp học cô mời các con chúng mình cùng đứng dậy vận động bào hát “Cả nhà thương nhau” - Trẻ đóng kịch truyện “Tích chu” Vở kịch “Tích Chu” đã khép lại giờ học kính chúc các cô mạnh khỏe,gia đình hạnh phúc, chúc các bé chăm ngoan học giỏi. 3. Kết thúc: Các con ơi! Bạn Tích chu đã mang nước suối tiên về cho Bà uống rồi, giờ cô con mình hãy cùng nhau lên tàu đến thăm Bà bạn Tích chu xem bà đã khỏe chưa nhé! Các con nhớ khi lên tàu các con phải ngồi ngay ngắn không được thò đầu, thò tay, thò chân ra ngoài nhé! -Trẻ vỗ tay -Trẻ hát và vận động - Trẻ trả lời câu hỏi -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ nghe truyện -Trẻ chú ý trả lời -Trẻ xem tranh - Trẻ chú ý trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý xem -Trẻ trả lời -Trẻ chú ý xem -Trẻ lắng nghe -5 trẻ tham gia đóng kịch - Trẻ hát và vận động -Trẻ chú ý xem -Cả lớp hát và đi ra ngoài chơi tự do
Tài liệu đính kèm: