Giáo án lớp 4 - Năm học 2017 - 2018 - Tuần 19

TUẦN 19

Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 2018

Tập đọc

BỐN ANH TÀI

 (Truyện cổ dân tộc Tày)

I. MỤC TIÊU:

 - Kiến thức: Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 -Kĩ năng: Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 -Thái độ: Giáo dục lòng nhiệt thành làm việc, yêu lao động.

 * KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

2. Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 44 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Năm học 2017 - 2018 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
+ Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, không dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp trong xã hội.
- HS lắng nghe.
- Giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước càng xấu đi, vua quan nhà Trần ăn chơi xa đoạ...
- Triều Hồ thay triều Trần hợp lịch sử...
- HS đọc bài học.
Điều chỉnh: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2018
Kể chuyện
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
 -Kĩ năng: Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
 -Thái độ: Giáo dục HS biết lên án sự vô ơn, bạc ác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp- cách thức tổ chức:
 PP quan sát, thảo luận nhóm,quan sát tranh và TLCH
2. Đồ dùng:
 - Tranh minh họa truyện SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- HS cùng hát để chuyển vào bài mới.
2. Hoạt động nghe-kể:(8P)
Mục tiêu: Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2.
* Cách tiến hành: Hs nghe kể và kể chuyện theo tranh.
GV ghi đề.
- GV cho các em xem tranh và giới thiệu truyện: “Bác đánh cá và gã hung thần”
b) Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: GV kể chuyện.
- Kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa trong SGK.
- Kể lần 3 (nếu cần ).
3 . Thực hành kể chuyện:(10p)
* Mục tiêu: Hs kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình.
* Cách tiến hành: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
 Bài 1: Dựa vào lời kể của thầy em hãy thuyết minh cho nội dung của từng tranh bằng 1 hoặc 2 câu 
+ Dán tranh minh họa ở bảng 
+ Viết nhanh dưới mỗi tranh 1 lời thuyết minh 
4.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành: Hs thảo luận trong nhóm.
Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa của chuyện 
5. Hoạt động tiếp nối: (3p)
 - Khen những em chăm chú nghe bạn kể, nhận xét chính xác, đặt câu hỏi hay 
- Giáo dục HS biết lên án sự vô ơn, bạc ác.
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. Đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài sau.
Hát
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Suy nghĩ, nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Mỗi nhóm kể từng đoạn truyện, sau đó kể toàn truyện rồi trao đổi ý nghĩa truyện 
- Thi kể chuyện trước lớp:
+ 2,3 nhóm tiếp nối nhau thi kể toàn bộ truyện.
+ Vài em thi kể toàn bộ truyện.
+ Mỗi nhóm kể xong đều nêu ý nghĩa truyện, đối thoại cùng thầy cô và các bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
Điều chỉnh: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
___________________________
Tập đọc
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
 (Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
 - Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
 -Thái độ: Có ý thức về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp- cách thức tổ chức:
 - PP hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, động não, thực hành,
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, trò chơi. 
2. Đồ dùng:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:( 5p)
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ Bạn hãy đọc bài “Bốn anh tài”
+ Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
 + Ý nghĩa của câu chuyện?
- TBHT củng cố trò chơi
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
* Cách tiến hành: HĐ cả lớp
a. Giới thiệu bài: 
- Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Đó là cách lí giải đầy ý nghĩa của nhà thơ Xuân Quỳnh được gửi gắm qua bài Chuyện cồ tích về loài người. ...
 Luyện đọc: 
GV hoặc HS chia đoạn: 7 khổ thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV gọi HS nêu từ khó HD luyện đọc từ khó. 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV giải nghĩa một số từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp – thi đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Giọng đọc chậm, dàn trải, dịu dàng, đọc chậm hơn ở câu thơ kết.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đọc cho lưu loát.
3.Hoạt động Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
* Cách tiến hành: Cá nhân-cặp đôi-cả lớp.
- YC HS đọc thầm khổ 1 để trả lời các câu hỏi:
+ Trong câu chuyện ai là người được sinh ra đầu tiên?
- YC HS đọc thầm khổ 2 để trả lời các câu hỏi:
+ Sau khi trẻ sinh ra thì cái gì xuất hiện? Tại sao lại như thế?
- YC HS đọc thầm khổ 3 để trả lời các câu hỏi:
+ Sau khi sinh trẻ ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
 - YC HS đọc thầm khổ 4,5 để trả lời các câu hỏi:
+ Bố giúp trẻ em những gì?
 - YC HS đọc thầm khổ còn lại để trả lời các câu hỏi:
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì? Dạy điều gì đầu tiên?
+ Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
* KL:
4. Hoạt động Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
* Cách tiến hành:Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau toàn bài, cả lớp theo dõi, nêu cách đọc bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ 4, 5
+ Đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
+ Gọi vài em nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
- Nhận xét, khen/động viên.
- HD HS học thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
* Giúp đỡ hs M1+M2 đọc lưu loát, yêu cầu hs M3+M4 đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, khen/động viên.
* KL:
5. Hoạt động tiếp nối: (5p) 
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Bốn anh tài”
- Nhận xét tiết học.
+ Hát và chơi trò chơi
+ Sức khỏe: Ăn một lúc hết chín chõ xôi...
+ Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1.
- HS luyện đọc từ, câu khó.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp – thi đọc.
- 1 HS đọc toàn bài
- Đọc thầm khổ 1 để trả lời các câu hỏi:
+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.
- Đọc thầm khổ 2 để trả lời các câu hỏi:
+ Mặt trời xuất hiện để trẻ nhìn cho rõ.
- Đọc thầm khổ 3 để trả lời các câu hỏi:
+ Vì trẻ cần yêu thương và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
- Đọc thầm khổ 4, 5 để trả lời các câu hỏi:
+ Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Đọc thầm khổ còn lại để trả lời các câu hỏi:
+ Thầy giáo dạy trẻ học hành, dạy “Chuyện làm người” đầu tiên.
¶Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em.
¶Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảøm trân trọng của người lớn với trẻ em.
¶Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em. 
- HS đọc tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi, nêu cách đọc bài.
+ Theo dõi, nêu cách đọc hay.
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn bạn đọc hay.
- HS học thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng.
\
Ý nghĩa: Bài thơ cho ta thấy mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy
dành tất cả cho trẻ em mọi đều tốt đẹp nhất.
Điều chỉnh: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
______________________________
Toán
HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
 - Kĩ năng: BT cần làm: Bài 1, bài 2. KK HS năng khiếu hoàn thành tất cả các bài tập.
 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
	- Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: vuông, chữ nhật, bình hành, tứ giác 
- HS: Giấy kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- Hs cùng chơi trò chơi: Bắn tên
- TBHT đưa ra một số phép tính yêu cầu hs nói đáp số.
VD: 40 x 100=
 25 x 4 =
 ....
Củng cố trò chơi và vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(13p)
* Mục tiêu: Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
* Giới thiệu hình bình hành 
A
B
C
D
- GV vẽ hình lên bảng 
Giảng: Đây là một tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau 
=> Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau 
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2
 3. Hoạt động thực hành: (17p) 
* Mục tiêu: Bài 1, bài 2. KK HS năng khiếu hoàn thành tất cả các bài tập.
* Cách tiến hành: HĐ cả lớp, nhóm,.. 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên chỉ các hình là hình bình hành, nêu rõ vì sao các hình còn lại không phải là hình bình hành.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách xác định hình bình hành.
Bài 2:
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
+ Giới thiệu các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD ( Mẫu SGK ) 
- YC cả lớp làm bài theo cặp.
- Gọi đại diện 1cặp HS lên chỉ các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau trong hình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách xác định các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau trong hình bình hành.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2
4. Hoạt động tiếp nối: (5p)
- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại các đặc điểm của hình bình hành.
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Diện tích hành bình hành”.
- Nhận xét tiết học.
* Bài tập PTNL HS:(M3+M4)
1. Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành:
- Hát và cùng chơi trò chơi
- Quan sát hình nêu đặc điểm hình bình hành 
+ Cạnh AB đối diện với cạnh CD 
+ Cạnh AD đối diện với cạnh CB 
+ Cạnh AB song song với cạnh DC
+ Cạnh AD song song với cạnh BC
+ Cạnh AB + CD; AD + CB
Có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
Đ/a:
+ Hình 1, 2 và 5 là hình bình hành 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
Đ/a:
+ Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau là MN và PQ, MQ và NP 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
(HS vẽ hình vào SGK)
Điều chỉnh: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_________________________________
Địa lí
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh khá, giỏi:Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,...; có các bãi biển Đồ Sơn, cát Bà với nhiều cảnh đẹp,...).
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Các bản đồ: hành chính, giao thông VN, Hải Phòng.
 - Tranh, ảnh về Hải Phòng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Khởi động: 
Cả lớp hát bài hát về HẢi Phòng. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức:( 27p)
* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng, ven biển, bên bờ sông Cấm.Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch 
* Cách tiến hành:	
Hoạt động 1: Hải Phòng – thành phố cảng.
- YC các nhóm quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN ; tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý: 
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
+ Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
+ Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng.
-HS cùng hát
- Các nhóm quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN ; tranh, ảnh thảo luận, trả lời:
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở phía đông bắc ĐBBB; phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp Thái Bình, phía tây giáp Hải Dương, phía Đông giáp Biển Đông.
+ Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành một cảng biển:nhiều cầu tàu lớn (để tàu câph bến); nhiều bài đất rộng và nhà kho (để chứa hàng); nhiều phương tiện (phục vụ bốc dỡ, chuyên chở hàng)
+ Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng: Thường xuyên có nhiều tàu trong và ngoài nước cập bến; Tiếp nhận, vận chuyển một số lượng lớn hàng hoá.
Hoạt động 2: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
- YC HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng.
+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng.
- Bổ sung: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Hình 3 thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy.
- Dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò quan trọng nhất.
+ Các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng: nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Hạ Lòng, cơ khí Hải Phòng. 
+Tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng: sà lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch,,, tàu chở khách trên sông, biển, tàu vận tải lớn...
Hoạt động 3: Hải Phòng là trung tâm du lịch.
- YC các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch?
- Bổ sung: Đến Hải Phòng, chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú: nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
3. Hoạt động tiếp nối: (5p)
- Nêu ghi nhớ SGK.
	- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng.
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp: 
+ Có bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà, có nhiều cảnh đẹp, hang động kì thú...
+ Có các lễ hội: chọi trâu, đua thuyền trên biển...
+ Có nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng: cửa biển Bạch Đằng, tượng đài Lê Chân.
+ Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đủ tiện nghi.
Điều chỉnh: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 4 tháng 1 năm 2018
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
 -Kĩ năng: Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
 - Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Nêu cách mở bài gián tiếp?
+ Nêu cách mở bài trực tiếp?
 -TBHT củng cố trò chơi
- GV nhận xét, khen/ động viên.
2. Hoạt động thực hành: (28p)
* Mục tiêu: Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài.
- YC HS làm theo cặp: xác định điểm giống và khác nhau giữa các đoạn mở bài.
- Gọi một số HS lần lượt phát biểu, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt.
Bài tập 2:Viết một đoạn văn...
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- YC HS tự làm bài, GV chú ý hướng dẫn HS M1.
- Gọi vài HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, khen/ động viên.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 lập được dàn ý cho bài văn 
 - HS M3+M4 cần lập được dàn ý chi tiết.
- HS chia sẻ với lớp về dàn ý của mình.
3. Hoạt động tiếp nối: (3p) 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết vào vở.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát và chơi trò chơi
+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: là giới thiệu ngay đồ vật định tả
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đ/a:
+ Điểm giống nhau giữa các đoạn mở bài:
 Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+ Điểm khác nhau giữa các đoạn mở bài:
 ¶Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiêu ngay cái cặp sách cần tả.
 ¶Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
+ HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
VD:
 Mở bài trực tiếp: Ở trường,người bạn thân thiết với mỗi chúng ta là chiếc bàn học sinh.
 - Vào đầu năm học mới, bố em tặng cho em một chiếc bàn học mới tinh.
Mở bài gián tiếp: Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố một ngày hè bốn năm trước. Mồ hoi đẫm trán, bố mang vềnhà một loạt gỗ, đinh, cưa, bào xin được ở một xưởng mộc. Em hỏi bố dùng chúng làm gì, bố chỉ cười bảo:"Bí mật". Thế rồi bố cưa, bố đục, bố đóng, bố bào, dưới bàn tay bố, một chiếc bàn học xinh xắn dần dần hiện ra. Nó mộc mạc mà lại đẹp và chắc chắn. Đó là quà bố tặng em khi vào lớp một.
Điều chỉnh: .................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
____________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; 
 -Kĩ năng: Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
 -Thái độ: Tích cực, tự giác học bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút,
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm.
2. Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang từ điển phô tô.
 - 4 tờ giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)	
- HS cùng hát và chơi trò chơi: Chiếc hộp bí mật
2. Hoạt động thực hành:(27p)
* Mục tiêu: Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
* Cách tiến hành: HĐ cả lớp
Bài tập 1:Phân loại các từ sau đây...
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- YC HS hoạt động theo cặp: dựa vào từ điển xác định nghĩa của từng từ, phân biệt các từ đó theo nghĩa của tiếng tài.
- Gọi đại diện các cặp báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài tập 2: Đặt câu...
- Gọi HS đọc yê

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 giao an phat trien nang luc hoc sinh lop 4_12246460.doc