Giáo án Lớp 4A Tuần 16 - Gv: Ma Thị Năm - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Ea Soup

Tiết 1: Tập đọc

KÉO CO

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh học bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

docx 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4A Tuần 16 - Gv: Ma Thị Năm - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Ea Soup", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS nêu tên một số trò chơi, dụng cụ khi chơi.
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh : 
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : 
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ : 
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm
- Y/c đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: Làm việc nhóm đôi.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS thảo luận theo cặp và làm bài vào vở.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố:
+ Em thích những trò chơi nào? Vì sao?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài và chuẩn bị bài: Câu kể.
- HS hát.
 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV. 
- HS nhận xét bạn.
 - HS nhắc lại tên bài.
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm. Đại diện ghi ý kiến của nhóm.
 - Nói một số trò chơi: Ô ăn quan ( dụng cụ chơi là những viên sỏi đặt trên những ô vuông được vẽ trên mặt đất...) ; lò cò (nhảy, làm di động một viên sành, sỏi... trên những ô vuông vẽ trên mặt đất), xếp hình (một hộp gồm nhiều hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa hình dạng khác nhau. Phải xếp sau cho nhanh, cho khéo để tạo nên những hình ảnh về ngôi nhà, con chó, ô tô...)
+ Kéo co, vật.
+ Nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. 
- HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
 Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài tập theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét, chữa bài. 
+ Chơi với lửa: làm một việc nguy hiểm.
+ Chơi diều đứt dây: mất trắng tay .
+ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: phải biết chọn bạn , chọn nơi sinh sống.
+ Chơi dao có ngày đứt tay: liều lĩnh ắt gặp tai họa.
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp và làm bài vào vở.
- HS trình bày kết quả. 
a) Em sẽ nói với bạn "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn". Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b) Em sẽ nói: Cậu xuống ngay đi: Đừng có "Chơi với lửa" Hoặc "Chơi dao có ngày đứt tay".
- HS nhận xét bổ sung, chữa bài (nếu sai).
 2 HS nêu...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Âm nhạc (Giáo viên chuyên)
Tiết 4: Chính tả: (Nghe - viết)
KÉO CO
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết: đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT 2b.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một vài tờ giấy A4 để HS thi làm 2b. Một tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải 2b.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp, 1 HS đọc: trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: CT nghe viết: Kéo co. 
HĐ 1: Hoạt động cả lớp.
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
a. Hướng dẫn chính tả: 
- GV đọc đoạn viết chính tả: : từ Hội làng Hữu Trấp.đến chuyển bại thành thắng.
- HS đọc thầm đoạn chính tả. 
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
b. Hướng dẫn viết từ khó. 
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, khuyến khích.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Viết chính tả:
- GV HD HS cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết.
- Gọi đọc lại cho HS soát bài.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá. 
HĐ 3: Thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2b: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: HS thảo luận nhóm 
- Yêu cầu cả lớp làm bài tập. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: đấu vật, nhấc, lật đật.
4. Củng cố: 
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung học tập.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà viết lại các từ viết sai (nếu có) và chuẩn bị bài tuần sau.
- HS hát.
 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. 
+ trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS đọc thầm .
+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có nét đặc biệt là kéo co diễn ra giữa nam và nữ, cũng có năm nam thắng, có năm nữ thắng.
- HS viết bảng con: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, khuyến khích.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe.
Bài 2b:
 1 HS nêu y/c bài tập.
 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài 
- HS trình bày kết quả bài làm : đấu vật, nhấc, lật đật.
- HS chữa bài (nếu sai).. 
- HS nhắc lại nội dung học tập.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 5: Kỹ thuật 
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu quy trình.
- Vải; kim; chỉ; thước; viết chì; dụng cụ trang trí sản phẩm.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra dụng cụ.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
HĐ 1: Củng cố kiến thức.
- HS nắm lại tháo tác khâu thêu.
- GV đính từng mẩu và quy trình.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các thao tác:
+ Gấp 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
+ Gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
+ Thêu mũi móc xích.
- GV nhắc lại thao tác từng mũi khâu, thêu.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: - HS thực hành.
- GV cho HS thực hành (GV theo dõi nhắc nhở HS còn lúng túng).
- GV cho HS trang trí và dán vào vở.
- GV cho HS trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương sản phẩm đạt. 
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nhắc lại các thao tác khâu, thêu vừa thực hành.
- GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của từng HS.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS thêu chưa đạt về nhà thêu lại, chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau: Ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- HS hát.
- Các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ của tổ viên mình.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại các thao tác:
+ ...
+ ...
+ ...
- HS lắng nghe. 
- HS nhận xét.
- HS thực hành nhóm đôi.
- HS trang trí và dán vào vở.
- HS trình bày sản phẩm.
- HS nhận xét bổ sung, tuyên dương bạn.
 2 HS nhắc lại các thao tác.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Tiết 1: Mỹ thuật (Giáo viên chuyên)
Tiết 2: Tập đọc
TRONG QUÁN ĂN "BA CÁ BỐNG"
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
- Bảng phụ viết sẵn những đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài và TLCH.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vẻ?
+ Kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Trong quán ăn “ Ba cá bống”.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ 1: Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn? 
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc tiếng khó: Bu-ra-ti-nô; Toóc-ti-la; Đu-re-ma; A-li-xa; A-di-li-ô; Bu-ra-ba.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
b) Đọc trong nhóm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3.
- GV tổ chức cho HS các nhóm thi đọc.
c) GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: - Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc phần giới thiệu truyện.
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
- Y/c HS đọc đoạn "Từ đầu ... bác Các- lô ạ"
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
- Y/c HS đọc đoạn còn lại.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm?
+ Chú bé gỗ đã thoát hiểm ntn?
+ Tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
+ Câu truyện nói lên điều gì?
- Gọi HS nhắc lại ND.
HĐ 3: - Luyện đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt và truyền cảm. 
4. Củng cố:
+ Câu chuyện trên nói lên điều gì?
+ Khuyên HS tìm đọc toàn truyện Chiếc chìa khoá vàng hay Chuyện li kì của Bu-ra-ti-nô để kể lại cho các bạn. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài: Rất nhiều mặt trăng.
- HS hát.
 2 HS lên bảng thực hiện.
+...
+ ...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
+ Bài được chia làm 3 đoạn.
 Đ.1: Biết là Ba-ra-ba ... lò sưởi này.
 Đ.2: Bu-ra-ti-nô hét lên ... Các-lô a.
 Đ.3: Vừa lúc ấy ... nhanh như mũi tên.
- HS đánh dấu từng đoạn.
 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó: Bu-ra-ti-nô; Toóc-ti-la; Đu-re-ma; A-li-xa; A-di-li-ô; Bu-ra-ba.
 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS các nhóm thi đọc.
+ HS lắng nghe GV đọc mẫu.
 1 HS đọc, lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: 
+ Ba-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Chú chui vào một cái bình bằng đất đặt trên bàn ăn, ngồi im đợi Ba-ra-ba uống rượu say từ trong bình thét lên: “kho báu ở đâu, nói ngay” khiến 2 tên ...
 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ơ biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền ...
+ Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
+ HS trả lời.
+ Ý nghĩa: Cậu bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được điều bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác.
 2 HS nhắc lại ND, cả lớp ghi vào vở.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
 3 HS thi đọc diễn cảm.
 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt và truyền cảm. 
+ HS trả lời.
+ HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Tiết 3: Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số( chia hết, chia có dư).
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
23520 : 56 2420 : 12
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Chia cho số có 3 chữ số.
* Hướng dẫn thực hiện phép chia.
HĐ 1: Trường hợp chia hết. 
- GV ghi: 1944:162 = ?
 a. Đặt tính.
 b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
 c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
 d. Thử lại: 
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 2: Trường hợp chia có dư. 
- GV ghi: 8469 : 241 = ?
- Tương tự như trên (theo đúng 4 bước: chia, nhân, trừ, hạ).
- Thử lại.
*Lưu ý: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 3: - Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a)
2120 : 424
6420 : 321
b)
1935 : 354
4957 : 165
- Y/c đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- Y/c đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
C.hàng 1: 7128 m ; mỗi ngày bán 264 m 
C.hàng 2: 1728 m ; mỗi ngày bán 297 m 
 Cửa hàng nào bán hết sớm hơn? 
 Sớm hơn ... ngày?
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ HS nêu cách chia cho số có ba chữ số?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
 1HS lên bảng đặt tính: 1944:162 = ?
- Thử lại: 
lấy thương nhân với số chia bằng số bị chia: 
 12 x 162 = 1944
- HS nhận xét, bổ sung.
 1HS lên bảng đặt tính.
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV.
- lấy thương x số chia + số dư = số bị chia
 35 x 241 + 34 = 8469
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a)
b)
- HS đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS nhận xét, chữa sai.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a) 1995 x 253 + 8910 : 495 
 = 504735 + 18 = 504753
b) 8700 : 25 : 4 
 = 348  : 4 = 87
- HS đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS nhận xét, chữa sai.
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Giải:
Số ngày cửa hàng 1 bán hết số vải đó là:
7128 : 264 = 27 (ngày)
Số ngày cửa hàng 2 bán hết số vải đó là:
7128 : 297 = 24 (ngày)
Vì 24 < 27 nên cửa hàng số hai bán hết sớm hơn cửa hàng số một và sớm hơn số ngày là:
27 – 24 = 3 (ngày)
 Đáp số: 3 ngày
- HS nhận xét, chữa sai.
+ HS nêu lại...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4: Thể dục (Giáo viên chuyên)
Tiết 5: Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- HS chọn được một câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- HS chuẩn bị chuyện để kể.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS kể lại chuyện đã được đọc hoặc được nghe có nhân vật là những đồ chơi (con vật gần gũi với trẻ em).
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: GTB: - Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
* Hướng dẫn HS kể chuyện.
HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- Yêu cầu HS kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Yêu cầu nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè.
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối đọc gợi ý.
- HD HS có thể kể theo 1 trong 3 cách gợi ý.
- Y/C một số HS nói hướng xây dựng cốt truyện của mình .
- GV nhận xét những em đã chuẩn bị dàn ý cho bài kể.
HĐ3: Thực hành kể, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Khi HS kể theo cặp, GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét,bình chọn, tuyên dương HS kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố: 
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về học bài kể lại chuyện cho bạn bè, người thân nghe và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng kể.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
- HS đọc và gạch chân dưới các từ quan trọng.
- HS kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét bạn.
 3 HS tiếp nối đọc gợi ý.
- HS kể.
- HS trình bày hướng xây dựng cốt truyện của mình.
- HS lắng nghe.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể, lớp theo dõi, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- HS nhận xét,bình chọn, tuyên dương bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia số có ba chữ số, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài cần làm: Bài 1;Bài 2 (b). HSTC làm hết các bài tập.
- Áp dụng để tính giá trị biểu thức có và giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 2120 : 424 1935 : 354
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: - Luyện tập.
HĐ: - Thực hành.
Bài 1: Đặt tính và tính.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
 Mỗi hộp 120 gói : 24 hộp
 Mỗi hộp 160 gói :  hộp ?
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 3: Tính bằng 2 cách. (HSKG)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
+ Củng cố cách chia một tích cho một số và chia cho số có hai, ba chữ số.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
4. Củng cố:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài: Chia cho số có ba chữ số.(tt)
- HS hát.
 2 HS lên bảng làm bài tập, mỗi HS 1 cách.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a)
- HS nhận xét.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Giải:
Số kẹo có trong 24 hộp là:
120 24 = 2880 (gói).
Nếu mỗi hộp có 160 gói kẹo thì cần
số hộp là: 2880 : 160 = 18 (hộp)
Đáp số: 18 hộp kẹo 
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a) C1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 
 = 9
 C2: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 : 7
 = 63 : 7 = 9 
b) C1: 3332 : (4 x 49) = 3332 : 196
 = 17
 C2: 3332 : (4 x 49) = 3332 : 4 : 49
 = 833 : 49 = 17
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2: Tập làm văn
 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Dựa vào bài tập đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
- Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ trang 160 SGK.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Luyện tập giới thiệu địa phương.
HĐ 1: Hoạt động cả lớp
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc bài Kéo co.
+ Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của địa phương nào?
- GV yêu cầu HS thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.
- GV YC HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động, hấp dẫn.
- Goi 3 đến 5 HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- YC HS quan sát tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
+ Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào?
+ Ở lễ hội đó có những trò chơi nào?
- GV gợi ý cho HS.
- HS kể trong nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố: 
- GV nêu lại mục đích, lợi ích chung của trò chơi, lễ hội ở từng địa phương cũng như của cả nước. 
- GV GD yêu thích trò chơi dân gian của quê hương.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm lại cho hoàn chỉnh, viết vào vở (BT2) và chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật.
- HS hát.
 2 HS trả lời câu hỏi.
+...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
Bài 1:
 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, lớp theo dõi trong SGK.
+ Bài văn giới thiệu trò chơi Kéo co của làng Hữu Trấp (Quế Võ, Bắc Ninh) và làng Tích Sơn (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
HS thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.
- Hai HS ngồi cùng bàn giới thiệu cho nhau nghe, sửa chữa cho nhau.
- HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS nhận xét bạn.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS quan sát.
+ Lễ hội: Cà phê,Hội cồng chiêng, ...
+ Các trò chơi: Đua voi, đua thuyền độc mộc.
- HS phát biểu.
- HS kể trong nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Luyện từ và câu
CÂU KỂ
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể( nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn( BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu trước lớp.
+ Hãy nêu tên một số trò chơi, đồ chơi?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: - GTB: Câu kể.
HĐ 1: - Hướng dẫn phần nhận xét.
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Câu: “Nhưng kho báu ấy ở đâu?” là câu dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Các câu còn lại trong đoạn văn được dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì?
- GV nhận xét, kết luận: Tác dụng của các câu còn lại trong đoạn văn là kể, tả giới thiệu về Bu-ra-ti-nô: Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ (giới thiệu Bu-ra-ti-nô) / Chú có cái mũi rất dài (tả Bu-ra-ti-nô) / Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu ( kể sự việc), sau các câu trên có dấu chấm.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS trao đổi, trả lời.
+ Ba câu sau cùng là câu kể. Theo em chúng được dùng làm gì?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
HĐ 2: - Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ. (SGK)
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 3: Hoạt động nhóm.
- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu và nội dung.
+ Trong các câu văn sau, câu nào là câu kể, cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
4. Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:.
- Dặn HS về nhà học ghi ghớ và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
- HS nêu trước lớp.
+ ...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tựa bài..
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
+ Câu được in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết.
+ Cuối câu có dấu hỏi (?).
- HS nhận xét
Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập, làm vào vở bài tập.
+ Câu được in đậm t

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 16 Lop 4_12214162.docx