Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - GV: Võ Ngọc Hồng

Chào cờ – Triển khai công việc

 trong tuần 22

 I./Mục tiêu:

 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 21 và triển khai công tác của tuần 22 – Nhắc nhở HS ổn định tư tưởng để tiếp tục đến trường học tập tốt không để không khí tết làm ảnh hưởng đến việc học tập.

 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .

 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

 II./ Lên lớp :

 1/ Chào cờ đầu tuần :

 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :

 - Thực hiện đúng chương trình tuần 22.

 - Lao động chăm sóc cây và dọn vệ sinh khung viên sân trường

 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học

 - Đây là mùa mưa rét, trời rất lâu sáng các em cần đi học đúng giờ .

 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em chưa đọc thông – viết thạo .

 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).

 III./ Một số việc cần thông báo thêm:

 

doc 36 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - GV: Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n HS làm bài tập :
*Bài tập 2: 1HS đọc nội dung bài tập 2a.
- Cho HS giải miệng .
- GV ghi bảng phụ (Danh từ riêng là tên người; Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấuà tên địa lý VN . 
-Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lý VN 
- GV treo bảng phụ đã ghi quy tắc à cho 2 HS đọc lại 
* Bài tập 3 :
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
-Cho HS làm vào vở .
-GV cho dán 4 tờ giấy kẻ sẵn lên bảng.
-GV cho HS 03 nhóm chơi thi tiếp sức mỗi bạn viết nhanh 5 tên riêng vào 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm.
-GV chấm bài, chữa bài, nhận xét .
III – Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt.
-Về xem lại các lỗi viết sai và viết lại cho đúng.
-Chuẩn bị bài sau: Nhớ–viết :“Cao Bằng“
03/
01/
22/
10/
03/
- 2HS lên bảng viết: hoang tưởng, sợ hãi, giải thích, mãi mãi (cả lớp viết nháp)
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-HS phát biểu: Bài thơ là một lời bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp
-HS lắng nghe.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK.
- HS bày miệng .
- HS theo dõi trên bảng .
-HS lắng nghe.
-HS nghe và ghi nhớ .
- Vài HS đọc.
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3
-HS làm bài tập vào vở .
- HS 03 / nhóm chơi thi tiếp sức (mỗi bạn viết nhanh 5 tên riêng vào 5 ô rồi chuyển bút cho bạn trong nhóm).
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 04/02/2017
Ngày dạy: 07/02/2017
Tiết 4 : Khoa học
Sử dụng năng lượng chất đốt (2tiết)
(Tích hợp GD-BVMT mức độ:Bộ phận)
A – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
-Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt .
-Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt .
- Giáo dục HS khi sử dụng chất đốt cần phải biết sử dụng hệ thống lọc khói không được thải bừa bãi ra môi trường. Không đước chặt phá cây cối bừa bãi để làm chất đốt.
B – Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	 	- KN biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
	- KN bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt
C – Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng:
	- Động não.
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Điều tra.
D – Đồ dùng dạy học :
 	1 – GV : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt 
 	 - Hình và thông tin trang 86,87,88,89 SGK .
 	2 – HS : SGK.
E – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : “ Năng lượng mặt trời “ 
- Nêu tác dụng của năng lượng mặt trời ?
- Nhận xét, KT bài cũ
II – Bài mới : 
 1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
 a) HĐ 1 : Kể tên một số loại chất đốt .
 * Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt : rắn , lỏng , khí .
 * Cách tiến hành:
 GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
 + Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng . Trong đó chất đốt nào ở thể rắn, ở thể lỏng, ở thể khí .
 b) HĐ 2 :.Quan sát và thảo luận .
 *Mục tiêu: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt .
(GD ý thức bảo vệ môi trường)
 * Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về một loại chất đốt ( rắn , lỏng , khí ) theo các câu hỏi :
 - N.1: Sử dụng các chất đốt rắn .
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi . 
+ Than đá được sử dụng trong những việc gì ? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
+ Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác ?
 - N.2: Sử dụng các chất đốt lỏng 
+ Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì ?
+ Ở nước ta, dầu mỏ khai thác ở đâu ? 
- N.3: Sử dụng các chất đốt khí .
+ Có những loại khí đốt nào ?
+ Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học 
- Bước 2: Làm việc cả lớp .
(Qua việc trình bày GV tích hợp giúp HS hình thành được KN biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt)
 GV theo dõi nhận xét .
 c) HĐ3:Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt . 
 * Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt .
 * Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi .
 Cho các nhóm thảo luận và trả lời 
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun , đốt than ? 
 + Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguon năng lượng vô tận không? Tại sao ? 
(Thông qua đó GV tích hợp GD ý thức bảo vệ môi trường cho các em)
+ Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
(Thông qua đó GV tích hợp GD cho HS có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn nặng lượng trong thiên nhiên)
- Bước 2: Làm việc cả lớp .
 GV theo dõi nhận xét .
III – Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy”
4/
1/
10/
12/
10/
3/
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe và mở SGK
+ Ở thể rắn: củi, than, rơm, rạ; ở thể lỏng : xăng, dầu,  ở thể khí : ga, 
- N.1: củi , tre , rơm , rạ ,
+ HS kể tên các chất đốt rắn thường được dùng 
+ Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt : đun nấu, sưởi được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh 
+ Than bùn, than củi 
- N.2 :
+ Xăng, dầu di-ê-den dùng để chạy máy .
+ Dầu mỏ được khai thác ở Vũng Tàu 
- N.3 :
+ Khí tự nhiên, khí sinh học 
+ Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
- Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ. 
- HS dựa vào SGK các tranh ảnh để chuẩn bị để trả lời . 
+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường . 
+ Các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người 
+ Đun nước không để ý (ấm nước sôi đến cạn) gây lãng phí chất đốt 
(HS trình bày tốt các yêu cầu trên là các em đã hình thành được cho mình KN bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt)
- Từng nhóm trình bày kết quả .
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn: 06/02/2017
Ngày dạy: 08/02/2017
 Tiết 1 : Toán 
Luyện tập
A/ Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.
 -Vận dung công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số tình huống đơn giản.
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS nêu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, sửa chữa . 
III – Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : Luyện tập
 2) Hoạt động : 
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài.
+ Gọi 2 HS nêu cách làm và đọc kq.
Gọi HS khác nhận xét bài của bạn; HS còn lại chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét kq.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Y/ c HS thảo luận nhóm đôi
Chữa bài.
+ Gọi các nhóm lên trình bày kq thảo luận, nêu cách gấp và giải thích kq. 
+ GV nhận xét kq.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS suy nghĩ và làm vào vở (chỉ ghi Đ/ S)
Chữa bài.
+ Gọi 2 HS đọc kq và giải thích cách làm (Mỗi HS làm 2 câu)
+ Gọi HS khác nhận xét bài của bạn; HS còn lại chữa bài vào vở.
+ Nhận xét và cho điểm.
IV – Củng cố :
 - Gọi vài em nhắc lại cách tình DT xung quanh & DT toàn phần của hình lập phương và hình hộp chữ nhật
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
1/
5/
1/
12/
10/
6/
3/
2/
- Hát 
- 2HS nhắc lại.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đọc đề bài.
HS làm bài.
- HS chữa bài.
Bài giải
Ta có: 2m5cm = 2,05m
Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:
 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:
 2,05 x 2,05 x 6 = 25, 215 (m2)
 Đáp số : 16, 81m2
 25,215 m2
- HS đọc đề.
- HS thảo luận.
- HS trình bày kq.
Chỉ có hình 3 và hình 4 có thể gấp được một hình lập phương.
- HS đọc.
- HS làm bài.
a) S ; b) Đ ; c) S ; d) Đ.
- 2 HS nêu theo yêu cầu.
- Vài em nêu.
- HS nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 06/02/2017
Ngày dạy: 08/02/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Cao Bằng
A/Mục tiêu :
 +Kĩ năng : Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và người dân Cao Bằng đôn hậu.
 + Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi Cao Bằng -mảnh đất có địa thế đặc biệt có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc .
 - Học thuộc lòng bài thơ .
 + Thái độ : Giáo dục HS yêu Tổ quốc .
B/ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
	-Bản đồ Việt Nam .	
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra :
-Kiểm tra 2HS .
-GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài
II –Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu địa thế đặc biệt của Cao Bằng .
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
+luyện đọc từ khó: lặng thầm, suối khuất, rì rào 
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
Khổ 1 :
H: Những từ ngữ va 2 chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ?
Giải nghĩa từ :hiểm trở 
Khổ 2 + 3 : 
H:Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
Giải nghĩa từ :đặc trưng , dịu dàng , lành như hạt gạo , hiền như muối trong .
Khổ 5+ 6:
H:Tìm những hình ảnh thiên nhiên đuợc sosánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng .
Giải nghĩa từ : đo, sâu sắc, trong suốt 
Khổ 6 :
H: Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì ?
-GV giáo dục HS yêu Tổ quốc .
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu .
-HS nhẩm thuộc lònh từng khổ thơ, cả bài .
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III – Củng cố , dặn dò :
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau :phân xử tài tình .
3/
1/
10/
12/
10/
3/
-2 HS đọc bài Lập làng giữ biển, trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp nhau 6 khổ thơ (2 lượt)
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
-1HS đọc + câu hỏi 
-Muốn đến Cao Bằng phỉa vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Những từ: sau khi qua  ta lại vượt .., lại vượt .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
-Vừa đến được mời thứ hoa quả đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh nói lên lòng mến khách: mận ngọt đón môi ta dịu dàng. Sự đôn hậu: người trẻ thì rất thương, rất thảo; người già: lành như hạt gạo, hiền như muối trong .
-1HS đọc + câu hỏi
- Núi non Cao Bằng --- đo làm sao hết  lòng yêu nước sâu sắc người Cao Bằng. Dâng đến tận cùng tầm cao --- lặng thầm như suối trong.
- 1HS đọc lướt + câu hỏi
- HS trả lời tự do .
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe .
- HS đọc từng Khổ nối tiếp .
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm .
- HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
- HS nêu: Ca ngợi mảnh đất Cao Bằng .
-HS lắng nghe .
Ngày soạn: 06/02/2017
Ngày dạy: 08/02/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Bến Tre đồng khởi
A/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “Đồng khởi”.
 - Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. 
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Anh tư liệu về phong trào đồng khởi.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
 2 – HS : SGK .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II – Kiểm tra bài cũ : “Nước nhà bị chia cắt”.
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
+ Nhân dân ta phải làm gì để co thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
 - Nhận xét KTBC.
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : “Bến Tre Đồng khởi”.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
- GV kê kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Gọi 1 HS kể lại .
 b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
+ N.1 : Nguyên nhân bùng nổ phong trào đồng khởi?
+ N.2 : Phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
+ N.3 : Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”? 
* GV mời đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bổ xung.
IV Củng cố : Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau : “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”.
1/
4/
1/
10/
20/
3/
1/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS nghe .
 - 1 HS kể lại .
- N.1 Do sự đàn áp tàng bạo của chính quyền Mĩ –Diệm nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹm.
- N.2 : Bắt đầu nổ ra ở Trà Bồng –Quảng Ngãi vào cuối năm 1959 sau đó bùng nổ khắp Bến Tre, tại đây hầu hết bộ máy cai trị của Mĩ –Nghị ở các thôn xã bị phá vỡ. Tiếp đó phong trào lan khắp miền Nam.
- N.3: mở ra thời kì mới: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình (Trình bày 1 phút)
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Ngày soạn: 06/02/2017
Ngày dạy: 08/02/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Ôn tập về văn kể chuyện
 A/ Mục đích yêu cầu : 
 1 / Củng cố kiến thức về văn kể chuyện .
 2 /Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu 1 truyện kể (về nhân vật, tính cách, ý nghĩa truyện )
B/ Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết bài tập 1.
	 HS : 04 tờ giấy khổ viết sẵn các câu hỏi trắc nghiệm bài tập 2.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu. 
D / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I – Kiểm tra bài cũ : 
GV chấm lại đoạn văn viết lại tả người .
II – Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Các em đã học văn kể chuyện.Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ được ôn lại những kiến thức đã thông qua những bài thực hành.
2 / Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-GV nhắc lại yêu cầu .
-Cho HS làm bài .
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ viết sẵn kết quả đúng)
*Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-Cho HS cả lớp đọc thầm , nội dung bài tập, suy nghĩ , làm bài vào vở .
-GV dán 4 từ giấy khổ to đã viết các câu hỏi trắc nghiệm .
-Cho 4 HS thi làm đúng, nhanh .
-GV nhận xét, chốt lại lời giải.
III – Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện về ôn luyện.Chuẩn bị cho tiết học TLV tới (viết bài văn kể chuyện) bằng cách đọc trước các đề văn để chọn 1 đề ưa thích .
4/
01/
15/
15/
03/
-04 HS nộp vở để GV chấm .
-HS lắng nghe.
-01 HS đọc yêu cầu của đề, cả lớp đọc thầm .
-HS làm bài theo nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS 1: Đọc phần lệnh và truyện “Ai giải nhất”
-HS 2 : Đọc các câu hỏi trắc nghiệm .
-Lớp đọc thầm nội dung bài tập và làm vào vở .
-HS theo dõi .
-04 HS thi làm đúng nhanh .
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 09 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn: 07/02/2017
Ngày dạy: 09/02/2017
 Tiết 1: Toán
Luyện tập chung
A/ Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Ôn tập, củng cố quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Củng cố mối quan hệ giữa số đo các kích thước với diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình.
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS nêu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Gọi HS nhận xét.
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Luyện tập chung
 2) Hoạt động : 
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 2 HS nêu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- H: Trong bài tập này các số đo ở đề ra như thế nào?
-H: Trong trường hợp các số không cùng đơn vị đo ta phải làm gì?
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập; HS dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
- Gọi HS khác nhận xét bài của bạn; HS còn lại chữa bài vào vở.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS quan sát hình minh họa như SGK - Y/ c HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải.
- Gọi các nhóm nêu kq thảo luận.
- Phát huy HS tìm cách giải khác.
-Nhận xét , đánh giá. 
IV – Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Thể tích một hình.
1/
5/
1/
18/
12/
3/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- 2HS nhắc lại.
- HS nhận xét .
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS đọc đề bài.
- 2 HS nhắc lại.
Cùng đơn vị đo.
Khác đơn vị đo.
- Đổi về cùng đơn vị đo.
- 2HS lên bảng làm lại bài tập; HS dưới lớp làm vào vở.
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- HS quan sát.
- HS thảo luận làm bài.
- HS trình bày kq.
- HS trình bày cách khác.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 07/02/2017
Ngày dạy: 09/02/2017
Tiết 2: Địa lý
Châu Âu
(Tích hợp GD-BVMT mức độ: Liên hệ)
A/ Mục tiêu : Học xong bài này, HS:
 - Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu ; đặc điểm địa hình châu Âu.
 - Nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Âu.
 - Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Au 
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
	 - Bản đồ Tự nhiên châu Âu.
	 - Bản đồ Các nước châu Âu.
 2 - HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút. 
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
 I – Kiểm tra bài cũ : “Các nước láng giềng của Việt Nam”
 + Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào .
 + Kể các loại nông sản của Lào và Cam-pu-chia .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “Châu Âu”
 2 Hoạt động : 
 a) Vị trí địa lí, giới hạn .
* HĐ 1 :.(làm việc cá nhân)
 Bước 1:
 + Quan sát hình 1 trong SGK, cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào ?
 + Dựa vào bảng số liệu ở bài 17 trong SGK, cho biết diện tích của châu Âu, so sánh với châu Á.
 Bước 2: GV yêu cầu HS xác định được châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. HS nêu được giới hạn của châu Âu.
 Bước 3: GV có thể bổ sung ý : châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á-Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc .
 Kết luận : Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp với biển và đại dương.
 b) Đặc điểm tự nhiên.
*HĐ2: (làm việc theo nhóm nhỏ)
 Bước1: 
 - Các nhóm HS quan sát hình 1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở các phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu và Đông Âu, Sau đó, cho HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a,b,c,d trên lược đồ hình 1. 
 - GV yêu cầu HS mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm.
 Bước 2: GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.
 Bước 3: GV bổ sung về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu.
(GV liên hệ để cho HS thấy sự thích nghi của con người đối với môi trường giá lạnh, mùa đông bị tuyết phu)
 - GV khái quát lại ý chính ở phần này : Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang Đông Âu (đồng bằng chiếm diện tích châu Âu) ; các dãy núi nối tiếp nhau ở phía nam, phía bắc ; Dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu Á ở phía đông ; châu Âu chủ yếu nằm ở khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng là rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng .
 Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
 c) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
 *HĐ3: (làm việc cả lớp)
 Bước1: GV cho HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để : 
 + Nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
Bước 2: GV yêu cầu HS nêu kết quả làm việc, nhận xét về dân số châu Âu, nhận xét về dân số châu Âu.
 - GV có thể mô tả thêm người dân châu Âu thường có cặp mắt sáng màu (xanh,nâu). 
 Bước 3: GV cho HS cả lớp quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu :
 - Kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK .
- Qua đó HS nhận biết cư dân châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như ở các châu lục khác .
 Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu : Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử,..
- GV liên hệ: Do làm tốt công tác dân số nên nền kinh tế của một số nước ở châu Âu phát triển rất nhanh – Nâng cao ý thức BVMT 
III – Củng cố - dặn dò:
 + Người dân châu Âu có đặc điểm gì ?
 + Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu ?
- Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:” Một số nước ở châu Âu “ 
4/
1/
8/
8/
10/
5/
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
+ Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương; phía Tây giáp Đại Tây Dương; phía Nam giáp biển Địa Trung Hải; phía Đông và Đông Nam giáp với châu Á.
+ Diện tích của châu Âu là 10

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22.doc