Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề 2: Bản thân - Chủ đề nhánh 3: Bé thích ăn gì?

HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG

ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG:

1. Đón trẻ - chơi:

- Cô đón bé vào lớp, chú ý tình trạng sức khoẻ của trẻ, nhắc nhở trẻ chấn chỉnh quần áo, chải tóc, rửa mặt, chân tay sạch sẽ

- Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài sân.

2. Thể dục sáng:

- Cô cho c/c tập theo bài hát “Bé khỏe bé ngoan” với các động tác:

* Tay vai 1: Tay đưa lên cao, ra trước, ra sau

TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay đưa lên cao

+ Nhịp 2: Hai tay đưa ra trước

+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía sau

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên.

*Lưng bụng 2: Đứng quay thân sang bên 90°.

TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi

+ Nhịp 1: Bước chân phải sang ngang, hai tay chống hông

 + Nhịp 2: Quay người sang phải 90°

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự, đổi bên.

*Chân 4: Đưa từng chân ra trước (cẳng chân vuông góc với đùi)

TTCB: Đứng khép chân, hai tay chống hông

+ Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, cẳng chân vuông góc với đùi

+ Nhịp 2: Về TTCB

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự

 

docx 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề 2: Bản thân - Chủ đề nhánh 3: Bé thích ăn gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________
Thứ ba, ngày 10/10/2017
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG (Như thứ hai)
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TCKNXH
ĐỀ TÀI: “BÉ LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO?”
**************
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết được quá trình lớn lên của bé và sự yêu thương, chăm sóc của người thân, cô giáo đối với trẻ.
Biết được một số điều kiện cần thiết để bé lớn lên: Thực phẩm, môi trường trong lành, sạch sẽ, tập thể thao rèn luyện sức khỏe và tình yêu thương của mọi người dành cho bé.
Giáo dục trẻ biết ăn nhiều loại thực phẩm, ăn chín uống sôi, không uống nhiều nước ngọt, nước có gas, ăn nhieuf thực phẩm ngọt sẽ gây béo phì và không có lợi cho sức khỏe.
CHUẨN BỊ:
GADT, tranh ảnh các nhóm thực phẩm
Một số thực phẩm thuộc 4 nhóm Tinh bột, béo, đạm, vitamin và muối khoáng.
Lô tô các nhóm thực phẩm cho trẻ.
TCTV: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Ổn định – giới thiệu:
Đọc thơ “Ăn quả” sau đó cùng trò chuyện
Các con vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về điều gì?
Ngoài ăn quả ra, chúng ta còn phải ăn gì để giúp cơ thể lớn lên và phát triển?
Để biết mình lớn lên như thế nào, các còn cùng xem tranh với cô nhé!
Hoạt động 1: “Bé lớn lên như thế nào?”
Quá trình lớn lên của bé: 
Yêu cầu trẻ sắp xếp quá trình lớn lên của bé.
Nhận xét cách sắp xếp của trẻ.
Cùng trò chuyện quá trình lớn lên của bé. (Xem trên máy: quá trình lớn lên của bé).
Những thực phẩm dành cho bé
Chúng ta cần ăn những loại thức ăn nào để giúp cơ thể có thể lớn lên một cách khỏe mạnh?
Có mấy nhóm thực phẩm? Nhóm gì?
+ Nhóm tinh bột: Gạo, khoai mì, khoai lang, khoai tây, bắp ngô, mì gói, ... thuộc nhóm tinh bột, giáo dục trẻ: gạo được xay ra từ lúa, gạo được các bác nông dân làm ra rất cực nhọc cho nên các con phải biết quí trọng hạt lúa, hạt gạo, khi ăn cơm không được làm rơi vãi, nhóm tinh bột giúp cho cơ thể chúng ta lớn lên và phát triển
+ Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu nành .... thuộc nhóm chất đạm + Nhóm chất béo: sữa, dầu thực vật, dầu động vật, bơ
+ Nhóm vitamin và muối khoáng: Các loại rau, củ và quả, làm sáng mắt, giúp da hồng hào và mịn
Giới thiệu với bé về tháp dinh dưỡng dành cho một người.
Ngoài ăn uống đủ chất, cơ thể chúng ta cần gì nữa?
Nước là không thể thiếu cho cơ thể chúng ta, nó rất quan trọng vì không có nước thì các hoạt động: tiêu hóa, bài tiết, hô hấp không thể diễn ra, mất nước sẽ làm cho cơ thể chúng ta bị khô.
Nhưng chúng ta phải uống nước như thế nào?
GDTT: Ăn chín uống sôi, không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường, biết mời cô, mời bạn cùng ăn, không đùa nghịch, không làm vãi thức ăn.
Hoạt động 2: Những điều kiện khác giúp bé lớn lên và phát triển
Tình yêu thương của mọi người dành cho bé
Cho trẻ quan sát tranh về tình yêu thương mọi người dành cho bé
Giáo dục trẻ biết, ý nghĩa và sự cần thiết của tình yêu thương, nếu thiếu hụt tình cảm ấy, bé sẽ buồn và chậm phát triển
Tập thể dục thể thao
Cho trẻ quan sát tranh tập thể dục thể thao để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
Việc ăn uống đầy đủ còn phải kết hợp nghỉ ngơi hợp lí và rèn luyện cơ thể với một số bài tập thể dục, môi trường hoạt động, sinh sống phải trong lành, sạch sẽ nữa.
Trò chơi nhận biết hành động đúng sai: “Ai nhanh nhất”
Cô cho hai đội thi đua tìm và gắn hành động đúng sai giúp trẻ lớn lên và phát triển
Cô cho trẻ chơi vài lần và nhận xét sau mỗi lần chơi.
Hoạt động 3: Bé cùng trải nghiệm
Nhóm 1: Dọn bàn tiệc
Nhóm 2: Làm nước chanh
Nhóm 3: Tô màu tranh bé tập thể dục
NHẬN XÉT – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT NHÓM TINH BỘT: CƠM, KHOAI, NGÔ
TRÒ CHƠI “NÉM LON”
**********
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết một số loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như cơm, khoai, ngô
Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Ném lon”
CHUẨN BỊ:
Lon và quả bóng
Cho trẻ quan sát tranh: cơm, khoai, ngô
TCTV: Cơm, khoai lang, bắp/ ngô.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Quan sát: Chất đạm
Cô cho trẻ quan sát tranh một số tinh bột và trò chuyện
+ Nhóm tinh bột gồm có những loại thực phẩm nào?
+ Tinh bột giúp ích gì cho chúng ta?
Cô giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, ăn đủ các loại thực phẩm gồm: đạm, bột, béo, vitamin và chất khoáng.
Trò chơi: “Ném lon”
- Luật chơi: Bạn nào ném trúng và làm ngã nhiều lon nhất là ngoài chiến thắng
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cho lần lượt 2 trẻ của 2 đội lên ném, bạn nào ném trúng và ngã nhiều lon nhất là người chiến thắng và được cô và các bạn khen.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: DẠY THƠ “THỎ BÔNG BỊ ỐM”
TRÒ CHƠI: “KÉO CO”
**********
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ thuộc bài thơ, hiểu và nắm được nội dunng bài thơ
Trẻ biết hứng thú tham gia trò chơi
CHUẨN BỊ:
Tranh nội dung bài thơ.
TCTV: suýt xoa, vội vã, sờ nắn
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TTKT: Dạy thơ “Thỏ bông bị ốm”
Cô đọc diễn cảm lần 1 sau đó giảng nội dung
Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh
Cô dạy cả lớp đọc vài lần
Giải thích một số từ khó: suýt xoa, vội vã, sờ nắn cồn cào, sấu, ...
Tổ - nhóm – cá nhân đọc.
Trò chơi: “Kéo co”
- Luật chơi: Đội nào kéo được bạn qua vạch chuẩn là đội thắng cuộc
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội bằng nhau, cô kẻ một vạch chuẩn ở giữ, cho trẻ xếp thành một hàng dọc và ôm eo nhau. Hai bạn đứng đầu sẽ nắm tay lại, khi có hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ kéo. Đội nào kéo được bạn qua vạch chuẩn là đội thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 11/10/2017
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN 
TRÒ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH: DẠY THƠ “THỎ BÔNG BỊ ỐM”
******************
I./ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và biết độc diễn cảm bài thơ.
Trẻ chú ý học, tích cực tham gia hoạt động và biết đọc thơ theo cô
II./ CHUẨN BỊ
GADT, tranh nội dung bài thơ
TCTV: vội vã, sờ nắn, trái sấu
III./ CÁCH TIẾN HÀNH:
Ổn định giới thiệu
Cả lớp cùng múa hát bài: "Mời bạn ăn"
Bài hát nói lên điều gì?
Hằng ngày, ở nhà các con thường được ăn những gì?
Muốn cơ thể của chúng mình khoẻ mạnh các con phải làm gì?
Đúng rồi, để có cơ thể khoẻ mạnh chúng mình phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, rau ngoài ra còn phải ăn thêm các quả như: quả cam, lê, táo phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống hộp lí, ăn chín, uống sôi.
Các con biết không có một bạn thỏ vì không biết giữ gìn thân thể, ăn uống không hợp vệ sinh uống nước lã, ăn quả xanh nên đã bị ốm đấy. Và mẹ thỏ phải đưa thỏ đến bệnh viện. Các con biết bạn thỏ đó có trong nội dung bài thơ gì không?
Hoạt động 1 : Dạy thơ “Thỏ Bông Bị Ốm”
Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1 sau đó giảng nội dung
Cô đọc lần 2 kèm theo tranh minh hoạ. 
Dạy trẻ đọc thơ:
+ Cô dạy cả lớp đọc vài lần, sửa sai và giải thích một số từ khó.
+ Tổ - nhóm- cá nhân đọc thơ.
Trò chuyện và đàm thoại:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Tựa đề bài thơ có bao nhiêu chữ? Chữ nào con đã học rồi?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Thỏ bông bị làm sao?
+ Thỏ mẹ đã làm gì khi thỏ bông bị ốm?
+ Thỏ bông đã ăn thức ăn gì?
+ Bác sĩ khám và đưa ra kết quả như thế nào?
+ Chúng mình có được bắt chước như bạn thỏ bông không?
Cô giáo dục trẻ ăn uống hợp vệ sinh ăn chín uống sôi, Không uống nước lã và ăn quả xanh.
2. Hoạt động 2 : Trò chơi củng cố "Thi chọn quả đúng".
Luật chơi: Trẻ phải chọn quả có màu vàng, đỏ (chín) không được chọn quả xanh (quả me, quả khế)
Cách chơi: Cho trẻ chia làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn. Trẻ sẽ bật qua các vòng thể dục và lên chọn quả theo đúng yêu cầu, mỗi lần bật lên chỉ được chọn một quả rồi sau đó chạy về chạm tay bạn kế tiếp. Hết thời gian, đội nào được nhiều quả nhất thì sẽ là đội chiến thắng.
Cô tổ chức cho 2 đội chơi. Cô động viên, khích lệ để trẻ chơi tốt.
Cô kiểm tra kết quả 2 đội, nhận xét và cho trẻ chơi vài lần.
IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT NHÓM CHẤT BÉO: DẦU ĂN, ĐẬU, MÈ
TRÒ CHƠI “NHẢY LÒ CÒ”
**********
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết một số loại thực phẩm thuộc nhóm chất béo như dầu ăn, đậu, mè
Trẻ chú ý quan sát và biết cách chơi trò chơi “Nhảy lò cò”
CHUẨN BỊ:
Tranh chất béo: dầu ăn, đậu, mè, ...
TCTV: Chất béo, dầu ăn, mè/ vừng, đậu/ lạc.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Quan sát: Chất béo
Cô cho trẻ quan sát tranh chất béo và trò chuyện
+ Chất béo gồm có những loại thực phẩm nào?
+ Chất béo giúp ích gì cho chúng ta?
+ Nếu ăn quá nhiều chất béo thì sao?
Cô giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất, ăn đủ các loại thực phẩm gồm: đạm, bột, béo, vitamin và chất khoáng.
Trò chơi: “Nhảy lò cò”
Luật chơi: Bạn nào để chân xuống bị thua và phải ra ngoài một lần chơi
Cách chơi: Mỗi lần 10 bạn, trẻ sẽ co một chân lên, tay ôm lấy chân, trẻ còn lại hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe, nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” và trẻ sẽ nhảy, trong khi nhảy, bạn nào bị rơi chân xuống đất là thua và phải ra ngoài sau một lần chơi.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: ĐẾM ĐẾN 6, NB SL TRONG PV 6 – CHỮ SỐ 6
KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ: RÈN KỸ NĂNG ĐÁNH RĂNG
**********
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6 và chữ số 6
Trẻ biết cách đánh răng, biết cách phòng ngừa sâu răng
CHUẨN BỊ:
Một số quả có số lượng 6, thẻ chữ số 6.
Video hướng dẫn đánh răng
Bộ hàm răng, bàn chải đánh răng
TCTV: quả cà rốt, quả cà táo, đánh răng
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TTKT: Đếm đến 6, nhận biết số lượng 6, chữ số 6
Cô gắn lên bảng 5 quả cà rốt, 6 quả táo
Cô có bao nhiêu quả cà rốt?
Có bao nhiêu quả táo?
Con có nhận xét gì về kết quả của 2 nhóm?
Thế cô mua thêm 1 quả cà rốt nữa, cô đố con lúc này cô có mấy quả cà rốt?
Số quả cà rốt và quả táo lúc nầy thế nào với nhau rồi?
Vậy số nào nhiều hơn , nhiều hơn bao nhiêu?
Số nào ít hơn, ít hơn bao nhiêu?
Con có cách nào để 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 6 không?
Cô cho trẻđếm lại số lượng của 2 nhóm.
Vậy 5 thêm 1 là bao nhiêu?
Đúng rồi! Cô giới thiệu với trẻ đây là chữ số 6.
Cô đọc cho c/c nghe: số 6, số 6, số 6
Cô cho c/c đọc số 6, đồ số 6 trên không với cô
Cô cho c/c chọn chữ số giơ lên cho xem và cho trẻ đồ lên chữ số 6
Kỹ năng tự phục vụ: “Rèn kỹ năng đánh răng”
Cô cho trẻ xem video hướng dẫn đánh răng
Cô giới thiệu bộ hàm răng, gọi tên các mặt răng: mặt trước, mặt trong và mặt nhai.
Cô thực hành trên bộ hàm răng cho trẻ xem
Cô mời một vài trẻ lên thực hành
Hỏi trẻ: Con đánh răng khi nào?
Tại sao phải đánh răng?
Làm gì để phòng ngừa sâu răng?
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 
Vệ sinh đầu tóc gọn gàng, chuẩn bị ra về. 
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
Tổng số học sinh:
Số trẻ có mặt:
Số trẻ vắng:
Tên các cháu vắng, lí do: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các hoạt động trong ngày: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................
Những cháu chưa nắm được yêu cầu: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những lưu ý cần thay đổi:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những cháu có dấu hiệu bất thường:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________
Thứ năm, ngày 12/10/2017
HOẠT ĐỘNG BUỔI SÁNG
ĐÓN TRẺ - CHƠI – THỂ DỤC SÁNG
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN 
TRÒ CHUYỆN 
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT: ĐẾM ĐẾN 6, NB SL TRONG PHẠM VI 6 – CHỮ SỐ 6
************
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Trẻ đếm được đến 6, nhận biết số lượng 6 và chữ số 6.
Trẻ quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: “Bao nhiêu?”, “Đây là mấy?”
Trẻ chú ý xếp các nhóm đồ dùng và học tập có nề nếp.
CHUẨN BỊ:
GADT, 6 quả cà rốt, 6 quả táo, một số quả trong phạm vi 6, thẻ số 6
Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có 6 cà rốt, 6 quả táo, thẻ chữ số 6
Tập tô, sáp màu và viết chì đủ cho trẻ dùng.
TCTV: quả cà rốt, quả táo, bánh kem
CÁCH TIẾN HÀNH:
Ổn định giới thiệu
 Cô và trẻ cùng hát “Tập đếm” sau đó cùng trò chuyện:
Các con vừa hát bài hát nói về gì?
Để xem hôm nay bạn nào đếm giỏi nhất cô và các con cùng nhau xem tranh và đếm cùng cô nhé!
Hoạt động 1: Đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6 – chữ sô 6
Ôn số lượng trong phạm vi 5:
Cô cho trẻ xem và đếm một số quả, nhóm thực phẩm trong phạm vi 5
Cô cho trẻ mở các ô màu và đếm các nhóm số lượng có trong ô màu
+ Màu đỏ: 4 đùi gà
+ Màu xanh: 3 bánh kem
+ Màu vàng: 2 cây kẹo
+ Màu tím: 5 quả cam
Đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6 – chữ sô 6
Cô hướng dẫn:
Cô gắn lên bảng 5 quả cà rốt, 6 quả táo
Cô có bao nhiêu quả cà rốt?
Có bao nhiêu quả táo?
Con có nhận xét gì về kết quả của 2 nhóm?
Thế cô mua thêm 1 quả cà rốt nữa, cô đố con lúc này cô có mấy quả cà rốt?
Số quả cà rốt và quả táo lúc nầy thế nào với nhau rồi?
Vậy số nào nhiều hơn , nhiều hơn bao nhiêu?
Số nào ít hơn, ít hơn bao nhiêu?
Con có cách nào để 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 6 không?
Cô cho trẻ đếm lại số lượng của 2 nhóm.
Vậy 5 thêm 1 là bao nhiêu?
Đúng rồi! Cô giới thiệu với trẻ đây là chữ số 6.
Cô đọc cho c/c nghe: số 6, số 6, số 6
Cô cho c/c đọc số 6, đồ số 6 trên không với cô
Cô cho c/c chọn chữ số giơ lên cho xem và cho trẻ đồ lên chữ số 6
Trẻ thực hành:
Cô cho trẻ thực hiện các bước tương tự như cô
Cô bao quát và hướng dẫn trẻ xếp đồ dùng
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
Trò chơi: Kết bạn
Luật chơi: Trẻ phải kết bạn đúng với số lượng cô yêu cầu
Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ nhanh chóng tạo nhóm có số lượng tương ứng, bạn nào không tìm được nhóm, hoặc nhóm nào tạo không đúng số lượng sẽ nhảy lò cò một vòng.
Trò chơi: “Số 6 ngộ nghĩnh”
Cô cho trẻ sử dụng kẽm nhung để tạo hình chữ số 6
Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ
Hoạt động 3: Bé thực hiện tập tô
Cô hướng dẫn tập tô
Cho trẻ về cỗ thực hiện, cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ.
Nhận xét tập tô
IV. NHẬN XÉT – KẾT THÚC TIẾT HỌC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
KPKH: CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ
TRÒ CHƠI: ĐI TRÊN GÁO DỪA
*******
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết được đặc điểm và công dụng các giác quan trên cơ thể: vị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác và thị giác
Trẻ tích cực khám phá và biết cách chơi trò chơi “Đi trên gáo dừa”
CHUẨN BỊ:
Trống lắc, tiếng nhạc, quả cam, đường, nước ấm, nước lạnh, nước hoa, cà phê, đèn pin, ....
Gáo dừa
TCTV: nước ấm, nước lạnh, nước hoa
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá khoa học: “Các giác quan của bé”
- Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các nguyên vật liệu: Trống lắc, tiếng nhạc, quả cam, đường, nước ấm, nước lạnh, nước hoa, cà phê, đèn pin, ....
- Cô tiến hành cho trẻ khám phá các giác quan trên cơ thể bé và giúp trẻ gọi tên các bộ phận và giác quan trên cơ thể, bằng cách cho trẻ khám phá các nguyên vật liệu cô chuẩn bị.
- Vị giác: 
+ Cho trẻ thử quả cam và đường, hỏi trẻ tại sao biết được vị chua ngọt của đường và quả cam.
+ Cơ quan vị giác: Lưỡi
Xúc giác: 
+ Cho trẻ tiếp xúc với nước ấm và lạnh và hỏi cảm nhận của trẻ, tại sao biết nóng và lạnh.
+ Cơ quan xúc giác: Da
Thính giác:
+ Cô mở nhạc và lắc trống cho trẻ nghe, hỏi do đau mình nghe thấy được.
+ Cơ quan thính giác: Tai
Khứu giác: 
+ Cô cho trẻ nhắm mắt và xịt nước hoa và cho trẻ ngửi mùi cà phê, hỏi tại sao trẻ nghe được mùi vị của chúng.
+ Cơ quan khứu giác: Mũi
Thị giác: 
+ Cô cho trẻ xem ánh sáng của đèn pin, tranh ảnh, giấy màu và hỏi trẻ tại sao mình nhìn thấy được
+ Cơ quan thị giác: Mắt.
2. Trò chơi: “Đi trên gáo dừa”
Luật chơi: Bạn nào đi đến vạch đích trước là người chiến thắng
Cách chơi: Cô tổ chức cho mỗi lần 4 trẻ cùng nhau đi trên gáo, trẻ sẽ dừng ngón chân kẹp sợi dây, tay cầm sợi dây đứng ở vạch xuất phát, khi có khẩu lệnh của cô, trẻ cùng nhau đi về vạch đích, bạn nào tới vạch đích trước là người chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
HOẠT ĐỘNG GÓC
(Như thứ hai)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TTKT: ÔN TRUYỆN “GIẤC MƠ KỲ LẠ”
TRÒ CHƠI: ĐI TRÊN GÁO DỪA
**********
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, biết giữ gìn và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể
Trẻ tích cực chơi trò chơi cùng các bạn
CHUẨN BỊ:
GADT nội dung câu chuyện, video câu chuyện “Giấc mơ kỳ lạ”
Gáo dừa
TCTV: lười ăn, mệt mỏi, giấc mơ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TTKT: Truyện “Giấc mơ kỳ lạ”
Cô cho c/c nghe lần 1, đặt câu hỏi tạo tình huống:
+ Mi Mi rất lười ăn, con đoán xem chuyện gì đã xảy ra với bạn Mi Mi nào?
+ Cô bé choàng tỉnh giấc và cô đã nghĩ gì?
Cô kể lần 2 kết hợp cho c/c xem các Link trình chiếu theo nội dung câu chuyện
Cô cho trẻ xem video câu chuyện “Giấc mơ kỳ lạ” 
2. Trò chơi: “Đi trên gáo dừa”
Luật chơi: Bạn nào đi đến vạch đích trước là người chiến thắng
Cách chơi: Cô tổ chức cho mỗi lần 4 trẻ cùng nhau đi trên gáo, trẻ sẽ dừng ngón chân kẹp sợi dây, tay cầm sợi dây đứng ở vạch xuất phát, khi có khẩu lệnh của cô, trẻ cùng nhau đi về vạch đích, bạn nào tới vạch đích trước là người chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi đến hết giờ
NÊU GƯƠNG
Cả lớp hát một bài và đọc TCBN
Nêu tình hình học tập của lớp trong ngày. 
Tuyên dương những cháu ngoan (đạt 3 hoa), chấm sổ. 
Khuyến khích những cháu chưa ngoan. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop 5 tuoi Nhanh 3 ban than_12199845.docx