Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân

* MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

1. Môi trường vật chất

a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp

- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề trường mầm non

Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ.

Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục.

Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.

Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.

- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc thiên nhiên

b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:

Sân chơi .

Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.

Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây

2. Môi trường xã hội

Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ.

Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.

Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

 

doc 70 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhé!
*Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày tết Trung thu
- Cô cho trẻ xem tranh về ngày tết trung thu, Hỏi trẻ:
- Các con đón tết trung thu có vui không?
- Bố mẹ đã mua những gì trong ngày tết trung thu?
- Cho trẻ kể tên những loại hoa quả, bánh kẹo trong ngày tết trung thu
TCTV: tết trung thu, hội trăng rằm, chú cuội, cung trăng, chị hằng nga.
- Tất cả những cảnh đẹp trong bức tranh là cảnh tết trung thu của các bạn thiếu niên nhi đồng đấy! Các con phải biết yêu những hình ảnh đẹp đó nhé!
- Cho cả lớp đứng dậy ca vang bài hát “ Đèn ông sao” .
*Hoạt động 2: Khám phá về tết trung thu.
- Cô cho xuất  hiện h/a một số bức tranh vẽ về cảnh tết trung thu cho trẻ quan sát và đến  bức tranh nào thì  hỏi trẻ:
+ Cô có những bức tranh vẽ gì đây? (Tranh rước đèn, văn nghệ, phá cỗ)
+ Thế các cháu có biết tết trung thu được tổ chức vào ngày nào?
+ Ngày tết trung thu là ngày dành cho ai? Tết trung thu có vào mùa nào?
+ Khi tham gia vui tết trung thu các cháu thường làm gì?
+ Bầu trời, ánh trăng đêm trung thu như thế nào?...
+ Các cháu hãy quan sát và nói cho cô biết các cháu thích bức tranh nào nhất?
+ Vì sao cháu lại thích bức tranh ấy nhất? Bức tranh ấy vẽ về cảnh gì?
+ Cháu đã từng tham gia rước đèn chưa?
+ Khi đi rước đèn cháu phải đi về phía bên nào? Vì sao?...
+ VD: Cháu lên chọn bức tranh vẽ về các bạn đang biểu diễn văn nghệ.
- Cô gợi hỏi trẻ: Vì sao cháu lại thích bức tranh này?
+ Bức tranh này vẽ các bạn đang làm gì?
+ Cháu đã bao giờ tham gia đi biểu diễn văn nghệ như các bạn chưa?
+ Vậy cháu có thích được giống các bạn không?
+ Cháu có thuộc bài gì về tết trung thu không?
- Cô mời trẻ biểu diễn cho cô và các bạn xem (Trẻ không thuộc cô hát và mời các trẻ thuộc cùng tham gia hát cỗ vũ bạn ).
* GDT: Phải biết yêu quý thiên nhiên, yêu ngày tết trung thu và phải biết giữ gìn sạch sẽ, không làm hỏng những món quà mà các cháu được nhận, phải đi đúng làn đường kẻo không sẽ bị tai nạn
*Hoạt động 3: Luyện tập.
Trẻ tô màu đèn ông sao
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh đèn ông sao, cho trẻ tô màu theo ý thích
- Cô khuyến khích trẻ tô đẹp
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
IV. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....................................................................................................................................
......
2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
.........
................................................................................................................................................
3. Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 4 tháng 10 năm 2017
Lĩnh vực phát triển: PTNN
Đề tài: Thơ « trăng ơi từ đâu đến»
MT66
I. Mục đích và yêu cầu 
1. Kiến thức
 - Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ
 - Nhớ tựa đề " Trăng ơi..từ đâu đến"
 - Hiểu được nội dung của bài thơ là miêu tả về trăng
2. Kỹ năng
 - Nghe và tưởng tượng được vẻ đẹp của trăng
 - Biết trả lời được câu hỏi và nói trọn câu
 - Nhớ được câu thơ so sanh về màu sắc hình dáng của trăng
3. Thái độ
 - Trăng là vẽ đẹp của thiên nhiên. Yêu trăng trong thiên nhiên là yêu vẻ đẹp của đất nước chúng ta
4. Phương pháp: đàm thoại, quan sát, thực hành
II. Chuẩn bị
- Tranh 1: Cảnh trăng tròn trên sân nhà, cạnh nhà là cây có quả chín hồng
- Tranh 2: Cảnh trăng tròn chiếu xuống mặt nước. Một con cá đang bơi, mắt tròn
- Tranh 3: Cảnh trăng tròn trên sân chơi. Trên sân một vài trẻ đá bóng
III. Tiến hành: 
* Ổn định 
 - Cùng nhau hát bài " Lại đây với cô
 - Cho trẻ xem tranh 1, chỉ tranh và hỏi: 
  Đây là gì?
 - Các con thấy trăng bao giờ chưa?
 - A! Có khi trăng tròn trăng khuyết. Vậy khi trăng tròn các con thấy trăng như thế nào? 
các con ạ gần đến trung thu các bạn nhỏ sẽ được rất nhiều quà bánh của các cô các chú, để cảm ơn lòng tốt của cô, chú đã tặng mình quà thì các con phải chăm ngoan học giỏi nhé.
Có rất nhiều bài thơ nói về cảnh đẹp của trăng ngày rằm, hôm nay cô cùng các con cùng đọc bài thơ nói về trăng nhé.
* HOẠT ĐỘNG 1:
a. Cô đọc bài thơ
 - Lần 1: Cô đọc diễn cảm .
 - Lần 2: Cô đọc tranh minh họa 
+ Giáo dục: Ở bài thơ tác giả đã tưởng tượng trăng ở nhiều nơi
+ Đầu tiên trăng ở trên cánh đồng lúa và so trăng hồng như quả chín 
+ Sau đó trăng lên khỏi biển khơi so trăng tròn như mắt cá
+ Cuối cùng là trăng bay lên từ sân chơi và so trăng bay như quả bóng
 - Lần 3 tranh chữ
Giảng từ khó: lửng lơ, trăng khuyết.
TCTV Cho trẻ: sao sáng, đèn ông sao, Trăng sáng, trăng tròn, lơ lửng.
b. trẻ đọc thơ.
 - Lớp đọc, nhóm đọc, tổ đọc, cá nhân đọc đọc theo nhiều hình thức.
* HOẠT ĐỘNG 2: Đàm thoại
 - Bài thơ nói về cái gì?
 - Khi nghe cô đọc bài thơ các con thấy nhịp điệu bài thơ như thế nào?
 - Bài thơ tả về trăng nên ta phải đọc chậm rãi nhẹ nhàng để mọi người nghe thấy được vẽ đẹp của trăng
 - Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ đâu đến?
 - Khi trăng lên từ cánh đồng tác giả so sánh trăng như các gì?
 - Khi trăng lên từ biển tác giả so sánh trăng như thế nào?
 - Cuối cùng là sân chơi, sự so sánh ở đây ra sao?
 - Trăng trong bài thơ của tác giả như thế nào? về màu sắc hình dáng?
 - À! Đúng rồi ! Trăng tròn sáng rất đẹp và gần gũi với chúng ta
qua bài thơ này các con biết trăng đẹp nhất ngày nào chưa nhỉ, và tết trung thu là tết của các bạn nhỏ, chúng ta cần giữ ngày tết trung thu các con nhé.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi: Nhảy qua vòng mang bánh về phá cổ
cách chơi: trẻ nhảy qua vòng lấy trái cây về cho tổ mình.
Luật chơi: mỗi lần chỉ lấy được 1 loại trái.
* Kết thúc:
 - Cho trẻ ra sân, dùng phấn vẽ xuống sân và tô màu 
IV. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....................................................................................................................................
......
2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
.........
................................................................................................................................................
3. Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 5 tháng 10 năm 2017
Lĩnh vực phát triển: PTTC-XH
Đề tài: Sự tích tết trung thu
MT35
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết được sự tích Tết Trung thu năm hàng. Biết được ý nghĩa ngày, các hoạt động, các món ăn đặc trưng, lồng đèn, phong tục ngày Tết Trung thu. 
2. Kĩ năng: 
- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc. 
3.Thái độ: 
- GD trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình nhân dịp Tết Trung thu.
4. Phương pháp: đàm thoại
II. Chuẩn bị:
 - Tranh truyện: 3 tranh.
 - Đĩa nhạc.
III. Tiến hành:
* Ổn định, giới thiệu bài:
- Hát và vận động: “Rước đèn tháng tám”
- Bài hát nói đến điều gì?
- Những chiếc đèn nhiều màu sắc xuất hiện nhiều nhất vào ngày nào?
- Các con có biết tại sao lại có Tết Trung thu không?
 Giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình nhân dịp Tết Trung thu.
Hoạt động 1:Cô kể chuyện
- Cô kể lần 1: Diễn cảm
- Cô kể mẩu lần 2, nói tên truyện, xuất sứ, kết hợp giới thiệu tranh minh họa.
nội dung: Câu chuyện nói lên xuất sứ của Tết Trung thu. Ngày có nhiều lồng đèn nhiều màu sắc, có hoa, quả, có điệu múa lời ca, có hội múa lân sư tử những điều ấy là dành cho c/c những nhận vật quan trọng trong ngày tết trung thu, ngày tết của các cháu.
- GD trẻ biết sự quan tâm chăm sóc người lớn với mình. Từ đó chăm ngoan , biết yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
TCTV Cho trẻ: Phá cổ, ngày rằm, liên hoan, vui chơi, trung thu, 
 *Hoạt động 2. Đàm thoại trích dẫn:
- Tên truyện? Xuất sứ?
- Đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường mơ ước điều gì? 
- Vua có lên được cung trăng được không? Lên bằng cách nào?
- Trên cung trăng vua thấy gì?
- Cô tóm lời trẻ kễ trích đoạn đầu.
- Tết Trung thu có từ nước nào trước?
- Tết Trung thu ở nước ta có những gì?
- Hàng năm thường tổ chức vào ngày nào?
- Cô tóm lời trẻ kễ trích đoạn cuối.
* Hoạt động 3: Củng cố nội dung, giáo dục:
- TC: “Thi xem ai nhanh”.Cô cho các cháu chia thành 3 đội vân chuyển các loại trái cây và bánh mức để chuẩn bị cho ngày tết trung thu.
- Luật chơi: Đội nào vận chuyển được nhiều trái cây và không được làm rơi sẽ thắng cuộc.
- C/c đã biết tại sao có Tết Trung thu chưa?
- Cô tóm lời trẻ GD những hoạt động, bánh mức trong ngày Tết Trung thu. 
- Vào ngày ấy con sẽ làm gì? 
*kết thúc: Treo lồng đèn đón trung thu.
IV. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....................................................................................................................................
......
2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
.........
................................................................................................................................................
3. Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 6 tháng 10 năm 2017
Lĩnh vực phát triển: PTTM
Đề tài: Dạy trẻ một số kỹ năng trong hoạt động tạo hình;
Cắt dán đền lồng
MT109
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số kỹ năng cắt, dán, gập giấy tạo ra cái lồng đèn.
- Trẻ biết tên và đặc điểm của một số loại đèn lồng.
- Biết cách gập giấy, cắt, dán thành chiếc đèn lồng	
2. Kỹ năng:
 - Trẻ gập được giấy
- Dán được chiếc đèn lồng
- Luyện kỹ năng cắt theo đường thẳng, kỹ năng dán.
3. Thái độ:
 - Thích tạo ra cái đẹp.
- Thích được làm đèn lồng trang trí môi trường lớp chuẩn bị lễ hội trung thu
4. Phương pháp: thực hành, đàm thoại
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Mẫu đèn lồng của cô, Giấy màu, hồ dán, kéo
- Đồ dùng của trẻ: Giấy màu, hồ dán, kéo
III. Tiến hành:
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho cả lớp hát bài: Rước đèn dưới ánh trăng ( Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh..)
Bài hát kết thúc cô hỏi trẻ: Các cháu ơi, cô và các cháu vừa hát bài hát nói về ngày gì nhỉ?
- Bạn nào kể về ngày tết trung thu cho cả lớp cùng nghe nào ?
- Cháu thấy ngày Tết trung thu không khí như thế nào?
- Cô chốt lại: Các cháu ạ. Ngày Tết trung thu các bạn được bố mẹ mua cho rất nhiều thứ: bánh kẹo, ông sao, mặt nạvà có bạn được bố mẹ mua đèn lồng cho nữa. Có rất nhiều loại đèn lồng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và mỗi chiếc đèn lồng đều có vẻ đẹp lung linh của riêng nó. ( Cho trẻ quan sát các loại đèn lồng).
* Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại mẫu:
- Nhân dịp Tết trung thu năm nay cô đã tự tay làm những chiếc đèn lồng bằng giấy với nhiều màu sắc khác nhau đấy. Cách cháu cùng quan sát nhé:
-+Cho trẻ quan sát những chiếc đèn lồng mẫu của cô và đàm thoại: (Con thấy chiếc đèn lồng này như thế nào? Cắt dán? To hay nhở? Cách trang trí? Màu sắc?...).
TCTV Cho trẻ: Vui chơi, ngắm trăng,nhộn nhịp,đông đúc , đèn lồng,
* Hoạt động 2: Làm mẫu và phân tích cách làm:
Cô làm mẫu và phân tích cách làm: 
- Gập đôi tờ giấy thành hình chữ nhật, sau đó dùng kéo cắt theo đường thẳng thành các nan giấy.( khoảng 1cm).
- Lưu ý cắt từ sống giấy lên và không cắt rời, chừa lại khoảng 1cm.
- Sau đó mở ra và dán 2 đầu nan giấy lại. 
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện: 
- Cô hỏi ý định một vài trẻ: Cháu thích làm đèn lồng màu gì? Cháu sẽ cắt như thế nào?
- Cô cho trẻ làm, cô bao quát gợi ý thêm đối với những trẻ còn lung túng, khen ngợi những trẻ tiến bộ.
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
Cùng mang đèn lồng lên để các bạn quan sát. Hỏi lại tên đề tài.
Mời 1 vài bạn nhận xét:
- Cháu thích đèn lồng nào?
- Tại sao cháu thích?
- Mời 2-3 trẻ có sản phẩm đẹp giới thiệu về sản phẩm của mình.
- Cuối cùng, cô cũng nói lên ý thích của mình đối với chiếc đèn lồng nào? Cô thích vì sao?
- Khen động viên cả lớp.
* Kết thúc:
Đọc thơ: Trăng sáng và ra chơi
 IV. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....................................................................................................................................
......
2. Trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
.........
................................................................................................................................................
3. Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN III
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
(Thực hiện từ ngày 9 tháng 10 đến ngày 13 tháng 10 năm 2017)
Hoạt động
 Thứ hai
 Thứ ba
 Thứ tư
 Thứ năm
Thứ sáu
 Đón trẻ, 
MT 28,
MT35.
MT44
thể dục buổi sáng
Cô đón trẻ vào lớp
Cho trẻ chào bố mẹ, chào cô.
Trò chuyện cùng trẻ về nội dung của chủ đề bản thân.
Cho trẻ nghe và đọc các từ: Chất đạm, chất béo, chất khoáng, tinh bột...
Điểm danh trẻ.
*Khởi động: 
- Trẻ chạy thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chạy chậm
- Sau đó trẻ về 3 hàng ngang, khởi động các khớp tay, chân.
*Trọng động:
- Cơ hô hấp: hít sâu và thở ra nhẹ nhàng
- Tay vai: : Đưa tay lên cao, sang ngang
- Cơ chân: Ngồi khuỵu gối ( tay đưa cao, ra trước )
- Bụng lườn: : Đứng quay người sang bên 
- Bật: Bật tách chụm
*Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ đứng tại chỗ, làm các động tác điều hoà nhẹ nhàng Hồi tĩnh: cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động ngoài trời
MT34,MT44MT24,
MT98,
MT99, MT70,
MT73,
MT110.
- Quan sát các bạn vui chơi ngoài sân 
- Trò chuyện về chủ đề bản thân
- Chơi trò chơi vận động: “Tìm bạn thân” 
- Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
- TCTV: Khỏe mạnh, chăm ngoan, bạn thân, rồng rắn lên mây...
Hoạt động có chủ đích.
MT20, MT 99, MT66, MT44, MT112
LV: PTTC
Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian
MT20 
LV: PTNT
Bé cần ăn gì để lớn nhanh MT 99
LV: PTNN
Thơ « Phải là 2 tay» 
MT66
LV: PTTC- Truyện: Giấc mơ kỳ lạ
MT44
LV: PTTM
Dạy trẻ một số kỹ năng trong hoạt động tao hình: Vẽ chân dung bản thân
MT112
Tăng cường Tiếng Việt
MT77
Cơ thể, 
bàn chân,
Bàn tay,xuất phát, về đích.
Cơm, cá, tôm, thịt, trứng
băn khoăn, lễ phép, hiếu thảo.sạch sẻ, ngăn nắp.
 Bé khoẻ ,bé ngoan.đi ngủ đúng giờ. 
Yêu quý, trân trọng, phân biệt, so sánh, hòa đồng. 
Hoạt động góc.
MT34,MT44,
MT24,MT98,
MT99, MT70,
MT73,MT110,MT50,MT107.MT71
- Góc xây dựng: Lắp ghép,xây nhà của bé, Khu vui chơi.
- Góc phân vai: tổ chức tiệc sinh nhật, bán hàng bánh kẹo, hoa quả, Bác sĩ. 
- Góc âm nhạc: hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề bản thân..
- Góc nghệ thuật : Tô màu tranh, vẽ người, in bàn tay bàn chân.
- Góc thư viện: xem tranh ảnh về bản thân.tranh ảnh bạn trai, bạn gái.
 - Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây, xới đất trồng cây.....
- TCTV: Sinh nhật, lắp ghép,Hoa quả, đủ chất...
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
MT24
Ăn: Chuẩn bị chỗ ăn sạch sẽ,đồ dùng ăn hợp vệ sinh,cho trẻ ăn đúng giờ,giới thiệu cho trẻ biết về các món ăn mà trẻ được ăn trong ngày,chú ý ,quan tâm đến trẻ ăn chậm,trẻ suy dinh dưỡng,nhắc trẻ không nói chuyện khi ăn,biết mời cô và các bạn cùng ăn
Ngủ: Chuẫn bị chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát, cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ sâu, yên tĩnh
Vệ sinh: Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định.Vệ sinh chân tay, mặt cho trẻ sạch sẽ.
Chơi theo ý thích
Trò chơi học tập : “kể đủ 3 thứ.”
- Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát
- Cho trẻ nghe và đọc các từ: Giai điệu, nhịp điệu, sở thích, gọn gàng...
- Chơi theo ý thích.
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân ra về - trả trẻ
Vệ sinh, trả trẻ.
Vệ sinh: Cho trẻ rửa tay, rửa mặt, xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng .
Nêu gương-bình cờ: Cô mời các trẻ nhắc lại ba tiêu chuẩn để được cắm cờ cuối ngày và thưởng hoa bé ngoan cuối tuần:
+ Bé ngoan: Đi học đều, đúng giờ, biết để dép đúng quy định, chào cô, chào ba mẹ khi đưa rước. 
+ Bé chăm: Giờ học biết chú ý trả lời câu hỏi to- rõ ràng, đủ câu, có dạ thưa
+ Bé sạch: Biết giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ bỏ rác đúng quy định, quần áo sạch sẽ gọn gàng
Cô cho trẻ tự nhận xét mình theo tổ,theo cá nhân,sau đó cô nhận xét tuyên dương trẻ ngoan,động viên nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để được bình cờ và tặng bé ngoan
Trả trẻ: Nhắc trẻ chào cô và người thân khi về. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MT34,MT44,MT24,MT98,MT99, MT70,MT73,MT110.
I. Mục đích yêu cầu :	
Kiến thức: 
- Trẻ nêu được nhận xét của mình về thời tiết, biết một số ý nghĩa của thời tiết với các hoạt động sinh hoạt, công việc hàng ngày của gia đình trẻ.
- Trẻ được vui chơi thỏa thích, hít thở không khí trong lành.
- Trẻ chú ý học tập, biết nghe lời cô giáo.
2. Kỹ năng: Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.
3. Thái độ: GD trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh.
4. phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành
II/ Chuẩn bị
- Sân bằng phẳng sạch sẽ an toàn. Đồ dùng để chơi các trò chơi, phấn vẽ.
III/ Tiến hành hoạt động.
1. Hoạt động dạo chơi:
- Trước khi ra ngoài trời cô nói địa điểm. Kiểm tra sĩ số trẻ cho trẻ ra sân.
- Trẻ ra sân, cho trẻ đứng thành vòng tròn hát vận động “đếm sao ” Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề 
- Cô dùng hiệu lệnh xúm xít để tập trung trẻ quanh cô, cô giới thiệu cho trẻ biết mục đích cô cho trẻ ra sân là để dạo chơi quanh sân trường và quan sát thời tiết lúc đó.
- Cô bao quát và gợi ý trẻ thực hiện kĩ năng quan sát, trò chuyện với trẻ về thời tiết ngoài trời. Giáo dục trẻ
- Cho trẻ đọc lại các bài học trong tuần
- Cho trẻ nghe và đọc các từ: Khỏe mạnh, chăm ngoan, bạn thân, rồng rắn lên mây...
- Trẻ làm quen với bài mới
2. Trò chơi : 
Trò chơi VĐ: “Tìm bạn thân”.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ vưa đi vừa hát bài hát “ Tìm bạn thân” khi trẻ hát hết bài hát hoặc khi đang hát nghe cô ra hiệu lệnh ( Tìm bạn thân) thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát đến khi cô nói : Đôi bạn thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
 - Cho trẻ thực hiện chơi 
Trò chơi DG: “Rồng răn lên mây”.
+ Cách chơi: Môt trẻ đóng vai ông chủ ngồi một chổ.
- Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:
‘Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”
- Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” trẻ d ừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ di tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.
Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những x ương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
- Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
* Yêu cầu: Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 10 – 15 phút, không hạn chế
Trò chơi TD: “vẽ tự do”
- Cô hướng dẫn trò chơi cho trẻ chơi tích cực.
- Khuyến khích vận động trẻ tham gia vào các trò chơi
Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,động viên khuyến khích trẻ chơi tốt hơn trong buổi chơi sau ,cho trẻ vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
MT34,MT44,MT24,MT98,MT99, MT70,MT73MT110, MT50,MT107
I/ Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi. Quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi,giao tiếp giữa các vai chơi ,nhóm chơi.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu để xây dựngệhu vui chơi.
- Trẻ biết được công việc của thợ xây dựng là gì?
- Biết cùng nhau bàn bạc thoả thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng để thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng tô màu.Tô màu kín, không lem ra ngoài. 
- Trẻ biết cách xem sách, tranh ảnh, ngồi đúng tư thế.
- Biết cách sử dụng các dụng cụ, múa hát sinh động các bài hát về chủ điểm.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng chơi ở từng góc chơi. Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của cô giáo, của người xây dựng ,.....
- Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát.
3. Thái độ: 
- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi, góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết chấp hành một số quy định .
4. phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành.
II/ Chuẩn bị:
*Góc xây dựng - lắp ghép : xây dựng nhà của bé, xây khu vui chơi.
- Vật liệu xây nhà: gạch và các khối gỗ hình chữ nhật, khối lăng trụ, tam giác, hàng rào.
- Đồ chơi bằng mút : cây, thảm cỏ.
*Góc phân vai : chị hằng, mẹ con, cô bán hàng:
- Các đồ dùng dạy học : Sách, vở, bút, bảng con..
- Bàn ghế, trang phục .

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuoi_12263975.doc