Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - VĐTN: Đố bạn - Nghe hát: Chú voi con ở bản Đôn

GIÁO ÁN ÂM NHẠC

Chủ đề : Thế giớ động vật

VĐTN: Đố bạn – Sáng tác : Hồng Ngọc

Nghe hát : Chú voi con ở bản Đôn – Sáng tác : Phạm Tuyên

Trò Chơi Âm Nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ

Giáo viên : Lê Thi Hòa

Lớp: 5 tuổi B

Thời gian : 30 - 35 phút

 Số trẻ : 24 trẻ

I . Mục đích yêu cầu :

 1/ Kiến thức :

- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát , tên tác giả.

- Nhận biết được một số nhạc cụ : đàn ghi ta, đàn bầu, sáo trúc, trống , chiêng, kèn.

 2/ Kỹ năng :

 - Hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng và mô phỏng được động tác của con vật trong bài “Đố bạn”.

 - Phát triển tố chất âm nhạc, rèn luyện thính giác qua trò chơi âm nhạc.

 - Rèn luyện tính tự tin, tự nhiên khi biểu diễn.

 3 / Thái độ :

 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.

 - Hứng thú nghe cô hát, tích cực hưởng ứng theo cô và có thể hát và vận động theo cô.

 - Có tinh thần hợp tác nhóm.

 Nội dung kết hợp : Khám phá khoa học.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 6853Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - VĐTN: Đố bạn - Nghe hát: Chú voi con ở bản Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề : Thế giớ động vật
VĐTN: Đố bạn – Sáng tác : Hồng Ngọc
Nghe hát : Chú voi con ở bản Đôn – Sáng tác : Phạm Tuyên
Trò Chơi Âm Nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ
Giáo viên : Lê Thi Hòa 
Lớp: 5 tuổi B 
Thời gian : 30 - 35 phút
 Số trẻ : 24 trẻ
I . Mục đích yêu cầu :
 1/ Kiến thức :
Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát , tên tác giả.
Nhận biết được một số nhạc cụ : đàn ghi ta, đàn bầu, sáo trúc, trống , chiêng, kèn.
 2/ Kỹ năng :
 - Hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng và mô phỏng được động tác của con vật trong bài “Đố bạn”.
 - Phát triển tố chất âm nhạc, rèn luyện thính giác qua trò chơi âm nhạc.
 - Rèn luyện tính tự tin, tự nhiên khi biểu diễn.
 3 / Thái độ :
 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
 - Hứng thú nghe cô hát, tích cực hưởng ứng theo cô và có thể hát và vận động theo cô.
 - Có tinh thần hợp tác nhóm.
 Nội dung kết hợp : Khám phá khoa học.
 II . Chuẩn bị :
Máy chiếu hình ảnh các con vật sống trong rừng.
Mũ con vật cho cô và trẻ.
Sắc xô.
Nhạc bài hát “Đố bạn”, “Chú voi con ở bản Đôn”
- Âm thanh một số nhạc cụ : Đàn bầu, đàn ghi ta, sáo, kèn, chống, chiêng.
 III . Tổ chức hoạt động:
T.gian
Hoạt độngc của cô
Hoạt động của trẻ
2-3p
28-30p
3-5p
1. Gây hứng thú
Cô mở hình ảnh thỏ, hổ, sóc, sư tử, ngựa cho trẻ xem và trò chuyện với trẻ: 
 - Con nào đây?
 - Những con vật này sống ở đâu?
 - Ngoài những con vật này ra con còn biết trong rừng còn có con vật nào nữa?
GD trẻ yêu quý và bảo vệ những con vật sống trong rừng.
2. Nội dung: VĐTN: Đố bạn – Sáng tác : Hồng Ngọc
2.1. Giới thiệu, ôn lại bài hát
_ Muốn biết còn có con vật nào sống trong rừng,mời các bạn nhỏ hãy cùng nghe bài hát Đố bạn .
- Cô mở nhạc để trẻ nhớ lại nội dung bài hát 
- Cho trẻ hát lại 2 lần cùng nhạc
Để bài hát hay hơn bạn nào có thể nghĩ ra cách múa phụ hoạ cho bài hát nào? 
(Mời 1-2 trẻ)
2.2. Hát vđ mẫu 
_ Cô cũng nghĩ ra cách múa bài này ,mời các bạn nhỏ cùng xem nhé.
- Hát VĐ lần 1 : Có nhạc đệm
- Hát VĐ lần 2: Chậm, không có nhạc , vừa VĐ, vừa phân tích động tác
 - Cô giới thiệu bài hát “ Đố bạn”  chia thành 5 câu.
  + Câu 1: “Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn biết con gì”, ĐT 1 : tay trái cô chống hông, tay phải cô chỉ về phía trước và chân nhún theo nhạc. Sau đó cô thu tay phải về chống hông, táy trái chỉ về phía trước và chân cũng nhún theo nhạc.
  + Câu 2: “ Đầu đội hai cái ná đúng là chú hươu sao”, ĐT 2: cô đặt hai tay lên đầu vẫy vẫy làm sừng của con hươu.
Người lắc lư theo nhạc.
Cô hát và múa mẫu câu 2.
Cô múa cả câu 1 và câu 2.
 + Câu 3:  “Hai tai to phành phạch đó là chú voi to”, ĐT 3: Hai tay giơ lên cầm tai. Kết hợp người lắc lư theo nhạc.
Cô hát và múa mẫu câu 3.
Cô múa cả 3 câu
 + Câu 4: “Trông xem kìa, trông xem kìa. Ai đi như thế kia”, ĐT 4: Tay trái cô chống hông, tay phải cô chỉ về phía trước và chân nhún theo nhạc. Sau đó cô thu tay phải về chống hông, táy trái chỉ về phía trước và chân cũng nhún theo nhạc.
Cô múa mẫu câu 4
+ Câu 5:  “Phục phịch phục phịch đó là bác gấu đen”, ĐT 5: Hai tay buông thẳng đánh theo nhịp kết hợp giẫm chân theo nhạc.
Cô múa mẫu câu 5
Cô múa lại cả câu 4, 5 
2.3. Cho tẻ vận động
 - Cô cho trẻ múa cả bài 1 lần ( không nhạc)
 - Cô cho trẻ múa cả bài  lần 2  ( có nhạc)
Cô cho trẻ múa dưới nhiều hình thức : tổ, nhóm, cá nhân
Sau mỗi làn trẻ thể hiện cô qs , trẻ khác qs cho trẻ nx về bạn, cô nx và sủa sai cho trẻ
Cho trẻ vđ lại đt chưa đúng.
 - Cô cho cả lớp múa lại bài hát 1 lần.
3 : Nghe hát: Chú voi con ở bản đôn
 Cô giới thiệu tên bài, tên tác giả
Cô hát cho trẻ nghe lần 1 ( Có nhạc)
Trò chuyện về bài hát
Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (Cùng nhạc KH động tác múa minh họa)
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
Bài hát do ai sáng tác?
Bài hát đã nói lên nội dung gì?
Cô trích dẫn giảng giải về nội dung bài hát.
*.TCÂN: “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”.
Cách chơi như sau: Chúng ta sẽ được chia làm ba đội Chim non, Gà con và Bướm vàng. Nhiệm vụ của các đội là chọn hình ảnh con vật yêu thích, tương ứng sẽ là giai điệu của một nhạc cụ,các đội chơi sẽ phải nói đúng tên nhạc cụ đó.Mỗi đội chơi sẽ có 2 lần được lưạ chọn và thời gian thảo luận là 5 giây,đội nào lắc sắc xô nhanh đội đó giành quyền trả lời .Nếu trả lời sai 2 đội còn lại có quyền trả lời.
Cô cho trẻ chơi 1-2 lần 
4. Kết thúc:
Cô nhân xét cuối hoạt động
Trẻ xem hình ảnh
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Sống ở trong rừng ạ!
Trẻ kể
 - Trẻ hưởng ứng
- Trẻ lắng nghe
Trẻ hát 2 lần
Trẻ vận động theo cách của trẻ
Trẻ lắng nghe qs cô
Trẻ lắng nghe và qs cô vđ
Trẻ quan sát
Trẻ quan sát
Trẻ quan sát
Trẻ quan sát
Trẻ quan sát
Trẻ vân động cùng cô không nhạc
Trẻ vận động cùng nhạc
- Cả lớp thực hiện lại 1 lần
Trẻ lắng nghe
Trẻ hưởng ứng cùng cô
Chú voi con ở bản đôn ạ!
Do nhạc sỹ: Phạm Tuyên sáng tác.
Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi
Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hat van dong bai do ban nghe hat chu voi con_12210894.doc