Giáo án lớp ghép 2 + 4 – Tuần 34 – Phùng Văn Hoàng

Toán

Tiết 166. Ôn tập về phép nhân và phép chia (tiếp theo)

- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.

- Biết tính giả trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đố có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).

- Biết giải bài toán có một phép chia.

- Nhận biết một phần mấy của một số.

- Làm các BT 1, BT 2, BT 3, BT 4.

 

docx 34 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 4 – Tuần 34 – Phùng Văn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?
+ Em cảm thấy thế nào?
+ Em cảm thấy rất vui thích
c. Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?
+ Chú ba là người thế nào?
+ Chú ba là người vui tính./ Chú ba rất vui tính .
d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi: Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
+ Em cảm thấy thế nào? Em cảm thấy vui vẻ.
+ Chú Ba là người thế nào? Chú ba là người vui vẻ.
- HS thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các từ đó theo bốn nhóm, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
- Nhận xét sửa chữa bài.
Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề bài, hs tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét sửa chữa:
a) vui chơi,góp vui,mua vui.
b) vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c. vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. vui vẻ.
Bài 3:Gọi 1 hs đọc đề bài
- GV: Chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười- tả âm thanh (không tìm các từ miêu tả nụ cười như: cười ruồi,cười rượi,cười tươi,.), mỗi em nêu một từ, đồng thời đặt câu với từ đó.Gv ghi nhanh những từ ngữ đúng, bổ sung những từ ngữ mới.
- Nhận xét sửa chữa
VD: Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
VD: cười ha hả
Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
 cười hì hì
Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
- Nhận xét.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Tiết 4.
N2
N4
Môn
Tập viết
Kể chuyện
Tên bài
Tiết 34. Ôn các chữhoa A, M, N, Q, V-kiểu 2.
Tiết 34. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Viết đúng các chữ hoa kiểu 2: A, M, N, Q, V (mỗi chữ 1 dòng) ; viết đúng các tên riêng có chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nuyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, (mỗi tên riêng 1 dòng).
- Chọn được các chi tiết nói về một một người vui tính biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ , cho tính cách của nhân vật, ( kể không thành chuyện) . hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật ( kể thành chuyện ) 
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.Đddh
Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
* Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn viết chữ hoa :
 - Cho HS quan sát chữ mẫu - nhận xét
 + Nêu cấu tạo, độ cao, cách viết chữ hoa A, M, N, Q, V - kiểu 2.
 - GV viết mẫu – HS viết bảng con
A, M, N, Q, V
*. Hướng dẫn viễt câu ứng dụng:
 - Cho HS đọc câu ứng dụng hiểu nghĩa
 + Nêu cấu tạo, độ cao khoảng cách các chữ.
GV viết mẫu – HS viết bảng con
Việt Nam ,
Nuyễn Ái Quốc,
Hồ Chí Minh
*HS viết bài:
*Chấm chữa bài: nhận xét.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
a, Giới thiệu bài:
b, Tìm hiểu bài:
 *Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 hs đọc đề bài - Gv gạch chân từ quan trọng.
- Gọi 3 hs tiếp nối đọc 3 gợi ý - SGK.
- Gv nhắc hs:
+ Nhân vật trong câu chuyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
+ Có thể kể theo 2 hướng:
a, Giới thiệu một người vui tính, nêu sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó (kể không thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen.
b, Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính (kể thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em biết không nhiều.
- Gọi 1 số hs nói nhân vật mình định kể.
*Hs thực hành kể chuyện - trao đổi về ý nhĩa câu chuyện.
- Yêu cầu hs kể theo nhóm đôi - Nêu ý nghĩa chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp, nói ý nghĩa chuyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Tiết 5.
Tập làm văn (Lớp 4).
Tiết 67. Trả bài văn miêu tả con vật.
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay
II.Đồ dùng dạy học:
- Sgk, vbt.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS đọc lại nội dung 2 mặt của tờ giấy “ Thư chuyển tiền”
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
*)Giới thiệu bài:
- GV ghi tựa đề lên bảng.
1)Nhận xét chung về kết quả làm bài.
- Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 33 (miêu tả con vật)
- Nhận xét: 
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần như bài của. Kết bài hay: .
+ Hạn chế: Viết sai lỗi chính tả nhiều, chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều...
- Trả bài cho từng hs
2) HD hs chữa bài
a) HD hs sửa lỗi
- Các em hãy đọc nhận xét của thầy, đọc những chỗ thầy chỉ lỗi trong bài, sau đó các em sửa lỗi vào vở TV. 
- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra . 
- Theo dõi, kiểm tra hs làm việc. 
b) HD hs chữa lỗi chung 
- Viết lên bảng một số lỗi của hs
+ Chính tả: tròn soe ve vẫy 
 vênh bộ ria thang băng 
+Từ: em từng thấy chú bắt chuột 
 - Khuôn mặt đáng yêu tròn trịa 
+Ý: Em cúi xuống ôm lấy chú và vuốt ve bộ lông mượt mà của chú
+ Câu: Nhà em có nuôi một chú mèo, ba em nuôi đã được hai tháng tuổi.
- Sửa lại bằng phấn màu (nếu sai) 
3) HD hs học tập những đoạn văn 
- Đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- Y/c hs trao đổi nhóm đôi để tìm ra cái hay, cái cần học của đoạn văn, bài văn.
4.Củng cố dặn dò:
- Về nhà viết lại bài (nếu chưa đạt) 
- Về nhà ôn tập để thi giữa kì I.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Điền vào giấy tờ in sẵn.
- 2HS đọc lại nội dung 2 mặt của tờ giấy “ Thư chuyển tiền”
- HS nhận xét
- HS nhắc lại tựa đề.
- Lắng nghe 
- Nhận bài làm.
- Sửa lỗi. 
- Đổi vở để kiểm tra .
- 1 vài hs lên bảng sửa, cả lớp sửa vào vở nháp 
 tròn xoe ve vẩy
 vểnh bộ ria thăng bằng
- Chú mèo nhà em bắt chuột rất tài tình
- Khuôn mặt tròn trịa đáng yêu
- Em cúi xuống âu yếm và vuốt ve bộ lông mượt mà của chú.
- Nhà em có một chú mèo,ba em nuôi từ lúc mới hai tháng tuổi.
- Lắng nghe 
- Trao đổi nhóm đôi 
- HS cả lớp thực hiện.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:/../..
Thứ ngày....tháng.năm.
Tiết 1.
N2
N4
Môn
Mĩ thuật
Toán 
Tên bài
Tiết 34. Vẽ tranh. Đề tài phong cảnh.
Tiết 168. Ôn tập về hình học.
I. Mục đích, yêu cầu.
- HS hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- HS biết cách vẽ tranh phong cảnh.
- Vẽ được một bức tranh phong cảnh đơn giản
- HS thêm yêu mến quê hương.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình bình hnh.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 ( chỉ yêau cầu tính diện tích của hình bình hành)
II.Đddh
+ Giấy vẽ hoặc VTV.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
1. Ổn định lớp:
- Cho HS hát một bài.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài vẽ cái bình đựng nước.
3. Bài mới:
* GTB: Trực tiếp.
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm chọn nội dung đề tài:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị và đặt câu hỏi:
H: Tranh phong cảnh vẽ những gì?
H: Trong tranh phong cảnh vẽ cái gì là chính?
H: Cảnh vật trong tranh phong cảnh thường là gì?
H: Màu sắc trong tranh phong cảnh như thế nào?
- Để tập trung vào cảnh đẹp gần gũi thân quen, GV đặt câu hỏi khơi gợi sự tưởng tượng của các em.
H: Chỗ em ở có cảnh đẹp gì không?
H: Hàng ngày đi học em thấy phong cảnh xung quanh như thế nào? Hãy tả lại?
H: Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?
H: Em chọn phong cảnh nào để vẽ?
- GV bổ sung thêm một số chi tiết phù hợp và lên hệ với những phong cảnh đẹp của địa phương.
HĐ 2: Cách vẽ tranh:
- GV hướng dẫn từng bước cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to rõ giữa phần giấy.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau, sao cho nổi bật hình ảnh chính.
+ Vẽ màu theo ý thích.( màu tươi sáng, phù hợp nội dung).
HĐ 3: Thực hành:
- GV cho HS vẽ bài.
- GV lưu ý HS:
+ Sắp xếp hình vẽ cho cân đối với phần giấy.
+ Vẽ tranh theo các bước đã hướng dẫn.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Gợi ý HS tìm hình ảnh chính phụ trong tranh và tìm màu vẽ phù hợp.
- GV đến từng bàn để quan sát và gợi ý.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV và yêu cầu HS tham gia nhận xét về:
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+ Hình vẽ ( sinh động)
+ Màu sắc của tranh.
- GV nhận xét bổ sung.
- Nhận xét chung tiết học.
* Củng cố, dặn dò:
- Các em đã học tập được gì qua giờ học hôm nay?
- Hoàn thành tốt bài vẽ để chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học.
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
* Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1 (174): 
- GV y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK để nhận biết:
. ED là đoạn thẳng song song với AB và CD vuông góc với nhau 
- Gọi HS nhận xét 
ED song song với AB 
CDF vuông góc với BC 
Nhận xét.
Bài 2:
- Y/c HS quan sát và đọc đề bài toán 
- Y/c HS thực hiện tính 
Giải
Diện tích hình vuông hay HCN là 
8 x 8 = 64 (cm²)
Chiều di HCN l 
64 : 4 = 16 (cm)
Đáp số: 16 cm
Nhận xét.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp 
+ Hình H tạo bởi hình nào? Đặc điểm của các hình?
- Y/c HS nêu cách tính diện tích hình bình hành 
- Y/c HS làm bài 
Bài giải:
Diện tích hình bình hành ABCD là
3 x 4 = 12 (cm²)
Diện tích hình chữ nhật BEGC là
3 x 4 = 12 (cm²)
Diện tích hình H là
12 + 12 = 24 (cm²)
ĐS: 24cm²
Nhận xét.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Tiết 2.
N2
N4
Môn
Toán
Kĩ thuật
Tên bài
Tiết 168. Ôn tập về đại lượng. (tiếp theo)
Tiết 34. Lắp ghép mô hình tự chọn (t2)
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên hoan đến đơn vị kg, km.
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
II.Đddh
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 4.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
*KTBC:
- Kiểm tra vbt của hs.
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài theo mục tiêu.
* GV HD HS làm bài tập. 
Bài 1 (175):
- Yêu cầu HS đọc bảng, nhận biết các thông tin được cho trong bảng để tự trả lời các câu hỏi :
+ Hà làm gì ? (Học).
+ Trong thời gian bao lâu ? (4 giờ).
- GV hướng dẫn HS so sánh các khoảng thời gian dành cho các hoạt động nêu trong bảng. Từ đó kết luận : Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động “ học”. 
Bài 2 (175):
- HS tự đọc, hiểu đề bài, tóm tắt bài toán và viết bài giải.
Bài giải
Hải cân nặng :
27 + 5 = 32 ( kg )
 Đáp số : 32 kg.
Bài 3 (175): GV HD HS :
- Xem sơ đồ.
- HS hiểu được rằng : việc tìm khoảng cách giữa hai điểm ( nhà Phương và xã Đinh Xá ) tương ứng với việc thực hiện phép tính : 20 – 11.
- HS thực hiện phép tính và viết bài giải.
Bài giải 
Nhà Phương cách xã Đinh Xá là :
 20 - 11 = 9 ( km ) 
 Đáp số : 9 km.
* HD làm bài ở nhà (nếu có)
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
1.Giới thiệu bài:
Bài “ Lắp ghép mô hình tự chọn”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1: Chọn và kiểm tra các chi tiết 
- Hs chọn và kiểm tra các chio tiết đúng và đủ.
- Yêu cầu hs xếp các chi tiết đã chọn theo từng loại ra ngoài nắp hộp.
*Hoạt động 2: Hs thực hành lắp mô hình đã chọn 
-Yêu cầu hs tự lắp theo hình mẫu hoặc tự sáng tạo.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Tiết 3.
N2
N4
Môn
Kể chuyện
Tập đọc
Tên bài
Tiết 34. Người làm đồ chơi.
Tiết 68. Ăn "Mầm đá"
I. Mục đích, yêu cầu.
Dựa vào nội dung tóm tắt, kể được từng đoạn của câu chuyện.
- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa 
ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy đuuoc75 một bài học về ăn uống ( Trả lời được các CH trong SGK).
II.KNS
Giao tiếp
Thể hiện sự cảm thông
- Ra quyết định.
III.Đddh
Tranh trong sgk.
IV. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
* Giới thiệu bài - GV ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn kể chuyện :
a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý :
Bước 1: Kể trong nhóm.
- GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Bước 2 : Kể trước lớp :
- Yêu cầu hs lên trình bày trước lớp.
- Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Chú ý : Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý. Cụ thể :
Đoạn 1:
+ Bác Nhân làm nghề gì ? (Bác Nhân là một người làm đồ chơi bằng bột màu).
+ Vì sao trẻ em rất thích những đồ chơi của bác Nhân ? (Vì bác nặn đồ chơi ngộ nghĩnh đủ màu sắc như : ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngô Không, con gà, con vịt, )
+ Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao ? (Cuộc sống của bác Nhân rất vui vẻ).
+ Vì sao em biết ? (Vì chỗ nào có bác là trẻ em xúm xít lại, bác rất vui với công việc).
Đoạn 2:
+ Vì sao bác Nhân quyết định chuyển về quê? (Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, hàng của bác bỗng bị ế).
+ Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân như thế nào ? (Bạn sẽ rủ các bạn cùng mua hàng của bác và xin bác đừng về quê).
+ Thái độ của bác ra sao ? (Bác rất cảm động).
Đoạn 3:
+ Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ? (Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền để các bạn cùng mua đồ chơi của bác).
+ Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó như thế nào ? (Bác rất vui vẻ và nghĩ vẫn còn nhiều trẻ em thích đồ chơi của bác).
b) Kể lại toàn bộ truyện :
- HS kể, gv nhận xét.
- Y/c HS kể toàn truyện.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+Đoạn 2: tiếp theo đến ngoài để hai chữ ngoại phong.
+Đoạn 3: tiếp theo đến . khó tiêu.
+Đoạn 4: phần còn lại. 
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV nêu ra câu hỏi để HS trả lời:
Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
 (Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy món mầm đá là món lạ nên muốn ăn).
 Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào? (Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm).
Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không? Vì sao? (Chúa không được ăn món mầm đá, vì thực ra không hề có món đó).
 Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? (Là người thông minh ..) 
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: 
- GV đọc mẫu.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Tiết 4.
N2
N4
Môn
Âm nhạc
Chính tả (Nghe viết)
Tên bài
Tiết 34. Ôn tập.
Tiết 34. Nói ngược.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Giúp HS ôn lại 12 bài hát đã được học trong năm học.
- Hát thuộc lời, đều giọng, đúng nhịp (thuộc ít nhất 7 bài hát, nêu được tên bài hát đã học khi nghe giai điệu).
- Biết phân biệt các kiểu gõ đệm theo bài hát, biết vận động phụ họa theo bài hát.
- Thái độ tích cực, tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động của tiết học.
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát. ; không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng bài tập (2) ( phân biệt âm đầu , thanh dễ lẫn)
II.Đddh
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
1/ Hoạt động 1: Ôn tập 12 bài hát đã học.
- GV dùng tranh ảnh minh họa, băng nhạc không lời của 12 bài hát cho HS nghe. Yêu cầu HS lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học.
- GV bắt nhịp cho HS hát lại 12 bài hát đã học, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo 3 kiểu đã học (tùy theo bài hát).
- Mời hs lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ họa hoặc các trò chơi theo từng bài hát.
- Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
2/ Hoạt động 2: Nhận xét - đánh giá. Cách cho điểm: Đạt: Hát thuộc, đúng nhạc, hay, kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.
Chưa đạt: Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, không biết gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.
- GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết quả cao hơn.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
* Giới thiệu bài :
* Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu bài vè
- Gọi HS đọc bài vè
- Yêu cầu HS đọc thầm bài vè và trả lời câu hỏi
+ Bài vè có gì đáng cười ? (Bài vè có nhiều chi tiết đáng cười : ếch cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào ...)
+ Nội dung bài vè là gì ? (Bài vè toàn nói ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười).
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm, luyện đọc, luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Viết chính tả
- Thu chấm chữa bài
* Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi
- Hướng dẫn Hs dùng bút chì gạch chân dưới những từ không thích hợp.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng
- Nhận xét kết luận bài đúng.
Đáp án : giải đáp, tham gia, dùng, theo dõi, kết quả, bộ não, không thể
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Tiết 5.
Thể dục.
( Gv bộ môn giảng dạy )
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:/../..
Thứ ngày....tháng.năm.
Tiết 1.
N2
N4
Môn
LTVC
Toán
Tên bài
Tiết 34. Từ trái nghĩa.Từ chỉ nghề nghiệp.
Tiết 169. Ôn tập về tìm số trung bình cộng.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Dựa vào đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chổ trống trong bảng BT1; nêu được từ trái nghĩa đối với từ cho trước.BT2.
 - Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ ngề nghiệp (cột A) BT3.
- Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 
II.Đddh
Sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
* Giới thiệu bài: - GV ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn làm bài :
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS dọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo
- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm.
- Lời giải :
Những con bê đực
như những bé trai
khoẻ mạnh, nghịch ngợm
ăn vội vàng
- Nhận xét. 
- Tìm những từ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè. ( bạo dạn / táo bạo )
- Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn ? (- ngấu nghiến / hùng hục.) 
- Khen những HS tìm được nhiều từ hay và đúng.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
Đáp án : 
đầu tiên / bắt đầu / 
biến mất / mất tăm / 
cuống quýt / hốt hoảng / 
- Nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
NGHỀ NGHIỆP
CÔNG VIỆC
Công nhân
Nông dân
Bác sĩ
Công an
Người bán hàng
Làm ra giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, 
Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn (heo), thả cá, 
Khám và chữa bệnh.
Chỉ đường; giữ trật tự làng xóm, phố phưưòng, bảo vệ nhân dân, 
Bán sách, bút, vải, bạo, bánh hẹo, đồ chơi, máy cày, 
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1 (175): 
- Y/c HS nêu cách tính số trung bình cộng của các số.
- Y/c HS tự làm bài, 1 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét.
Bài 2 (175):
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, tóm tắt bài toán.
+ Tính tổng số người tăng trong 5 năm. 
+ Tính số người tăng trung bình mỗi năm.
Bài giải
Số người tăng trong 5 năm là
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635
Số người tăng trung bình hằng năm là
635 : 5 = 127 (người)
Đáp số: 127 người
Bài 3 (175): 
- Gọi HS đọc đề toán, tóm tắc, rồi giải 
Bài giải
Số quyển vở tổ hai góp là
36 + 2 = 38 (quyển)
Số quyển vở tổ ba góp là 
38 + 2 = 40 (quyển)
Tổng số vở cả 3 tổ góp là 
36 + 38 + 40 = 114 (quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được là 
114 : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số 38 quyển.
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
--------------------------------
Tiết 2.
N2
N4
Môn
Toán
LTVC
Tên bài
Tiết 169. Ôn tập về hình học.
Tiết 68. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nhận biết được và gọi đúng tên hình tứ giác , hình chữ nhật , đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (TL câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?) (ND ghi nhớ ).
- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ( BT1 , mục III ) , bước đầu viết được văn ngắn tả con vật yêu thích , trong đó có ít nhất một câu dùng trạngngữ chỉ phương tiện ( BT2, ) 
II.Đddh
Sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học:
N2
N4
- Giới thiệu bài theo mục tiêu .
- GV HD HS làm bài tập .
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc được tên từng hình vẽ trong SGK . 
A B
Đường thẳng AB
A B
Đoạn thẳng AB
 P R
 O Q
Đường gấp khúc OPQR
A
B C
Hình tam giác ABC
Hình chữ nhật GHIK
A B
D C
Hình tứ giác ABCD
Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu học sinh vẽ theo mẫu trên giấy kẻ ô li .
- Tổ chức cho HS tô màu hình tứ giác (mái màu đỏ) và hình vuông to (màu tường vàng), hình vuông bé (cửa sổ màu xanh). Qua đó “ nhận dạng hình”. 
Bài 4 :
- GV HD HS quan sát hình ; ghi tên hình rồi đếm .
 A B C 
 G E D 
- GV nhận xét – chốt lại kết quả tìm được của các hs.
a) Có năm hình tam giác : AGE ; ABE ; BCE ; CDE ; AEC . 
b) Có ba hình chữ nhật : ABEG ; BCDE ; ACDG .
*Gv củng cố lại nội dung bài học.
Gv nhận xét tiết học.
Nhắc học sinh về học bài, cbbs.
Giới thiệu bài: ghi tựa bài.
Hướng dẫn.
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Yêu cầu 1:
- Trạng ngữ: bằng các loại gỗ bền chắc như: lim, gụ, sến, táu bổ sung ý nghĩa phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 34.docx