Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Một số phương tiện giao thông

Chủ đề : Một số phương tiện giao thông

(tuần2)

__________________________________

Thứ hai , ngày . Tháng . năm 201

ĐÓN TRẺ- CHƠI TỰ CHỌN

I.HƯỚNG DẪN:

- Cô đón cháu tận tay phụ huynh, nhắc nhở cháu cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm.

- cháu lấy đồ chơi, chơi theo ý thích, cô bao quát và gợi ý cháu chơi theo chủ điểm: tô màu tranh thuyền, máy bay, xếp hình, lắp ghép 1 số phương tiện giao thông.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe cuả trẻ .

 

doc 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Một số phương tiện giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc 
 loại nhạc cụ khác nhau.
Lớp chia thành hai nhóm Cô sửa sai 
 vận động theo nhịp mô phỏng 
 động tác làm việc của công nhân
Cả lớp vận động lại.
Hoạt động 3 : 
Trò chơi: đèn tín hiệu 
Cô giới thiệu và phân tích cách chơi 
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có một tấm bảng ghi số thứ tự 1-3. trong mỗi 1số có ký hiệu là 1 đèn giao thông (xanh đỏ, vàng) được xếp không theo thứ tự. Đại diện của 2 đội sẽ lên chọn và rút số may mấn. Sau 2 lần đội nào may mắn được 2 đèn tín hiệu (đỏ, vàng) đuợc xếp từ trên xuống thì đội đó thắng cuộc.
Trẻ thực hành chơi 3 – 4 lần.
Hoạt động 4 :
 Nghe hát:” Em . Đường phố”
Cô hát lần 1 tóm tắt nội dung
Cô hát lần 2 kết hợp minh hoạ và mời cháu lên hưởng ứng theo
Trẻ lắng nghe và trả lời.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô
Trẻ đoán tên bài hát
Trẻ hát
Trẻ nghe cô phân tích.
Trẻ vận động.
Trẻ nghe cô phân tích
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU :
Trẻ làm quen với trò chơi mới xây bến tàu, người lái tàu 
Chọn và ghép tranh 1 số phương tiện giao thông đường thuỷ
Biết dùng kỹ năng đã học dể nặn, vẽ 1 số phương tiện giao thông
Biết giữ vệ sinh và không làm đổ cát ra sân
II. CHUẨN BỊ :
Một số loại xe, đồ chơi xây dựng, cây xanh, băng đá
Một số đồ chơi vật liệu xây dựng
Tranh ảnh về chủ điểm , báo cũ.
Giấy, bút màu,
Đồ dùng tưới cây, đồ chơi góc thiên nhiê
III.HUƠNG DẪN:
 1)Thoả thuận trước khi chơi:
Cô giới thiệu chủ đề thực hiện.
Hôm nay lớp mình chơi mấy góc chơi.
Góc xây dựng con chơi gì?
Trong công trình có những vai nào?
Từng vai sẽ làm nhiệm vụ gì?
Các con xây những kiểu nhà nào?
 (Tương tự cô trò chuyện các góc chơi còn lại)
Cho trẻ kể tên những đồ chơi mới.
Trẻ tự nhận góc chơi và về nhóm chơi.
Quá trình chơi :
Trẻ về nhóm thoả thuận phân công nhiệm vụ và bày đồ chơi.
Tiến hành thực hiện các trò chơi :
Góc xây dựng : bến tàu 
Góc phân vai : Lái tàu, bán hàng
Góc nghệ thuật :Nặn, dán phương tiện giao thông
Góc học tập : Chơi lô tô phân loại phương tiện giao thông
Góc thiên nhiên : Thả thuyền
Cô nhắc nhở trẻ bày đồ chơi nhẹ nhàng, ngăn nắp.
Cô bao quát lớp, tham gia và trò chơi với trẻ , tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ trò chơi, liên kết góc chơi.
Gợi ý , tạo tình huống cho trẻ thể hiện vai chơi, đồng thời xử lý nếu có tình huống xảy ra, giúp trẻ còn lúng túng thực hiện được vai chơi.
Lồng ghép một số nội dung trọng tâm vào hoạt động tuỳ theo tình hình thực tế ở các góc chơi. (Ví dụ : khi xây xong các chú công nhân nhớ thu dọn đồ dùng gọn gàng dể bảo vệ môi trường nhé, hoặc phải đeo khẩu trang khi làm công việc có bụi.)
Cô chú ý phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
Nhận xét sau khi chơi :
Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi của bạn trong nhóm.
Cô nhận xét hành động , thái độ của từng vai chơi.
Cô tuyên dương những trẻ thể hiện vai chơi tốt, có sáng tạo, tạo sản phẩm đẹp, động viên những trẻ chưa hoàn thành vai chơi.
Tập trung trẻ lại nhận xét nhóm chơi tốt nhất, vai chơi tốt nhất của buổi chơi.
Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng
VỆ SINH ĂN TRƯA
Hướng dẫn :
- Lớp đọc bài thơ : Đến giờ ăn
- Trẻ xếp hàng thành 3 tổ lần lựợt đi vệ sinh và rửa tay và vào bàn ngồi.
- Cô chia cơm cho trẻ và nhắc nhở trẻ mời cô và bạn ăn cơm, củng cố một số thói quen tốt trong ăn uống như ho phải che miệng, không làm rơi cơm, không nói chuyện nhiều trong giờ ăn.
- Giới thiệu món ăn mặn, món canh, trái cây tráng miệng và chất dinh dưỡng kích thích trẻ ăn ngon miệng, động viên trẻ ăn hết xuất . giúp trẻ nhận biết sự cần thiết phải ăn đủ chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Chú ý trẻ suy dinh dưỡng ngồi riêng bàn để tiện cho giáo viên chăm sóc đễ hơn, không để trẻ ngồi chờ cơm.(Chú ý các cháu suy dinh dưỡng)
- Sau khi trẻ ăn xong cô nhắc các cháu đi đánh răng , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
NGỦ TRƯA
 Hướng dẫn :
Sau khi vệ sinh cá nhân xong trẻ chơi một lúc rồi vào chỗ nằm.
Cô mở truyện , thơ hoặc những bài hát trong chủ điểm bản thân cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Cô có mặt trong suốt quá trình trẻ ngủ để theo dỗi sức khỏe trẻ. Đối với những bé khó ngủ cô cho cháu nằm riêng và dỗ cháu ngủ dần.
Cô chú ý đến tư thế ngủ của trẻ để sửa giúp trẻ ngủ say.
Đến giờ thức cháu nào thức trước cho đi vệ sinh trước, những trẻ còn lại cô đánh thức dần, cho trẻ vận động nhẹ để cháu tỉnh ngủ.
Trẻ cùng cô thu dọn chỗ ngủ, trẻ đi vệ sinh cá nhân, cô làm vệ sinh lớp.
VỆ SINH ĂN XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
I . Yêu cầu :
- Trẻ biết cách ném xa
II. Chuẩn bị :
Túi cát.
III. Hướng dẫn :
Giới thiệu động tác ném xa
Cô làm mẫu và phân tích.
Cho trẻ lần lượt ném xa, cô sửa sai cho trẻtư thế và động viên trẻ mạnh dạn mới ném được xa
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
 Hướng dẫn :
Cô giúp trẻ tắm , thay quần áo, sửa sang lại đầu tóc cho trẻ gọn gàng, kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của trẻ.
Cả lớp hát bài : Cả tuần đều ngoan.
Cô hỏi trẻ đến giờ gì ? gợi ý để trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan, gọi tên những trẻ ngoan trong ngày.
Cho lần lượt trẻ lên cắm cờ. 
Nhắc nhở động viên những cháu chưa được cắùm cờ trong ngày hôm sau cố gắng hơn, vâng lời cha mẹ, biết chào hỏi khách đến nhà.
Cô trả trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp.
____________________________________________________________________
Thứ ba , ngày. Tháng năm 201
Đón trẻ
Trò chuyện với trẻ về 3-4 loại phương tiện giao thông đường thuỷ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của 1 số phương tiện giao thông đường thuỷ. 
Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại phương tiện giao thông đó .
Thông qua trò chơi, vẽ nặn,giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, sự khéo léo của đôi tay và tính thẩm mỹ.
Giáo dục trẻ khi đi trên nhưng phương tiện này không được đưa tay chân xuống nước.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh 3-4 loại phương tiện giao thông đường thuỷ.
Nguyên vật liệu tạo hình.
Cổng có mang chữ số, cờ,
III. HUỚNG DẪN:
Quan sát có mục đích : Quan sát tranh thuyền buồn
Cháu đi dạo cùng cô vừa đi vừa hát:”Em đi chơi thuyền”
 - Ở đây là tranh gì đây? (thuyền buồn )
Thuyền buồn có màu gì?
Có gì khác hơn các thuyền khác?
Được làm bằng vật liệu gì?
Được chạy ở đâu?
Là phương tiện giao thông gì?
Cô tiến hành tương tự với những tranh phương tiện còn lại .
Cho trẻ kể tên 1 số phương tiện giao thông khác mà trẻ biết.
Trò chơi vận động: thuyền vềbến
Chơi tự do : 
 -Cô bao quát lớp
Hoat Động chung.
Môn: Thể dục
Bài : Ném xa, chạy 10m
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết dùng tay phải cầm túi cát ném xa, biết phối hợp tay nhân nhịp nhàng khi chạy.
Biết dùng sức của tay để ném xa.
Phát triển cơ tay, chân cho trẻ, rèn sự nhanh nhẹn và sức bền.
Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục.
II. CHUẨN BỊ :
5 – 10 túi cát, vạch chuẩn 3 ngôi nhà
Sân bãi sạch sẽ, nhạc 
III. HUỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Khởi động 
Trẻ xếp thành 3 hàng dọc, chuyển đội hình vòng tròn đi kiểng gót, đi thường, đi hạ gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, đổi chiều, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó về 3 hàng ngang dãn hàng tập bài phát triển chung.
2. Hoạt động 2 : Trọng động
Bài tập phát triển chung:
Hô hấp : Gà gáy (4 lần)
Tay vai 4: Tay đưa ra trước xoay cổ tay (4lầnx4n)
Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. (4lx4n)
Bụng 4: Ngồi duỗi chân tay chống sau quay người sang hai bên (2lx4n) 
Bật 1: Bật tại chỗ. (2lx4n)
Vận động cơ bản : Ném xa - chạy 10m.
Trẻ hát bà “Cháu yêu cô chú công nhân” (Về chỗ ngồi)
Cô giới thiệu vận động : các chú công nhân khi chuyền gạch đi để xây thì các chú ném gạch cho nhau rất tài . hôm nay chúng ta sẽ tập ném như các chú .
Làm mẫu cách ném xa
+CB: Đứng chân trước chân sau sát vạch chuẩn, tay cùng phía chân sau cầm túi cát
+TH : tay cầm túi cát đưa ra trước, lăn nhẹ xuống dưới ra sau rồi vòng lên cao ngang đỉnh đầu thì ném mạnh về trước.
Làm mẫu cách chạy:
+CB: Đứng chân trước chân sau sát vạch chuẩn, người hơi ngã về trướctay nắm hờ.
+TH : Chạy nhấc cao đùi, tay đánh tự nhiên, chạy thẳng hướng đến đích và nhặt túi cát đi nhẹ nhàng về chỗ.
Cho một trẻ lên vận động
Từng nhóm trẻ vận động.(Cô sửa sai cho trẻ)
Cho trẻ yếu thực hiện lại.
Cho hai đội thi đua.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
Trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Trẻ khởi động theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt” 
Trẻ tập theo nhịp đếm của cô.
Trẻ làm hát và về chỗ ngồi
Trẻ chú ý lên cô
Trẻ chú ý nghe cô phân tích.
Trẻ thực hiện vận động cơ bản.
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết phân công và phối hợp cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ .
Trẻ biết chọn tranh lô tô phương tiện và dán đúng nơi hoạt động của chúng. 
Biết dùng kỹ năng vẽ, dán, nặn, các phương tiện giao thông .
Cháu chơi với nước thả thuyền.
II.HUỚNG DẪN:
Góc xây dựng : bến tàu.
Góc phân vai : lái tàu, bán hàng .
Góc nghệ thuật :nặn, dán phương tiện giao thông .
Góc học tập : Chơi lô tô phân loại phương tiện giao thông.
Góc thiên nhiên : thả thuyền.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết cách chơi trò chơi “Rồng rắn”
II. CHUẨN BỊ :
Cô dạy trẻ thuộc nội dung bài đồng dao.
III.HUỚNG DẪN:
- Cô phân tích cách chơi.
Trẻ thực hiện chơi theo hướng dẫn của cô.
___________________________________________________________________
Thứ tư , ngày. Tháng năm 201
ĐÓN TRẺ
Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường thuỷ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU :
Trẻ gọi được tên và đặc điểm 1 số phuơng tiện giao thông đường thuỷ .
Biết so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 loại phương tiện giao thông. 
Cháu thể hiện tính thẩm mỹ của mình.qua các trò chơi vẽ, nặn 
Giáo dục cháu khi đi tàu không được nghịch nước và phải ngồi ngay ngắn.
II. CHUẨN BỊ :
Sân sạch, thoáng mát.
Giấy vẽ, bút màu, đất nặn.
Tranh các loại phương tiện giao thông đường thuỷ.
III.HUỚNG DẪN:
 1) Quan sát có mục đích : Quan sát tranh xuồng ba lá
Cô cùng cháu đi dạo vừa đi vừa hát “ em tập lái ô tô”
Hôm nay cô mời lớp chúng ta đi du lịch bằng phương tiện giao thông nhé.
Đây là phương tiện giao thông gì?
Có tên gọi là gì? (xuồng ba lá )
Xuồng ba lá khác gì với tàu thuỷ?
Xuồng được đi ở đâu?
Khi đi xuồng các cháu có nghịch nước không? Phải ngồi như thế nào?
Giáo dục cháu không nghịch nước và khi đi trêncác phương tiện giao thông phải ngồi ngay ngắn.
Trò chơi vận động: thuyền về bến
Chơi tự do :
 -Cô bao quát lớp.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Môn: Làm quen văn học
Bài : Thơ: “ Gấu qua cầu”
I. YÊU CẦU :
Trẻ hiểu nội dung bài thơ và đọc diễn cảm.
Biết trả lời các câu hỏi của cô.
Phát triển khả năng chú ý, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Giáo dục tre ûkhông nên chen lấn nhau khi qua cầu.
Dạy trẻ biết ước mơ lớn lên làm việc giúp ích cho xã hội.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh quay minh hoạ nội dung bài thơ
Cô thuộc thơ và đọc diễn cảm.
III. HUỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1:
Lớp hát bài “Chú công nhân xây cầu”
Các vừa hát bài hát gì?
Trong bài hát nhắc đến gì?
Khi đi qua cầu phải đi như thế nào ? (cho cháu xem tranh chiếc cầu và làm quen từ chiếc cầu)
Có 1 bài thơ rất dễ thương nói về 2 chú gấu xinh xắn muốn qua cầu nhưng ai cũng muốn qua trước, không biết chú nào qua trước các con lắng nghe cô đọc bài thơ nhe.ù
2. Hoạt động 2 : Cô đọc thơ
Các con chú ý nghe cô đọc bài thơ nhé !
Cô đọc lần 1 : đọc diễn cảm trọn vẹn bài thơ.
Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh hoạ nội dung bài thơ
3. Hoạt động 3 :
Trẻ đọc thơ cùng cô 2 – 3 lần.
Nhóm bạn trai đọc thơ.
Nhóm bạn trai đọc thơ.
Cá nhân đọc thơ (Cô chú ý cách phát âm, sửa sai từ cho trẻ)
Cả lớp đọc thơ lại 1 - 2 lần
4. Hoạt động 4 :
Bài thơ nói về ai?
Hai chú gấu bước xuống đâu ?
Hai chú gấu có nhường nhịn nhau không ?
Hai chú như thế nào?
Ai đã bảogaus đoàn kết?
Phải làm như thế nào để qua được cầu?
Khi đi qua cầu các cháu không chen lấn nhau về như vậy rất nguy hiểm
*Kết thúc : Cho lớp hát bài “ em đi chơi thuyền
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ.
Trẻ đọc thơ
Trẻ trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu để xây bến tàu.
Cháu biết thể hiện được vai chơi sáng tạo trong trò chơi .
Trẻ biết liên kết các góc chơi .
Trẻ vẽ, nặn, được nhiều phương tiện giao thông.
Biết sử dụng ngôn ngữ trong trò chơi.
II.HUỚNG DẪN:
Góc xây dựng : Xây bến tàu.
Góc phân vai : lái tàu , bán hàng.
Góc nghệ thuật : Nặn , dán phương tiện giao thông.
Góc học tập : Chơi lô tô, phân loại phương tiện giao thông.
Góc thiên nhiên : Chơi thả thuyền.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. YÊU CẦU :
Trẻ gọi đúng tên hình vuông, hình tròn.
II. CHUẨN BỊ :
Mỗi trẻ một hộp toán.
HUỚNG DẪN
 - Cô lấy hình vuông giới thiệu tên hình vuông và màu sắc.
Cho trẻ chọn hình giống hình của cô.
Tương tự cho trẻ nhận biết hình tròn.
Trò chơi “Hình gì biến mất”
____________________________________________________________________
Thứ năm , ngày. Tháng năm 201
ĐÓN TRẺ	
Trò chuyện với trẻ về nơi hoạt động của 1 số loại tàu thủy. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm, nơi hoạt động của phương tiện giao thông đường thuỷ.
Trẻ biết miêu tả hình dáng của phương tiện giao thông qua vẽ, nặn, tô,
Giáo dục trẻ thực hiện đúng luật giao thông khi đi đường.
Phát triển khả năng nhanh nhẹn ở trẻ. Ngôn ngữ vốn từ.
II. CHUẨN BỊ :
Sân sạch, thoáng mát.
Tranh phương tiện giao thông đường thuỷ.
Đất nặn , bảng, giấy vẽ, bút màu. 
III.HUỚNG DẪN:
 1) Quan sát có mục đích : Quan sát tranh tàu thuỷ
Cô dẫn trẻ đi dạo và đọc câu đố về tàu thuỷ.
Giới thiệu tranh và gọi tên.
Cô hỏi từng bộ phận và nơi hoạt động của tàu thuỷ? Tiếng còi?
Chở được nhiều người hay ít người ? có chở dược hàng hoá không?
Là phương tiện giao thông gì?
Giáo dục trẻ khi đi tàu thuỷ không được đùa giỡn đua tay chân xuống nước.
Trò chơi vận động: thuyền về bến
Cô phân tích cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
Trẻ chơi 4- 5 lần
Chơi tự do :
Cô bao quát lớp.
Hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi dân gian
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Môn: Làm quen MTXQ
Bài : Một số phương tiện giao thông đường thuỷ, đường hàng không
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết gọi tên và đặc điểm của 1 số phương tiện giao thông đường thuỷ , đường hàng không.
Biết so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại phương tiện .
Giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ khả năng so sánh.
Giáo dục trẻ khi đi trên phương tiện này không được chen lấn, xô đẩy.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh phương tiện giao thông đường thuỷ và đường hàng không
2 tấm bảng để cháu chơi trò chơi
III. HUỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1:
Cô giả tiếng còi tàu “ tutu”
Tiếng gì thế các con ?
Tàu thuỷ chạy ở đâu?
Chúng ta đi xem tàu thuỷ chạy ở đâu nhé?
Hoạt động 2 :
Quan sát, gọi tên nêu đặc điểm rõ nét của phương tiện giao thông đường thuỷ đường hàng không:
Tàu thuỷ có nhưng bộ phận nào ? ( mũi tàu , thân tàu , bánh lái vô lăng )
Bánh lái có tác dụng gì?
Vô lăng để làm gì? Chở được nhiều người hay ít người? Có chở được hàng hoá không ? dùng gì để chạy?
Tàu thuỷ là phương tiện giao thông gì?
Cho trẻ kể tên các phương tiện giao thông khác:
Lắng nghe , lắng nghe
Nghe xem dây là tiếng gì nhé? (cô giả tiếng máy bay “ùù”
Tiếng gì vậy các con ? 
Máy bay , bay ở đâu?
Các con có biết máy bay có nhưng bộ phận nào? ( cánh mũi , thân , đuôi. )
Bánh xe dùng để làm gì?
Cánh có tác dụng gì?
Vô lăng có tác dụng gì?
Máy bay biết được phương hướng nhờ gì? 
Máy bay có chở được người và hàng hoá không? Là phương tiện giao thông gì?
Cô cho trẻ quan sát đàm thoại về tranh còn lại
Trẻ kể tên các phương tiện khác
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 phương tiện giao thông:
Giống nhau : Đều là phương tiện thông chở được người và hàng hoá
Khác nhau : PTGT đường thuỷ và PTGT đường hàng không
Chạy dưới nước - bay trên không
Khác tiếng động cơ
3. Hoạt động 3 : ai nhanh
 - Cách chơi: chia lớp thành 2 đội , mỗi đội có nhiệm vụ chọn và gắn tranh theo yêu cầu . Đội A chọn phương tiện giao thông đường thuỷ. Đội B chọn phương tiện giao đường hàng không. Thời gian được tính bằng 1 bài hát đội nào nhanh đúng , gắn nhiều là đội đó thắng cuộc 
Kết thúc : Cô cho trẻ hát bài “ em tập lái ô tô”
Trẻ đọc thơ.
Trẻ trả lời.
Trẻ đi theo cô
Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô
Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô
Trẻ nhận xét.
Trẻ thực hiện
Trẻ so sánh
Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Môn: Tạo hình
Bài : Tô màu tranh thuyền trên biển
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết cầm bút bằng tay phải tô màu và chọn màu phù hợp
Củng cố kỹ năng cầm bút tô màu không lem ra ngoài tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải 
Phát triển sự khéo léo của đôi tay và tính thẩm mỹ sáng tạo.
Giáo dục trẻ thực hiện xong dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh ( mô hình ) về thuyền trên biển 
Tranh mẫu, bút màu, giấy vẽ.
III. TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠTĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1:
Hát bài: “em đi chơi thuyền” dẫn trẻ đến mô hình
Đây là gì? Thuyền hoạt động ở đâu?
Xung quanh còn có gì? Cô dẫn trẻ đến bức tranh.
2. Hoạt động 2 :
Cô có tranh gì?
Cháu thấy trong tranh có gì?
Các đoàn thuyền nói nhau ra biển , htuyền này có màu gì? Thuyền nhỏ hơn màu gì? Có 1 chếc thuyền chưa kịp sơn màu đã vội đi cô sẽ giuý thuyền sơân màuôch chiếc thuyền nhé.
Cô vẽ mẫu : 
Cô chọn màu phù hợp, tô đều tay, không lem ra ngoài. Sau đó cô chọn màu tô nước biển
Hỏi trẻ lại cách tô
3. Hoạt động 3 :
Trẻ thực hiện,nhắc nhở trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút. cô giúp trẻ hoàn thành sản phẩm, động viên trẻ sáng tạo thêm một số đồ dùng khác của nghề thợ mộc. 
4. Hoạt động 4 :
Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
Mời trẻ lên chọn sản phẩm đẹp.
Nhận xét sản phẩm về kỹ năng tô màu, chọn đúng màu sắc.
Cô nhắc nhở thêm nếu sản phẩm chưa hoàn tất.
Kết thúc : cho lớp vận động bài hát :” pí po pí po”
Trẻ trả lời.
Trẻ chú ý quan sát và trò chuyện về tranh mẫu.
Trẻ nghe cô phân tích
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây bến tàu.
Trẻ biết thể hiện được vai người lái tàu nhắc nhởkhách ngời ngay ngắn không chen lấn.
Biết ghép tranh về các phương tiện giao thông .
Cháu thể hiện được tính thẩm mỹ thong qua vai và trò chơi vẽ, nặn
Cháu tự do chơi với nước và thả thuyền trên nước.
II.HUỚNG DẪN:
Góc xây dựng : bến tàu 
Góc phân vai : lái tàu, bán hàng
Góc nghệ thuật : Nặn, dán phương tiện giao thông
Góc học tập : Chơi lô tô phân loại phương tiện giao thông
Góc thiên nhiên : Chơi thả thuyền
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết các công việc của nghề thợ xây.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh cho trẻ quan sát.
III.HUỚNG DẪN:
 - Cô cho trẻ xem tranh và đàm thoại về nội dung tranh cho trẻ nêu được các công việc của nghề xây dựng.
Trẻ kể tên một số sản phẩm mà nghề xây dựng làm ra.
____________________________________________________________________
Thứ sáu , ngày. Tháng năm 201
ĐÓN TRẺ
Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường hàng không
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. YÊU CẦU :
Trẻ biết gọi tên những bộ phận chính của phương tiện giao thông đường hàng không
Trẻ biết đặc điểm rõ nét của máy bay: Bay trên trời có 2 cánh, có bánh xe chở người, chở hàng Thông qua vẽ, nặn, tô màu.
Phát triển ngôn ngữ, rèn phản xạ nhanh
Giáo dục cháu khi đi máy bay ngồi ngay ngắn, 
II. CHUẨN BỊ 
Sân sạch , an toàn.
Đất nặn, bút màu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao thong tuan 2_12197275.doc