Năm học 2017 – 2018
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức;
Chủ đề Gia đình;
Đề tài: Đếm đến 3, nhận biết nhóm số lượng 3, nhận biết sô 3.
Đối tượng: Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi;
Số lượng trẻ: 22 cháu;
Thời gian: 20 – 25 phút;
Người soạn:
Người dạy:
Ngày dạy:
Mục đích yêu cầu.
Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 3; nhận biết được nhóm có số lượng trong phạm vi 3, nhận biết được số 3; Sử dụng đúng cụm từ nhiều hơn – ít hơn – bằng nhau.;
Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng xếp tương ứng; thực hiện kỹ năng xếp, đếm đúng quy trình từ trái sang, từ trên xuống;
- Rèn kỹ năng phản xạ trong khi chơi trò chơi;
- Rèn kỹ năng phát âm đủ câu; kỹ năng xử dụng đồ dùng.
Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà và những người thân của mình, từ đó biết thể hiện tình yêu về cái đẹp và những người thân trong gia đình.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2017 – 2018 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức; Chủ đề Gia đình; Đề tài: Đếm đến 3, nhận biết nhóm số lượng 3, nhận biết sô 3. Đối tượng: Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi; Số lượng trẻ: 22 cháu; Thời gian: 20 – 25 phút; Người soạn: Người dạy: Ngày dạy: Mục đích yêu cầu. Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 3; nhận biết được nhóm có số lượng trong phạm vi 3, nhận biết được số 3; Sử dụng đúng cụm từ nhiều hơn – ít hơn – bằng nhau...; Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng xếp tương ứng; thực hiện kỹ năng xếp, đếm đúng quy trình từ trái sang, từ trên xuống; - Rèn kỹ năng phản xạ trong khi chơi trò chơi; - Rèn kỹ năng phát âm đủ câu; kỹ năng xử dụng đồ dùng. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà và những người thân của mình, từ đó biết thể hiện tình yêu về cái đẹp và những người thân trong gia đình. Chuẩn bị. Mỗi trẻ một rổ đựng 3 bông hoa, 3 chậu hoa, thẻ số từ 1- 3; Đồ dùng của cô tương tự như của trẻ nhưng kích thước lớn hơn Mô hình ngôi nhà có các đồ dùng với số lượng 2; các nhóm đồ dùng có số lượng 3 để xung quanh lớp; Tổ chức thực hiện. 1. Ổn định: - Cô và trẻ hát bài “Nhà của tôi”; trò chuyện về bài hát; Các con vừa hát bài hát gì? Nhà của bạn có mấy người? Đó là những ai? Hãy kể về ngôi nhà của con cho cô và các bạn cùng nghe nào? (Cho trẻ kể qua về ngôi nhà của mình, về số người và một số đồ dùng trong gia đình); Các con ạ. Ai cũng có một gia đình, mỗi gia đình lại có số lượng người khác nhau, nhà nhiều người, nhà ít người, các đồ dùng cũng khác nhau nữa đấy, để cho các bạn rõ hơn về điều đó, chúng mình hãy cùng cô đến thăm nhà bạn An xem nhà bạn ấy như thế nào nhé. 2. Dạy trẻ. a. Ôn nhóm có 2 đối tượng. - Đã đến nhà bạn An rồi, hãy xem nhà của bạn ấy có những gì? (Cho trẻ quan sát nhanh); Ai có nhận xét về nhà của bạn An? (Nhà bạn ấy có 2 con gà; có hai cây cau trước cổng, có 2 người ở nhà đó là bạn và Bà của bạn...)... Các bạn thấy bạn Lâm nhận xét đúng chưa? Có mấy cây cau nhỉ (1- 2 cây cau; 1- 2 còn gà;...). Các bạn rất giỏi, cô vừa được Bà của bạn An nói với cô là bà bạn thấy chúng mình học giỏi, nên tặng mỗi bạn một món quà, các bạn hãy chào Bà và lấy quà về lớp học nào? (cho trẻ đi vòng quanh lấy rô và về lớp ngồi theo hàng ngang). b. Đếm đến 3, nhận biết nhóm có 3 đối tượng, nhận biết số 3. - Các con hãy quan sát xem Bà của bạn An tặng cho chúng mình là gì? Cô cũng có món quà tặng cho cả lớp, các bạn có muốn biết không? Đó là một câu chuyện, các bạn hãy lắng nghe nhé. - Sắp đến sinh nhật mẹ, nhưng An rất băn khoăn không biết tặng quà gì cho mẹ, An xin phép Mẹ và nhờ Bố chở ra chợ để tìm và mua quà cho mẹ, ngoài chợ có rất nhiều thứ, mà thứ gì cũng đẹp, suy nghĩ mãi cuối cùng An ghé vào cửa hàng bán hoa và cây cảnh, An lựa chọn và quyết định sẽ mua hoa về trồng vừa để tặng cho mẹ, vừa để trang trí cho ngôi nhà của mình, và rồi An đã chọn được những cây hoa rất xinh, bố cũng hiểu ý của An nên cũng đã lựa chọn được những chiếc chậu cũng không kém phần xinh xắn; (Gắn 3 chậu lên bảng và cho trẻ thực hiện luôn); Đúng lúc đó An hớn hở chạy lại khoe với Bố “Bố ơi con mua được nhiều hoa đẹp lắm, bố con mình sẽ mang về trồng nhé; (Gắn 2 cây hoa lên bảng); Bạn nào giỏi hãy lên đếm cho cô xem An mua được mấy cây hoa? (Cá nhân lên đếm); Các bạn đếm lại cùng bạn xem có phải An mua được 2 cây hoa không? (Cho cả lớp đếm cùng bạn và cho trẻ về chỗ); - Bạn An đã mua được mấy cây hoa? Tất cả là hai cây hoa ạ. Kiểm tra xem hoa của các bạn có bằng số hoa của bạn An không? -Các bạn hãy đếm xem Bố mua được mấy cái chậu? (Cho trẻ đếm và nói số lượng); Cho trẻ đếm và nhận xét về nhóm hoa và chậu; - Ai có nhận xét về hoa và chậu nào? Hai nhóm như thế nào nhỉ? Nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn...? Để cho nhóm hoa và chậu bằng nhau thì phải làm như nào? (thêm 1 hoa), có cách nào khác không? Vậy phải mua thêm mấy cây hoa nữa? (mua thêm 1 cây hoa); Cho trẻ thêm 1 cây hoa và cho trẻ tự nhận xét và đếm hai nhóm. (2 thêm 1 là 3); Bây giờ hai nhóm như thế nào rồi nhỉ? Có mấy cây hoa? Mấy cái chậu? Hai nhóm đã bằng nhau chưa? 3 cây hoa sẽ tương ứng với mấy ngón tay nhỉ? Còn 3 cái chậu sẽ tương ứng với mấy ngón tay? Cô không muốn biểu thị bằng ngón tay, mà cô muốn dùng số thì các bạn phải tìm số mấy cho nhóm hoa? Số 3 ạ? Ai biết số 3 lên tìm và gắn vào nhóm hoa giúp cô? (Cho trẻ lên tìm và đọc số.) Số mấy vậy con? Có đúng số 3 không con? Sao con biết đó là số 3? Ai dạy con mà con biết? Các bạn ơi bạn...tìm được số mấy đây? Có đúng số 3 không? Các bạn hãy tìm số 3 và giơ lên cho cô xem nào? Cho trẻ tìm và đọc số nhiều lần theo hình thức: cả lớp đọc, tổ đọc, các bạn gái, bạn trai đọc,cá nhân đọc;(có thể hỏi trẻ cấu tạo số, hoặc cô giới thiệu cấu tạo của số “Số 3 gồm có 2 nét cong hở phải chồng lên nhau); Tiếp tục tìm số gắn vào nhóm chậu; Cho trẻ đếm hai nhóm và gọi số (1- 2- 3 tất cả là 3 cây hoa, số 3 – 3 cây hoa; 1- 2- 3 tất cả là 3 cái chậu số 3 – 3 cái chậu); - Và những cây hoa An và Bố trồng đã lớn và cho bông, cái chậu Bố mua lúc này đã trở lên nhỏ bé, An ra tỉa 1 cây hoa vào trồng trong chậu to hơn; 3 cây hoa bơt 1 còn mấy nhỉ? 2 cây hoa thêm 1 được mấy?... (tương tự cho trẻ bớt hết số hoa); - Bố cũng ra bê những chậu nhỏ đó ra sau vườn để gieo cây hoa mới...Bớt chậu theo cách bớt hoa và cất đồ dùng. c. Luyện tập. Chơi trò chơi. _ Trò chơi “Ai nhanh nhất”Và rồi ngày sinh nhật của mẹ cũng đã đến, hoa của hai bố con An trồng cũng đã cho nhiều hoa đẹp, mẹ rất vui vì món quà ý nghĩa đó, mẹ thưởng cho An 1 trò chơi và bảo An rủ các bạn cùng chơi đấy; đó là trò chơi “Ai nhanh nhất”, các bạn hãy nghe rõ cách chơi nhé; các bạn hãy tìm cho mình 3 bạn để kết thành một nhóm, (cho trẻ chơi tìm nhóm có 3 bạn) lần 2 nâng độ khó tìm nhóm có 2 bạn nam 1 bạn nữ; tìm nhóm có 3 bạn nữ...; nếu nhóm nào không tìm đúng sẽ phải nhảy lò cò... - Trò chơi “Ai tinh mắt”: Các bạn hãy đi tìm xung quanh lớp các nhóm đồ dùng có số lượng là 3 sau đó gọi tên và gắn số tương ứng; - Chơi “Về đúng nhà”, phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số tương ứng từ 1-3; xung quanh lớp để 3 ngôi nhà có gắn chám tròn tương ứng các thẻ số, cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Nhà của tôi”, khi nghe hiệu lệnh “Về đúng nhà” trẻ có số tương ứng mấy chấm tròn sẽ về đugns nhà đó, nếu về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò. 3. Kết thúc hoạt động. Bố mẹ của An rất vui vì chúng mình đã chơi rất giỏi, mẹ An mời chugns mình đến dự sinh nhật của Mẹ bạn ấy, chúng mình hãy đến dự sinh nhật của mẹ An nhé. Cho trẻ đế dự sinh nhật và hát bài “Chúc mừng sinh nhật” rồi kết thúc. * Lưu ý. - Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để đưa ra hình thức tổ chức cho phù hợp; - Căn cứ vào sự trải nghiệm của trẻ để khai thác kiến thức từ trẻ, từ đó tăng cường cho trẻ tương tác với cô giáo và các bạn; (có thể trò chơi cho trẻ tự tổ chức theo định hướng của cô giáo như trò chơi “Ai tinh mắt” ví dụ: Tôi muốn tìm một bạn lên giúp tôi tìm được nhóm đồ vật có số lượng là 3; hoặc Bạn nào hãy giúp tôi tìm số 3...); - Vì chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Bộ GD&ĐT đã triển khai đại trà cho toàn quốc từ tháng 8/2013; do vậy trong quá trình tổ chức con có thể khai thác trẻ kiến thức, hạn chế áp đặt trẻ phải làm theo cô; hình thức ngồi của trẻ cũng sẽ thoải mái hơn, có thể ngồi không thành hàng, ngồi xúm quanh cô (như AN; KPKH), cũng có thể tổ chức luôn ngoài trời như khám phá một số loại hoa...hoặc hoạt động Tạo hình ngoại trừ tiết Mẫu cô cho trẻ ngồi theo hàng, còn những thể loại như Ý thích, Đề tài cô nên cho trẻ ngồi theo nhóm để trẻ hoạt động, sẽ tạo tâm thế thoải mái, không gò ép với trẻ; - Với hoạt động làm quen với toán, cụ thể là Tập hợp số lượng, Định hướng không gian, làm quen biểu tượng số, làm quen các loại hình cô giáo không cho trẻ ngồi hình chữ U mà nên ngồi hàng ngang; - Với hoạt động LQCC cô giáo cho trẻ ngồi hàng ngang, không ngồi chữ U, vì ngồi chữ U khi mô tả các nét sẽ dễ gây định hướng sai cho trẻ; Một vài chia sẻ với con như vậy, hi vọng con sẽ ấp dụng được vào với lớp của mình, chúc con thành công. Thân.
Tài liệu đính kèm: