Giáo án Luyện từ và câu 2 - Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?

Luyện từ và câu

Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển

Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nắm được một số từ ngữ về sông biển.

- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi vì sao?

- Có ý thức bảo vệ giữ gìn tài nguyên biển đảo.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, Giáo án điện tử.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

- Cho cả lớp hát bài: Chiều nay em đi câu cá

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS điền dấu chấm, dấu phẩy vào lời bài hát: Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt cua làm sao cho được kha khá về cho má nấu canh chua Ô kìa con cua ô kìa con cua Suỵt chớ la đừng la lớn nó chui xuống hang đừng la lớn nó chui xuống hang

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: (1’)

- Cả lớp cho cô biết, trong đoạn nhạc vừa rồi bạn nhỏ câu cua ở đâu?

Vậy tất cả con sông đổ về đâu?

Để hiểu rõ hơn về sông, biển lớp ta cùng nhau tìm hiểu qua bài luyện từ và câu hôm nay: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển - Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?

- Cho HS nhắc lại tên bài

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 2 - Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển
Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được một số từ ngữ về sông biển.
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn tài nguyên biển đảo.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, Giáo án điện tử.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
33’
1. Ổn định tổ chức:
- Cho cả lớp hát bài: Chiều nay em đi câu cá 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS điền dấu chấm, dấu phẩy vào lời bài hát: Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt cua làm sao cho được kha khá về cho má nấu canh chua Ô kìa con cua ô kìa con cua Suỵt chớ la đừng la lớn nó chui xuống hang đừng la lớn nó chui xuống hang 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’)
- Cả lớp cho cô biết, trong đoạn nhạc vừa rồi bạn nhỏ câu cua ở đâu? 
Vậy tất cả con sông đổ về đâu?
Để hiểu rõ hơn về sông, biển lớp ta cùng nhau tìm hiểu qua bài luyện từ và câu hôm nay: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển - Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
- Cho HS nhắc lại tên bài
b) Hướng dẫn làm bài tập: (32’)
Bài 1(64) – 7’
- Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng?
- Trong mỗi từ trên tiếng biển đứng trước hay đứng sau ?
- Chiếu sơ đồ cấu tạo tiếng.
+ Biển 
+  biển. 
* Trò chơi: AI TÀI AI GIỎI
- Chia cả lớp thành 4 tổ.
- Cho cả lớp thảo luận nhóm đôi, tìm các từ có tiếng biển và ghi vào thẻ từ.
- Tổ trưởng thu lại các thẻ từ và dán lên bảng lớp
Tổ nào ghi được nhiều từ ngữ có tiếng biển (có nghĩa) hơn, không bị lặp lại từ sẽ chiến thắng.
- Lần lượt 2 HS đọc các từ ngữ 4 đội tìm được và nhận xét.
- GV nhận xét chốt đội thắng.
- Cho HS xem ảnh có tiếng biển.
- Theo các con, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ biển?
- Chốt: Chúng ta vừa tìm hiểu về biển cả bao la, bây giờ chúng ta tìm hiểu thêm 1 số nơi có nước nhưng không gọi là biển và để biết chúng tên gì cô mời 1 bạn trả lời câu hỏi sau: Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được gọi là gì?
Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi
Nơi có đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền. 
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. 
- Các con trả lời rất tốt nên cô sẽ thưởng cho các con 1 đoạn phim.
- Theo các em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ sông, suối và hồ ?
- Cho HS xem hình ảnh dòng sông có nước xoáy.
Bài 3(64) – 6’
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Một bạn tìm cho cô từ in đậm.
- Cụm từ in đậm chỉ về gì?
- GV hướng dẫn: Muốn đặt câu hỏi, các con bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào đó từ để hỏi cho phù hợp. Chuyển từ để hỏi lên đầu câu để được câu hỏi đầy đủ.
- Cho ví dụ thứ nhất: Không được đùa giỡn khi đi du thuyền vì thuyền sẽ lật
- Gọi HS đặt câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó, ta dùng cụm từ Vì sao để đặt câu hỏi.
- Cho HS nêu ví dụ
- Bạn nào nhớ lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh trả lời cho cô ví dụ 2:
- Cho ví dụ thứ hai: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.
- vậy ai trả lời cho cô Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương? Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh? Vì sao ở nước ta có nạn lụt ? 
Đây chính là bài tập 4 của chúng ta trả lời cho hỏi vì sao?
- Đặt câu hỏi thực tế cho HS.
- Cho HS tự đặt câu hỏi
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Cả lớp hát.
- HS trả lời: Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt cua,,,,
 làm sao cho được kha khá về cho má nấu canh chua .
 Ô kìa con cua ,,,,
 ô kìa con cua .
 Suỵt chớ la ,,,,
 đừng la lớn nó chui xuống hang ,,,,
 đừng la lớn nó chui xuống hang .
- Cả lớp trả lời:
- Bạn nhỏ câu cua ở sông.
- Tất cả con sông đổ về biển.
- Nhắc lại
- Có 2 tiếng
- Trong từ tàu biển tiếng biển đứng sau, trong từ biển cả tiếng biển đứng trước.
- Thực hiện
- 2 HS đọc lần lượt và nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp chú ý theo dõi.
- Không được vứt rác xuống biển, nhặt rác trên biển, không bắt sinh vật biển bừa bãi.
- HS trả lời.
- 1HS nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời
- HS quan sát
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS nêu
- HS trả lời
- Thực hiện
- Nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
2’
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm thêm các từ ngữ về sông biển.
- Cả lớp lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 25 MRVT Tu ngu ve song bien Dat va tra loi cau hoi Vi sao_12294036.docx