Giáo án lý thuyết môn học: Văn học trung đại Việt Nam

I. PHẦN GIỚI THIỆU

 1. Vị trí giờ học

 Giờ học nằm trong bài: Thơ Nôm Đường luật với Hồ Xuân Hương, ở chương 4: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đến giữa thế kỉ XIX, học phần Văn học trung đại Việt Nam.

 Cấu trúc bài: Thơ Nôm Đường luật với Hồ Xuân Hương

- Vài nét về thơ Nôm Đường luật và vấn đề tác giả Hồ Xuân Hương (SV tự học)

- Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương

2. Ý nghĩa giờ học

Học về Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đến giữa thế kỉ XIX không thể bỏ qua bài học về thơ Nôm Đường luật và tác giả Hồ Xuân Hương. Bởi Hồ Xuân Hương với những bài thơ Nôm nổi tiếng của bà đã trở thành một hiện tượng văn học của giai đoạn này. Ở trong bài học này, việc tìm hiểu giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương là việc làm cần thiết bởi đây là một trong những nội dung quan trọng, là minh chứng rõ nét cho các đặc điểm của thơ Nôm Đường luật. Hơn thế, tìm hiểu giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương sẽ giúp người học hiểu hơn về cuộc đời, con người của nữ sĩ, thấy được những đóng góp của Hồ Xuân Hương cho sự phát triển của thơ Nôm Đường luật Việt Nam.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lý thuyết môn học: Văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH
*****
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
Môn học: Văn học Trung đại Việt Nam
Bài dạy: Thơ Nôm Đường luật với Hồ Xuân Hương
Giờ dạy: Giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Ngày dạy: 13/11/2014
Đối tượng: Lớp Ngữ văn 33
Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Đơn vị: khoa Giáo dục THCS
Bắc Ninh, tháng 11 năm 2014
I. PHẦN GIỚI THIỆU
	1. Vị trí giờ học
	Giờ học nằm trong bài: Thơ Nôm Đường luật với Hồ Xuân Hương, ở chương 4: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đến giữa thế kỉ XIX, học phần Văn học trung đại Việt Nam.
	Cấu trúc bài: Thơ Nôm Đường luật với Hồ Xuân Hương
- Vài nét về thơ Nôm Đường luật và vấn đề tác giả Hồ Xuân Hương (SV tự học)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương 
2. Ý nghĩa giờ học
Học về Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đến giữa thế kỉ XIX không thể bỏ qua bài học về thơ Nôm Đường luật và tác giả Hồ Xuân Hương. Bởi Hồ Xuân Hương với những bài thơ Nôm nổi tiếng của bà đã trở thành một hiện tượng văn học của giai đoạn này. Ở trong bài học này, việc tìm hiểu giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương là việc làm cần thiết bởi đây là một trong những nội dung quan trọng, là minh chứng rõ nét cho các đặc điểm của thơ Nôm Đường luật. Hơn thế, tìm hiểu giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương sẽ giúp người học hiểu hơn về cuộc đời, con người của nữ sĩ, thấy được những đóng góp của Hồ Xuân Hương cho sự phát triển của thơ Nôm Đường luật Việt Nam.
3. Nội dung chính của giờ học 
Tìm hiểu giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương: 
 + Giá trị nội dung: 
Tiếng nói tâm tình tha thiết yêu thương, cảm thông, tự hào (giá trị nhân văn)
Tiếng nói “căm hờn và châm biếm sâu cay” (giá trị hiện thực)
+ Giá trị nghệ thuật:
Đặc sắc và độc đáo của ngôn ngữ thơ
Đăch sắc và độc đáo của hình tượng thơ
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Thấy được giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương và những đóng góp của nữ sĩ cho thơ Nôm Đường luật nói riêng và sự phát triển của văn học dân tộc nói chung.
	2. Về kỹ năng:
	- Lí giải được một số vấn đề xung quanh hiện tượng văn học cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
	- Phân tích được những tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương trong chương trình phổ thông.
	3. Về thái độ:
	- Có thái độ nghiêm túc, tự giác khi tìm hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
	- Yêu mến, trân trọng gìn giữ các tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương.
III. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 	- Chương trình chi tiết học phần Văn học trung đại Việt Nam (Bài Thơ Nôm Đường luật với Hồ Xuân Hương)
	- Đề cương bài giảng, giáo trình học phần Văn học trung đại Việt Nam; đề cương giờ học Giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
	- Phương tiện, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng và phấn, loa...
	- Phương pháp: 
+ Thuyết trình + Giảng giải
+ Phát vấn
+ Nêu và giải quyết vấn đề + Thảo luận nhóm
+ Giảng bình + Phân tích
+ Trò chơi học tập.
	2. Sinh viên: Giáo trình, tài liệu tham khảo, bảng phụ, bút dạ.
	 - Đọc và tìm hiểu các tài liệu viết về Hồ Xuân Hương trong tài liệu tham khảo hoặc trên các trang web:  www.quynhluuonline.com.vn; 
	 - Đọc bài Hồ Xuân Hương trong giáo trình.
	 - Đọc và phân tích những bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương được giới thiệu trong chương trình THPT và THCS.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Giới thiệu vị trí, mục tiêu, tài liệu tham khảo và ý đồ sư phạm của giờ học 
 2. Kiểm tra nội dung tự học (10p)
Trò chơi : Khám phá
Có 1 bí mật ẩn đằng sau các ô màu. Tương đương với mỗi ô màu là 1 câu hỏi kiểm tra kiến thức tự học đã giao ở giờ trước, trả lời lần lượt các câu hỏi, bạn sẽ xóa được các ô màu và bí mật sẽ hiện ra. Bạn hãy khám phá xem bí mật ẩn sau các ô màu là gì. 
Câu 1: Thơ Nôm Đường luật (ĐL) ra đời trong thời điểm nào của lịch sử văn học dân tộc? Trình bày khái quát đặc điểm cơ bản của thơ Nôm ĐL thế kỉ XV-XVII.
TL: - Theo Đại Việt sử kí toàn thư thơ Nôm ĐL có lẽ ra đời từ cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV gắn với tên tuổi của Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên). Sáng tác Nôm ĐL đầu tiên được cho là của nàng Điểm Bích (đã thất truyền).
- Đặc điểm cơ bản của thơ Nôm ĐL thế kỉ XV-XVII: 
+ Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của thơ Nôm ĐL nhưng lại đạt được thành tựu rực rỡ ở thế kỉ XV.
+ Thể hiện xu hướng phá cách thơ ĐL, giải tỏa những gò bó của thơ ĐL, xây dựng một lối thơ Việt Nam trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật (xu hướng dân tộc hóa).
Câu 2: Kể tên một số tập thơ Nôm ĐL tiêu biểu đã học.
TL: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn); Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Câu 3: Đặc điểm và thành tựu nổi bật của thơ Nôm ĐL thế kỉ XVIII- giữa TK XIX.
TL: Thời kì khởi sắc trở lại của thơ Nôm ĐL sau hơn 1 thế kỉ không có thành tựu nổi bật. Thơ Nôm ĐL giai đoạn này tiếp tục xu hướng dân tộc hóa nhưng không phải bằng việc phá cách câu thơ, thể thơ, nhịp thơ mà bằng việc đưa cái đời thường, thông tục, dân dã, cái bản năng nguyên sơ vào thơ...khiến cho thơ ĐL vốn trang trọng, cao quý trở nên gần gũi, mang đậm hơi thở đời sống. Đại diện tiêu biểu nhất là thơ Nôm HXH.
Câu 4: Hồ Xuân Hương có một thời gian khá dài sống ở một ngôi nhà cỏ ven Hồ Tây (ngoại thành Thăng Long). Hãy cho biết tên ngôi nhà của Bà.
TL: Cổ nguyệt đường 
Cổ nguyệt: hai chữ hán “cổ” ( ) + “nguyệt” ( ) = “Hồ” ( ) – là họ của Xuân Hương Cổ nguyệt đường: nhà của nữ sĩ họ Hồ
Câu 5: Điều em ấn tượng nhất về cuộc đời Hồ Xuân Hương là gì?
- Một cuộc đời đầy lận đận: hai lần lấy chồng, hai lần làm lẽ mà vẫn cô độc một mình.
- Một nữ sĩ tài hoa với tâm hồn chan chứa yêu thương, có một nghị lực sống và bản lĩnh sống mạnh mẽ.
- Đi nhiều nơi, giao thiệp rộng, hiểu biết phong phú về đời sống, có những sáng tác thơ ca trở thành hiện tượng văn học một thời...
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Hồ Xuân Hương (HXH) sống trong thời điểm xã hội phong kiến đã bắt đầu suy tàn, cuộc đời đã đẩy nữ sĩ xuống tận cùng của xã hội và buộc lòng bà phải thốt lên những vần thơ vừa đau thương, vừa uất hận, chua ngoa, ngạo nghễ nhưng cũng tràn đầy tình cảm và những tâm sự riêng tư... Thơ Nôm HXH đã đạt được những giá trị lớn trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. 
Nội dung
Th. gian
Phương pháp
Các hoạt động của giáo viên và sinh viên
Giáo viên
Sinh viên
1. Giá trị nội dung
1.1. Thơ HXH là tiếng nói tâm tình về bản thân và về giới mình thấm đẫm tính nhân văn của thời đại
* Tiếng nói tâm tình trong thơ HXH trước hết là tiếng nói cảm thương hướng về nỗi đau khổ riêng của người phụ nữ, nỗi đau khổ riêng của giới mình.
- Đối tượng cảm thương của thơ HXH không phải là những tiểu thư khuê các nơi lầu son, gác tía mà là người phụ nữ lao động chân lấm tay bùn, người phụ nữ chịu nhiều vất vả, đắng cay trong cuộc sống: người con gái “cả nể cho nên sự dở dang”; người phụ nữ “lấy chồng chung”; người đàn bà chồng chết 
- Nội dung cảm thương: đồng cảm thấm thía với cả nỗi khổ về vật chất và tinh thần của người phụ nữ, đặc biệt là những nỗi khổ về tinh thần.
 VD: Lấy chồng chung; Không chồng mà chửa
* Những lời tâm tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói khẳng định, đề cao người phụ nữ:
- Khẳng định và đề cao vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ - nét độc đáo của thơ Xuân Hương: Thiếu nữ ngủ ngày; Đề tranh tố nữ... 
- Khẳng định, đề cao vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn:
Từ một loạt hình tượng nói về thân phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ, nhà thơ chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ:
+ Chiếc bánh trôi -> Bảy nổi ba chìm với nước non -> vẫn giữ tấm lòng son
+ Quả mít -> Vỏ nó sù sì -> múi nó dày
+ Cái quạt -> Chành ra ba góc da còn thiếu... -> Mát mặt anh hùng khi tắt gió; Che đầu quân tử lúc sa mưa ...
* Tiếng nói tâm tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh - ý thức về cá nhân và ý thức về giới mình.
- Tự tình I là nỗi niềm buồn thảm của Xuân Hương trước duyên phậm hẩm hiu, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh éo le, là sự vươn dậy của chính bản thân, thách đố lại duyên phận “Thân này đâu đã chịu già tom?”
- Lời mời trầu của HXH vừa tự nhiên, khiêm nhường, vừa thể hiện sự chủ động, sự ý thức về bản thân.
- Với ý thức về tài năng, HXH khát vọng làm nên một sự nghiệp lớn: “Ví đây đổi phận làm trai được;Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.
Khát vọng của nữ sĩ là bằng tài năng, bằng sự nghiệp xóa đi quan niệm “trọng nam khinh nữ”, đòi lại công bằng cho phụ nữ mà cũng là sự công bằng của xã hội.
* Những khía cạnh riêng biệt, độc đáo qua tiếng nói tâm tình về bản thân và về giới mình trong thơ HXH:
- Thơ Hồ Xuân Hương chính là cuộc đời, là nụ cười, nước mắt, là số phận Xuân Hương.
- Không viết về người phụ nữ nơi lầu son, gác tía, nữ sĩ ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ lao động chân lấm, tay bùn.
- Viết về nỗi bất hạnh, thiệt thòi của phụ nữ nhưng không đau buồn, bi lụy, thơ bà thường ẩn giấu một nụ cười.
 - Là một trong số rất ít tác giả của VHTĐ ngợi ca vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ bằng những ngôn từ chân thực và sống động, Hồ Xuân Hương cũng là nữ tác giả duy nhất của văn học giai đoạn này nói lên tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
1.2. Thơ Nôm HXH - tiếng nói “căm hờn và châm biếm sâu cay” vạch trần bản chất giả dối, phi nhân tính của nhiều loại người trong xã hội.
- Đối tượng trào phúng, đả kích là những kẻ sống giả dối, phi nhân tính: học trò dốt, sư hổ mang, hiền nhân quân tử rởm, vua chúa tham lam, ngu muội: Lũ ngẩn ngơ; Phường lòi tói; Quan Thị; Sư bị ong châm; Sư hổ mang
 Không chỉ đứng trên phương diện đạo đức (như nhiều nhà thơ trào phúng lớn khác) mà HXH chủ yếu đứng trên phương diện nhân bản để châm biếm, đả kích. Nữ sĩ đả kích tất cả những gì trái với tự nhiên, trái với lẽ thường
- Vũ khí dùng để châm biếm, đả kích của Xuân Hương chủ yếu là cái tục, nữ sĩ đã dùng cái tục như một thứ kính chiếu yêu để xé toang sự giả dối, để hạ thấp đối tượng. Đó là vũ khí châm biếm, đả kích của văn học dân gian đã được Hồ Xuân Hương tiếp thu và mài sắc.
* Tiểu kết 1: Có thể thấy, dù là tiếng thơ tâm tình thấm đẫm tính nhân văn hay là tiếng thơ căm hơn, châm biếm sâu cay xã hội thì thơ Nôm HXH vẫn luôn độc đáo và hấp dẫn. Bởi thơ bà là sự giải tỏa hoàn toàn khỏi giáo điều phong kiến. Nữ sĩ đã thực hiện cuộc cách tân đầy ý nghĩa: cuộc sống đời thường, nguyên sơ, dân dã đã trở thành đối tượng thẩm mĩ. Cái bản năng tự nhiên, trần tục vốn xa lạ với phong cách cao quý, trang trọng của Đường luật bỗng trở nên thích dụng với phong cách trữ tình - trào phúng của thơ HXH.
20p
- Nêu và giải quyết vấn đề 
Phát vấn
Thuyết trình
Phát vấn
Phát vấn
- Phân tích + Giảng bình 
Đàm thoại
Thuyết trình + Bình giảng
Trò chơi học tập
- Bàn về giá trị nội dung thơ Nôm HXH có ý kiến cho rằng: Thơ Nôm HXH là những lời châm biếm sâu cay để chống lại cái xã hội xấu xa, phản nhân tính...Có ý kiến lại khẳng định: Cái bản chất, gốc rễ trong thơ Nôm Xuân Hương vẫn là cái tình, là tiếng thơ thấm đẫm tính nhân văn.
 Hãy cho biết quan điểm của em.
- Hãy đọc diễn cảm một bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương mà em yêu thích nhất.
- GV: Qua những vần thơ các bạn vừa đọc và nhiều thi phẩm khác, ta nhận thấy bao trùm lên thơ nữ sĩ là tiếng nói tâm tình thấm đẫm tính nhân văn về bản thân mình và giới mình.
- Em hãy cho biết những biểu hiện cụ thể của tiếng 
nói tâm tình trong thơ Nôm HXH. Lấy ví dụ minh họa.
- GV nhận xét, phân tích sâu hơn và đánh giá.
- Tiếng nói tâm tình thấm đẫm tính nhân văn trong thơ Nôm HXH đã bộc lộ nhiều khía cạnh độc đáo, riêng biệt góp phần làm nên hiện tượng thơ HXH, theo bạn những khía cạnh độc đáo ấy là gì?
Gợi ý: So sánh với thơ ca viết về chủ đề người phụ nữ của các tác giả trước và cùng thời.
* GV bình: Văn học VN thế kỉ XVIII – XIX không phải chỉ có riêng HXH viết về người phụ nữ. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn; Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du đều là những tiếng nói tha thiết về người phụ nữ nhưng thơ Nôm Hồ Xuân Hương có nét độc đáo riêng, không thể trộn lẫn, góp phần làm nên giá trị thơ bà.
- Chốt, chuyển tiếp.
GS. Nguyễn Lộc trong một bài viết về thơ Nôm HXH đã từng khẳng định: thơ HXH không chỉ là những tiếng than và tiếng thét mà còn là những tiếng căm hờn và châm biếm sâu cay
Theo bạn, nguyên nhân của những tiếng thơ “căm hờn và châm biếm sâu cay” ấy là gì? Đối tượng nào phải chịu sự “căm hờn” và “châm biếm sâu cay” ấy? Vũ khí HXH dùng để châm biếm, đả kích là gì?
- Nguyên nhân: vì yêu thương mà căm giận, để bảo vệ cho những số phận chìm nổi, bất hạnh nên châm biếm, đả kích xã hội bất công, giả dối, phi nhân tính.
GV bình: Có thể thấy, HXH đã đưa một nội dung “không nghiêm chỉnh” vào một hình thức “nghiêm chỉnh” để tạo nên sức công phá mạnh mẽ, để khẳng định chức năng trào phúng to lớn của Đường luật Nôm.
* Chốt, chuyển tiếp
Cùng suy nghĩ???
Ô chữ có 9 chữ cái: Đây là xu hướng mới mà HXH đã đóng góp cho sự phát triển của thơ Nôm ĐL thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX.
Ô chữ: dân chủ hóa 
- Thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Đọc diễn cảm
- Trao đổi theo cặp (2 SV trao đổi thông tin cho nhau) và trả lời.
Trao đổi theo bàn
Cá nhân trên cơ sở đọc giáo trình, tài liệu suy nghĩ và tham gia đàm thoại
Suy nghĩ, phán đoán để giải đáp ô chữ
2. Giá trị nghệ thuật 
2.1. Ngôn ngữ thơ độc đáo, riêng biệt
* Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ -> biến ngôn ngữ thơ ĐL vốn cao quý, sang trọng thành mộc mạc, giản dị, dễ hiểu.
* Việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống (tiếng chửi, lối nói lấp láy, chơi chữ, lấp lửng...) -> tạo nên thứ ngôn ngữ thơ táo bạo, tinh nghịch vô cùng hấp dẫn.
2.2. Hình tượng thơ đầy tính sáng tạo
- Tất cả hình tượng nghệ thuật trong thơ Nôm HXH đều được xây dựng trên một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: cái đẹp là cuộc sống tự nhiên, bản năng lành mạnh của con người.
+ Mọi hình tượng trong thơ HXH đều bình đẳng, đều tự do
	Quả mít -> Da nó sù sì -> múi nó dày
	Cái quạt -> Chành ra ba góc da còn thiếu... -> Mát mặt anh hùng khi tắt gió; Che đầu quân tử lúc sa mưa ...
	“Vầng trăng”, khi méo, khi tròn - không thanh lắm, vẫn được treo lên chín tầng mây làm “gương” cho bao kẻ “ghé mắt dòm”...
=> Không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, bởi quan niệm phong kiến, hình tượng nghệ thuật trong thơ Nôm HXH là những sáng tạo từ bản thân đời sống, từ cá tính độc đáo của nhà thơ.
- Hầu hết những hình tượng nghệ thuật trong thơ HXH đều được sự gợi ý trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần từ vẻ đẹp trần thế của hình thể người phụ nữ: từ sự vật quả mít, cái quạt, giếng nước, vầng trăng đến cảnh thiên nhiên đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ và con người với thiếu nữ ngủ ngày, thiếu nữ trong tranh...Có thể thấy, HXH đã sáng tạo ra một kiểu hình tượng lấp lửng trong thơ nhờ sử dụng 2 phương pháp: miêu tả trực tiếp, cụ thể đối tượng và ẩn dụ trong miêu tả.
12 p
 Thuyết trình 
Phát vấn
Tia chớp
(đoán ô chữ)
GV dẫn: Xu hướng dân chủ hóa - đóng góp lớn của thơ HXH cho Đường luật Nôm thế kỉ XVIII – XIX không chỉ biểu hiện trên phương diện nội dung mà còn trên phương diện nghệ thuật, thông qua những sáng tạo độc đáo, riêng biệt về ngôn ngữ và hình tượng.
Yêu cầu:
- Phát hiện những sáng tạo độc đáo, riêng biệt, làm nên giá trị nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương trên phương diện ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
- Yêu cầu cá nhân SV trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và nhắc nhở hoàn thiện phiếu học tập.
GV chốt, chuyển tiếp
Cùng suy nghĩ???
Ô chữ có 13 chữ cái: Đây là một nhận định về giá trị ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật thơ Nôm HXH.
Ô chữ: độc đáo, sáng tạo
- Cá nhân trả lời theo hướng dẫn của giảng viên.
- 
Suy nghĩ, phán đoán để giải đáp ô chữ
3. Kết luận
- HXH đã thổi vào thơ ĐL vốn rất trang trọng, cao quý những nội dung thông tục, dân dã bằng một nghệ thuật thơ (ngôn ngữ, hình tượng) cũng hết sức đời thường mà vẫn hay, vẫn có giá trị văn chương lớn. 
- Thơ Nôm HXH đã tạo ra “cú hích” khiến cho sự chuyển động có khuynh hướng tắt dần của thơ Nôm Đường luật khởi động trở lại và chuyển hướng một cách tích cực trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thơ.
- Thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo vào bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam. 
Với những giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương xứng danh “Bà chúa thơ Nôm”.
3p
Sàng lọc
Trò chơi học tập
Để có một kết luận ngắn gọn về thơ Nôm ĐL HXH, em sẽ nói điều gì?
a. Riêng biệt, độc đáo, hấp dẫn.
b. Táo bạo, mạnh mẽ, thông tục.
c. Nữ tính, đằm thắm, bản lĩnh.
d. Là sự kết hợp tuyệt vời giữa:
Cái riêng - Cái chung
Tục - Thanh
Truyền thống – Cách tân
Trữ tình – Trào phúng
Cùng suy nghĩ???
Ô chữ có 12 chữ cái: Đây là một danh xưng mà tác giả Xuân Diệu tôn vinh nữ sĩ Xuân Hương.
Ô chữ: Bà chúa thơ Nôm
Trao đổi theo cặp.
Suy nghĩ và trả lời
4. Củng cố và hướng dẫn tự học: (5 phút)
* Sơ đồ kiến thức chủ chốt của giờ học (trình chiếu PP)
* Hướng dẫn tự học: Phiếu học tập (trình chiếu PP)
Bắc Ninh, ngày 06 tháng 11 năm 2014
 LÃNH ĐẠO TRƯỜNG LÃNH ĐẠO KHOA NGƯỜI SOẠN BÀI
 Dương Đình Thắng Nguyễn Thị Hồng Nhung 

Tài liệu đính kèm:

  • docTho_Nom_Duong_luat_va_Ho_Xuan_Huong.doc