Giáo án Mầm non - Chủ đề: Cây xanh quanh bé

CHỦ ĐỀ: CÂY XANH QUANH BÉ

I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG:

1/ Đón trẻ:

-Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.

-Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.

2/ Trò chuyện:

Trò truyện về công việc chăm sóc cây làm cảnh.

Cô và trẻ cùng hát bài hát “Em yêu cây xanh”

Bạn nào cho cô biết ích lợi của cây là gì? (lấy gỗ, làm cảnh, lấy hoa, quả.)

Để cây được tươi tốt chúng ta phải làm gì?

- Các con vừa xem bức tranh tranh vẽ gì?

- Gọi một vài trẻ kể, cả lớp lặp lại: Tưới nước, bón phân, vung đất, cắt, tỉa, nhổ cỏ.

- Để có được những cây xanh trước hết người ta phải làm gì? (xới đất, ươm mầm, trồng cây con)

- Cho cả lớp, cá nhân lặp lại

- Hằng ngày con có chăm sóc cây không? Con chăm sóc cây như thế nào?

- Con cần những dụng cụ nào để chăm sóc cây? (Thùng tưới nước, cuốc vung đất, kéo để cắt, tỉa, dao làm cỏ, phân bón cho cây).

- Cho cả lớp, cá nhân lặp câu: Thùng tưới nước, cuốc vung đất, kéo để cắt, tỉa, dao làm cỏ, phân bón cho cây

- Ngoài những công việc đó con còn biết những công việc nào khác để chăm sóc cây nữa?

Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc cho cây, không ngắt lá, bẻ cành, không bỏ rác bừa bãi để bảo vệ môi trường.

 

doc 31 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 4385Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non - Chủ đề: Cây xanh quanh bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Cho trẻ vệ sinh, đầu tóc gọn gàng
X/ NÊU GƯƠNG:
Cho trẻ ngoan trong ngày lên cắm cờ bé ngoan.
XI/ TRẢ TRẺ: 
Trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, các hoạt động của trẻ trong ngày.
NHẬN XÉT TRONG NGÀY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 3 ngày 23 tháng 1 năm 2018
CHỦ ĐỀ: CÂY XANH QUANH BÉ
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG:
1/ Đón trẻ:
Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.
Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2/ Trò chuyện:
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
3/ Thể dục sáng:
Kết hợp bài hát “Em yêu cây xanh”
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
TCVĐ: Lăn bóng vào gốc cây
TCÂN: Hát theo hình vẽ
Chơi tự do
Thời gian: 30 – 40 phút
1. Mục tiêu: 
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi. Ôn luyện các bài hát, bài thơ đồng dao. 
- Rèn kỹ năng quan sát, nhanh nhẹn, định hướng không gian, phối hợp cùng bạn
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và luôn giúp đỡ bạn, không chơi gần những nơi nguy hiểm.
2/ Chuẩn bị:
Cô: Sân trường thoáng mát, sạch sẽ. Vạch chuẩn. 
Trẻ: Chổ ngồi, bóng, vòng,... Tranh vẽ nội dung các bài hát.
Địa điểm: Sân trường
3/ Tiến hành:
TT
CT&TG 
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
HĐ 1:
Bé cùng chơi
(10 phút)
HĐ 2:
Bé chơi với bạn
(10 phút)
HĐ 3: Chơi tự do cùng bạn
(10 phút)
TCVĐ : Đua thuyền rồng
Cô và trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
Cho lớp chơi 3-4 lần
Hát theo hình vẽ.
Cách chơi: Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát “Lý cây xanh”, “Màu hoa”, đồng dao “Rau xanh”... v.v. (tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
Mời trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe. Khi trẻ không nhận ra được bài hát, cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trể hát bài hát đó. Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm  cho mình hát. Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.
Luật chơi: Trẻ đoán và hát bài hát phù hợp với bức tranh.
Cô cho lớp chơi vài lần
Chơi tự do
Cho trẻ chơi tự do theo ý thích với bóng, vòng.
Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và luôn giúp đỡ bạn, không chơi gần những nơi nguy hiểm.
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
TÊN HOẠT ĐỘNG HỌC: TRUYỆN “CÂY TÁO THẦN”
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Thời gian: 25-30phút
1. Mục tiêu:
- Trẻ nhớ tên, nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện. Trẻ biết kể truyện có mở đầu và kết thúc, biết bắt chước giọng nói của nhân vật
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, trả lời to, rõ ràng, trọn câu. Rèn kỹ năng tập kể lại chuyện.
- Giáo dục: Câu chuyện khuyên các bạn phải biết yêu thương, chia sẽ, nhường nhịn bạn bè, không tham lam ích kỉ. Nhà các bạn có trồng cây ăn quả, cây thì các các phải chăm sóc và bảo vệ cho cây.
2. Chuẩn bị:
Cô: Tranh minh họa (Mô hình), trống lắc, thước, bảng
Trẻ: Chỗ ngồi. Nhạc, máy phát nhạc
Địa điểm: Lớp học
3. Tiến hành: 
TT
CT & TG
Hoạt động của cô và trẻ
1)
2)
3)
4)
Hđ 1: Thư giản đầu giờ
(3 phút)
HĐ2: Cùng học thơ
(9 phút)
HĐ 3: Thử tài trí nhớ
(6 phút)
HĐ 4:
Cả lớp thi tài
(7 phút)
Cả lớp cùng hát bài “Lý cây xanh”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Các con biết những loại cây nào hãy kể cho cô và các bạn nghe xem nào? (Mời trẻ)
- Cây có ích gì cho con người?
- Có rất nhiều loại cây như: cây cho bóng mát, cây làm cảnh, cây ăn quả Cô biết có một loại cây cho quả rất ngon và đặc biệt cây này còn có phép lạ nữa, đó là cây Táo. Và để xem cây táo này có phép lạ gì, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Cây táo thần” nhé!
- Lần 1: Kể với tranh
- Lần 2: Kể kèm mô hình
Giảng nội dung, từ khó, trích dẫn :
- Từ “Ngày xửa ngày xưa đến chia nhau ăn”: Nói về 1 cây Táo có rất nhiều quả, có bóng mát nên các bạn nhỏ thường đến đó chơi và hái Táo ăn.
- Từ “ Một hôm đến ở lại”: Câu bé đã đuổi tất cả bạn đi không cho bạn nào hái Táo ăn.
- Từ “ Cây táo đến sai trĩu trịt”: Bằng phép lạ của mình cây Táo đã cho cậu mơ một giấc mơ kỳ lạ, trong giấc mơ cậu thấy mỗi khi cậu vừa chạm tay vào quả Táo thì lập tức quả Táo ấy lại rơi xuống hốc cây. Cậu bé đã thấy việc đuổi các bạn đi là sai.
- Đoạn cuối: Cậu nhận ra lỗi lầm của mình và cậu đã mời các bạn trở lại cùng ăn Táo.
- Cô vừa kể cho các con nghe điều gì?
- Trong truyện có nhân vật nào?
- Vì sao cậu bé đuổi các bạn đi?
- Câu đã nói với các bạn như thế nào?
- Ai đã làm cho cậu bé ngủ thiếp đi?
- Trong giấc mơ cậu ấy ai hiện lên và nói gì?
- Khi tỉnh giấc mơ cậu bé đã làm gì?
Cô cho lớp tập kể lại chuyện cùng cô.
Cô làm người dẫn chuyện, trẻ đóng các vai.
Cô cho trẻ nhắc lại lời thoại
*Củng cố: Hỏi lại tên đề tài?
* Giáo dục: Câu chuyện khuyên các bạn phải biết yêu thương, chia sẽ nhường nhịn bạn bè, không tham lam ích kỉ. Nhà các bạn có trồng cây ăn quả, cây cho bóng mát thì các phải chăm sóc cho cây
*Nhận xét – tuyên dương:
*Kết thúc: Chơi “Gieo hạt”
IV/ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT:
Cây táo. Quả táo. Gốc cây 
Thời gian: 10 – 12 phút
1/Mục tiêu: 
Trẻ nói được từ theo hướng dẫn của cô
Trẻ nói từ to, rõ, trả lời trọn câu. Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ. 
Giáo dục trẻ luôn chia sẽ, giúp đỡ mọi người. Chăm sóc và bảo vệ cây. 
2/Chuẩn bị:
Cô: Trống lắc, chỗ ngồi, bảng, thước. Tranh ảnh liên quan.
Trẻ: Lớp thoáng mát, chỗ ngồi. 
Địa điểm: Trong lớp
3/Tiến hành:
TT
CT&TG 
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
HĐ 1:
Đố vui
(2 phút)
HĐ 2: Bé tập nói 
(5 phút)
HĐ 3:
Bé chơi củng cố bài
(3 phút)
Hát “Lý cây xanh”
Lớp vừa hát bài hát gì?
-Sáng con đi học cô đã dạy con học gì?
-Vậy câu chuyện kể về loại cây nào? (Cây táo)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
-Cây táo cho ta quả gì? (Quả táo)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
-Và đây là bộ phận nào của cây? (Gốc cây)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
Qua câu chuyện giáo dục trẻ luôn chia sẽ, giúp đỡ mọi người. Chăm sóc và bảo vệ cây. 
- Cô vừa dạy các con những từ gì?
Cô sẽ cho lớp chơi Tổ nào nhanh
Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 3 tổ, tổ cử đại diện lên chọn tranh, sau đó chạy nhanh về truyền tin cho bạn đầu hàng, bạn đầu hàng truyền tin tiếp theo, đến bạn cuối cùng sẻ lên nói từ như trong bức tranh. 
Luật chơi: Tổ nào truyền đúng, nhanh là tổ đó thắng.
Cô cho lớp chơi vài lần
*Kết thúc: Đọc đồng dao“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
V/ HOẠT ĐỘNG GÓC
Phân vai: Cửa hàng bán hoa, cây kiểng
Xây dựng: Xây công viên cây xanh
Nghệ thuật: Vẽ, tô màu cây xanh
Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh 
VI/ VỆ SINH ĂN NGỦ:
Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Rèn nề nếp thói quen vào giờ ăn, trước khi ăn phải mời cô mời bạn cùng ăn cơm
Cần quan tâm các cháu yếu ăn ít. Vệ sinh, ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
VII/ HOẠT ĐỘNG HỌC: 
TÊN HOẠT ĐỘNG HỌC: SO SÁNH CHIỀU CAO 3 ĐỐI TƯỢNG
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Thời gian: 25-30phút
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết so sánh sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng, gọi tên đúng đồ vật và sử dụng đúng từ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất hoặc thấp nhất, cao hơn, cao nhất.
- Rèn kỷ năng ước lượng, so sánh, sắp xếp. Dùng từ ngữ diễn đạt, trả lời tròn câu.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây và môi trường. Và các bạn không lên leo trèo lên cây, không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa.
2. Chuẩn bị:
Cô: Bảng, thước, mô hình vườn cây, 3, cây hoa có chiều cao khác nhau, 3 cây có chiều cao khác nhau. 
Trẻ: Rổ. Mỗi trẻ 3 cây có chiều cao khác nhau.
Địa điểm : Trong lớp học 
3. Tiến hành:
STT
CT&TG
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
4
HĐ 1:
Đoán nhanh
(3 phút)
HĐ 2: Bé vui học
(9 phút)
HĐ 3: Vui chơi cùng học
(7 phút)
HĐ 4: Vui học cùng bé 
(7 phút)
Chơi “Gieo hạt”
- Trong mô hình có những cây gì?
* Ôn chiều cao của 2 đối tượng
- Chiều cao của 2 cây hoa này như thế nào với nhau?
- Vì sao các con biết?
- Tương tự cô hỏi các cây khác.
- Các con thấy vườn cây của chúng mình như thế nào?
- Để có vườn cây đẹp chúng mình phải làm gì?
* So sánh chiều cao 3 đối tượng.
Cô trồng cây hoa màu đỏ
Chỉ có 1 cây hoa đỏ thôi thì đã thành vườn hoa đẹp, cô trồng thêm cây hoa màu vàng.
- Các con có nhận xét gì về 2 cây hoa này? Vì sao con biết?
- Cây hoa màu vàng so với cây hoa màu đỏ cây hoa màu vàng như thế nào?
Cô trồng thêm 1 cây hoa màu trắng cạnh cây hoa màu đỏ.
- Vậy cây hoa màu trắng với cây hoa màu đỏ, 2 cây hoa này như thế nào với nhau? Vì sao con biết 2 cây hoa này không bằng nhau?
- Cây hoa nào cao hơn?
- Cây hoa nào thấp hơn?
Bây giờ chúng ta cùng dời trồng cây hoa màu trắng cạnh cây hoa màu vàng
- Cây hoa nào cao hơn?
- Cây hoa nào thấp hơn?
- 2 cây hoa này như thế nào với nhau?
- Các con có nhận xét gì về 3 cây hoa này?
- Vì sao các con biết 3 cây hoa này không bằng nhau?
- Cây hoa màu đỏ cao hơn cây hoa màu vàng, cây hoa màu vàng lại cao hơn cây hoa màu trắng
+ Vậy cây hoa màu đỏ cao nhất. (Lớp đọc)
+ Cây hoa màu vàng thấp hơn cây hoa màu đỏ (Lớp đọc)
+ Cây hoa màu trắng thấp nhất. (Lớp đọc)
Ta bắt đầu so sánh từ bên phải qua
Thì cây hoa màu trắng thấp nhất (Lớp đọc)
Cây hoa màu vàng cao hơn cây hoa màu trắng (Lớp đọc)
Cây hoa màu đỏ cao hơn (Lớp đọc)
@ Tương tự cô dạy trẻ so sánh 3 cây 
Và cùng trẻ thực hiện so sánh các cây trong rổ.
Trong rổ các bạn có cây gì? Màu gì?
Cô và trẻ cùng so sánh
 Và cùng chơi trò chơi: Thi nói nhanh cùng cô
- Cô nói: Cây hoa màu đỏ. Cây hoa cao nhất.
 Cây hoa màu vàng. Cây hoa thấp hơn (Cao hơn)
 Cây hoa màu trắng. Cây hoa thấp nhất.
+ Trò chơi: Thi trồng cây.
Cách chơi:
Tổ hoa sen: Trồng cây từ cây cao nhất đến cây thấp nhất.
Tổ hoa cúc: Trồng từ cây thấp nhất đến cây cao nhất.
Tổ hoa hồng: Trồng từ cây cao nhất đến cây thấp nhất.
Luật chơi: Trồng nhiều, đúng thì tổ đó thắng
Cho tổ chơi vài lần
+ Trò chơi: Tìm về đúng cây.
Cách chơi: Vừa đi vừa hát. Khi cô yêu cầu về cây có chiều cao như thế nào thì trẻ về đúng cây theo yêu cầu.
Luật chơi: Về đúng chiều cao theo yêu cầu, không đúng sẽ ra khỏi 1 lần chơi.
Cho tổ chơi vài lần
Củng cố: Cô vừa dạy lớp mình gì?
Giáo dục: Trẻ biết trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh vì cây cần thiết và có ích cho con người, tạo môi trường xanh, không khí trong lành. Và các bạn không lên leo trèo lên cây, không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa.
Nhận xét tuyên dương
Kết thúc: Hát “Lý cây xanh”
VIII/ VỆ SINH: 
Cho trẻ vệ sinh, đầu tóc gọn gàng
IX/ NÊU GƯƠNG:
Cho trẻ ngoan trong ngày lên cắm cờ bé ngoan.
X/ TRẢ TRẺ: 
Trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, các hoạt động của trẻ trong ngày.
NHẬN XÉT TRONG NGÀY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 4 ngày 24 tháng 1 năm 2018
CHỦ ĐỀ: CÂY XANH QUANH BÉ
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG:
1/ Đón trẻ:
-Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.
-Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2/ Trò chuyện:
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
3/ Thể dục sáng:
Kết hợp bài hát “Em yêu cây xanh”
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1/ TCVĐ: Lăn bóng vào gốc cây
2/ TCÂN: Hát theo hình vẽ
3/ Chơi tự do
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC:
TÊN HOẠT ĐỘNG HỌC: CÂY XANH QUANH BÉ
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Thời gian: 25-30phút
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật và lợi ích của cây xanh gần gũi. Mối liên hệ giữa cây xanh với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ cây 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định, so sánh, nhận biết, phân biệt. 
- Giáo dục trẻ trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Không ngắt là, bẻ cành, hái hoa. Không leo trèo lên cây.
2. Chuẩn bị:
Cô: Cây xoài, cây bàng, cây si, cây mai. Tranh ảnh, thước, bảng, rổ.
Trẻ: Rổ. Tranh lô tô cây xoài, cây bàng, cây si, cây mai. Rổ.
Địa điểm : Trong lớp học 
3. Tiến hành:
STT
CT&TG
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
4
HĐ1: Trí nhớ của bé
(3 phút)
HĐ2: Vui học
(12 phút)
HĐ 3: Tập luyện ôn bài
(4 phút)
HĐ 4: Cùng nhau thi đua
(6 phút)
Cho lớp hát bài hát “Em yêu cây xanh”
Cây xanh có ích gì cho chúng ta?
Để có nhiều cây xanh, hoa, trái thì chúng ta phải làm gì?
(Trồng nhiều cây)
Khi trồng, để cây mau lớn thì chúng ta phải làm gì?
* Quan sát cây bàng.
Đố “Cây gì xòa tán lá tròn
Mùa hè gợp bóng sân trường em chơi”
Cho trẻ quan sát cây bàng
Đây là cây gì?
Lá bàng có dạng hình gì? Tán lá như thế nào? 
Thân cây như thế nào? Có màu gì?
Cây bàng trồng để làm gì?
=> Cây bàng là loại cây cho bóng mát, có thể cho gổ.
Ngoài ra, các bạn còn biết cây nào trồng để có bóng mát
* Quan sát cây xoài
- Đố các con đây cây gì?
- Lá xoài có dạng hình gì? (Dài)
- Các con ăn trái xoài lần nào chưa? Có vị như thế nào?
- Người ta trồng xoài để làm gì?
=> Xoài là loại cây ăn quả, cây có tán là to, có thể cho bóng mát.
Ngoài cây xoài ra, các bạn hãy kể tên một số loại cây ăn quả?
* Quan sát cây si
- Bạn nào biết về cây si tả lại cho cô và các bạn nghe nào?
- Cô cho trẻ quan sát lá, thân, cành.
Con thấy lá cây si màu gì? 
Có dạng như thế nào? 
Người ta trồng cây si để làm gì?
Ngoài ra, các bạn còn biết những loại cây cảnh nào?
* Quan sát cây mai:
Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại tương tự
So sánh: Cô gợi ý trẻ so sánh điểm khác nhau và giống nhau của cây
- So sánh cây bàng với cây xoài
+ Giống: Cây (Lá, tán, thân, cành...)
+ Khác: Ích lợi
- Trò chơi “Nhanh tay”
Cô và trẻ có các rổ đựng các loại cây. Khi cô yêu cầu chọn cây nào (Hoặc ích lợi của cây) thì trẻ tìm nhanh và đưa lên cho cả lớp mình cùng xem.
Cho lớp chơi vài lần.
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Giới thiệu vườn cây có những cây gì?
Chuẩn bị tranh vẽ 4 loại cây (Cây xoài, cây bàng, cây si, cây mai). Cho trẻ vừa đi vừa hát. Khi cô yêu cầu về cây nào (hoặc ích lợi của cây) thì trẻ chạy nhanh về cây đó.
Cho lớp chơi vài lần.
Củng cố: Cô vừa dạy lớp mình gì?
Giáo dục: Cây rất có ích, cây cho hoa, cho quả, cây làm cảnh, cây cho bóng mát. Còn tạo không khí trong lành vì vậy, các bạn nên trồng, chăm sóc và bảo vệ cây. Không ngắt là, bẻ cành, hái hoa. Và không được leo trèo lên cây.
Vì Nhận xét tuyên dương
Kết thúc: Đọc thơ “Từ hạt đến hoa”
IV/ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT:
Tỉa cành. Rể cây. Phân bón
 Thời gian: 10 – 12 phút
1/Mục tiêu: 
Trẻ nói được từ theo hướng dẫn của cô
Trẻ nói từ to, rõ, trả lời trọn câu. Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ. 
Giáo dục trẻ bón phân, tưới nước vừa phải để cây tươi tốt. Chăm sóc cây và thường tỉa cành, lá úa.
2/Chuẩn bị:
Cô: Trống lắc, chỗ ngồi, bảng, thước. Tranh ảnh liên quan.
Trẻ: Lớp thoáng mát, chỗ ngồi. 
Địa điểm: Trong lớp
3/Tiến hành:
TT
CT&TG 
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
HĐ 1:
Đố vui
(2 phút)
HĐ 2: Bé tập nói 
(5 phút)
HĐ 3:
Bé chơi củng cố bài
(3 phút)
Chơi“Gieo hạt ”
-Chúng ta gieo được gì đây?
-Để cây mau lớn thì các bạn sẽ làm gì?
-Vậy các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây? (Tỉa cành)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
-Và chúng t còn làm gì để cây xanh tốt? (Bón phân)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
-Còn đây là bộ phận nào của cây? (Rể cây)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
- Cô vừa dạy các con những từ gì?
Giáo dục trẻ bón phân, tưới nước vừa phải để cây tươi tốt. Chăm sóc cây và thường tỉa cành, lá úa.
Cô sẽ cho lớp chơi Tổ nào nhanh
Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 3 tổ, tổ cử đại diện lên chọn tranh, sau đó chạy nhanh về truyền tin cho bạn đầu hàng, bạn đầu hàng truyền tin tiếp theo, đến bạn cuối cùng sẻ lên nói từ như trong bức tranh. 
Luật chơi: Tổ nào truyền đúng, nhanh là tổ đó thắng.
Cô cho lớp chơi vài lần
*Kết thúc: Đọc đồng dao“Lúa ngô là cô đậu nành”
V/ HOẠT ĐỘNG GÓC:
Phân vai: Cửa hàng bán hoa, cây kiểng
Xây dựng: Xây công viên cây xanh
Nghệ thuật: Vẽ, tô màu cây xanh
Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh 
VI/ VỆ SINH ĂN NGỦ:
Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Rèn nề nếp thói quen vào giờ ăn, trước khi ăn phải mời cô mời bạn cùng ăn cơm
Cần quan tâm các cháu yếu ăn ít. Vệ sinh, ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
VII/ Hướng dẫn trẻ khám phá khoa học “Chọn lá”
1. Mục tiêu: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của những chiếc lá.
- Rèn kỹ năng quan sát, khả năng chú ý
- Giáo dục trẻ lá có rất nhiều loại, mỗi loại cây đều có những dấu hiệu riêng. Các bạn nên thu gọn, quét dọn lá cho sạch sẽ sân trường, nhà cửa cho sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: 
Cô: Thước, trống lắc, nhiều lá có màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau...
Trẻ: Chỗ ngồi, lá cây
3. Tiến hành: 
Chơi “ Gieo hạt”
Lớp vừa chơi trò chơi gì?
Đây là gì của cây các bạn?
Cho trẻ sờ, xem xét các loại lá. 
Lá có màu gì? Có hình dạng như thế nào?
Chiếc lá này có dấu hiệu gì đặc biệt?
Các bạn hãy xếp các chiếc lá có cùng màu sắc thành 1 nhóm.
Bây giờ các bạn xếp các chiếc lá có dạng dài thành 1 nhóm
(Cho trẻ xếp các chiếc lá có những đặc điểm chung thành 1 nhóm)
Cô và các bạn cùng gọi tên những chiếc lá.
Cho trẻ trao đổi các chiếc lá và cùng chơi trò chơi tiếp tục
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi chọn lá theo yêu cầu (Cô gọi tên lá, hoặc đặc điểm của lá) và các bạn sẽ chọn đúng những chiếc lá đưa nhanh lên.
Giáo dục trẻ lá có rất nhiều loại, mỗi loại cây đều có những dấu hiệu riêng. Một số lá có chất đọc, các bạn không được hái lá ăn rất nguy hiểm. Các bạn nên thu gọn, quét dọn lá cho sạch sẽ sân trường, nhà cửa cho sạch sẽ.
VIII/ MỞ RỘNG VỐN TỪ - NÓI TRÒN CÂU:
Bé tỉa cành
Rể cây dưới đất
Phân bón cho cây
Thời gian: 12 – 15 phút
1/Mục tiêu: 
- Cháu nói được câu hoàn chỉnh theo hướng dẫn của cô
- Rèn kỹ năng trả lời to, rõ tròn câu, rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý.
- Giáo dục trẻ trồng nhiều cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây. Nên giúp cha me, ông bà, cô chăm sóc cây
2/Chuẩn bị:
Cô: Trống lắc, chỗ ngồi, bảng, thước. Tranh ảnh liên quan đến câu
Trẻ: Lớp thoáng mát, chỗ ngồi. 
Địa điểm: Trong lớp
3/Tiến hành:
TT
CT&TG 
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
HĐ 1:
Bé cùng đoán vui
(3 phút)
HĐ 2: Cùng học, cùng vui
(8 phút)
HĐ 3:
Vui chơi cùng học
(4 phút)
Chơi “Gieo hạt”
Khi gieo hạt xuống đất, gặp không khí, độ ẩm thích hợp.
Hạt sẽ mọc thành?
Để cây mau lớn thì chúng ta làm gì?	
*Bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? 
Bạn tỉa các cành cây khô, lá sâu.
Cô nói 1-2 lần (Bé tỉa cành)
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu.
*Còn đây là gì? Bé đang làm gì ?
Các hạt nhỏ, nho nhỏ là phân bón
Cây rất cần phân bón, để cây tươi tốt và mau lớn
(Phân bón cho cây) Cô nói 1-2 lần 
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu.
*Bức tranh này, bạn nào chỉ cho cô biết đâu là rể cây?
Rể rất quan trọng đối với cây. 
Rể hút nước, các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Rể nằm ở đâu của cây ? Các bạn có thấy được không ?
 (Rể cây dưới đất). Cô nói 1-2 lần 
Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân cùng nói tròn câu. 
Cô sẽ cho lớp chơi Bản tin
Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 3 tổ, tổ cử đại diện lên chọn tranh, sau đó chạy nhanh về truyền tin cho bạn đầu hàng, bạn đầu hàng truyền tin tiếp theo, đến bạn cuối cùng sẻ lên nói trọn câu như trong bức tranh. 
Luật chơi: Tổ nào truyền đúng, nhanh là tổ đó thắng.
Cô cho lớp chơi vài lần
*Củng cố: Cô vừa dạy lớp mình những câu gì?
*Giáo dục trẻ trồng nhiều cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây để không khí trông lành, nhiều bóng mát. Nên giúp cha me, ông bà, cô chăm sóc cây
*Kết thúc: Hát “Lá xanh”
IX/ VỆ SINH: 
Cho trẻ vệ sinh, đầu tóc gọn gàng
X/ NÊU GƯƠNG:
Cho trẻ ngoan trong ngày lên cắm cờ bé ngoan.
XI/ TRẢ TRẺ: 
Trao đổi với phụ huynh những điều cần thiết, các hoạt động của trẻ trong ngày.
NHẬN XÉT TRONG NGÀY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 5 ngày 25 tháng 1 năm 2018
CHỦ ĐỀ: CÂY XANH QUANH BÉ
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, THỂ DỤC SÁNG:
1/ Đón trẻ:
-Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi đến lớp.
-Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2/ Trò chuyện:
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề
3/ Thể dục sáng:
Kết hợp bài hát “Em yêu cây xanh”
II/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
TCVĐ: Cây cao cỏ thấp
TCDG: Úp lá khoai
Chơi tự do
Thời gian: 30 – 40 phút
1. Mục tiêu: 
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi. Phát triển ngôn ngữ thông qua TCDG. 
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, phối hợp đoàn kết cùng bạn
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và luôn giúp đỡ bạn, chăm sóc cây nếu nhà có trồng. Không leo trèo cây rất nguy hiểm.
2/ Chuẩn bị:
Cô: Sân trường thoáng mát, sạch sẽ. Vạch chuẩn. 
Trẻ: Chổ ngồi, bóng, vòng,... 
Địa điểm: Sân trường
3/ Tiến hành:
TT
CT&TG 
Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
HĐ 1:
Bé cùng chơi
(10 phút)
HĐ 2:
Bé chơi với bạn
(10 phút)
HĐ 3: Chơi tự do cùng bạn
(10 phút)
Cây cao cỏ thấp
- Cách chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn. Khi cô nói “cây cao” thì trẻ đứng kiễng chân đồng thời 2 tay đưa cao, khi cô nói “cỏ thấp” thì trẻ ngồi xổm (trẻ vừa làm vừa nói theo)
- Luật chơi: Ai làm sai sẽ loại 1 vòng chơi 
Cho lớp chơi 3-4 lần
Úp lá khoai
* Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu đọc “Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mam non Thuc vat song quanh be_12201461.doc