Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề: Bản thân

CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN (3 TUẦN)

TUẦN 1: TÔI LÀ AI?

 (Thời gian thực hiện: 04/09- 08/09/2017)

 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 02 tháng 09 năm 2017

 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 04 tháng 09 năm 2017

A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ, chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp: Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh,biết tự rửa mặt mũi chân tay khi sử dụng nước rửa tay phải tiết kiệm không mở vòi nước quá to tránh lãng phí;

 

docx 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề: Bản thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn bị:
- Lớp học thoáng mát, tạo tâm thế tốt cho trẻ trước khi vào giờ học.
- Đồ dùng: tranh minh họa truyện “Cậu bé Mũi Dài”.
+ Bài hát; Cái mũi.
+ Trò chơi: Chơi với các bộ phận cơ
- Nội dung tích hợp: âm nhạc,
2.Nội dung:
-  Cô cho trẻ hát bài “ Cái mũi”.
- Các con vừa hát nói về cái gì? 
- Mũi có tác dụng gì?
- Đúng rồi: Cái mũi cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể chứng ta, nhờ có mũi mà chúng ta ngửi được, thở được đấy các con ạ! Thế mà có một bạn nhỏ lại định vứt mũi , vứt tai của mình.
- Để biết đó là ai trong câu truyện gì cô mời cả lớp lắng nghe cô kể câu truyện “ Cậu bé mũi dài”
- Cô kể  câu truyện lần 1:
Cô nói tên truyện “  Cậu bé mũi dài” do tác giả LêThị Hương và Lê Thị Đức biên tập.
Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 cậu bé có cái mũi rất dài. Vì vướng quá không trèo hái táo được nên cậu muốn vứt  đi tất cả mắt, mũi, tai. Khi được các bạn giải thúch cậu đã hiểu ra và  luôn gần gũi vệ sinh sạch sẽ.
- Cô kể lần 2:Kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa
Trích dẫn làm rõ hàm ý:
+ Các con ạ: cậu bé có một cái mũi rất dài, vì vậy mọi người gọi chú là “bé Mũi Dài”).
+ Giải thích từ khó: Rực rỡ
Tức là có màu sắc tươi sáng nổi bật  hẳn lên và làm cho ai cũng phải chú ý.
+ Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Chú bé mũi dài đã nói gì khi không trèo được lên cây táo nhỉ?
- Những ai đã khuyên chú bé mũi dài? Khuyên như thế nào nhỉ?
- Được các bạn khuyên bé mũi dài đã nhận ra điều gì?
- Các bạn phải làm gì để giữ gìn các bộ phận , giác quan trong cơ thể?
“ Trích dẫn từ đầu đến  cậu bé mũi dài” và hỏi trẻ kể theo cô
+ Chỉ vì không trèo lên cây hái táo được  mà cậu đã ước chẳng cần mũi, tai, tay,
+ “ Bỗng chúđể làm gì cả”
- Rất  may các bạn đã đến kịp thời  giải thích  với bé mũi dài về tác dụng của các bộ phận.
“ Trích dẫn:  Gần chỗ mũi.rực rỡ  của chúng tôi được”.
- Cậu bé mũi dài đã nhận ra tất cả tai, mắt, mũi, miệngđều rất cần thiết và cậu luôn giữ gìn và cơ thể sạch sẽ.
“ Trích dẫn:  Từ đó.chúng đi nữa”.
* Giáo dục:Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn này, tai để nghe, mũi để thở và ngửi này... Vậy các con cần phải biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ  hàng ngày. Hiện nay bệnh đường hô hấp đang sảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con nhất là dịnh bệnh tay chân miệng. Chính vì vậy việc giữ gìn vệ sinh cơ thể lại càng cần thiết   để cơ thể các con có thể chống lại các loại bệnh tật. Ngoài ra, các con cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Sáng đi học sớm để tập thể dục này. Như vậy cơ thể của chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh. Cô thấy các con học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi.
- Trò chơi có tên: “Chơi với các bộ phân cơ thể”
3.Kết thúc 
- Cô củng cố nhận xét tuyen dương trẻ
III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Bạn trai, bạn gái”
1.Chuẩn bị:
- Tranh bạn trai, bạn gái
2.Nội dung:
- Cô cho trẻ quan sát tranh bạn trai, bạn gái và đàm thoại:
- Cô đọc từ bạn trai, bạn gái 3-4 lần
- Trẻ đọc:
+ Lớp đọc
+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô chú ý sửa lời cho trẻ
3.Kết thúc:
IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 03 tháng 09 năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 05 tháng 09 năm 2017
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1. Đón trẻ.
2. Hoạt động tự chọn.
3. Điểm danh.
4.Thể dục sáng.
II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: Thẩm mỹ 
HĐ: Âm nhạc
Đề tài: Đường và chân
- NDTT: Vỗ tay theo nhịp
	- NDKH, NH: Múa cho mẹ xem
- TCAN: Đóan tên bạn hát
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả;
- Trẻ biết vận động vỗ tay nhịp nhàng theo lời bài hát
-Trẻ hát đúng giai điệu, rõ ràng;
- Phát triển kỹ năng nghe nhạc ở trẻ.
-Trẻ hứng thú với giờ học;
- GD trẻ: đoàn kết và hợp tác với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: tại lớp học;
- Chuẩn bị tốt các bài dạy hát và bài hát cho trẻ.
- Xắc sô, phách tre,(đàn nếu có)
* Trẻ : Tâm thế thoải mái.
* Nội dung tích hợp: Toán ; MTXQ
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé trò chuyện.
- Ở lớp chúng ta, có một bạn nhỏ rất đặc biệt, các bạn nhỏ thật đáng yêu thông minh. Các con hãy lần lượt lên đây và tìm bạn nhỏ đang chốn ở đâu nhé!
- Cô cho từng trẻ đứng trước gương và nhìn ngắm bản thân mình, cô hỏi trẻ:
Con thấy mình như thế nào? Con thấy con có xinh không? Có đáng yêu không?
- Cô cho trẻ nói về bản thân mình và kết luận:
- Mỗi chúng ta đều thật đáng yêu, đáng quý trọng. Chúng ta có hài lòng về bản thân mình không?
2.Hoạt động 2: Bé cùng ca hát.
*Dạy hát:
Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát: Đường và chân. Nhạc Hoàng Long; lời: Xuân Tửu;
- Cô hát mẫu lần 1
- Cô hát mẫu lần 2(kèm động tác minh họa)
- Bài hát nói về đường và chân là đôi bạn thân, đi đến đâu hai bạn cũng đều có nhau, bài hát ca ngợi tình cảm thân thiết của hai bạn ấy. 
- Trẻ hát: Cô động viên khuyến khích trẻ hát. 
+ Lớp hát: 1 lần 
+ Tổ hát: 1 lần
+ Cá nhân hát: 2 lần
* VĐ: vỗ tay theo nhịp
- Để bài hát được hay hơn, hấp dẫn hơn cô dạy lớp mình vận động theo nhịp bài hát này nhé.
- Cô vỗ tay mẫu lần 1.
- Cô vỗ tay mẫu lần 2.
- Trẻ thực hiện:
+ Lớp hát và vỗ tay
+ Tổ hát và vỗ tay
+ Nhóm hát và vỗ tay
+ Cá nhân hát và vỗ tay
- Cô cho trẻ kết hợp các hình thức hát.
- Các con vừa được hát bài hát gì? Của tác giả nào?
- GD trẻ: chơi đoàn kết với bạn trong lớp.
3.Hoạt động 3: Xem cô biểu diễn.
- Các cháu hát hay cô sẽ tặng cho chúng mình một bài hát rất đáng yêu đó là bài: “ Múa cho mẹ xem” nhạc sĩ: Xuân Giao
- Cô hát 2 lần (kèm động tác minh họa)
- Bài hát nói về 1 bạn nhỏ múa cho mẹ xem, bạn ấy múa dẻo và đẹp, khi giơ tay lên thì như bướm xinh bay múa và khi đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng.
- Cho trẻ nghe cô hát lần 3.
- Các cháu vừa nghe cô hát bài hát gì? Của tác giả nào? 
4.Hoạt động 4: Bé vui chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi: Đoán tên bạn hát
- Cô nói cách chơi, luật chơi: trẻ ngồi tập trung quanh cô  giáo.Cho một bạn( A) đứng tách ra phía ngoài, đội mũ chụp kín mặt hoặc đứng quay mặt vào tường không nhìn thấy người hát.Cô chỉ định 1 trẻ ( B)bên dưới hát bài hát ngắn.Sau khi hát xong bạn hát chuyển dịch qua chổ khác.Cháu (A) bỏ mũ quay lại nói tên bạn hát. Nếu nói đúng thì hai bạn đứng ra trước lớp hát lại cho cả lớp nghe bài đó. Nếu nói không đúng thì cháu  (A)phải hát một mình. Sau đó bạn khác lên chơi..
- Trẻ chơi: Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi, cô nhận xét trò chơi.
* Kết thúc: Cô cho trẻ nghe cô kể một câu chuyện sáng tạo.
- Ra chơi.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ nói về bản thân mình.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Nghe cô hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát
- Nghe cô giới thiệu.
- Nghe cô hát và vỗ tay.
- Trẻ hát và vỗ tay.
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô nói.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Nghe cô hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi.
- Nghe cô kể chuyện.
- Trẻ ra chơi.
III.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, TCHT: Tự giới thiệu về bản thân
	Chơi tự do với cát
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết chơi trò chơi; 
- Trẻ mạnh dạn và biết tự giới thiệu về bản thân mình .
- Trẻ nhận biết và nói được các từ chỉ bộ phận chính của cơ thể người.
- Trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ cơ thể để có sức khỏe tốt.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi; TCHT: Tự giới thiệu về bản thân
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- Giới thiệu tên trò chơi: Tự giới thiệu về bản thân
- Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn. Cô mời một trẻ đứng vào giữa vòng tròn. Trẻ tự giớ thiệu tên của mình. Tiếp theo, trẻ đó hát và múa đi theo vòng tròn: “Mời các bạn cùng ra đây ta hát chung một bài nào” hoặc hát một bài của địa phương mình. Khi hát hết câu, trẻ đó dừng trước mặt bạn nào thì bạn đó bước vào trong vòng tròn, tự giới thiệu tên của mình rồi đứng lên phía trước trẻ đầu tiên. Hai bạn tiếp tục đi mời các bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy
- Trò chơi tiếp tục 3-4 lần.
- Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
- Trẻ chơi
- Nhận xét giờ chơi;
b. CTD: chơi với cát
 - Nhắc nhở trẻ không được ném cát vào bạn; đảm bảo an toàn cho trẻ
cho trẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai : Gia đình
	Góc xây dựng : Xây nhà
	Góc học tập : Xếp chữ o, ô, ơ bằng hột hạt
	Góc nghệ thuật : Nặn đồ dùng, đồ chơi
	(Đã soạn thứ 2)
V.VỆ SINH ĂN TRƯA:
VI.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI:
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* TCHT: Thẻ tên
1. Mục đích, yêu cầu:
- Về đúng nhà theo giới tính; nhận biết thẻ tên và cả trẻ trong lớp.
- TrÎ høng thó khi tham gia trß ch¬i.
- Phát triển khả năng quan sát, rèn luyện trí nhớ cho trẻ
2. ChuÈn bÞ:
- Thẻ tên của trẻ và lô tô đồ vật, con vật tương ứng với kí hiệu trong thẻ tên của trẻ.
- Giáo viên vẽ 2 đường vòng tròn làm nhà, mỗi vòng tròn có hiển thị hình ảnh bé trai – bé gái. 1 vòng tròn ở giữa lớp đủ rộng để các thẻ tên.
- Địa ®iÓm ch¬i b»ng ph¼ng s¹ch sÏ.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: TCHT: Thẻ tên
* Cô giới thiệu cách chơi:
- Cách chơi: Cô phát mỗi trẻ 1 thẻ tên và một lô tô có hình ảnh là con vật hay đồ vật tương ứng với kí hiệu thẻ tên của trẻ. Cho trẻ quan sát kĩ thẻ tên của mình và kí hiệu của thẻ tên. Cô hỏi tên của một trẻ trong lớp và cho trẻ nhắc lại tên của mình, sau đó cho trẻ đặt lại tất cả thẻ tên vào vị trí náo đó của lớp học ở hình tròn giữa lớp. Mỗi trẻ cầm lô tô tương ứng với kí hiệu của thẻ tên.
Cô và trẻ vừa đi vừa hát theo bài hát “trời nắng, trời mưa”, kết thúc bài hát mỗi trẻ so kí hiệu lô tô tương ứng với kí hiệu thẻ tên của mình, chọn đúng thẻ tên và về đúng nhà theo giới tính. Trẻ nào về chậm, không còn “nhà” để về phải tự giới thiệu thẻ tên và tên của mình với các bạn trong lớp.
2. Trong khi chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi. Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn . 
3 Sau khi chơi
- Cô nhận xét buổi chơi.  
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi
- Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. 
- Trẻ chơi trò chơi. 
- Trẻ nghe cô nhận xét
*Chơi với góc xây dựng:
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Đồ dùng tại góc: xây dựng
- Trẻ tâm sinh lý thoải mái
2.Nội dung:
- Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi
- Trẻ chơi: 
+ Cô quan sát hành động chơi của trẻ,
+ Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề
+ Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo;
- Nhận xét giờ chơi
3.Kết thúc
III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Tay phải, tay trái”
- Tranh các bộ phận trên cơ thể người
2.Nội dung:
- Cô cho trẻ quan sát tranh các bộ phận trên cơ thể người và đàm thoại:
- Cô đọc từ “tay phải, tay trái” 3-4 lần
- Trẻ đọc:
+ Lớp đọc
+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô chú ý sửa lời cho trẻ
3.Kết thúc:
IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 04 tháng 09 năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 06 tháng 09 năm 2017
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1. Đón trẻ.
2. Hoạt động tự chọn.
3. Điểm danh.
4.Thể dục sáng.
II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT : THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG :THỂ DỤC
ĐỀ TÀI : Đi trên ghế thể dục
I.Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ đi phối hợp được chân tay, nâng cao đùi không cúi đầu, có phản ứng với hiệu lệnh và định được hướng, giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục: 
- Luyện kỹ năng đi khéo léo khi tập luyện
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng đủ câu:
- Trẻ có ý thức trong giờ học:
- Trẻ thường xuyên năng tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh phát triển cân đối và hài hoà:
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Tại lớp học.
- Đồ dùng: 2 ghế thể dục, ống cờ 
- Trang phục: Cô và trẻ quần áo gọn gàng:
- NDTH: Toán : đếm SL bóng ,Âm nhạc: “ đôi mắt ”, MTXQ: Trò chuyện với trẻ về chủ điểm:
III. Tiến hành:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô và trẻ cùng hát bài, “ đôi mắt ”.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát:
1. Hoạt động 1: Ai đi giỏi nào:
Cô cho trẻ đi vòng tròn các kiểu đi, ĐT, đi bằng gót chân, ĐT, đi múi chân, ĐT, đi nghiêng bàn chân ĐT, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,ĐT, về xếp 2 hàng dọc, điểm số tách hàng. 
- Bài tập đội hình: Cho trẻ tập nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, trước, sau:
2. Hoạt động 2: Chúng ta cùng tập đều:
+ ĐT tay 2: Hai tay đưa ra trước lên cao
+ Chân 3:Đưa chân ra trước lên cao
+ Bụng 1:Đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân
+ Bật 1: Bật tiến về phía trước
- Cho trẻ chuyển đội hình:
3. Hoạt động 3: Bé trổ tài:
- Cô giới thiệu bài: Giờ học thể dục hôm nay cô cho các cháu tập bài: Đi trên ghế thể dục: Sau đó cho các cháu chơi trò chơi: nhảy tiếp sức: 
- Cô tập mẫu lần 1: 
- Cô tập mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Cô đứng sát vạch chuẩn mắt nhìn thẳng về trước khi có hiệu lệnh đi cô đi theo đường hẹp đến ghế cô bước từng chân lên ghế đi đến cuối ghế cô bước từng chân xuống ghế sau đó cô về cuối hàng đứng.
- Cô tập mẫu lần 3 hoàn chỉnh
* Trẻ thực hiện:
- Cô cho 1 trẻ lên tập mẫu: 
- Cô cho lần lượt 2 trẻ lên tập
- Trong khi trẻ tập cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ động viên khuyến khích tré tập cho tốt hơn; 
- Cô cho mỗi trẻ tập 2 lần
- Cô hỏi trẻ tên bài? 
- Gọi 1 trẻ lên tập lại 
* Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển khỏe mạnh cân đối hài hòa:
* TCVĐ: Thi ai nhanh:
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Thi ai nhanh; 
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần 
- TrÎ ch¬i c« bao qu¸t vµ ®éng viªn trÎ:
4.Hoạt động 4: Chúng ta đi nhẹ nhàng
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng 2 -3 vòng. 
- Cả lơp hát.
- Trò chuyện cùng cô:
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Trẻ tập 3L x 8N.
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Chú ý xem cô tập mẫu.
- Xem và nghe cô phân tích động tác:
-1 trẻ lên tập:
- Lần lượt lên tập .
- Trẻ trả lời:
-1 trẻ lên tập .
- Nghe cô giới thiệu trò chơi:
- Trẻ chơi 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng
III.CHƠI NGOÀI TRỜI:
Dạo chơi, trò chuyện về bản thân trẻ
 TCDG: Lộn cầu vồng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết chơi trò chơi; 
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi; trò chuyện về 
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
-Cô giới thiệu về bản thân (nói chậm rãi, rõ ràng). Ví dụ :“ Tên cô là Cúc. Cô năm nay 27 tuổi . Cô là phụ nữ . Cô là giáo viên mầm non. Cô dạy ở trường Mầm non Phiêng Luông. Nhà cô ở thành phố Hà Giang . Nhà cô có chồng cô và 02 con: 1 trai và 1 gái”.
- Cô gọi lần lượt 5-7 trẻ và hỏi:“ Tên con là gì ? Con bao nhiêu tuổi? Con là trai hay gái ? Con học lớp nào ? Nhà con ở đâu? Nhà con có những ai?”. Cô hướng dẫn trẻ trả lời các câu hỏi một cách đầy đủ, rõ ràng.
- Khi trẻ đã quen với cách trả lời các câu hỏi, cô gọi từng trẻ lên. Trẻ giới thiệu về bản thân mình như cô làm mẫu và theo các câu hướng dẫn . Ví dụ :“Tôi tên là Thảo.Tôi 5 tuổi. Tôi là con gái. Tôi học lớp cô Cúc . Nhà tôi ở Phiêng Luông . Nhà tôi có bố tôi , mẹ tôi , em tôi và tôi”.
b.TCDG: Lộn cầu vồng
- Giới thiệu tên trò chơi: Lộn cầu vồng
- Cách chơi: Hai bé đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao: Lộn cầu vồng nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta cùng lộn cầu vồng Hát đến “cùng lộn cầu vồng” hai bạn cùng xoay người và lộn đầu qua tay của bạn kia. Sau câu hát hai bé sẽ đứng quay lưng vào nhau. Tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ. Luật chơi: Khi đọc đến tiếng cuối cùng của bài đồng dao thì cả hai trẻ cùng xoay nửa vòng tròn để lộn cầu vồng.
- Trẻ chơi
- Nhận xét giờ chơi;
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiển tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai : Gia đình
	Góc xây dựng : Xây nhà
	Góc học tập : Xếp chữ o, ô, ơ bằng hột hạt
	Góc nghệ thuật : Nặn đồ dùng, đồ chơi
	(Đã soạn thứ 2)
V.VỆ SINH ĂN TRƯA:
VI.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI:
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
*TCDG: Bịt mắt đá bóng
1. Mục đích, yêu cầu:	
- Trẻ biết cách chơi và luật chơi ,chơi theo sự hướng đẫn của cô .
- Rèn kỹ năng vận động ở trẻ.
- Trẻ tham gia chơi hứng thú tham gia chơi trò chơi 1 cách có hứng thú.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- 2 mũ chụp kín hoặc 2 khăn bịt mắt.
- 2 quả bóng đặt cách vật chuẩn 2m (cách nhau 1m).
 - Tâm trạng thoải mái.
- Trang phục gọn gàng.
3. Hướng dẫn.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi: TCDG: Bịt mắt đá bóng;
* Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi :
- Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm xếp thành hai hàng ngang ở hai bên lớp (gần vạch chuẩn). GV mời hai trẻ lên chơi, đứng đối diện với bóng. Trước khi bịt mắt cho trẻ quan sát kĩ vị trí của quả bóng. Khi có hiệu lệnh: " hai - ba" thì hai trẻ tiến về qủa bóng. Ai đá trúng, các bạn vỗ tay hoan hô. Ai chơi xong đứng về cuối hàng, các bạn khác tiếp tục chơi cho đến hết lượt.
Khi trẻ đã chơi nhuần nhuyễn thì nâng cao yêu cầu, bằng cách sau khi quan sát và bịt mắt, cô giáo bế trẻ quay đúng một vòng rồi đặt trẻ ở vị trí cũ và hô " hai - ba" để trẻ đá bóng.
- Luật chơi: Đá bóng rồi mới được bỏ khăn
+ Ai kéo khăn trên bịt mắt trên đường đi không được chơi tiếp nữa.
2. Thực hiện quá trình chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi 
- Cô hướng dẫn trẻ chơi . Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn . 
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét buổi chơi.  
- Cô củng cố - giáo dục trẻ
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi
- Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. 
- Trẻ chơi trò chơi. 
- Trẻ nghe cô nhận xét
*Chơi với góc thiên nhiên
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Đồ dùng tại góc: thiên nhiên 
- Trẻ tâm sinh lý thoải mái
2.Nội dung:
- Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi
- Trẻ chơi: 
+ Cô quan sát hành động chơi của trẻ,
+ Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề
+ Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo;
- Nhận xét giờ chơi
3.Kết thúc
- Trẻ chơi tự do.
III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “khứu giác”
1.Chuẩn bị:
- Tranh các bộ phận cơ thể
2.Nội dung:
- Cô cho trẻ quan sát tranh các bộ phận cơ thể và đàm thoại:
- Cô đọc từ khứu giác 3-4 lần
- Trẻ đọc:
+ Lớp đọc
+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô chú ý sửa lời cho trẻ
3.Kết thúc:
IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 05 tháng 09 năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 07 tháng 09 năm 2017
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1. Đón trẻ.
2. Hoạt động tự chọn.
3. Điểm danh.
4.Thể dục sáng.
II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TOÁN
TÊN BÀI: Ôn số lượng 3, Nhận biết số 3. Luyện so sánh chiều rộng
I. Mục đích,yêu cầu:
-Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có lượng 3, nhận biết số3, biết so sánh chiều rộng.
- Luyện kỹ năng đến và kỹ năng so sánh.
-Trẻ nói mạch lạc đủ câu.
- Trẻ yêu thích môn học có ý thức trong học tập.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Tại lớp học:
- Đồ dùng: 3: phong bì 1 màu 
- Thẻ số từ 1->3 (mỗi trẻ 1 bộ).
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước to hơn: 
- Các nhóm đồ chơi có số lượng từ 1 - > 3 xep xung quang lớp học	 - NDTH:- Âm nhạc “ Ngày vui của bé”.
 - MTXQ: Đàm thoại với trẻ về lớp hoc của bé.
III. Tiến hành:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động1: Thăm quan lớp học của bé:
- Cho cả lớp hát bài “ Ngày vui của bé”.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về lớp học của bé
- Giáo dục: Trẻ yêu quý và bảo vệ lớp học sạch sẽ
2. Hoạt động 2: Bé tập đếm:
- Giai đoạn 1: Ôn luyện nhận biết số lượng 3.
- Cho trẻ lên tìm nhóm đồ chơi có số lượng 3.
- Cho cả lớp kiểm tra. 
- Cho trẻ lên tìm nhóm đồ chơi có số lượng 3
- Cho cả lớp kiểm tra và đếm.
- Cho 2 trẻ lên tìm thi đua xem ai tìm nhanh hơn nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng theo yêu cầu của cô.
- Cô vỗ xác xô. 
- Cô cho trẻ vỗ tay bằng số lần cô vỗ.
3. Hoạt động 3: Bé biết những gì bằng nhau.
- Giai đoạn 2: Luyện tập cách so sánh chiều rộng.
- Cho trẻ tìm và chọn phong bì rộng hơn giơ lên cô kiểm tra.
- Sử dụng kỹ năng so sánh đếm xem có bao nhiêu phong bì
- Cô cho trẻ nói kết quả
- Nhận biết số lượng 3
- Cô giới thiệu chữ số 3
- Cả lớp đọc. 
- Cá nhân đọc. 
4. Hoạt động 4: Bé vui chơi 
- Giai đoạn III: Luyện tập:
+ Cho trẻ chơi trẻ chơi “Tìm nhà”.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát và động viên trẻ.
* Kết thúc:
- Cho trẻ ra sân chơi trẻ chơi vv... 
- Cả lớp hát.
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe
-Trẻ lên tìm.
- Cả lớp kiểm tra.
- Trẻ lên tìm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxChu de Ban Than_12218151.docx