Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề VI: Tết và mùa xuân - Nhánh: Tết nguyên đán

A. MỤC TIÊU

1.Phát triển thể chất.

-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân

 (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

- Phát triển ở trẻ một số vận động cơ bản.

- Thực hiện thành thạo các vận động tinh khéo của đôi bàn tay, biết lắp ghép khối, hình để tạo sản phẩm đặc trưng của mùa xuân.

- Trẻ biết được một số thay đổi của mùa xuân để ăn mặc phù hợp.Trẻ biết ăn uống hợp vệ sinh trong ngày tết.

- Trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng để ném bóng vào chậu.

2. Phát triển nhận thức.

- Hình thành và phát triển ở trẻ một số kiến thức về ngày Tết cổ truyền và một số đặc trưng của mùa xuân: thời tiết, con người, cảnh vật.

- Trẻ biết phán đoán, nhận xét, so sánh về các sự vật hiện tượng xung quanh về tết và mùa xuân.

-Biết một số cây quen thuộc của mùa xuân, thời tiết trong mùa xuân

- .- Phát triển một số kiến thức về ngày têt nguyên đán và một số đặc trưng cơ bản của mùa xuân, thời tiết mát mẻ . và mỗi người thêm một tuổi.

3. Phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ biết sử dụng các từ câu miêu tả về tết và mùa xuân

- Biết sử dụng một số từ chỉ thời tiết của mùa xuân.

- Biết nói lên những điều trẻ quan sát cảm nhận được về tết và mùa xuân.

- Biết chào hỏi chúc Tết những người lớn tuổi.

- Biết diễn đạt những điều quan sát, nhận xét được bằng lời những câu đơn giản- Trẻ biết diễn đạt bằng lời nói cảm nhận được không khí tết và mùa xuân

- Trẻ phát âm các từ nói về tết và mùa xuân

-Biết trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn, noí về những gì quan sát được.

 

docx 66 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1725Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề VI: Tết và mùa xuân - Nhánh: Tết nguyên đán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vẽ hoa, quả mùa xuân.
	- Cho trẻ kể tên hoa quả mùa xuân.
	- Hoa quả dó có những đặc điểm gì?
	- Vẽ hoa quả đó thế nào?
	- Động viên tẻ tích cực hoạt động.
	d. Dạo quanh sân trường.
	- Cô cùng trẻ đi chơi dạo quanh sân trường.
	- Cô trẻ QS và nhận xét về sự thay đổi của cây cối, cảnh vật khi mùa xuân đến.
	- Giáo dục trẻ biết CS và bảo vệ cây xanh, thiên nhiên, yêu các mùa trong năm.
e. Múa hát các bài hát về mùa xuân.
	- Trò chuyện về mùa xuân cho trẻ hát “Mùa xuân đến rồi” sau dó cô trò chuyện với trẻ (Mùa xuân đến, cảnh vật xung quanh như thế nào, cây cối có gì thay đổi, các en nhỏ thì được làm gì...)
	- Cô củng cố giáo dục trẻ biết ngày tết và mùa xuân là ngày gia đình đoàn tụ, mọi người được xum họp ....
	- Hát múa về mùa xuân, mùa xuân đến mang nhiều miềm vui mới, ai cũng hoá hức chờ đón, cho trẻ múa hát thi đua.
2. TCCL: Trò chơi Trời mưa; Ném còn; Kéo co. 
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường
PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Cửa hàng bán hoa, quả mùa xuân.
2. Góc XD: Xây dựng công viên xanh mùa xuân.
3. Góc HT: Xem tranh ảnh về mùa xuân, hoa quả mùa xuân.
4. Góc NT: Vẽ, nặn hoa quả mùa xuân.
5. Góc TN: Quan sát, nhận xét đặc điểm của mùa xuân.
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức.
 	- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi:
- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây cảnh để xây dựng công viên mùa xuân
- Trẻ biết chơi theo nhóm, biết xem tranh và tṛ chuyện về phong cảnh mùa xuân ở tây bắc.
- Biết sưu tầm tranh làm bộ sưu tập về mùa xuân
- Trẻ biết lợi ích và tác dụng của cây xanh với đời sống con người, cây cối và động vật. Biết cách chăm sóc cây xanh
2.Kỹ năng.
 	- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội. Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Giáo dục.
 - Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn khi chơi . Biết vâng lời ông bà, bố mẹ và lễ phép với người lớn tuổi. 
II. Chuẩn bị.
Góc PV: Đồ chơi bán hàng: hàng hoá, hoa, quả trong những ngày tết
Góc NT: Giấy bút, sáp màu..
	Góc HT: Tranh ảnh hoa , quả về các loại hoa quả ngày Tết,mùa xuân.
	Góc XD : Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa
Góc TN: Địa điểm và dụng cụ chăm sóc cây, các loại quả ngày tết 
III. Cách tiến hành.
1. Thỏa thuận trước khi chơi.
 	 Các con ơi khi mùa xuân về chúng mình dược đón chào một năm mới, và được đón một ngày lễ lớn trong năm đó chính là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, và trong những ngày giáp tết này ai ai cũng đi chợ mua sắm những đồ dùng những thứ cần thiết cho ngày tết và hôm nay ở góc phân vai cô con mình cùng đi chợ tết và sắm thật nhiều đồ tết các con nhé. Và chúng mình sẽ mua thật nhiều đồ để về gia đình cùng xum họp quanh bếp cùng thưởng thức những món ăn trong những ngày tết.
 	 Xuân xuân ơi! Xuân đã về có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến. chúng mình thấy mùa xuân về có vui không, mùa xuân được hoà mình trong những lời ca, tiếng hát thật vui nhộn và mang đến cho chúng ta một không khí tết tràn ngập tiếng cười. nào chúng mình hãy cùng hoà mình cùng với những lời ca tiếng hát để góp phần cho màu xuân thêm đẹp và thêm vui nhé.Ai sẽ cùng cô đến với góc nghệ thuật nào?
 	Phương nam hoa mai thắm, phương bắc đào hồng tươi mùa xuân hoa khoe sắc hương thơm ngát đất trời các con ơi! Mùa xuân đến giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. và là mùa cho hoa đào và hoa mai nở rực rỡ, khoe sắc hương khắp phuơng trời, và hôm nay ở góc học tập chúng mình sẽ cùng nhau nhau xem tranh và trò chuyện về mùa xuân ở tây bắc chúng mình nhé. Ai sẽ tham gia ở góc học tập?
 	 Các con ạ, các bạn nhỏ sống ở thành thị vào các dịp lễ tết này bạn ấy được bố mẹ đưa đi chơi trong các công viên các khu vui chơi giải trí rất thú vị trong đó có rất nhiều đồ chơi, chúng mình có thích được đi chơi như các bạn ấy không, vậy ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan, học giỏi này thì sau này lớn lên chúng mình sẽ được bố mẹ đưa về các thành phố lớn vào các công viên chơi nhé. Còn bây giờ, tại sao các con không tự xây dựng cho chúng mình một khu công viên mùa xuân thật đẹp và thật nhiều đồ chơi để chúng mình chơi nhé. Ai sẽ tham gia xây dựng khu vui chơi giải trí này.
 	Các con có yêu cây xanh không, các con biết gì về cây xanh vây? Vậy để cây lớn lên và phát triển bình thường ra hoa kết trái, và hôm nay cô con mình cùng đến với góc thiên nhiên và cùng chăm sóc cây trong vườn trường nhé, ai sẽ tham gia góc này?
2. Qúa trình chơi.
Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
Góc phân vai.
 	- Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế?
 	- Các bạn đang đi chợ tết ạ, các bác sẽ mua gì trong những ngày tết này?
 	- Đi chợ xuân các bác có vui không?
 	- Chúng ta hãy cùng vào cửa hàng bách hoá đằng trước xem ở đó sẽ có rất nhiều đồ để chúng ta lựa chọn đấy?
 	- Chào bác bán hàng, cửa hàng mình đã bán đồ tết chưa ạ?
 	- Bác tìm giúp tôi một cây hoa đào nhé?
 	- Các bác định mua gì?
 	- Ở đây có rất nhiều thực phẩm, hoa, quả phục vụ cho ngày tết đấy, chúng mình hãy lựa chon thật khéo để về trang trí trong gia đình trong những ngày tết này nhé?
Góc nghệ thuật.
 	- Ôi ở đây sao mà vui thế, các bạn ơi các bạn đang làm gì thế?
 	- Các bạn đang làm bộ sưu tập về mùa gì vậy?
 	- Mùa xuân có những loại hoa gì?
 	- Mùa xuân đến cây cỏ hoa lá như thế nào vậy?...
Góc học tập.
 	- Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
 	- Phong cảnh ở bức tranh này vẽ gì vây?
 	- Vậy mùa xuân ở bản con có gì?
 	- Tết đến mọi người thường làm gì?...
Góc xây dựng.
 	- Ôi, chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng cho mình một khu công viên mùa xuân thật là đẹp.
 	- Ở đây các bác sẽ xây gì?
 	- Trong khu vui chơi giải trí này sẽ đẹp hơn khi chúng ta xây cho nó một khu vực trồng hoa, các bác sẽ xây bồn hoa ở đâu?
 	- Chỗ này các bác sẽ xây gì?
 	- Đồ chơi này chúng mình sẽ đặt ở đâu?
Góc thiên nhiên.
 	- Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 	- Ai sới cỏ cho cây?
 	- Ai tưới nước cho cây?
 	- Ai bắt sâu cho cây?
 	Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì?
 	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
3. Kết thúc quá trình chơi.
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu vui chơi giải trí được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
I. Mục đích
Rèn kỹ năng vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình.
 + Rửa mặt và đánh răng đúng cách.
Kỹ năng tự phục vụ: + Trẻ biết tự cất dọn quần áo đồ dùng cá nhân.
 + Tự gải chiếu và tự xúc cơm ăn không vãi.
II. Chuẩn bị:
Dụng cụ vệ sinh: nước sạch, xà phòng, khăn mặt sạch, chậu hứng nước bẩn, khăn lau tay.
Dụng cụ ăn uống: chiếu, bát thìa, đồ ăn của trẻ, nước uống và cốc uống đủ cho trẻ.Chỗ ngủ: Kín gió, chăn, gối, chiếu
III. Tổ chức hoạt động.
	- Cô cho trẻ xếp hàng ,xếp xong cô cho trẻ đọc thơ (Bé này bé ơi) 
	- Chúng mình đọc bài thơ bé này bé ơi nào
- vừa rồi chúng mình vừa đọc bài thơ gì? 
- Bài thơ nhắc chúng ta điều gì ?
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy chúng mình phải làm gì?
- Đúng rồi sáng ngủ dậy các con phải rửa tay,rửa mặt,đánh răng không thì vi khuẩn sẽ sâm nhập vào cơ thể chúng ta,không chỉ mỗi sáng ngủ dậy mới rửa tay,rửa mặt đâu bất kỳ lúc nào chân tay ,mặt mũi bẩn chúng mình phải rửa nhé, nhưng để rửa tay,rửa mặt như nào cho sạch thì các con phải rửa đúng quy trình Bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình rửa tay,rửa mặt nhé.
( Cô hướng dẫn quy trình rửa tay ,rửa mặt )
- Như vậy là cô đã rửa tay ,rửa mặt sạch sẽ rồi .bạn nào xung phong lên rửa cho cô và các bạn cùng xem nào.
(Cho 1 trẻ lên rửa mẫu ,sau đó cho các trẻ còn lại lên rửa ,cô quan sát giúp đỡ trẻ )
Trẻ rửa tay xong cho trẻ giúp cô kê bàn, ghế và ăn cơm trước khi ăn cho trẻ đọc thơ “Giờ ăn” mời cô và các bạn. trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ ăn nhanh và ăn hết xuất không làm vãi cơm
Trẻ ăn song cho trẻ cùng cô chuẩn bị chỗ ngủ và cho trẻ ngủ.
	- Trẻ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh.
Phần VI: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
	* Vẽ tự do
	* Giải câu đố về hoa, quả mùa xuân.
	* Hát các bài hướng về chủ đề.
* Hát bài Mùa xuân.
* Vệ sinh lớp học.
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với một số kiến thức mới.
	- Trẻ được tự do thể hiện ý tưởng của mình khi vẽ về mùa xuân: Cây cối, hoa,theo ý thích.
	- Trẻ suy nghĩ và giải được các câu đố của cô.
	- Trẻ kể và hát được một số bài hát thuộc chủ điểm
	- Trẻ hát được cùng cô bài hát và nhớ tên bài hát.
	- Trẻ có ý thức tự giác đối với công việc được giao.
II. Chuẩn bị:
	- Giấy vẽ, bút sáp.
	- Câu đố về hoa quả mùa xuân
	- Một số bài hát thuộc chủ điểm.
	- Bài hát: Mùa xuân
	- Rẻ lau, chổi, hót rác, nước
III. Tiến hành:
	* Vẽ tự do. 
	- Cho trẻ kể về những đặc điểm của mùa xuân mà trẻ biết.
	- Cây cối mùa xuân thế nào?
	- Hoa quả mùa xuân ra sao?
	- Vẽ về cây cối hoa quả mùa xuân thế nào?
	- Con định vẽ gì?
	- Động viên trẻ tích cực hoat động.
	- Cuối giờ cô và trẻ đi nhận xét các hình vẽ.
* Giải câu đố về hoa quả mùa xuân.
	- Cô đọc câu đố:- Hoa gì nho nhỏ
\Mùa gì ấm ápCánh mầu hồng tươi
	Mưa phùn nhẹ bayHễ thấy hoa cười
	Khắp chốn cỏ câyĐúng là tết đến?
	Đâm chồi nẩy lộc?Là mùa gì?
	Là mùa gì?
	* Các bài hát hướng về chủ đề.
	- Cô đọc câu đố:
	Mùa gì ấm áp
	Mưa phùn nhẹ bay
	Khắp chốn cỏ cây
	Đâm chồi nẩy lộc?
	Là mùa gì?
	- Con biết bài hát nào nói về mùa xuân?
	- Những bài đó hát thế nào?
	- Tổ chức cho trẻ hát từng bài một theo nhiều hình thức khác nhau.
	* hát bài mùa xuân.
	- Cho trẻ ngồi theo tổ và cùng cô trò chuyện về chủ điểm.
	- Cô giới thiệu bài hát với trẻ:
	+ Có bạn nào hát được bài hát “Mùa xuân” không.
	+ Cho trẻ xung phong lên hát.
	+ Cô hát 1-2 lần cho trẻ nghe
	+ Tổ chức cho trẻ hát theo nhiều hình thức khác nhau.
	- Cô nhận xét động viên, tuyên dương trẻ kịp thời.
	* Về sinh lớp học.
	- Muốn lớp học sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
	- Cô nêu nội dung công việc của buổi vệ sinh.
	- Chi trẻ thành 3 tổ.
	- Phân công công việc cho từng tổ.
	- Cho trẻ thực hiện công việc, cô làm cùng trẻ và nhắc nhở tẻ làm.
* Nêu gương bình cờ, phát bé ngoan cuối tuần
 - Cho trẻ hát bài các bài trong chủ điểm.Cô thấy chúng mình hát rất hay cô khen lớp mình nào. 
- Chúng mình có biết hôm nay là thứ mấy không? Đúng rồi hôm nay là thứ 6 là ngày chúng mình mong chờ nhất phải không ? vậy chúng mình mong chờ gì ở ngày thứ 6 nhỉ? .bạn nào ngoan ,và được nhiều lá cờ nhất thì bạn đó sẽ được thưởng thêm 1 lá cờ và 1 phiếu bé ngoan đấy đúng không nào . Bây giờ cô mời bạn lớp trưởng đứng lên nhận xét xem trong tuần này lớp mình có những bạn nào hay nghỉ học, hay đánh bạn ,trong giời cô giáo dạy học bạn nào không chú ý nghe cô giảng bài. Và trong tuần bạn nàođi học đều,đúng giờ, ở trong lớp ngoan ngoãn chăm chú học tập nhỉ.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp.
	- Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ.
- Vậy bạn ... ngoan như vậy xứng đáng nhận được một chàng pháo tay và xứng đáng nhận được một lá cờ phải không nào.
- Cô giáo dục trẻ.
 - Cô phát phiếu bé ngoan./.	
 * Vệ sinh cá nhân cho trẻ 
 - Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về
 * Chuẩn bị tư trang – trả trẻ
*********************************
Ngày soạn: 10/ 02 / 2017.
	Ngày dạy: Thứ 2/ 13/ 02 / 2017
Tên lĩnh vực: Phát triển thể chất
Tên hoạt động: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG BẰNG 2 TAY
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biêt ném trúng đích đúng tư thế, chơi thành thạo trò chơi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ném, vận động tinh khéo và tự tin cho trẻ, rèn sự định hướng trong không gian.
3. Thái độ: Trẻ có ý thức trong giờ học và trẻ có thói quen tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
- Cô: 2 đích ném, 20 túi cát
	- Trể : Trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện và khởi động.
(3-5 phút)
Hoạt động 2
Bé yêu thể thao
(8-10 phút)
Hoạt động 3
Bé vui khỏe
(15 – 18 phút)
 Hoạt động 4
Hồi tĩnh.
- Xin chào tất cả các bé, chào mừng các bé đã đến với hội thi “Bé vui khỏe”. Mùa xuân đã về với bản làng mình rồi, các con có vui không? Mùa xuân đến con người và cảnh vật như thế nào?
Và trong mùa xuân này chúng mình được đón chào một ngày lễ trọng đại trong cả năm, chúng mình biết đó là ngày lễ nào không? Và trong những ngày này, có rất nhiều trò chơi, cuộc thi diễn ra trong hội xuân và hôm nay cô con mình sẽ cùng tham gia một trò chơi trong hội xuân đó nhé!
* Khởi động:
- Để tham gia trò chơi được tốt hơn, trước hết chúng ta hãy khởi động cho cơ thể được nóng lên nhé!
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi mũi, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. về hàng tập thể dục.
* Trọng động
a. Bài tập phát triên chung 
1.Hô hấp: Hít thở
 2. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 3. Chân: Đứng đưa một chân về trước
 4. Bụng: Đứng quay người sang hai bên
 5. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ
 b.Vận động cơ bản.
Ngày hôi xuân có rất nhiều trò chơi, cô cháu mính cùng tổ chức chơi trò chơi “Ném chúng đích thẳng đứng” nhé.
- Cô tập mẫu lần 1 hoàn chỉnh
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: TTCB cô đứng trước vạc chuẩn đứng chân trước, chân sau
- Cô tập mẫu lần 1 : Hoàn chỉnh., tay cầm vật nộm cựng phớa với chõn sau. Khi cú hiệu lệnh cụ cầm tỳi cỏt nhằm trúng đích ném.
- Gọi 1 trẻ khỏ lờn tập.
- Cụ lần lượt cho 2 trẻ lờn tập 1 lần
- Tổ chức cho 2 tổ thi đua nhau.
c. Trò chơi vận động : Kéo co
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 4 đến 5 lần.
Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng 
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại với cô.
- Đi thành vòng tròn, đi thường, đi mũi bàn chân, đi gót chân, đi thường, chạy châm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về hàng
Hít vào, thở ra
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- Một trẻ tập mẫu.
- Lần lượt 2 trẻ tập đến hết hàng.
- Trẻ chơi 4 đến 5 lần.
Trẻ đi 2 - 3 vòng quanh sân.
B : HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	1.HĐCCĐ : * Quan sát bầu trời.	
2. TCCL : Ném còn”.
	3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường. 
C : HOẠT ĐỘNG GÓC
	1. Góc PV: Cửa hàng bán hoa, quả mùa xuân.
2. Góc XD: Xây dựng công viên xanh mùa xuân.
3. Góc HT: Xem tranh ảnh về mùa xuân, hoa quả mùa xuân.
D : HOẠT ĐỘNG - VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
E : HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2. Vẽ tự do.
3. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
 4. Nêu gương,cắm cờ .
5. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
6. Trả trẻ:Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi - Ra về.
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: .........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :...................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..............................................................................................
............................................................................................................................................. 
******************************************
	Ngày soạn: 11/02/2017
	Ngày dạy:Thứ 3, Ngày 14 /02/2017
A . HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Tên hoạt động : NHẬN BIẾT VỀ HOA QUẢ NGÀY TẾT
I.Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm rõ nét (Hình 
dáng, cấu tạo, màu sắc, mùi vị...) của một số loại quả quen thuộc vào dịp tết cổ truyền của dõn tộc.
	- Trẻ SS, NX được những điểm giống và khác nhau của 3 loại quả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh 3 đối tượng
	3. Thái độ: GD trẻ phải thường xuyên ăn các loại quả để có chất DD cho cơ thể.
II. Chuẩn bị:
	- Cô: Quả quýt, chuối, nho, bưởi. Tranh ảnh về một số loại quả, dao, tăm.
	- Trẻ: - Bút, giấy.
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện.
( 5 phút)
Hoạt động 2
Chiếc túi kì lạ.
(23 – 25 phút)
Hoạt động 3
Kết thúc
- Hát “Sắpđến tết rồi”.
- Trò chuyện về hoa qua ngày tết.
Đưa cái túi ra cho trẻ đoán xem trong túi có cái gì?
- Trong túi có rất nhiều các loại quả các con đã được ăn rồi. Chúng mình sẽ dùng tay tìm quả theo yêu cầu của cô nhé!
- Lấy cho cô quả cam.
- Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: Bạn lấy có đúng yêu cầu của cô không?
- Bạn đã lấy được quả gì?
+ Quả cam có màu gì?
+ Quả cam có dạng hình gì?
+ Vỏ quả cam như thế nào?
+ Mùi quả cam như thế nào?
+ Ăn quả cam thấy chua hay ngọt?
- Thực hiện tương tự với các qủa nho, chuối, bưởi.
- Cho trẻ so sánh quả cam, quả bưởi, quả nho.
+ Có gì giống nhau?
+ Có gì khác nhau? Khác nhau như thế nào?
- Cho trẻ xem tranh một số loại quả, đọc tên các từ trong tranh.
- Cho trẻ chơi tả các loại quả bằng cử chỉ điệu bộ.
- Vẽ các loại quả mà trẻ thích.
- Trẻ hát, trò chuyện
- 3 trẻ
- 1 trẻ
- Quả cam
- 2 trẻ
- 3 trẻ
-3 trẻ
- 3 trẻ
- 3 trẻ
- Trẻ nhận xét và so sánh.
- Quả dừa, quả mít...
- làm cử chỉ để tả các loại quả mà trẻ biết.
- Vẽ và tô màu.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
	- Trò chuyện về mùa xuân.
2. Trò chơi vận động:
	- Trời mưa.
3. Chơi tự do:
	- Chơi tự do trên sân trường.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
	1. Góc PV: Cửa hàng bán hoa, quả mùa xuân.
2. Góc NT: Vẽ, nặn hoa quả mùa xuân.
3. Góc TN: Quan sát, nhận xét đặc điểm của mùa xuân.
D : HOẠT ĐỘNG - VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
E : HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2. Giải câu đố về hoa, quả mùa xuân.
3. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
 4. Nêu gương,cắm cờ .
5. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
6. Trả trẻ:Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi - Ra về.
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: .........................................................................................
..............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :...................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..............................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/02/2017
Ngày dạy: Thứ 4 ,Ngày 15/02/2017
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Tên hoạt động: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY
I. Mục đích - Yêu cầu:
	1. Kiến thức:Trẻ hiểu ND truyện, biết được ý nghĩa của bánh chưng bán dầy.
	2. Kĩ năng: Rốn ngụn ngữ cho trẻ.
	3. Thái độ: Trẻ biết yêu qúi mùa xuân, biết đươc phong tục cổ truyền của người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh häa.
- Một cái bánh chưng, 1 cái bánh dày.
 - Giấy A4, bút chì.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện về chủ điểm.
( 4-5 p)
Hoạt động 2
Tìm hiểu bài mới.
( 25-30 p)
Hoạt động 3
Kết thúc
 - Cho trẻ quan sát bánh chưng và hỏi trẻ:
 - Đây là bánh gì?
 - Bạn nào đã được ăn bánh chưng rồi?
 - Cắt bánh chưng cho trẻ nếm.
 - Bánh chưng ăn có ngon không?
 - Bánh trưng được làm bằng gì?
 - Con được ăn bánh chưng vào những ngày nào?
+Còn đây là bánh gì?
+Bánh dày thương được làm bằng gì?
+Bánh dày người dân tộc nào hay làm?
 - Vì sao bánh chưng, bánh dày không thể thiếu vào những ngày tết cổ truyền trọng mỗi gia đình, chúng mình hãy cùng nghe cô kể chuyện “Sự tíchBánh chưng bánh dầy” nhé!
*Cô kể diễn cảm: 
 - Kể lần 1: cử chỉ điệu bộ
*Giảng nội dung:
- Vào một dịp cuối năm vua Hùng vương cho mời đông dủ các con đến và bảo. “Đến ngày hội lớn đầu năm ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời đất thì sẽ được nhường ngôi vua. Bằng tấm lòng của mình, Lang Liêu đã làm 2 loại bánh để dâng vua cha vối những nguyên liệu do mình trồng cấy nên 2 loại bánh, tuy dản dị nhưng có ý nghĩa đó là bánh chưng tượng trưng cho trời, bánh dầy tượng trưng cho đất cho tấm lòng của người con hiếu thảo dâng lên vua cha.
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Kể lần 2: theo tranh.
-Đàm thoại :
+ Vua Hùng đã nói gì với các con?
- Lang Liêu đã làm gì để dâng lên vua cha?
- Khi dâng bánh cho vua, Lang Liêu đã nói như thế nào?
- Vì sao bánh chưng không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của nhân dân Việt Nam?
+Ngày tết gia đình con thường gói những loại bánh gì?
+Cô dạy trẻ kể chuyện theo tranh(2-3 Trẻ)
* Giáo dục cho trẻ biết Người dân tộc kinh ngày tết thường hay gói bánh trưng, bánh tét.Người dân tộc mông thường hay gói bánh dày 
- Cho trẻ thực hành vẽ bánh trưng, bánh dày
- Bánh trưng ạ
- Trẻ trả lời
-Làm bằng gạo nếp ạ
- Ngày tết ạ
- Bánh dày ạ
-Làm bằng gạo nếp ạ
- Dân tộc hơ Mông
- Trẻ lắng nghe
- Sự tích bánh trưng , bánh dày.
- Đến ngày hội lớn... nhường ngôi.
- Làm 2 chiếc. bánh trưng, bánh dày.
- bánh dày tượng... màu mỡ
- Trẻ trả lời
- Trẻ vẽ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ hoa quả mùa xuân.
2. Trò chơi vận động: Kéo co.
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
	1. Góc PV: Cửa hàng bán hoa, quả mùa xuân.
2. Góc XD: Xây dựng công viên xanh mùa xuân.
3. Góc TN: Quan sát, nhận xét đặc điểm của mùa xuân.
D 

Tài liệu đính kèm:

  • docxMÙA XUÂN @.docx