Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 14 - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông hàng không

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển nhận thức.

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường hàng không ( Máy bay, máy bay trực thăng), biết được màu sắc, biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông đó ( Để chở khách và trở hàng hóa). Biết được nơi hoạt động của các loại PTGT. Trẻ biết đọc chữ cái i, t, c và nhận biết được chữ cái i, t, c trong từ.

 2. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

 - Phát triển sự dẻo dai, khéo léo trẻ có thể vừa đi trong đường hẹp và trèo nên xuống nghế.

 3. Phát triển ngôn ngữ.

 - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết chấp hành tốt luật giao thông, và tích cực trò chuyện cùng cô về nội dung câu chuyện.

 4. Phát triển thẩm mĩ.

 - Trẻ có kỹ năng vẽ, biết sử dụng những nét vẽ cơ bản: nét thẳng, nét xiên để tạo nên được những chiếc thuyền đẹp và có bố cục hợp lý.

 - Phát triển tính thẩm mỹ, rèn kỹ năng vẽ, tô màu không để màu chờm ra ngoài.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 6110Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 14 - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông hàng không", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
Vậy cô mời cả lớp xếp thành 2 hành để cùng nhau chơi nhé
Quan sát nhác nhở trẻ
c. Trò chuyện về các phương tiện giao thông
- Cô và trẻ hát “ Em tập lái ôtô” và hỏi trẻ:
 	+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?	
 	+ Bài hát nói đến loại xe gì?
 	+ Các bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì?
 	 Và cô có xe gì đây?
 	+ Vì sao chúng mình biết?
 + Đây là bộ phận nào của xe?
 + Còn đây là gì?
 + Xe ôtô dùng để làm gì?
 	+ Tiếng còi xe kêu như thế nào?
 	+ Khi ngồi lên xe để đi thì chúng mình phải làm gì để đảm bảo an toàn cho cơ thể?
 + Để khởi động được xe chúng mình phải có gì?
 +Chúng mình khởi động máy nhờ bộ phận nào?
Người chạy chẳng nhanh bằng tôi
Nhứng đứng không chống thì tôi ngã kềnh
Trước sau hai bánh rành rành
Mỗi khi máy nổ, chạy nhanh cõng người
Là xe gì?
và hỏi trẻ:
 + Chúng mình biết đó là loại xe gì không?
 	 + Vì sao các con biết đó là xe máy?
 + Và cô có xe gì đây?
 + Vì sao chúng mình biết?
 + Nhà những bạn nào có xe máy giống như xe này?
 + Đây là bộ phận nào của xe?
 + Còn đây là gì?
 + Xe máy dùng để làm gì?
 + Tiếng còi xe kêu như thế nào?
 + Khi ngồi lên xe để đi thì chúng mình phải làm gì để đảm bảo an toàn cho cơ thể?
 + Để khởi động được xe chúng mình phải có gì?
 +Chúng mình khởi động máy nhờ bộ phận nào?
d. Quan sát thời tiết
Cho trẻ hát khúc hát dạo chơi
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào ?
- Thời tiết rét thế này thì các con phải ăn mặc như thế nào ?
- Nếu không chuyện gì sẽ sảy ra ?
- Vậy chúng ta phải làm gì ?
Cô chốt lại giáo dục trẻ
Trò chơi vận động:
a. Trò chơi: “ Về đúng đường”
Cô nêu tên trò chơi nêu cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
b.Trò chơi: “ Làm theo tín hiệu”
 Cô nêu tên trò chơi nêu cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
c. Trò chơi “ Đèn xanh đèn đỏ”
Cô nêu tên trò chơi nêu cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
Chơi tự do
- Chơi tự do trên sân trường và chơi với đồ chơi ngoài trời.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi tín hiệu giao thông
2. Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng, sân bay
3. Góc học tập: Chơi lôtô các loại phương tiện giao thông
4. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn một số phương tiện giao thông đường hàng không
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây chăm sóc cây
I. Mục đích – yêu Cầu
1. Kiến thức
 	- Trẻ biết tự nhận góc chơi, biết thể hiện vai chơi, Trẻ biết chơi theo nhóm, biết quan sát và trò chuyện về các loại phương tiện giao thông qua lô tô về các loại phương tiện giao thông, trẻ biết được đặc điểm, tên gọi, lợi ích của các loại phương tiện giao thông, biết được nơi hoạt động của các loại PTGT 
- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào để xây dựng bến cảng.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội, Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. Rèn kỹ năng giao tiếp.
- Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe nhạc, kỹ năng vận động.
 3. Giáo dục: 
 	Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại phương tiện giao thông, trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường khi ngồi trên thuyền không được vứt rác xuống sông, hồ, 
 	- Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng học tập..
II. Chuẩn bị
1. Góc phân vai
 - Các biển báo giao thông, tranh ảnh giao thông, trang phục chú cảnh sát giao thông
2. Góc nghệ thuật:
 - Giấy A4, bút sáp, đất nặn, giấy màu, keo dán.
4. Góc xây dựng:
 - Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, tàu thuyền...
5. Góc thiên nhiên:
 - Bể nước, thuyền buồn, địa điểm thả thuyền.
III. Cách tiến hành
 	a. Thỏa thuận trước khi chơi
 	- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát “anh phi công ơi” đến các góc chơi.
 Cô giới thiệu nội dung và cách chơi của từng góc.
	- Cô đặt câu hỏi để trẻ trả lời.
	Công việc của các chú phi công là gì?
Máy bay dùng để làm gì?
Chốt lại giáo dục trẻ
	- Cô và trẻ đến các góc và đặt câu hỏi cho từng góc chơi. Sau đó cho trẻ về góc chơi theo sự thỏa thuận.
 	b. Qúa trình chơi:
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	1. Góc phân vai:
- Chào chú cảnh sát giao thông chú đang làm gì thế à?
- Đây là biển báo gì vậy chú?
- Thế còn biển báo này có nghĩa là gì?
2. Góc nghệ thuật:
 - Chào các con các con làm gì thế?
- Để vẽ được máy bay con phải vẽ như thế nào?
- Tô màu ra sao và sắp xếp bố cục như thế nào?
 	3. Góc học tập:
 	- Chào các bạn, các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
 	- Ôi nhiều lô tô quá, Lô tô này nói về điều gì vậy?
	- Đây là bộ sưu tập các loại phương tiện giao thông được các nhà nhiếp ảnh gia thu nhỏ thành những lô tô rất đẹp phải không nào?
	- Chúng mình cùng quan sát xem đó là những loại phương tiện giao thông nào nhé?
	- Trẻ vẽ cô giúp đỡ trẻ
 	4. Góc xây dựng:
 	- Chào các bác thợ xây, các bác đang xây gì ở đây vậy ạ?
- Các bạn xây bến cảng phải không?
- Chúng mình nên nhớ bến cảng là nơi thông thương hàng hóa, con người chính vì vậy chúng mình phải xây dựng làm sao để dễ vận chuyển hàng hóa và thuận tiện cho con người qua lại dễ dàng hơn nhé !
 	- Khu vực bến Cảng chúng mình sẽ xây dựng nhà bán vé ở khu vực nào ?
 	5. Góc thiên nhiên:
	- Các bạn đang làm gì vậy ?
	- Tưới cây song chúng mình phải làm gì ?
 	c. Kết thúc quá trình chơi:
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về bến cảng được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Nội dung
- Hát múa đọc thơ truyện về chủ đề
- Hoạt động góc
- Vẽ theo ý thích
- Tô chữ cái đã học
- Vệ sinh góc chơi
I. Mục đích – yêu cầu
 	- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc giải các câu đố của cô về các loại phương tiện giao thông, ôn lại các chữ cái đã học. 
 	- Thuộc bài thơ và thể hiện bài thơ theo đúng nhịp điệu.
 	- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết viết các chữ cái theo hướng dẫn của cô
 	- Trẻ nhận biết vẽ các phương tiện giao thông trẻ yêu thích
	- Biết vệ sinh các góc chơi cùng cô
 II. Chuẩn bị
 	- Đồ chơi ở các góc
 	- Các bài hát, câu chuyện, bài thơ về các loại phương tiện giao thông.
 	- Bút chì, vở ô ly
 	- Khăn lau, xô, chổi, hót rác.
 III. Tiến hành:
 a. Hát múa đọc thơ, chuyện về chủ đề
 	- Cô và trẻ hát bài “ anh phi công ơi” và hỏi trẻ:
 	+ Chúng mình vừa được hát bài hát gì?
 	+ Trong bài hát nói đến phương tiện giao thông nào?
 	+ Ngoài máy bay ra chúng mình còn biết những loaị phương tiện giao thông nào khác nữa?
 	+ Để biết thêm về các loại phương tiện giao thông khác nữa chúng mình cùng tìm hiểu các phương tiện giao thông đó qua các bài hát, câu chuyện hay bài thơ nhé.
 	+ Cô chọn một vài trẻ khá lên đọc bài thơ về một số loại PTGT.
=> Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
 	b. Hoạt động góc
 	- Cho trẻ thỏa thuận và về các góc chơi. 
	- Cô đi đến từng góc chơi và nhập vai chơi cùng trẻ đặt nhiều câu hỏi gợi mở cho trẻ theo từng buổi chơi.
	- Kích thích trẻ chơi sáng tạo. Khi trẻ chơi không hứng thú cô gợi ý cho trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi (không nhất thiết đổi cả nhóm).
	Nhận xét sau khi chơi.
	- Cô cho từng nhóm nhận xét các thành viên trong nhóm xem bạn nào chơi giỏi và chưa giỏi. Cho các nhóm tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
	- Buổi đầu cô nhận xét riêng từng nhóm sau đó cho trẻ tự nhận xét.
	- Cho trẻ hát một bài và thu dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
 	c. Vệ sinh góc chơi
	Cô tập chung trẻ lại thông báo nội dung buổi hoạt động 
	Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau vệ sinh các góc chơi sau một tuần học tập cả lớp đồng ý không? 
	Cô chia trẻ thành 5 nhóm vệ sinh 5 góc 
	Cô lao động cùng trẻ 
	Cuối buổi cô nhận xét chung động viên khuyến khích trẻ 
d. Tô chữ cái đã học
	Cho trẻ ổn định chỗ ngồi
Cho phát sách tập tô và trò chuyện cùng trẻ
Cô đã giới thiệu tới các con những chữ cái gì rồi
Cho trẻ nhác lại
Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
Các con ạ trong vở tập tô của chúng mình còn một số các chữ cái chúng mình chưa hoàn thành và hopom nay cô cho các con tô các chữ cái đó nhé
Vậy khi tô chúng mình cầm bút bằng tay nào ?
Ngồi ra sao, tô song chúng mình còn phải làm gì ?
=> Quan sát nhắc nhở trẻ tô khuyến khích động viên trẻ kịp thời
 e. Vẽ theo ý thích.
	- Chúng mình cùng xem cô có gì đây ?
	+ tranh vẽ máy bay và các phương tiện giao thông đúng không nào ?
	+ Vậy con có thích vẽ các phương tiện giao thông mà chúng mình yêu thích không
	+ Tổ chức cho trẻ vẽ, cô quan sát nhắc nhở trẻ
=> Cô thấy các con đã vẽ nên những bức tranh phương tiện giao thông mà chúng mình yêu thích rồi vậy các con nhớ nhé khi ngồi trên các phương tiện giao thông đó các con phải nhớ không thò đầu thò tay ra ngoài các con nhớ chưa
* Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần 
	Cô cho trẻ tự nhận xét mình và bạn trong tổ. Cô nhân xét chung cho trẻ nên cắm cờ bạn ngoan cắm cờ đỏ, bạn chưa ngoan cắm cờ xanh. phát phiếu bé ngoan cho trẻ 
	* Trả trẻ: trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập sức khỏe của trẻ trong ngày nhắc trẻ kiểm tra đồ dùng cá nhân 
Ngày soạn: 05/ 12/ 2015
Ngày dạy: 07/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: BÉ THI TÀI
( Đi trong đường hẹp trèo lên xuống nghế)
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức 
 	- Trẻ biết khéo léo không dẫm vào vạch, biết kết hợp chân tay nhịp nhàng để trèo lên xuống ghế
 2. Kỹ năng 
 	- Rèn kỹ năng ném,vận động tinh khéo và tính tự tin cho trẻ, rèn sự định hướng trong không gian.
 3. Giáo dục 
 	- Trẻ có ý thức trong giờ học và trẻ có thói quen tập thể dục, không xô đẩy bạn trong hàng
II. Chuẩn bị:
 	- Cô: ghế to của cô, sắc xô
 	- Trẻ : 2 ghế nhỏ,Trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 
Trò chuyện
Hoạt động 2
Khởi động
 Hoạt động 3 
Trọng động
a. Bài tập phát triển chung 
b.Vận động cơ bản 
Hoạt động 4
Hồi tĩnh
- Xin chào tất cả các bé, chào mừng các bé đã đến với hội thi “ Bé thi tài”. Mùa xuân đã về với bản làng mình rồi, các con có vui không? Mùa xuân đến con người và cảnh vật như thế nào?
Và trong mùa xuân này chúng mình được đón chào một ngày lễ trọng đại trong cả năm, chúng mình biết đó là ngày lễ nào không? Và trong những ngày này, có rất nhiều trò chơi, cuộc thi diễn ra trong hội xuân và hôm nay cô con mình sẽ cùng tham gia một trò chơi trong hội xuân đó nhé!
- Để tham gia trò chơi được tốt hơn, trước hết chúng ta hãy khởi động cho cơ thể được nóng lên nhé!
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi mũi, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. về hàng tập thể dục.
1. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 2. Chân: Đứng đưa một chân về trước
3. Bụng: Đứng quay người sang hai bên
 4. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ
Ngày hội xuân có rất nhiều trò chơi, và hôm nay cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình một trò chơi rất thú vị, chúng mình sẽ được chơi với những trò choi đopì hỏi sự khéo léo nhuwddi trong đường hẹp trèo nên xuống ghế. Với vận động như thế này chúng mình sẽ thực hiện cùng lúc hai vận động nên rất khó, chính vì vậy đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải thật khéo léo. Để thực hiện được chúng mình quan sát cô thực hiện một lần nhé:
- Cô tập mẫu lần 1: Hoàn chỉnh.
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: 
TTCB Cô đứng thẳng, khi có hiệu lệnh cô đi trong đường hẹp khéo léo sau đó cô bán tay vào ghế rồi lần lượt bước từng chân một xuống tiếp đất nhẹ nhàng. Như vậy cô đã thực hiện xong bài tập của mình rồi:
- Gọi 1 trẻ khá lên tập
- Cô lần lợt cho 2 trẻ lên tập 1 lần
- Tổ chức cho 2 đội thi đua nhau.Trong thời gian 1 phút đội nào mang được nhiều quả bóng về hơn là đội đó chiến thắng.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 4 đến 5 lần
* Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng 
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại với cô.
- Đi thành vòng tròn, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi gót bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về hàng.
- Một trẻ tập mẫu.
- Lần lợt 2 trẻ tập đến hết hàng.
- Trẻ chơi 4 đến 5 lần.
- Trẻ đi 2 – 3 vòng quanh sân.
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	Gấp máy bay và chơi với máy bay
2. Chơi vận động: 
 	 Về đúng đường
3. Chơi tự do :
 	 Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
 C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi tín hiệu giao thông
2. Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng, sân bay
3. Góc học tập: Chơi lôtô các loại phương tiện giao thông
4. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn một số phương tiện giao thông đường hàng không
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây chăm sóc cây
 D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hát múa, đọc thơ, chuyện về chủ đề
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ 
 trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
 E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
.........
Ngày soạn: 05/ 12/ 2015
Ngày dạy: 08/12/2015
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: BÉ HỌC CHỮ CÁI, i, t, c
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái i-t-c. Nhận ra chữ i-t-c trong các từ chọn vẹn
	2. Kỹ năng: Biết sử dụng kỹ năng vẽ vận động trò chơi để nhận biết phát âm chữ i-t-c, hình thành kỹ năng quan sát, phát âm đúng chữ cái.
	Phân biệt được chữ cái trong nhóm.
	Tìm được chữ cái trong từ. 
	Đọc từ trái sang phải từ trên xuống dưới
	3. Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học 
II. Chuẩn bị
	 Thẻ chữ cái i,t,c
	 Tranh ảnh về xe con, xe khách, khinh khí cầu, xe tải
 Rổ đựng chữ cái.
 3 ngôi nhà có dán chữ cái i-t-c
 Trò chơi gió thổi, tìm nhà
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt đông1
ổn định tổ chức 
Hoạt động 2
Làm quen chữ cái i.t.c
Hoạt động 3 
Trò chơi ôn luyện 
Trẻ hát bài “anh phi công ơi”
Các con có biết anh phi công là ai không?
Bài hát nhắc đếp PTGT nào
Máy bay là phương tiện giao thông đường gì?
=> Các con ạ máy bay là PTGT đường hàng không đấy các con ạ, và anh phi công chính là người lái máy bay
- Đây là cái gì?
- Cô có từ khinh khí cầu. ( Cô vừa nói vừa chỉ tranh). Trong từ Khinh khí cầu có chữ i.
Cô dán chữ i lên bảng, đọc lại 3 lần.
Cô dán thẻ từ cái ca lên bảng và cho 1 trẻ lên xác định chữ i. Cất tranh khinh khí cầu và thay bằng từ khinh khí cầu
Cả lớp cùng đọc xem đây là cái gì? (Cô mở tranh cái khăn cho trẻ xem).
Các con ơi, cô còn có một bức tranh nữa rất đẹp các con có muốn xem không đó là xe tải
Trong từ “xe tải” có 1 chữ đó là chữ i mình mới học. Bạn nào thấy nào?
Àh, cô có chữ t, mời cả lớp đọc t ( 3 lần, sau đó từng tổ đọc, cá nhân đọc )
Giới thiệu đặc điểm
Cô còn mời thêm một người bạn thân của i,t đến lớp mình nè. Bạn này có một vòng tròn hở phải đấy
Bạn đó là âm c trong từ ( cô chỉ xe ca )
Ah, đúng rồi. Nào các con cùng phát âm với cô nhé i- t- c.
Cả 3 chữ i-t-c con thấy các bạn giống nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở chỗ nào?
Cô chốt lại
Cho trẻ chơi trò chơi:
“ Về đúng nhà”. Cho mỗi trẻ 1 thẻ bài chữ và đếm 1, 2, 3 trẻ phải về đúng nhà chữ của mình. Ai không có nhà sẽ bị loại.
Tổ chức cho trẻ chơi
Nhận xét tuyên dương trẻ
KÕt thóc tiÕt häc 
trẻ hát 
1-2 trẻ trả lời 
1-2 trẻ trả lời 
Trẻ đọc cùng cô và các bạn
Co gọi 2-3 trẻ
Trẻ đọc cùng cô và các bạn
Co gọi 2-3 trẻ
Trẻ đọc cùng cô và các bạn
Co gọi 2-3 trẻ
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	 Vẽ các phương tiện giao thông đường hàng không 
2. Chơi vận động: 
 	 Làm theo tín hiệu
3. Chơi tự do :
 	Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
 C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi tín hiệu giao thông
2. Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng, sân bay
3. Góc học tập: Chơi lôtô các loại phương tiện giao thông
4. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn một số phương tiện giao thông đường hàng không
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây chăm sóc cây
 D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động góc
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ 
- trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
 E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
.........
Ngày soạn: 06/ 12/ 2015
Ngày dạy: 09/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: QUA ĐƯỜNG
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, qua câu chuyện trẻ hiểu hơn về các luật lệ giao thông, 
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
	- Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
	- Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức trong giờ học
II. Chuẩn bị
	- Tranh truyện
	- Vở tập tô đủ cho mỗi trẻ. Bút màu, bút chì, đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chơi 
“Ghép chữ”
Hoạt động 2
Qua đường
Hoạt động 3
Vẽ các phương tiện giao thông bé thích
Hoạt động 4
Kết thúc
Các con ơi! Cô có rất nhiều các mảnh ghép của các chữ cái, bây giờ cô sẽ phân thành hai đội chơi mỗi đội sẽ cử 2 bạn lên để lấy mảnh ghép và ghép cho mình một chữ cái với các thẻ cho trước. Nào chúng mình cùng chú ý khi cô có hiệu lệnh thì chúng mình chạy lên và tìm thật nhanh các nét đó để ghép cho mình một chữ cái nhé. Thời gian cho cả hai đội bắt đầu:
+ Cô kiểm tra kết quả mà cả hai đội đã ghép được. Chúng mình vừa ghép được chữ cái gì?
+ Cho trẻ phát âm các chữ cái 3- 4 lần?
Các đội đã hoàn thành rất xuất sắc phần thi của đội mình rồi phải không nào? Chúng mình cùng quan sát tiếp xem cô còn có gì đây?
+ Bức tranh này vẽ gì?
=> Các con ạ vừa rồ không nhuwnhx chúng mình đã ghép được chữ cái Qua đường mà chúng mình còn đoán được nội dung bức tranh cô khen cả lớp nào, Các con ạ bức tranh đó chính là nội dung của câu chuyện Qua đường mà hôm may cô muốn kể cho chúng mình nghe đấy
Cô kể trẻ lắng nghe
Câu chuyện có tên là gì?
Trong chuyện nhác nhở chúng ta điều gì?
=> Chốt lại giáo dục trẻ
Kể cho trẻ nghe kết hợp tranh minh họa
Khi tham gia giao thông các con nhớ phải đi đúng phần đường của mình không tự ý đi giữa lòng đường, khi muốm qua đường phải nhìn trước nhìn sau hoặc phải có người lớn dẫn qua thì mới được qua....
Cùng trẻ trò chuyện sâu hơn về nội dung câu chuyện lồng ghép nội dung 
Con thích vẽ phương tiện giao thông nào thì hãy trở về góc học tập vẽ tranh nào
Cô quan sát nhắc nhở trẻ
ATGT
* Nhận xét:
- Cô nhận xét những bài đẹp và động viên trẻ chưa tô đẹp.
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến và chơi trò chới tích cực!
Trẻ lắng nghe
Gọi 2-3 trẻ
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
- Trẻ cất dọn đồ dùng.
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	Quan sát thời tiết 
2. Chơi vận động: 
 	Đèn xanh đền đỏ
3. Chơi tự do :
 	 Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
 C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi tín hiệu giao thông
2. Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng, sân bay
3. Góc học tập: Chơi lôtô các loại phương tiện giao thông
4. Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán, nặn một số phương tiện giao thông đường hàng không
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây chăm sóc cây
 D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Vẽ theo ý thích
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ 
- trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
 E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
.....
.....
Ngày soạn: 07/ 12/ 2015
Ngày dạy: 10/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển tình cảm – xã hội
 Nội dung hoạt động: BẠN ƠI CÓ BIẾT 
I/ Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc bài hát và hát rõ lời, trẻ hiểu nội dung bài hát, thể hiện sự vui mừng khi được đi chơi thuyền. Trẻ hưởng ứng theo cô bài “ Anh phi công ơi”.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng ca hát, khả năng nghe nhạc cảm thụ âm nhạc.
Rèn kỹ năng nghe nhạc và hát theo nhạc . 
 	Rèn kỹ năng vận động theo nhạc.
3. Thái độ
Giáo dục trẻ ngoan, yêu thích bộ môn và hứng thú học 
II/ Chuẩn bị:
Đầu, đĩa nhạc bài “ Em đi chơi thuyền” . Bài “ Anh phi công ơi” bạn ơi có biết .
Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách trống lắc.
Mũ chóp âm nhạc.
III/ Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bạn ơi có biết
Hoạt động 3
Bé thưởng thức âm nhạc
Hoạt động 3
Bé thử sức 
Hoạt động 4
Kết thúc
* Cho trẻ gấp và thả thuyền .
- Những chiếc thuyền này là PTGT đường gì ? 
Vậy còn máy bay là PTGT đường gì?
- Con thấy thuyền ở đâu ? 
- Ai đã được đi thuyền 
- Khi ngồi trên thuyền nhớ những gì ? 
Hôm nay, chúng mình sẽ được xem các bạn nhỏ trong bài hát “ Em đi chơi thuuyền” vui thế nào khi được đi chơi thuyền nhé. Cho trẻ hát 1 lần
Ở các thành phố lớn, vào các ngày nghĩ lễ, vào những ngày cuối tuần các bạn ấy được bố mẹ đưa đến công viên được chơi rất nhiều trò chơi thú vị và thú vị hơn là các bạn ấy được đi chơi thuyền rất vui đấy, chúng mình cùng lắng nghe xem các bạn ấy vui như thế nào khi đi chơi thuyền nhé!
Hát kem cử chỉ điệu bộ.
* Dạy trẻ:Bài hát bạn ơi có biết 
Giới thiệu về nội dung bài hát 
+ Cô hát cho trẻ nghe
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Qua bài hát con hiểu được điều gì?
Cùng hát với cô
+ Lần 3: Trẻ hát
- Trẻ hát cùng cô 4 -5 lần.
- Tổ hát thi
- Nhóm hát.
- Cá nhân trẻ hát.
* Nghe hát: Anh phi công ơi
Cô thấy chúng mình hát rất hay và thể hiện rất tốt bài há

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14PTGT duong khong.doc