A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)
- Phát triển sự dẻo dai, khéo léo trẻ có thể vừa đi vừa đập bóng 4 – 5 lần liên tiếp.
* Giáo dục an toàn giao thông: Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm cấu tạo công dụng và nơi hoath động của phương tiện giao thông.
* Lồng ghép chỉ số:
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết biết được một số luật lệ an toàn giao thông như đi đúng phần đường bên phải, đi sát lề đường, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm Trẻ đếm được đến 9, so sánh số lượng trong phạm vi 9 và chia nhóm đối tượng có số lượng 9 thành 2 phần.
* Giáo dục an toàn giao thông: Biết được một số luật lệ an toàn giao thông
* Lồng ghép chỉ số:
3. Phát triển ngôn ngữ
- Phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh.
- Biết bộc lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
* Lồng ghép chỉ số:
ải có gì? +Chúng mình khởi động máy nhờ bộ phận nào? Trò chơi vận động a. Trò chơi: “ Thuyền vào bến” Chuẩn bị: Gấp cho mỗi cháu một cái thuyền, mỗi thuyền có một màu sắc khác nhau ( Từ 3 – 5 màu) và cờ màu giống với màu của thuyền để làm bến. Luật chơi: Thuyền vào bến theo đúng tín hiệu. Cách chơi: Cô nói “ Tất cả các thuyền hãy ra khơi đánh cá”, các cháu làm động tác chèo thuyền. Khi nào nghe cô nói “ Trời sắp có bão to” thì tất cả các thuyền sẽ về bến của mình. Các lượt chơi sau cô cho trẻ đổi thuyền cho nhau. b. Trò chơi “ Tàu hỏa” - Kê một dãy ghế cho trẻ ngồi - Lá cờ đặt trên sàn nhà cách chỗ trẻ ngồi khoảng 4m. Cách chơi Chọn 2 – 3 trẻ một lượt lên giả làm những chiếc ôtô. Các ôtô có nhiệm vụ bò từ vạch xuất phát đến chỗ cắm cờ. Ôtô phải nhặt lá cờ lên và vẫy cao cờ trên đầu, sau đó đặt cờ lại vị trí cũ và bò quay trở về vị trí ban đầu. Lần lượt gọi các trẻ khác lên tham gia trò chơi. c. Trò chơi “ Qua đường” - Chuẩn bị: Kẻ 2 đường thẳng song song và cách nhau 1m và 1 lá cờ. - Cách chơi: Trẻ đứng một bên của con đường, còn bên kia là lá cờ đặt trên một cái ghế. Trước tiên trẻ lần lượt bước qua 2 đường thẳng, đi đến bên ghế, lấy lên một lá cờ, vẫy cờ, sau đó đặt cờ xuống, đi sang bên cạnh và trở về vị trí ban đầu. Chơi tự do - Chơi tự do trên sân trường và chơi với đồ chơi ngoài Phần IV. Hoạt động góc I. Nội dung - Góc phân vai: Nấu ăn, bàn hàng trên thuyền - Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng - Góc học tập: Chơi lô tô các loại PTGT - Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát trong chủ điểm - Góc thiên nhiên: Chơi với nước ‘Thả thuyền’ I. Mục đích – yêu Cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tự nhận góc chơi, biết thể hiện vai chơi: Thể hiện là người nấu ăn giỏi và biết lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giàu chất dinh dưỡng cho.Thể hiện được vai người bán hàng niềm nở với khách đi trên thuyền, bán đồ ăn thức uống nhẹ nhàng cho khách hàng. - Giaó dục trẻ ngoan, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại phương tiện giao thông, trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường khi ngồi trên thuyền không được vứt rác xuống sông, hồ, - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ thuộc một số bài hát nói về các phương tiện giao thông “ Em đi chơi thuyền”, “ Lái ô tô”, “ Đoàn tàu nhỏ xíu” 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe nhạc, kỹ năng vận động. - Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn khi chơi. - Trẻ biết thể hiện vai chơi ở góc chơi: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết quan sát và trò chuyện về các loại phương tiện giao thông qua lô tô về các loại phương tiện giao thông, trẻ biết được đặc điểm, tên gọi, lợi ích của các loại phương tiện giao thông, biết được nơi hoạt động của các loại PTGT. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ. - Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng học tập. - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào để xây dựng bến cảng. - Rèn kỹ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, kỹ năng làm việc theo nhóm. 3. Giáo dục - Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Trẻ biết lợi ích và tác dụng của nước với đời sống con người, động vật, trẻ chơi thả thuyền từ đó trẻ biết được nơi hoạt động của thuyền ở dưới nước. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng có trách nhiệm. kỹ năng làm việc theo nhóm - Giaó dục: Trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị - Các mặt hàng ăn uống nhẹ: bánh mì, nước ngọt, hoa, quả - Các loại thực phẩm,rau sạch và đồ dùng nấu ăn. - Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, trống lắc, thanh gõ.: - Lô tô các loại phương tiện giao thông - Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, tàu thuyền... - Bể nước, thuyền buồn, địa điểm thả thuyền. III. Cách tiến hành 1. Thỏa thuận trước khi chơi Chào mừng du khách đến với Vịnh Hạ Long, hôm nay chúng ta sẽ được đi du thuyền ra đảo lịch trình của chúng ta trong ngày hôm nay chúng ta sẽ được đi ra trên biển rộng lớn và bao la, chính vì thế khi ngồi trên thuyền các du khách chú ý ngồi ngay ngắn, không được thò tay xuống nước, không nô đùa để được đảm bảo an toàn khi ngồi trên thuyền nhé. Trên thuyền chúng tôi cần tuyển một nhân viên bán hàng và một nhân viên nấu ăn, bạn nào sẽ tham gia vào công việc này nào? Ai sẽ tham gia vào góc phân vai? Trên thuyền hôm nay còn có buổi biểu diễn văn nghệ do các ca sĩ không chuyện thể hiện và trong mỗi chúng ta đều có thể đăng ký tiết mục tham gia chương trình với người dẫn chương trình. Qúy khách nào sẽ tham gia chường trình biểu diễn văn nghệ này nào? Chủ đề mà ban tổ chức đưa ra là “ Phương tiện giao thông” mỗi chúng ta sẽ lựa chọn một bài hát nói về các phương tiện giao thông để hát và biểu diễn thật tự nhiên nhé! Ai sẽ tham gia vào góc nghệ thuật? Chào mừng quý khách đã lên du thuyền của chúng tôi, để chào mừng quý khách đến với vịnh Hạ Long mộng mơ này, hôm nay chúng tôi có tổ chức một trò chơi rất lý thú, đảm bảo trò chơi rất bổ ích, chúng mình có biết đây là gì không? Đây chính là những lô tô về một số phương tiện giao thông. Tất cả chúng mình hãy cùng chơi với những lô tô này và cùng khám phá xem đó là những loại phương tiện giao thông nào, chúng có đặc điểm, và công dụng của chúng nnhuw thế nào nhé! Ai sẽ tham gia vào góc học tập? Trên thuyền còn có khu vực dành cho những ai thích công việc lắp ghép, xây dựng, bằng những mảnh ghép có sẵn, bằng những viên gạch, những ống nút chúng ta thỏa sức sáng tạo để xây dựng cho mình một bến cảng thật đẹp, thật rộng để cho thuyền chúng ta có bến đỗ nhé! Chúng mình đang đi trên thuyền, vậy thuyền hoạt động ở đâu, ai biết nào? Chúng ta chỉ là những hành khách, chỉ ngồi trên thuyền mà không biết chúng di chuyển như thế nào? Chính vì thế, du thuyền còn có một không gian riêng cho những ai thích mạo hiểm, thích khám phá những điều bí ẩn. Chúng ta sẽ cùng chơi thả thuyền, nào ai thích khám phá thì đi cùng cô đến với góc thiên nhiên của du thuyền này nào? 2. Qúa trình chơi Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: - Chào các du khách, các bạn thấy thế nào khi được đi trên du thuyền này? - Các bạn có muốn mua gì không? - Trên thuyền có rất nhiều đồ ăn nhẹ, và nước giải khát, các bạn sẽ mua gì cho tôi? - Đây của bạn đây, xin cảm ơn, chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ. - Làm ơn cho tôi hỏi khu nấu ăn của du thuyền này ở đâu? - Chào bác, bác có thể nấu cho tôi một bát mì được không? - Cảm ơn bác, bao nhiêu tiền một bát ạ? - Bác nấu mì rất ngon. Cảm ơn quý khách. - Qúy khách còn dùng gì nữa không ạ! - Xin chào mừng quý khách đã đến với du thuyền này, đến với buổi giao lưu văn nghệ ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu ca sĩ Vân Đình sẽ thể một bài hát có nói về một loại phương tiện giao thông nào đó, xin mời ca sĩ. - Ca sĩ hãy giới thiệu về mình? - Ca sĩ sẽ hát bài hát gì? - Bài hát nói về loại phương tiện giao thông nào vậy? - Bạn hát rất hay, xin mời các du khách các bạn hãy hát tặng nhau, hát cho nhau nghe những bài hát mà chúng mình biết nào? - Chào các bạn, các bạn đang làm gì mà chăm chú thế? - Ôi nhiều lô tô quá, Lô tô này nói về điều gì vậy? - Đây là bộ sưu tập các loại phương tiện giao thông được các nhà nhiếp ảnh gia thu nhỏ thành những lô tô rất đẹp phải không nào? - Chúng mình cùng quan sát xem đó là những loại phương tiện giao thông nào nhé? - Đây là xe gì? - Đây là bộ phận gì? - Xe này dùng để làm gì? - Xe máy có tiếng còi như thế nào? - Còn xe này là xe gì? - Khi ngồi trên xe máy, xe ôtôchúng mình phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? - Chào các bác thợ xây, các bác đang xây gì ở đây vậy ạ? - Các bạn xây bến cảng phải không? - Chúng mình nên nhớ bến cảng là nơi thông thương hàng hóa, con người chính vì vậy chúng mình phải xây dựng làm sao để dễ vận chuyển hàng hóa và thuận tiện cho con người qua lại dễ dàng hơn nhé ! - Khu vực bến Cảng chúng mình sẽ xây dựng nhà bán vé ở khu vực nào ? - Các bạn đang làm gì vậy ? - Chúng mình đang chơi thả thuyền phải không, giờ chúng mình đã biết được thuyền hoạt động được ở đâu không ? - Khi ngồi trên thuyền để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên thuyền chúng mình phải nhớ những điều gì? - Chúng mình phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn nhé không được vẩy nước lung tung. Các con nhớ chưa nào ? 3. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về bến cảng được các bác thợ xây xây dựng lên. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định. Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Nội dung. - Giải câu đố về PTGT - Đọc thơ ‘ con đường của bé’ - Ôn chữ cái đã học - Kể chuyện ‘ một phen sợ hãi’ - Hoạt động góc I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc giải các câu đố của cô về các loại phương tiện giao thông, ôn lại các chữ cái đã học. - Thuộc bài thơ và thể hiện bài thơ theo đúng nhịp điệu. 2. Kỹ năng : - - Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm các bài thơ và nhớ tên các bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hát rõ lơì bài hát và biểu diễn hồn nhiên. 3. Giáo dục : - Trẻ yêu quý bảo vệ các loại phương tiện giao thông II. Chuẩn bị: - các bài hát trong chủ đề chủ điểm - Các câu đố, đồ chơi ở các góc III. Tiến hành. 1. Giải câu đố về PTGT - Cô và trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được hát bài hát gì? + Trong bài hát nói đến phương tiện giao thông nào? + Ngoài tàu hỏa ra chúng mình còn biết những loaị phương tiện giao thông nào khác nữa? + Để biết thêm về các loại phương tiện giao thông khác nữa chúng mình cùng cô đi giải câu đố về các loại phương tiện giao thông và chúng mình cùng giải xem đó là những loại phương tiện nào nhé. + Cô đọc từng câu đố và cho trẻ giải. + Trẻ giải đúng sẽ có thưởng. + Cô chọn một vài trẻ khá lên đọc bài thơ về một số loại PTGT. 2. Đọc thơ ‘ Con đường của bé’ - Cô giới thiệu tên bài thơ “ Con đường của bé” của tác giả “ Thanh thảo” - Cô đọc bài thơ 2- 3 lần. - Cô giảng nội dung bài thơ : Bài thơ nói về những con đường thể hiện các công việc khác nhau trên mỗi nẻo đường: Bác phi công với đường giao thông đường hàng không, Chú hải quân với con đường giao thông đường thủy, Bác lái tàu với đường giao thông đường sắt, Bố của bé là bác thợ xây xây lên bao ngôi nhà, bắc lên bao chiếc cầu, Con đường của mẹ là trên những cánh đồng lúa mênh mông làm ra những hạt gạo thơm ngon. Còn con đường của bé chính là con đường đến trường, đến trường bé được học, được vui chơi và tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau mà bé sẽ theo đuổi. - Cô và trẻ cùng đọc 4- 5 lần + Chúng mình vừa được nghe cô giới thiệu và đọc bài thơ gì? + Trong bài thơ cô giáo đã dạy chúng mình những điều bổ ích gì? 3. Ôn chữ cái đã học. - Cô và trẻ hát « Chữ cái » : và hỏi trẻ : + Chúng mình vừa hát bài hát gì ? + Bài hát nói về những chữ cái nào ? + Chúng mình đã được học những chữ cái nào rồi ? - Cô cho lần lượt trẻ lên lấy chữ cái trong hộp và đọc to chữ cái mà trẻ lấy được. - Cuối buổi cô nhận xét chung cả lớp. - Tuyên dương khuyến khích trẻ. 4. Kể chuyện ‘ một phen sợ hãi’ - Cho trẻ ngồi xung quanh cô hát bài ‘em đi qua ngã tư đường phố’ - Bài hát có tên là gì ? - Cô cùng trẻ đàm thoại nội dung bài hát + Cô giới thiệu nội dung câu chuyện ‘ Một phen sợ hãi’ + Cô kể 2-3 lần cô tóm tắt nội dung câu chuyện + Câu chuyện do ai sáng tác ? + Trong câu chuyện có những ai ? => Cô chốt lại nhắc nhở trẻ. 5. Hoạt động góc - Tập chung trẻ lại giới thiệu các góc chơi cho trẻ - Cho trẻ nhận các góc chơi - Trong khi trẻ về góc chơi trẻ còn lúng túng cô đến gần trẻ và giúp đỡ trẻ. - Khi trẻ cô quan sát và bao quát trẻ chơi ở các góc. - Cuối buổi cô tập chung trẻ lại nhận xét chung cho cả lớp. * Vệ sinh trả trẻ: - Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần. - Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Ngày soạn: 12/12/2015 Ngày dạy: 14/12/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển thể chất Nội dung hoạt động: Đi và đập bóng 4-5 lần liên tiếp I/ Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ biết đi và đập bóng 4-5 lần liên tiếp, tích cực tham gia trò chơi, không xô đẩy bạn, tích cực tập luyện 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng đi và đập bóng cho trẻ Kỹ năng tự phục vụ Giáo dục Trẻ học doàn kết, vâng lời cô Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ II/ Chuẩn bị - Quả bóng. - Trang phục cô trẻ gon gàng III/ Tổ chức thực hiện Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện Hoạt động 2 Khởi động Hoạt động 3 Trọng động Hoạt động 4 Hồi tĩnh - Xin chào tất cả các bé, chào mừng các bé đã đến với hội thi “ Bé vui khỏe”. trong hội thi này thì các bé sẽ phải thể hiện tài năng của mình qua các phần thử thách - Để tham gia trò chơi được tốt hơn, trước hết chúng ta hãy khởi động cho cơ thể được nóng lên nhé! - Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu đi, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, cùng đi đều về hang tập thể dục. * Trọng động a. Bài tập phát triển chung 1. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang. 2. Chân: Đứng đưa một chân về trước 3. Bụng: Đứng quay người sang hai bên 4. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ b. Vận động cơ bản. hôm nay cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình một trò chơi rất thú vị, chúng mình sẽ được chơi với những quả bóng nảy. Với quả bóng nảy như thế này chúng mình sẽ thực hiện cùng lúc hai vận động nên rất khó, chính vì vậy đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải thật khéo léo. Để thực hiện được chúng mình quan sát cô thực hiện một lần nhé: - Cô tập mẫu cho trẻ quan sát cô phân tích : B Cô đứng thẳng, hai tay cô cầm quả bóng, khi có hiệu lệnh cô sẽ đập quả bóng xuống đất, cô vừa đi cô vừa đập cô dùng tay phải để đập bóng xuống sàn cho bóng nảy lên, cứ liên tục như thế 4 -5 lần, Cô nhặt lấy bóng và đi về hàng. Tất cả những người ở đầu hàng dồn hàng. Như vậy cô đã thực hiện xong bài tập của mình rồi: - Tổ chức cho 2 đội thi đua nhau.Trong thời gian 1 phút đội nào mang được nhiều quả bóng về hơn là đội đó chiến thắng. c. Trò chơi trên biển. - Cô giới thiệu cách chơi luật chơi cho trẻ chơi 3-4 lần. * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 4-5 vòng - Trẻ lắng nghe và đàm thoại với cô. - Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô - Trẻ chú ý quan sát - Một trẻ khá lên thực hiện Trẻ chơi trò chơi B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát và trò chuyện về “ Máy bay” 2. Chơi vận động: - Tàu hỏa 3. Chơi tự do : - Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường. C. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Nấu ăn, bàn hàng trên thuyền - Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng - Góc học tập: Chơi lô tô các loại PTGT - Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát trong chủ điểm D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Giải câu đố về các loại PTGT 2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan. 3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày. Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về. E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ......... Ngày soạn: 12/12/2015 Ngày dạy: 15/12/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Nội dung hoạt động: Trò chuyện về PTGT đường thủy I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ biết trò chuyện với cô về các phương tiện giao thông như PTGT đường thủy 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ, mạnh dạn giao tiếp cùng cô 3. Giáo dục Trẻ biết bảo vệ các loại PTGT II. Chuẩn bị Tranh anh về PTGT đường thủy III. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của cô Hoạt động 1 Giới thiệu Hoạt động 2 Trò chuyện với trẻ Hoạt động 3 Trẻ quan sát tranh ảnh Cô đọc câu đố : Đường gì tàu chạy sóng xô Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi ? + Đố các bạn đó là đường gì? + Chúng mình hãy kể cho cô và cả lớp cùng nghe chúng mình biết những phương tiện giao thông nào thuộc giao thông đường thủy? + Chúng mình cùng quan sát xem cô còn có gì đây? + Thuyền buồn chạy ở đâu? + Thuyền buồn chạy được là nhờ vào cái gì ? + Thuyền buồn được dùng để làm gì? - Các con ơi. Hàng ngày ai đưa chúng mình đến lớp ? - À bố mẹ đưa chngs mình đến lớp bằng phương tiện giao thông gì ? - Vậy khi ngồi trên xe cùng bố mẹ chúng mình phải như thế nào ? - Thế có bạn nào không ngoan không ? => Các con ạ khi chúng mình được ngồi trên xe máy, trên xe ô tô chúng mình phải ngồi ngoan không được thò đầu thò tay ra ngoài vì như vậy rất dễ bị tai nạn giao thông đấy các con ạ. + Và khi chúng mình muốn sang đường thì phải có người lớn dắt chúng mình thì chúng mình mới được qua đường. - Bây giờ chúng mình cùng quan sát lên màn hình cô có những bức tranh gì nhé ? - Cả lớp cùng quan sát và cho cô biết trên những bức tranh đó nói lên điều gì ? - Đúng rồi bức tranh đã nói lên khi ngồi trển ô tô không được thò đầu thò tay ra ngoài như vậy rất dễ bị tai nạn và khi chúng mình được ngồi trên thuyền chúng mình cũng phải ngồi ngoan. + Cả lớp ạ. Phương tiện giao thông đường thủy thì gồm có như... Thuyền, tàu thủy, ca nô, bè... đó là những phương tiện giao thông đường thủy hay còn gọi là PT đi ở dưới nước đấy. + Vậy còn đường bộ thì có những PT nào ? - PTGT đường bộ có xe đạp, xe ô tô đấy các con ạ. + Ngày hôm nay cô đã cùng các con trò chuyện về các PTGT đường thủy rồi, ngay bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Cả lớp mình có thích không ? - Đó là trò chơi. Thi ai giỏi - Cô nêu cách chơi luật chơi cho trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ chú ý lắng nghe! - đường thủy -Trẻ kể! - cánh buồm - Trẻ trả lời Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ quan sát cùng cô Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ kể. B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát tàu hỏa 2. Chơi vận động: Qua đường 3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường. C – HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Nấu ăn, bàn hàng trên thuyền Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng Góc học tập: Chơi lô tô các loại PTGT Góc thiên nhiên: Chơi với nước ‘Thả thuyền’ D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Đọc thơ ‘ con đường của bé’ 2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan. 3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày. Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về. E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ............. Ngày soạn: 13/12/2015 Ngày dạy: 16/12/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Nội dung hoạt động: Bé vui đọc thơ ( Cô dạy con ) I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, biết đọc thơ diễn cảm. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng đọc đúng nhịp diễn cảm, phát ngôn ngữ cho trẻ 3. Giáo dục Trẻ có ý thức trong giờ học. Lồng Ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ II. Chuẩn bị Tranh các hình ảnh III. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện Hoạt động 2 Bé yêu thơ Hoạt động 3 Đọc thơ * Hôm nay cô con mình sẽ cùng đi tham thủ đô nhé. Đến với thủ đô hà nội rồi chúng mình cùng quan sát xem tranh thành phố nhé. - Cô và trẻ trò chuyện về một số phương tiện giao thông trên đường nhu thế nào? Qua ngã tư đường thì có các đèn gì? Mọi người qua đường hay dừng lại => Khi qua ngã tư đường phố mọi người cần chú ý đến đèn tín hiệu khi có đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh thì phải nhanh qua đường. Và ngay bây giờ cô có một bài thơ muốn dành tặng cho lớp mình. - Chúng mình cùng lắng nghe nhé. + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói lên điều gì? + Bài thơ đã nói đến ai? + Cô trích dẫn làm rõ ý bài thơ Cô dạy con rất nhiều điều hay bài thơ đã nhắc nhở ccas con từng loại PTGT và biết nơi hoạt động của chúng. Mẹ mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền ca nô đó Chạy đường thủy mẹ ơi Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè Khi ngồi trên tàu xe Không thò đâu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phải đừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được * Đàm thoại: + Bài thơ khuyên bé điều gì? + Cô đã dạy bé những PTGT nào? Và nơi hoạt động của chúng + Khi ngồi trên tàu xe có được thò đầu ra ngoài không? - Cô đua các phương án cho trẻ. + Đi bộ trong long đường? + Đi trên vỉa hè? + Không thò đầu cửa sổ? => Cô chốt lại giáo dục trẻ ‘ Cô dạy con’ - Cô và cả lớp cùng đọc thơ 2-3 lần - Cho tổ đọc - cá nhân đọc thơ - khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Tổ luôn phiên đọc thơ - Cuối buổi học cho trẻ tự nhận xét - cô nhận xét chung - Nhắc nhở trẻ tham gia giao thông đúng luật, khên trẻ học tốt động viên trẻ yếu cô gắng. - Trẻ trò chuyện với cô. - Nhìn đèn tín hiệu ạ -Trẻ lắng nghe! Cô dạy con Về các phương tiện giao thông -Trẻ lắng nghe! Trẻ trả lời Cả lớp đọc thơ B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về thuyền buồm 2. Chơi vận động: Thuyền vào bến 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường. C – HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Nấu ăn, bàn hàng trên thuyền Góc xây dựng: Xây dựng bến cảng Góc học tập: Chơi lô tô các loại PTGT Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát trong chủ điểm D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Ôn chữ cái đã học 2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan. 3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày. Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – R
Tài liệu đính kèm: