Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 16 - Chủ điểm: giao thông - Chủ đề nhánh: Bé với an toàn giao thông

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển nhận thức.

- Trẻ biết biết được một số luật lệ an toàn giao thông như đi đúng phần đường bên phải, đi sát lề đường, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm

 - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ đích.

 2. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

 - Phát triển sự dẻo dai, khéo léo trẻ có thể chuyền bóng qua đầu qua chân

 3. Phát triển ngôn ngữ.

 - Trẻ nhận biết chữ cái, phát âm chính xác các chữ cái. Trẻ biết cách tô, viết chữ cái i, t, c trùng khít không trườm ra ngoài.

 - Rèn kỹ năng nhận thức, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kỹ năng giao tiếp. Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu, kỹ năng tô chữ.

 4. Phát triển thẩm mĩ.

 - Trẻ có kỹ năng xé dán các phương tiện giao thông và sắp xếp hợp lý ngoài ra trẻ biết phết hồ dán để hình các phương tiện giao thông không bị nhăn.

 5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.

 - Trẻ biết được một số luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, biết tuân thủ chấp hành luật lệ giao thông đèn tín hiệu giao thông qua lời ca tiếng hát.

 - Trẻ biết tuân thủ chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 5790Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 16 - Chủ điểm: giao thông - Chủ đề nhánh: Bé với an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đèn tín hiệu giao thông bị hỏng thì các cô chú cảnh sát giao thông sẽ làm nhiệm vụ chỉ đường để cho người và các loại xe vẫn tiếp tục luư thông an toàn: Khi báo cho người phải dừng lại thì các chú giơ tay ra phía trước, giơ tay lên cao thì cao thì tất cả đều được đi, còn khi muốn đoàn người dừng lại thì chú dang ngang tay như thế này đấy các con?
	 Cô thấy các con trả lời rất giỏi bây giờ cô cho các con vẽ các phương tiện giao thông mà các con yêu thích chúng mình có đồng ý không
	Trẻ vẽ cô quan sát nhắc nhở trẻ
Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
Trò chơi vận động:
a. Trò chơi: “ ô tô về bến”
	Luật chơi: Nếu không về đúng bến thì sẽ phải nhảy lò cò
	Cách chơi: trên đây cô có rất nhiều các phương tiện giao thông và các con hãy chọn cho mình một phương tiện mà mình thích, và cô còn có 3 bến xe con, xe tải, xe ca chúng mình vừa đi vừa hát khi nghe tiếng sắc xô gõ nhanh thì yêu cầu các bác lái xe phải nhanh đưa xe về bến các con đã hiểu chưa
	 Cho trẻ chơi 2-3 lần	
Nhận xét sau khi chơi
b. Trò chơi “Làm theo tín hiệu”
Cô nêu cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
c. Trò chơi “ Về đúng đường”
Cô nêu cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
Chơi tự do
Chơi tự do trên sân trường.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi “Làm Chú cảnh sát giao thông”
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
3. Góc học tập: Đọc chuyện, xem tranh ảnh về luật lệ giao thông
4. Góc nghệ thuật: xem tranh ảnh về các PTGT, xé dán các PTGT, đèn tín hiệu
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây.
I. Mục đích – yêu Cầu:
1. Kiến thức
 	- Trẻ biết tự nhận góc chơi, biết thể hiện vai chơi: Thể hiện là một chú cảnh sát giao thông giỏi, biết cách chỉ đường đúng khi chỉ đường cho người tham gia giao thông. 
	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú với góc chơi trẻ biết vẽ, tô màu đèn giao thông.
	- Trẻ biết thể hiện vai chơi ở góc chơi: Trẻ biết quna sát và trò chuyện với nhau về các loại biển báo giao thông khi quan sát tranh về các loại biển báo đó.
	- Trẻ biết sử dụng các đồ dùng dụng cụ tại góc xây dựng để xây dựng lên một ngã tư đường thật đẹp.
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
 	- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội, Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. Rèn kỹ năng giao tiếp.
 	- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ, tô màu chính xác không để màu chờm ra ngoài.
- Rèn kỹ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Giáo dục 
- Giaó dục trẻ ngoan, biết tuân thủ chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
- Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng học tập.	 	
II. Chuẩn bị
 	- Trang phục của chú cảnh sát giao thông. Đồ dùng dụng cụ của chú cảnh sát giao thông. Chú đứng ở ngã tư đường.
 	- Bàn ghế, bút màu, bút chì, giấy vẽ, 
 	- Tranh ảnh các loại biển báo giao thông
 	- Nhiều ống nút, gạch khối.
 	 - Chậu cây cảnh, bình tưới cây
III. Cách tiến hành
 	a. Thỏa thuận trước khi chơi
 	Các con ơi! Chúng mình có biết đây là gì không? Còn đây là gì vậy? Trang phục và đồ nghề này là của ai vậy? À, rất giỏi đây đều là trang phục và đồ nghề của chú cảnh sát giao thông đấy, hàng ngày các chú ấy thường phải đứng ở các ngã tư đường để hướng dẫn người tham gia giao thông sao cho đúng luật để giảm tỷ lệ tai nạn giao thông đấy các con ạ, chúng mình có thích làm chú cảnh sát giao thông không ? Chúng mình cùng tập làm chú cảnh sát giao thông nhé ?Ai sẽ tham gia vào góc phân vai?
	Các con ạ! Trong các đường làng ngõ xóm của chúng mình khi tham gia giao thông thì chúng mình phải nhớ đi vào sát lề đường bên phải khi đi bộ, khi ngồi trên xe máy chúng mình phải đội mũ bảo hiểm, còn khi tham gia giao thông vào các đường phố lớn, chúng mình còn phải tuân thủ rất nhiều luật lệ giao thông như luật biển báo của các loại đèn tín hiệu giao thông. Hôm nay, đến với góc học tập chúng mình sẽ được quan sát và cùng trò chuyện về những biển báo tín hiệu khi tham gia giao thông trên các con đường lớn. Ai sẽ tham gia chơi ở góc chơi này nào?
	Cô đố chúng mình nhé:
Mắt đỏ, vàng, xanh
Đêm ngày đứng canh
Ngã tư đường phố
Mắt đỏ báo dừng
Mắt xanh báo đi
Vàng chờ tý nhé
Đố bé đèn gì ?
	Đúng rồi, đó chính là đèn hiệu giao thông, khi tham gia giao thông tại các đường phố lớn chúng mình sẽ bắt gặp các đoạn đường có các cột đèn giao thông đèn đỏ báo dừng lại, đèn xanh báo đi, đèn vàng chờ. Hôm nay, ở góc nghệ thuật chúng mình sẽ cùng làm những chú họa sĩ vẽ những đèn tín hiệu đèn giao thông thật đẹp và chính xác để chúng mình khi tham gia giao thông được an toàn hơn nhé? Những ai sẽ chơi ở góc này nào? 
	Hôm nay đến với góc xây dựng chúng mình sẽ cùng được xây dựng ngã tư đường phố. Xây một ngã tư thật rộng để cho các phương tiện giao thông được lưu thông một cách dễ dàng nhé. Ai sẽ tham gia chơi với góc xây dựng?
	Nào chúng mình cùng đến với góc thiên nhiên và cùng khám phá góc chơi chúng mình sẽ được chơi với nước đấy, chúng mình có thích không, bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này nào? 
 	b. Qúa trình chơi
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	1. Góc phân vai:
Cháu chào chú cảnh sát giao thông ạ !
+ Chú có thể nói giúp cháu, khi chú giơ tay lên như thế này thì chúng cháu phải làm gì ?
+ Còn khi chú đưa thẳng tay về phía trước như vậy thì chúng cháu phải làm gì?
+ Còn nếu như có đèn tín hiệu giao thông rồi thì chú có phải chỉ đường cho mọi người tham gia giao thông không?
+ Vậy, khi nào đèn đỏ bật lên chúng cháu phải đi như thế nào ?
+ Còn chúng cháu được đi khi có đèn gì bật lên?
+ Đèn vàng bật lên thì sao ?
+ Cháu cảm ơn chú ạ, nhờ có chú mà cháu biết rõ hơn về các loại tín hiệu đèn giao thông ?
2. Góc nghệ thuật:
 Chào các họa sĩ tý hon, chúng mình đang vẽ gì vậy?
+ Đây là đèn gì ?
+ Con đang tô màu gì cho đèn này vậy ?
+ Khi gặp đèn đỏ này, chúng mình phải làm gì ?
+ Còn đây con sẽ tô màu gì cho đèn này?
+ Khi gặp đèn vàng thì chúng mình phải làm gì?
+ Các bạn vẽ và tô màu rất đẹp!
 	3. Góc học tập:
 	Chào các bạn, các bạn đang làm gì vậy?
	+ Các bạn đang xem gì mà chăm chú vậy?
	+ Đây chẳng phải là các biển báo giao thông khi tham gia giao thông, đúng không nào?
	+ Đây là biển báo gì?
	+ Biển báo này báo hiệu cho chúng ta biết điều gì?
 	4. Góc xây dựng:
 	Chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng gì vậy?
	+ Các bác đang xây ngã tư đường à, các bác xây như thế nào ?
	+ Các nhánh đường này để làm gì?
	+ Còn trên vỉa hè này dành cho ai?
	+ Các ngã tư đường còn được đặt cái gì?
 	5. Góc thiên nhiên:
	- Các bạn đang làm gì vậy ?
	- Các bạn đang tưới nước cho cây như thế nào? Thì ra là các bạn đang đong nước. Các bạn đong nước thật là khéo. Các bạn đong như thế nào mà lại không bị làm rơi nước ra ngoài vậy.
	- Các bạn cứ tiếp tục đong nước đi nhé!
 	c. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về ngã tư đường mà các bác thợ xây vừa xây dựng được.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung 
	- Giải câu đố về PTGT
	- Bé chơi với đất nặn
	- Ôn chữ cái đã học
	- Trò chuyện về luật giao thông
	- Hoạt động góc
I. Mục đích – yêu cầu
 	- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới 
 	- Trẻ giải được các câu đố về PTGT
 	- Trẻ biết đóng vai chơi trong các góc
Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực xây dựng bài cùng cô
 	II. Chuẩn bị
 	- Tranh một số phương tiện giao thông
 	- Bút màu, tranh đèn giao thông
 	- Các câu đó về PTGT
 	III. Tiến hành
1.Giải câu đố về PTGT
	Cho trẻ ổn định chỗ ngồi
	Hát bài bạn ơi có biết 
	Bài hát có tên là gì ?
	Bài hát giúp chúng ta hiểu điều gì ?
Các con ạ cô còn có một số câu đó về các PTGT nữa đấy các con có muốn thử sức mình với các câu đố đó không
Xe gì hai bánh
Chạy bon bon
Chuông kêu kính cong
Là xe gì ?
	Đọc câu đố về máy bay, xe máy, tàu thuyền và một số luật giao thông
=> Nhận xét tuyên dương trẻ giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần ghi nhớ luật giao thông
2. Bé chơi với đất nặn
	- Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này?
	- Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây ?
	- Chúng mình có biết hôm nay chúng mình sẽ được chơi như thế nào với những khối đất nặn này không?
	- Chúng mình cùng chơi với những khối đất nặn này để nặn những thứ gì mà chúng mình thích các con hiểu chưa
	- Cô quan sát giúp đỡ trẻ
=> Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
3. Ôn chữ cái đã học
	Cho trẻ ngồi vào chỗ và cùng cô hát bài em đi qua ngã tư đường phố
	 Các con đã học những chữ cái gì rồi ?. Các con biết không đây là lời bài hát em đi qua ngã tư đường phố trong bài hát có những chữ cái chúng mình đã học rồi đấy chúng mình hãy tìm các chữ cái đó cùng cô nhé
Gọi trẻ lên gạch chân các chữ cái đã học sau đó cho cả lớp đọc
Nhận xét tuyên dương trẻ
=> Giáo dục trẻ 
 4. Trò chuyện về luật giao thông
	Chúng mình cùng quan sát xem cô có bức tranh gì đây?
	+ Bức tranh này vẽ đèn tín hiệu giao thông?
	+ Vậy khi tham gia giao thông chúng mình cần tuân thủ điều gi ?
	+ Khi bố mẹ đư chúng mình đi học bằng xe máy thì chúng mình cần làm gì ?
	+ Còn các bạn đi bộ thì sao ?
	+ Chúng mình muốn sang đường thì phải chú ý điều gì ?
=> Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ lồng ghép nội dung an toàn giao thông cho trẻ
5. Hoạt động góc
	- Cho trẻ thỏa thuận và về các góc chơi. 
	- Cô đi đến từng góc chơi và nhập vai chơi cùng trẻ đặt nhiều câu hỏi gợi mở cho trẻ theo từng buổi chơi.
	- Kích thích trẻ chơi sáng tạo. Khi trẻ chơi không hứng thú cô gợi ý cho trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi (không nhất thiết đổi cả nhóm).
	Nhận xét sau khi chơi.
	- Cô cho từng nhóm nhận xét các thành viên trong nhóm xem bạn nào chơi giỏi và chưa giỏi. Cho các nhóm tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
	- Buổi đầu cô nhận xét riêng từng nhóm sau đó cho trẻ tự nhận xét.
	- Cho trẻ hát một bài và thu dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
* Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần 
	Cô cho trẻ tự nhận xét mình và bạn trong tổ. Cô nhân xét chung cho trẻ nên cắm cờ bạn ngoan cắm cờ đỏ, bạn chưa ngoan cắm cờ xanh. phát phiếu bé ngoan cho trẻ 
	* Trả trẻ: trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập sức khỏe của trẻ trong ngày nhắc trẻ kiểm tra đồ dùng cá nhân 
Ngày soạn: 19/ 12/ 2015
Ngày dạy: 21/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: CHUYỀN BÓNG
I/ Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
 	- trẻ biết cách bóng qua đầu, qua chân không làm rơi bóng, hứng thú chơi trò chơi, tích cực tập luyện
2. Kỹ năng 
 	- Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn, chuyền bóng chính xác
 3. Giáo dục
 	- Trẻ có ý thức trong giờ học và trẻ có thói quen tập thể dục
II/ Chuẩn bị
 	- Bóng nhựa 10 quả, rổi nhựa 2 cái
 	- Trẻ: Trang phục gọn gàng.
 	III/ Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 
Trò chuyện
Hoạt động 2
Khởi động
 Hoạt động 3 
Trọng động
a. Bài tập phát triển chung 
b. Vận động cơ bản 
c. Trò chơi vận động: 
 “Chèo thuyền”
Hoạt động 4
* Hồi tĩnh
* Cô đọc câu đố:
Mắt đỏ, vàng, xanh
Đêm ngày đứng canh
Ngã tư đường phố
Mắt đỏ báo dừng
Mắt xanh báo đi
Vàng chờ tý nhé
Đó bé đèn gì?
+ Đó chính là đèn tín hiệu giao thông?
+ Khi gặp đèn tín hiệu giao thông chúng mình phải làm gì?
+ Gặp đèn đỏ chúng mình sẽ phải làm gì?
+ Khi đèn xanh xuất hiện chúng mình sẽ làm gì?
Rất giỏi, các con đã hiểu rất rõ về luật đèn tín hiệu giao thông rồi đấy. Nào bây giờ cô con mình cùng tham gia giao thông với “ Ngã tư đường” nhé
- Cô và trẻ khởi động theo bài “ Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi mũi, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. về hàng tập thể dục.
+. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 +. Chân: Đứng đưa một chân về trước
 +. Bụng: Đứng quay người sang hai bên
 +. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ
Vừa rồi chúng mình đã đi qua ngã tư đường rất giỏi và chúng mình cũng được tập một bài tập thể dục rất nhẹ nhàng để đi đến với một phần rất hay đó là chuyền bóng qua đầu, qua chân. Để thực hiện được các con cùng nhìn cô nhé:
- Cô tập kết hợp phân tích động tác cho trẻ thực hiện cô quan sát và giúp đỡ trẻ
- thi đua xem đội nào chuyền được nhiều bóng nhất thì sẽ là đội chiến thắng
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 4 đến 5 lần
Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng 
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại với cô.
Gọi 2-3 trẻ trả lời
- Đi thành vòng tròn, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi gót bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về hàng.
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
Trẻ tập cùng cô
- Trẻ chơi 4 đến 5 lần.
- Trẻ đi 2 – 3 vòng quanh sân.
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Hát múa các bài về PTGT
2. Chơi vận động
 	Ô tô về bến
3. Chơi tự do 
 	- Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi “Làm Chú cảnh sát giao thông”
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
3. Góc học tập: Đọc chuyện, xem tranh ảnh về luật lệ giao thông
4. Góc nghệ thuật: xem tranh ảnh về các PTGT, xé dán các PTGT, đèn tín hiệu
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây.
 	D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Giải câu đố về PTGT
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về
E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.............
Ngày soạn: 19/ 12/ 2015
Ngày dạy: 22/12/2015
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: BÉ TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG
II. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết cách tham gia giao thông đúng luật, biết trả lời rõ ràng các câu hỏi cô giáo đặt ra.
- Hứng thú tham gia từng phần cùng cô
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, rèn kỹ năng so sánh.
- Giao tiếp mạch lạc, tự tin, nhanh nhẹn
3. Thái độ
 	- Trẻ hứng thú với bài học.
 - Yêu quý, giữ gìn các phương tiện giao thông. Chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị
 - Bài trình chiếu bé tìm hiểu luật giao thông
 - Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bé tìm hiểu luật giao thông
Hoạt động 3
Trò chơi ai giỏi nhất
Hoạt động 4 
Kết thúc
* Cô cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính và đàm thoại:
- Chúng mình vừa được xem hình ảnh của rất nhiều loại PTGT dúng không. Bạn nào giỏi, nói cho cô biết con biết những loại phương tiện giao thông gì?
- Đó là PTGT đường gì?
Gọi 3 – 4 trẻ.
Cô khái quát, giáo dục: Có rất nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau, chúng đều có ích lợi rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta đấy, như vận chuyển hàng hóa, đưa con người chúng ta đi khắp mọi nơi và tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy chúng mình hãy biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ chúng nhé.
Cho trẻ quan sát bài trình chiếu của cô về cách ghép các màu đèn
- và quan sát nhận xét cách đi qua ngã tư đường phố và giải thích tại sao
- Hình ảnh tham gia giao thông của một số bạn
- Cô giải thích giúp trẻ hiểu hơn về luật giao thông
 Trong khoảng thời gian 05 giây trẻ phải trả lời 6 câu hỏi về giao thông
Khi thời gian kết thúc bạn nào trả lời nhanh nhất sẽ nhận được 1 tràng pháo tay của cả lớp.
 Tổ chức cho trẻ đoán cô tuyên dương khuyến khích trẻ kịp thơi
Sau mỗi câu hỏi cô nhận xét giáo dục trẻ
Cho trẻ hát bài em đi qua ngã tư đường phố
- Cả lớp đàm thoại cùng cô.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe!
Gọi trẻ trả lời
Trẻ chơi cùng cô và các bạn
Trẻ hát và ra ngoài
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Gấp máy bay, gấp thuyền
2. Chơi vận động
 	Làm theo tín hiệu
3. Chơi tự do 
 	 Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi “Làm Chú cảnh sát giao thông”
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
3. Góc học tập: Đọc chuyện, xem tranh ảnh về luật lệ giao thông
4. Góc nghệ thuật: xem tranh ảnh về các PTGT, xé dán các PTGT, đèn tín hiệu
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây.
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Bé chơi với đất nặn
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về
 E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.............
Ngày soạn: 20/ 12/ 2015
Ngày dạy: 23/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
 Nội dung hoạt động: BÉ CÙNG CÔ KỂ CHUYỆN (Một phen sợ hãi)
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ nhớ tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
	- Giáo dục trẻ ngoan, biết tham gia giao thông đúng luật, lồng ghép giáo dục trẻ an toàn giao thông
II. Chuẩn bị
	- tranh câu chuyện, các hình ảnh về giao thông
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Bé chơi đoán vui
Hoạt động 2
Bé cùng cô kể chuyện
Hoạt động 3
Kết thúc
Cô đọc câu đố về một số phương tiện giao thông:
Đầu tỏa khói
Miệng ăn than
Toa mang hàng
Kêu xình xịch
Là gì?
+ Đó là phương tiện giao thông gì?
+ Tàu hỏa chạy ở đâu?
+ Tàu hỏa kêu như thế nào?
Và cô đưa ra một số câu đố về “ Xe máy, ôtô..”
Các con vừa rồi đã giải rất chính xác các câu đố của cô và một phần thưởng dành cho tất cả các con và cô nhờ một bạn lên khám phá món quà cùng cô nhé!
+ Con hãy cho tay vào trong hộp và cùng xem con lấy được gì nào?
Dúng rồi đó là một số hình ảnh rất đẹp đúng không nào ?
Và những hình ảnh đó trong câu chuyện « Một phen sợ hãi » cô kể cho trẻ nghe
Câu chuyện có tên là gì ?
Trong câu chuyện có những ai ?
Và chuyên gì đã sảy ra ?
Gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô từ đầu đến hết câu chuyện
Cho trẻ nghe lại chuyện qua máy tính
Cho trẻ hát bài em đi qua ngã tư đường phố
Tổ chức cho trẻ tô màu các biển báo giao thông
Cô quan sát hướng dẫn trẻ trả lời
Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
- Trẻ chú ý lắng nghe và giải các câu đố của cô!
- Trẻ lên khám phá hộp quà.
Trẻ lắng nghe
Một phen sơ hãi
Gợi trẻ trả lời
Trẻ hát cùng cô
Trẻ thực hiện
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Vẽ phương tiện giao thông
2. Chơi vận động
 	Về đúng đường
3. Chơi tự do 
 	- Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
C – HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Chơi “Làm Chú cảnh sát giao thông”
2. Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
3. Góc học tập: Đọc chuyện, xem tranh ảnh về luật lệ giao thông
4. Góc nghệ thuật: xem tranh ảnh về các PTGT, xé dán các PTGT, đèn tín hiệu
5. Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây.
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Trò chuyện về luật giao thông
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về
 E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.....
Ngày soạn: 21/ 12/ 2015
Ngày dạy: 24/12/2015
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển tình cảm – xã hội
Nội dung hoạt động: EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ
I. Mục đích - Yêu cầu 
1. Kiến thức
 	- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ thể hiện được bài hát. Trẻ hưởng ứng theo bài cô hát, trẻ biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hát, kỹ năng vận động và thể hiện tình cảm khi hát.
 	3. Thái độ 
- Trẻ biết tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị 
 	- Cô: Đĩa nhạc các bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố”, “ Anh phi công ơi”
	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ.
	- Mũ chóp âm nhạc.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 
Bé với các phương tiện giao thông
Hoạt động 2
“ Em đi qua ngã tư đường phố
Hoạt động 3 
Anh phi công ơi
Hoạt động 4
Trò chơi âm nhạc
Hoạt động 5
Kết thúc
Cho trẻ quan sát hình ảnh các loại phương tiện giao thông:
+ Cô có bức tranh phương tiện giao thông gì đây?
+ Đây là xe gì?
+ Khi ngồi trên xe máy chúng mình phải làm gì?
+ Và khi ngồi trên xe máy chỉ được phép ngồi mấy người
+ Còn đây là xe gì? Khi ngồi trên ô tô chúng mình phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông.
Ngoài ra còn rất nhiều phương tiện giao thông phải không nào ? Và khi ngồi trên các loại phương tiện giao thông này chúng mình phải nhớ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không thò đầu thò cổ, thò tay ra ngoài rất nguy hiểm đấy các con ạ! 
Và khi đến các ngã tư đường phố chúng mình thường gặp gì ?
+ Khi tham gia trong ngã tư các đường phố lớn chúng mình thường gặp các cột đèn tín hiệu giao thông phải không nào và khi gặp các đèn tín hiệu này chúng mình sẽ phải làm gì ? Chúng mình cùng lắng nghe nhé !
+ Cho trẻ nghe bài hát « Em đi qua ngã tư đường phố»
+ Chúng mình có biết đó là bài hát gì không ?
Bài hát nói đến luật giao thông của đèn tín hiệu giao thông. Khi gặp đèn đỏ chúng mình phải dừng lại, khi gặp đèn vàng chúng mình phải chờ, và khi gặp đèn xanh chúng mình sẽ được đi phải không các con.
+ Nào cô con mình cùng đứng lên và hát thật to, thật rõ ràng bài hát

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 16Be voi ATGTt.doc