Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 3 - Chủ đề: Trường mầm non – mùa thu - Chủ đề nhánh: Mùa thu và lễ hội trăng rằm

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Trẻ biết ném xa bằng 1 tay, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong lớp không vứt rác bừa bãi

- Biết sự dụng nước tiết kiệm khi rửa tay, biết tắt điện, quạt giúp cô.

- Lông ghép chỉ số 5: Tự mặc và cởi được quần áo.

2 phát triển nhận thức

- Biết phân biệt và diễn đạt về chiều rộng của 3 đối tượng. Biết phân biệt các loại đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu: hình dạng, màu sắc, kích thước, nhận biết được các chữ số.

- Biết sự dụng ngôn ngữ để bày tỏ nói lên suy nghĩ của mình khi hoạt động ở trường, lớp.

- Lồng ghép chỉ số 104: Nhận biết được con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 3

3. Phát triển ngôn ngữ

- Biết sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện nói lên suy nghĩ của mình khi tham gia hoạt động ở lớp, ở trường.

- Nhận biết kí hiệu chữ viết qua các từ

- Lồng ghép chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.

 

doc 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 3 - Chủ đề: Trường mầm non – mùa thu - Chủ đề nhánh: Mùa thu và lễ hội trăng rằm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các cố làm gì?
- Chúng mình có biết bây giờ đang là mùa gì không?
- À mùa thu như thế nào? Chúng mình có thích mùa thu không?
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
3. Cùng cô hát múa các bài về mùa thu và lễ hội trăng rằm
- Cho trẻ ngồi xung quanh cô
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Tình bạn”
- Kể chuyện “Mèo con và quyển sách”
- Cho cả lớp cùng đọc thơ 2-3 lần.
- Cô chốt lại và giáo dục trẻ
4. Bé làm gì trong lễ hội trăng rằm
- Cho trẻ xếp hàng ra ngoài sân, chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nao?
- Có những đám mây màu gì? Trời ít mây hay nhiều mây?
- Cảnh vật thiên nhiên như thế nào? Các con có nhận xét gì về khi có gió thổi về người?
- Khi trời nắng, mưa phải mặc trang phục như thế nào?
=> GD Trời mùa thu có lúc nắng lúc mưa rất dễ bị ốm, bị cảm vì vậy các con phải giữ gìn sức khỏe tránh bị cảm nắng hay cảm lạnh đấy.
* Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
- Vẽ 3-4 vòng tròn mỗi vòng để một khuôn mạt thể hiện cảm xúc vui buồn.
- Cô và trẻ tự do làm động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát khi dừng lại cô hỏi trẻ con cảm thấy như thế nào nhỉ thì tất cả trẻ phải tìm vòng tròn có khuôn mặt biểu tượng có cảm xúc của con thỏ. Tương tự các vòng tròn cảm xúc vui, buồn như vòng tròn trước nếu bạn nào không kịp phải nhảy lò cò.
* Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm
- Cô nêu cách chơi luật chơi cho trẻ.
* Trò chơi: Tìm nhà
- Cô nêu cách chơi luật chơi cho trẻ.
Chơi tự do: Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời, cô quan sát nhắc nhở trẻ.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Góc PV
Bán đồ chơi, đèn trung thu, các loại bánh kẹo hoa quả.
 Góc NT
Cắt dán, làm đèn ông sao
Góc XD
Xây dựng vuờn rau, vườn hoa
Góc HT
Làm sách tranh về trường mầm non mùa thu 
 Góc TN
Gieo hạt
II. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết nhập vai chơi nguời bán hàng, biết sử dụng nguyên vật liệu để cắt dán, làm đèn ông sao.
- Biết làm sách tranh về trường màm non mùa thu
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng theo nhóm, tạo nhóm.
3. Giáo dục
- Trẻ vâng lời cô, đoàn kết trong khi chơi
III. Chuẩn bị
- Chuẩn bị đồ chơi theo nội dung các góc
IV. Tổ chức hoạt động
1. Thỏa thuận trước khi chơi
 	 - Các con ơi đến trường chúng mình được làm những gì? 
- À, phải rồi đến trường chúng mình được học hát hoạc múa và còn được học biết bao điều bổ ích khác nữa phải không nào, hơn thế nữ chúng mình còn được vui chơi thỏa thích nữa đấy, và hôm nay cô con mình cùng đến với 1 góc chơi mà ở đó chúng ta sẽ được chơi theo các vai như là cô giáo này, vai mẹ-con này, chúng mình đã đoán ra đó là góc chơi nào chưa, nào chúng mình cùng đến góc phân vai nào. Ở góc chơi này các con còn được chơi bán hàng rất là vui nữa đấy, sắp đến ngày tết thiếu nhi rồi chúng mình hãy cùng mua thật nhiều hoa quả về để bày lên mâm ngũ quả nhé.
- Trong lớp chúng mình có ai biết ngày rằm tháng tám là ngày gì không, ngày đó rất là vui, chúng mình sẽ được vui chơi, rước đèn dưới ánh trăng và hơn thế chúng mình còn được phá cỗ nữa đấy, trong ngày tết này chúng mình sẽ được ăn thật nhiều các loại quả khác nhau, chúng mình thích ăn loại quả nào.Và hôm nay đến với góc nghệ thuật chúng ta sẽ được chơi với đất nặn và nhiệm vụ ở góc chơi này là chúng mình phải nặn được một mâm quả với thật nhiều loại quả theo sở thích của các con nhé! 
- Chúng mình cùng quan sát xem ở đằng xa kia là góc gì vậy? Ở đó sao hôm nay lại có nhiều tranh ảnh vậy nhỉ, chúng mình cùng đến đó và khám phá xem tranh ảnh đó có nội dung gì nhé! 
 Các con ơi! Chúng mình có muốn sống trong một ngôi trường đẹp và khang trang hơn nữa không vậy thì chúng mình hãy cùng nhau xây dựng và tu bổ thêm cho khu vườn trường trong mùa thu này. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên một vườn trường mùa thu thật đẹp nhé.
- Các con ơi để vườn trường luôn xanh – sạch – đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé.
 	- Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
 2. Qúa trình chơi
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 + Chào các bạn, các bạn đang chơi gì mà vui thế? Các bạn đang chơi đóngvai mẹ- con, vậy bạn nào trong vai mẹ còn bạn nào trong vai người con? 
 - Trong vai người mẹ chúng mình phải làm những gì cho con?
 - Trong vai người con chúng mình phải như thế nào với mẹ, với người lớn tuổi?
 - Hằng ngày “ Mẹ” đã làm gì cho chúng mình trước khi đi lớp?
 À ,cô còn thấy có mấy bạn ở đây còn chơi đóng vai cô giáo nữa đấy?
 - Bạn đang làm gì vậy? Là cô giáo thì chúng mình phải làm những công việc gì?
 - Cô còn thấy ở góc này còn có một quầy hàng thật to và nhiều hàng hoá khác nữa ai là chủ của cửa hàng này vậy?
 - Làm ơn bán cho tôi một cân táo được không ạ?
 - Các bác bán hàng tiếp nhé, tôi đi đây!
 + Chào các bạn, các bạn làm gì ở đây vậy, a cô đoán đây là góc nghệ thuật phải không nào và cô đã đoán được chúng mình ở đay làm gì rồi, chúng mình đang nặn cái gì vây ?
 - Con đang nặn quả gì thế?
 - Qủa này ăn như thế nào?
- Mà sao hôm nay là ngày gì mà các con nặn nhiều loại quả để làm gì vậy?
 - Còn con đang nặn quả gì vậy?
 + Chào các bạn, các bạn đang xem tranh ảnh gì mà chăm chú thế, bức tranh này có nội dung gì thế?
 - Đây là hình ảnh các bạn đang làm gì đây?
 - Đây còn có cả tranh truyện nữa cơ đấy, câu chuyện này kể về điều gì vậy?
 - Câu chuyện rất hay cảm ơn các bạn nhé!	
 + Các bác ơi! Các bác nghỉ tay cho đỡ mệt đi, làm từ sáng đến giờ cũng đã mệt lắm rồi. 
 - Các bác đang xây gì ở đây? 
 - Các bác định xây mấy phòng học?
 - Xung quanh trường các bác định xây gì nữa không?
 - Khu vực vườn truờng các bác định thiết kế chúng như thế nào?
 - Vườn hoa các bác định xây ở chỗ nào?
 - Bác định đặt khu vui chơi ở chỗ nào?
 + Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 - Ai sới cỏ cho cây?
 - Ai tưới nước cho cây?
 - Ai bắt sâu cho cây?
 Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì?
 Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
 3. Kết thúc quá trình chơi
 - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu trường mầm non vừa được các bác thợ xây xây dựng lên.
 - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Nội dung.
- Chơi ở các góc
- Tổ chức lễ hội trăng rằm
- Rèn nề nếp sinh hoạt trong ngày
- Bé bày mâm ngũ quả 
- Chơi trò chơi “tìm nhà”
- Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
II. Mục đích yêu cầu
Kiến thức
 	Củng cố lại nội dung của các góc
Biết hát đúng nhịp, đọc thơ diễn cảm
2. Kỹ năng
Trẻ tự tin mạnh dạn, kỹ năng chơi theo nhóm
3. Giáo dục 
Trẻ đoàn kết khi chơi
III. Chuẩn bị
- Đồ chơi của các góc
IV. Tổ chức hoạt động.
1. Hoạt động góc.
- Trẻ nhận góc chơi.
- Các con cùng quan sát xem trong lớp mình có những góc chơi nào?
- Cô đến các góc chơi chia nhóm chơi cùng trẻ
- Quan sát trẻ chơi
- Các con đang làm gì? Vậy trong trường mầm non có những gì?
- NX sau khi chơi.
2. Tổ chức lễ hội trăng rằm
- Hát bài “Vườn trường mùa thu”
 Trường chúng cháu là trường mầm non
 Hoa trường em
- Đọc thơ “Tình bạn”
- Cô mời cả lớp cùng đọc thơ nào?
- Mời cá nhân trẻ đọc.
- Vừa rồi cô thấy lớp đọc thơ rất là hay cô khen cả lớp mình.
- Cuối buổi cô NX chung.
3. Rèn nề nếp sinh hoạt trong ngày.
- Cho trẻ ngồi xung quanh cô nhắc lại nội qui của lớp
- Đến lớp chúng mình được gặp ai? Vào lớp chúng minh phải chào ai?
- Cúng minh còn phải như thế nào? Phải nghe lời các cô.
- Khi về nhà chúng mình phải chào ai?
- Cho trẻ lần lượt trả lời
- Cuối buổi NX tuyên dương trẻ
4. Nêu gương cuối ngày cuối tuần
- Cho trẻ đọc thơ “Tình bạn”
- Cả lớp cùng đọc, cá nhân đọc. tổ đọc
- Các bạn có nhận xét gì về bạn đọc thơ?
- Cho trẻ tự nhận xét
- Cô NX chung.
- Cho trẻ lên cắm cờ.
- Cô phát phiếu bé ngoan cuối tuần
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về các hoạt động trong ngày của trẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn: 17/09/2015
Ngày dạy: 21/09/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: Ai giỏi hơn ( Ném xa bằng một tay)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết cách phối hợp nhịp nhàng để đẩy mạnh vật ném về phía trước
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển thể lực, phát triển cơ tay, cơ chân, định hướng được không gian.
3. Giáo dục
 - Trẻ tập trung chú ý trong giờ học.
II. Chuẩn bị
 	- Sàn nhà rộng, sạch, không có chướng ngại vật.
 	- túi cát.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Hôm nay bé ăn gì?
Hoạt động 2
Bé hoạt động như thế nào
* Trò chơi : Gieo hạt nảy mầm
Hoạt động 3
Kết thúc
Các con ơi! Sáng nay trước khi đi đến trường, chúng mình đã ăn sáng chưa?
Bố mẹ cho chúng mình ăn gì?
À, các con ăn xôi với gì?
Chúng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và hoạt động có hiệu quả các hoạt động trong ngày.
Các con ạ! bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải ăn sáng để cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động. Để có cơ thể khoẻ mạnh ngoài việc bổ xung các chất dinh dưỡng cho cơ thể chúng mình phải tập thể dục nữa phải không các con?
Nào chúng mình cùng cô làm đoàn tàu nhỏ xíu và ra sân tập thể dục nhé.
a. Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân: Đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, chạy nhanh, chạy chậmrồi về hàng thành 3 hàng dọc, chuyển đội hình để tập bài tập phát triển chung.
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
+ Động tác tay : Hai tay đưa ra phía trước, sang ngang. 
 (2 Lần x 8 nhịp)
+ Động tác chân : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước.
 (2 Lần x 8 nhịp)
+ Động tác bụng : Đứng quay người sang hai bên.
 (2 Lần x 8 nhịp)
+ Động tác bật : Bật về các phía
 (2 Lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản:
Cả lớp xem cô giáo đang làm gì nhé!
Cô đang thực hiện vận động ném xa bằng một tay chúng mình có muốn làm như cô không?
+ Cô mời 1 – 2 khá lên thực hiện
Gìơ cô muốn con hãy ném thật xa cho cô và các bạn cùng xem nhé
Phân tích động tác
+ Cô cho 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện.
+ Cô mời lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
+ Mời các tổ lên thực hiện
+ Cô khen cả lớp.
- Cô nêu cách chơi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
c. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 – 3 vòng, dọn đồ dùng.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô, trò chuyện với cô về bữa sáng của trẻ.
- Trẻ lắng nghe cô giảng bài
- Trẻ khởi động cùng cô theo bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” kết hợp đi các kiểu chân theo khẩu lệnh của cô.
- Trẻ tập bài tập theo cô
- Trẻ quan sát cô thực hiện.
- Trẻ thực hiện động tác ném xa bằng 1 tay.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ khá thực hiện theo sự hướng dẫn của cô!
- 1 – 2 trẻ khá lên thể hiện
- Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Hai tổ thi đua nhau.
Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1 -2 vòng và thu dọn đồ dùng.
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 Lao động vệ sinh xung quanh sân trường
2. Trò chơi
Gieo hạt nảy mầm
3. Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích cô bao quát trẻ
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Góc PV 
 Bán đồ chơi, đèn trung thu, các loại bánh kẹo hoa quả.
Góc NT 
Cắt dán, và làm những chiếc đèn ông sao.
Góc TN
Gieo hạt
Góc XD
xây dựng vườn rau, vườn hoa 
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ. 
2. Hoạt động góc
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ NGÀY
..................
Ngày soạn: 17/09/2015
Ngày dạy: 22/09/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Bé vui học toán (so sánh chiều dài của 3 đối tượng) 
 I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nhận biết và so sánh chiều dài, nhận biết các số lượng là 3, dài, ngắn, ngắm hơn, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp
 	Luyện kỹ năng đếm trong phạm vi 3
3. Giáo dục 
Trẻ tập trung trong giờ học
 II. Chuẩn bị
 Các sợi dây dài ngắn khác nhau
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: 
Hát trò chuyện về ngày tết trung thu
HĐ 2: Trẻ đi siêu thị 
HĐ 3: Làm vòng tặng bạn 
Cô và trẻ cùng hát bài “ Chiếc đèn ông sao ”
 các con vừa hát bài hát gì?
Không khí như thế nào?
Nhà chúng mình chuẩn bị những gì để đón tết trung thu?
=> GD trẻ mỗi năm khi mùa thu đến là báo hiệu một năm học mới đến và ngày tết trung thu 
Cho trẻ đi siêu thị 
Đứng trước cửa hàng bán bánh trung thu rồi
Chúng mình cùng chào bác bán hàng nào?
các?
Các con muốn mua những gì nào?
Chúng mình sẽ mua các danh óng ánh các mầu để về làm đèn ông sao nhé 
Cho trẻ về lớp và trò chuyện về những đồ dùng vừa mua
Tổ chức so sánh các sợi dây
Cô cũng làm tương tự Cô cũng đặt liên tiếp sợi dây sát mép câu đối từ trái sang phải
 Chúng ta cùng đếm được bao nhiêu dấu1..4
Vậy kết quả của hai thước đo này như thế nào?
Tại sao lại không bằng nhau?
Đúng rồi vì thước đo bằng dây dài hơn so với hình chữ nhật vậy nên với kết quả đo của thước đo bằng dây sẽ ít hơn so với kết quả đo của thước đo bằng dây 
* cho trẻ tự đo
Cô đi xung quanh quan sát trẻ do hướng dẫn trẻ đo cho trẻ dặt thẻ số sau mỗi lần đo 
Cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời 
Chúng mình đã biết cách đo chưa 
Và để thử tài chúng mình cô sẽ cho chúng mình đo những cây mía 
 Cô lấy các sợ dây ngắn chia cho trẻ để trẻ buộc vòng tay cho các bạn
Trẻ thực hiện cô quan sát nhắc nhở trẻ
Trẻ hát cùng cô 
Trẻ trả lời
Lắng nghe
Trẻ hát 
Chúng cháu chào bác bán hàng 
Trẻ trả lời
Trẻ nhận xét
Quan sát
Trẻ đếm cùng cô 
Trẻ đếm 
Thước đo day dài hơn 
Thước đo hình chữ nhật ngắn hơn 
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Trò chuyện về mùa thu
2. Trò chơi
Ai nhanh nhất
3. Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích cô bao quát trẻ
B. Hoạt động góc
Góc PV 
Bán đồ chơi, đèn trung thu, các loại bánh kẹo hoa quả.
Góc TN
Gieo hạt
Góc XD
xây dựng vườn rau, vườn hoa 
Góc HT
 Làm sách tranh truyện về mùa thu và lễ hội trăng rằm
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ - Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
Rèn nề nếp sinh hoạt trong ngày
 Bình cờ nêu gương cuối ngày
Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 18/09/2015
Ngày dạy: 23/09/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Nội dung hoạt động: Trò chuyện về mùa thu và lễ hội trăng rằm
 I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 Trẻ biết được về mùa thu và lễ hội trăng rằm, hiểu được nội dung bài.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng ghi nhớ
 3. Giáo dục
Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
 II. Chuẩn bị 
Tranh ảnh về mùa thu
Chiếc đèn ông sao, Rước đèn dưới trăng
III. Tổ chức hoạt động 
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Bé tìm hiểu về ý nghĩa của ngày tết trung thu
Hoạt động 2
Bé vui tết trung thu 
Hoạt động 3
Bé vui phá cỗ
Cô và trẻ hát bài “ Chiếc đèn ông sao” và hỏi trẻ:
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về cái gì?
- Đèn ông sao có trong ngày nào?
- Chúng trung thu theo âm lịch là ngày bao nhiêu không?
- Đúng rồi ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “ Tết trông trăng”. Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích chú cuội trên cung trăng, do một hôm chú cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được nên đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Vì vậy khi các con nhìn lên mặt trăng thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, đó chính là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa đấy các con ạ.
* Trò chuyện về ngày tết trung thu:
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày tết trung thu rồi đấy các con ạ. 
+ Vào ngày này, bố mẹ chúng mình thường chuẩn bị những gì?
+ Mọi năm chúng mình được bố mẹ cho đi chơi ở đâu?
+ Bố mẹ mua tặng con cái gì?
+ Vào ngày tết trung thu các con thấy người ta thường tổ chức hoạt động gì? 
Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa hát múa vừa ngắm trăng rất là vui đấy các con ạ, chúng mình cùng hát múa ngắm trăng nào
+ Cô và trẻ hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
Các con có biết không, ở một số nơi có điều kiện thuận lợi người ta còn tổ chức múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
+ Các con đã thấy đầu sư tử dùng để múa vào đêm trung thu chưa?
Cô đưa tranh múa sư tử vào đêm trung thu cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ.
+ Trong đêm rằm trung thu các bạn nhỏ được vui chơi, múa hát thật là vui và các bạn sẽ còn vui hơn nhiều khi đến với phần tiếp theo của chương trình chúng mình có đoán ra đó là phần nào không?
Để đoán được chúng mình cô đến giải đáp một số câu đố sau nhé! 
Ai sẽ tham gia với phần trả lời này?
+ Cô đọc câu đố về các loại quả có trong ngày tết.
+ Chúng mình đã giải rất giỏi câu đố của cô và chúng mình đã đoán được đó là phần gì tiếp theo trong đêm rằm trung thu này chưa?
+ Chúng mình có muốn được phá cỗ không?
* Kết thúc:
Cô và trẻ cùng phá cỗ vui vẻ dưới ánh trăng rằm.
- Trẻ hát với cô bài hát và trẻ trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ chú ý lắng nghe!
- Trẻ chú ý lắng nghe!
- Bày mâm cỗ hoa quả, bánh dẻo, bánh nướng..
- Đi rước đèn ông sao ạ!
- Đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ..
- Trẻ hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Trẻ chú ý lắng nghe!
- Chưa ạ!
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ tham gia giải câu đố!
- Có ạ!
- Trẻ cùng cô phá cỗ dưới ánh trăng!
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
Cùng cô hát múa các bài về mùa thu và lễ hội trăng rằm
2. Trò chơi
Tìm nhà
3. Chơi tự do
Trẻ chơi theo ý thích cô bao quát trẻ
B. HOẠY ĐỘNG GÓC
Góc PV
Bán đồ chơi, đèn trung thu, các loại bánh kẹo hoa quả.
Góc TN
Gieo hạt
Góc XD 
Xây dựng vườn rau, vườn hoa 
Góc HT
Làm sách tranh truyện về mùa thu và lễ hội trăng rằm
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ - Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
Tổ chức lễ hội trăng rằm cho trẻ
Bình cờ nêu gương cuối ngày
Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/09/2015
Ngày dạy: 24/09/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – xã hội
Nội dung hoạt động: BÉ VUI HỘI TRĂNG RẰM
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
 	- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát nhận ra giai điệu bài hát quen thuộc “ Chiếc đèn ông sao” và hưởng ứng theo cô bài hát. 
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe nhạc, kỹ năng vận động theo nhạc.
 - Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc, trẻ hát và hưởng ứng cùng cô theo giai điệu nhanh, vui tươi của bài hát.
 	- Rèn kỹ năng chơi thành thạo.
3. Giáo dục
 - Giao dục trẻ ngoan, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị
 - Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc,.....
 - Đĩa nhạc bài “ Chiếc đèn ông sao”.
 - Bút giấy cho trẻ vẽ.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Bé yêu âm nhạc
Hoạt động 3
Bé thưởng thức âm nhạc
Hoạt động 4
Bé khéo tay 
Hoạt động 5
Kết thúc
* Cô và trẻ đọc bài thơ “ Trăng sáng” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói đến cái gì?
+ Ông trăng trong bài thơ được ví tròn như cái gì?
+ Vào những ngày nào thì chúng mình được ngắm trăng tròn và sáng như vậy?
+ Chỉ còn vài ngày nữa thôi là chúng mình được ngắm ánh trăng tròn mà hơn thế nữa lại là trăng rằm trung thu đấy các ạ.
Trong ngày tết này chúng mình sẽ được vui chơi múa hát rất là vui vẻ và được rước đèn phải không nào? Và có một bài hát rất hay mà hôm nay cô con mình sẽ cùng múa hát thật vui dưới bóng trăng tròn với giai điệu của bài hát “ Rước đèn dưới ánh trăng”
* Dạy hát:
Chúng mình lắng nghe giai điệu của bài hát nhé.
+ Lần 1: Hát đúng giai điệu, đúng lời, thể hiện được sự vui tươi trong bài hát. Bài hát nói về chiếc đèn ông sao mà chỉ có ngày tết trung thu mới có và chúng mình mới được rước đèn.
- Kết hợp với dụng cụ âm nhạc
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
+ Lần 3: dạy hát
- Cả lớp hát cùng cô (4- 5 lần) chú ý sủa sai cho trẻ
Tổ hát thi.nhận xét và tuyên dương trẻ 
- Nhóm hát. Cô giảng giải nội dung bài hát
- Nhiều cá nhân trẻ thể hiện.
* Nghe hát:
- Niiềm vui sướng của các bạn nhỏ khi được rước đèn ông sao dưới ánh trăng.
+ Lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu .Giảng nội dung bài
+ Lần 2: Kết hợp dụng cụ âm nhạc và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Cho trẻ vẽ tranh trăng rằm
- Cho trẻ lên lấy đồ dùng thực hiện
- Trẻ thực hiện cô quan sát, bao quát gợi ý giúp đỡ trẻ
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
=> Chốt và giáo dục trẻ yêu quí mùa thu,học và chơi đoàn kết 
* Kết thúc:
- Cô và trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”” và đi ra ngoài.
- Trẻ đọc thơ và trò chuyện cùng cô.
- Như cái đĩa
- Trẻ trả lờ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 3 mua thu và lễ hội trăng rằm_2.doc