Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 35 - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề nhánh: Trường tiểu học

A. MỤC TIÊU

 1. Phát triển thể chất

- Trẻ có khả năng phối hợp giữa các giác quan và vận động. Kết hợp vận động nhịp nhàng có định hướng trong không gian.

- Phát triển ở trẻ một số thói quen tốt trong chăm sóc sức khỏe, vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường.

Nội dung lồng ghép: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Trẻ biết một số địa danh liên quan đến Trường tiểu học như: Nơi sống và làm việc, quê hương của Bác, trẻ biết Lăng Bác được đặt tại Thủ đô Hà Nội.

2. Phát triển nhận thức

 - Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết của mình về nơi sinh, chỗ ở của mình. Trẻ biết tự hào về quê hươngChiềng Khoa nói riêng và quê hương Chiềng Khoa nói chung có nhiều cảnh đẹp, có đồi chè, có bò sữa, có nhiều mận hậu trẻ cảm nhận, nhận biết được những đổi thay của quê hương trong giai đoạn lịch sử đáng ghi nhớ.

3. Phát triển ngôn ngữ.

- Phát triển khả năng diễn đạt sự hiểu biết của mình, mở rộng kỹ năng giao tiếp với cô giáo và bạn bè. Trẻ biết sử dụng các từ, câu để miêu tả về quê hương, đất nước và Trường tiểu học, về trường tiểu học

- Trẻ biết cùng cô đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về Trường tiểu học

- Trẻ biết hát, vận động theo các bài hát, bản nhạc về Trường tiểu học

 

doc 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 35 - Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề nhánh: Trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó ghi là trường tiểu học Chiềng Khoa. Qua cổng này chúng mình sẽ đi đến đâu?
+ Chúng mình thấy khuôn viên trường như thế nào?
+ Ngôi trường này như thế nào?
+ Đâu là khu vực làm việc của Ban giám hiệu?
+ Đây là phòng học lớp mấy chúng mình có biết không?
2. Chơi vận động
a. Trò chơi: Kéo co
Chuẩn bị: Cô vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hau đội, dây thừng.
Luật chơi: Bên nào giẫm vạch trước là thua cuộc
Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội có số lượng người bằng nhau, tương đương sức nhau xếp thành hai hàng dọc đối diện. Mỗi nhóm 1 cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào sợi dây. Khi có hiệu lệnh thì tất cả cùng kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu đội nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
+ Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do
Chơi tự do trên sân trường và chơi với đồ chơi ngoài trời
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Cô giáo bán hàng
Góc NT: Vẽ đồ dùng học tập
Góc TN: Chơi với nước
Góc XD: Xây dựng trường tiểu học.
Góc HT: Hát múa em yêu trường em.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết chơi bán hàng, biết vẽ đồ dùng học tập
- Trẻ biết dùng các khối gạch để xây dựng trường tiểu học, biết hát múa các bài hát.
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc và minh họa cho bài hát
- Rèn kỹ năng quan sát, rèn kỹ năng vẽ, tô màu.
3. Giáo dục
 - Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị
1. Góc phân vai 
 - Đồ dùng bán hàng: rau, củ, quả, đồ dùng gia đình, đồ dùng nhà bếp..
	- Đồ dùng dạy học của cô giáo:
2. Góc nghệ thuật
 	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, ...
3. Góc học tập 
 	- Tranh ảnh về một số đồ dùng học tập của trẻ, bút chì, bút màu, giấy vẽ.
4. Góc xây dựng
 	- Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, các cây hoa, cây xanh, . 
5. Góc thiên nhiên
 	- Chậu nước sạch, dụng cụ chơi với nước
III. Cách tiến hành
a. Thỏa thuận trước khi chơi
 	- Xin chào cả lớp chúng mình, hôm nay cô thấy lớp chúng mình học rất giỏi, rất ngoan chính vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình các góc chơi các con có thích không ?
	+ Chúng mình cùng quan sát xem ở góc phân vai hôm nay có gì mà nhiều thế ? Chúng mình sẽ chơi gì ở góc chơi này ?
	+ Bạn nào sẽ tham gia ở góc chơi này?
 	- Các con ơi! Chúng mình có vui khi được đến trường không? Đến trường chúng mình được gặp ai? Được làm những gì? Đến lớp chúng mình còn được thấy những gì? Chúng mình sắp được nghỉ hè rồi, sắp phải xa mái trường mầm non thân yêu của chúng mình để vào lớp 1, và chúng mình cũng sẽ được học ở 1 ngôi trường mới với nhiều điều mới. Chúng mình cũng sẽ yêu mến ngôi trường mới như ngôi trường cũ của chúng mình chứ, nào chúng mình cùng hát và biểu diễn bài hát “ Em yêu trường em” ở góc nghệ thuật nhé, bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này?
 	- Sao hôm nay ở góc học tập có gì và vui mà đông người thế nhỉ? Chúng mình cùng đến đó xem sao. À, thì ra ở đây hôm nay đang mở một cuộc thi vẽ tranh về một số đồ dùng học tập. Bạn nào sẽ tham gia thi vẽ thì cùng cô đến với góc học tập nhé? Nào ai sẽ tham gia chơi ở góc chơi này?
 	- Lớp chúng mình đã ai được đi thăm quan trường tiểu học chưa? Bạn nào biết trường tiểu học, chúng mình thấy trường tiểu học có gì khác với trường mầm non chúng mình? Vậy các con hãy cùng miêu tả lại ngôi trường tiểu học mà chúng mình đã thấy trên mô hình ở góc xây dựng, chúng mình hãy xây dựng cho chúng mình một ngôi trường tiểu học trong trí tưởng tượng thật đẹp, thật khang trang nhé? Nào ai sẽ đến tham gia chơi ở góc xây dựng?
- Các con ơi, nước có lợi ích như thế nào đối với đời sống con người, với động vật và cây cối, Chúng mình cùng đến với góc thiên nhiên chúng mình cùng chơi với nước cùng đong nước, cùng lấy nước tưới cho cây nhé, nào ai sẽ tham gia chơi góc chơi này?
 	b. Qúa trình chơi
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	- Các con ơi! Hàng ngày đến lớp chúng mình được gặp ai?
	- Chúng mình được cô giáo dạy những điều gì?
	- Sau này lớn lên chúng mình sẽ làm gì?
	- Những bạn nào muốn làm nghề giáo viên?
	- Giáo viên thì hàng ngày phải làm những công việc gì?
	- Con đang thể hiện vai cô giáo, con đang dạy các bạn bài gì vậy?
	* Các con đang hát bài gì mà hay thế?
	- Bài hát nói về điều gì?
	- Khi xa trường mầm non chúng mình nhớ nhất điều gì?
	- Chúng mình sắp vào lớp 1 rồi, chúng mình có nhớ trường mầm non không?
	- Chúng mình hãy thể hiện tình cảm của mình với trường mầm non thân yêu của chúng mình qua những lời ca tiếng hát nhé.
	* Các con ơi các con đang làm gì đấy?
	- Ở đây có gì mà nhiều bút chì thế, lại còn có gì nữa đây?
	- Các con đang làm gì với những chiếc bút này và những tờ giấy này?
	- Con đang vẽ gì vậy?
	- Con vẽ cái này như thế nào?
	- Để bức tranh này đẹp hơn chúng mình phải làm gì?
	- Các con hãy cùng vẽ cho bức tranh của chúng mình thật đẹp nhé!
	* Chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng gì ở đây vậy?
	- Các bác sẽ xây dựng ngôi trường tiểu học này như thế nào?
	- Ngôi trường này các bác sẽ xây có mấy phòng học?
	- Ngoài phòng học ra thì các bác sẽ xây thêm phòng nào khác nữa?
	- Khuôn viên trường chúng mình sẽ xây dựng như thế nào?
	- Các bác nhớ phải xây thêm mấy khu vực để trồng hoa nữa nhé, có như thế khuôn viên trường mình sẽ đẹp hơn đấy, các bác thấy thế nào?
	- Các bác hãy xây dựng cho mình một ngôi trường thật đẹp và thật khang trang nhé!
	* Chào các bạn nhỏ, các bạn đang làm gì mà hăng say vậy?
	- Bạn làm thế nào để đong nước vào chai?
	- Để đong nước vào chai không để nước chàn ra ngoài các con phải đong thật khéo, vậy các bạn đã đong nước như thế nào?
 	c. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng trường tiểu học mà các bác thợ xây vừa xây dựng xong.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Bé với các chữ số từ 1 – 10
Tập văn nghệ cho tổng kết
Chơi với hột hạt
Tập viết chữ cái v - r
Hát “ Tạm biệt búp bê”
 I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ được củng cố kiến thức cũ qua việc chơi với các thẻ số từ 1 – 10 trẻ được đếm và củng cố về số lượng từ 1 – 10. Trẻ được tập viết chữ cái v – r, trẻ được tô màu hoàn chỉnh cho bức tranh đồ dùng học tập của trẻ được đẹp hơn. Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát, trẻ nhớ tên bài hát, trẻ nhớ tên tác giả.
 	- Trẻ biểu diễn và vận động theo nhịp điệu của bài hát “ Tạm biệt búp bê”
II. Chuẩn bị
 - Các thẻ số từ 1 – 10, hột hạt, sách, bút chì, bút màu.
- Dụng cụ âm nhạc.
III. Tiến hành
 1. Bé chơi với các chữ số từ 1 - 10
 	- Cô và trẻ hát bài tập đếm
	- Chúng mình vừa hát bài hát gì vậy?
	+ Các bạn nhỏ trong bài hát đã đếm đến mấy?
	+ Trên bàn tay có mấy ngón tay?
	+ Như vậy chúng mình có mấy bàn tay?
	+ Vậy hai bàn tay có tất cả mấy ngón tay?
	+ Chúng mình hãy cùng xem cô có gì đây?
	+ Cô có bảng chữ số và chúng mình cùng tìm và chỉ cho cô và cả lớp xem đây là số mấy?
	+ Bây giờ chúng mình cùng chơi trò chơi “ Về đúng số nhà” với cô nhé!
	Cô phổ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi với các thẻ số từ 1 -10.
2. Tập văn nghệ tổng kết cho trẻ.
- cho trẻ tập theo nội dung đã xây dựng
 	3. Chơi với hột hạt
	 Các con ơi, chúng mình cùng xem cô có gì này ?
	+ Chúng mình có biết hôm nay chúng mình sẽ được chơi những trò chơi gì với những hột hạt này không ?
	+ Con sẽ làm gì với những hột hạt này ?
	+ À, có bạn sẽ xếp những hột hạt này thành chữ cái ?
	+ Có bạn thì xếp thành những chữ số, có bạn lại xếp thành hình các con vật hay đồ dùng học tập quen thuộc của chúng mình.
	Vậy bây giờ các con hãy cùng tạo cho chúng những hình ảnh thật đẹp với những hột hạt này nhé !
4. Tập viết chữ cái v - r
	- Cả lớp xem cô có gì đây?
	- Còn đây là gì?
	- Chúng mình có biết hôm nay chúng mình sẽ làm gì với chiếc bút và quyển vở này không?
	- Chúng mình sẽ được tập viết chữ cái v - r. Chúng mình cùng mở vở ra và cùng quan sát xem trong vở có gì nào?
	- Chúng mình cùng quan sát mẫu và cùng viết chữ cái v - r theo mẫu cô đã viết nhé!
	- Nhắc nhở trẻ khi trẻ tập viết, chú ý đến cấu tạo của chữ cái.
	- Cô động viên, khuyến khích trẻ viết.
5. Biểu diễn “ Tạm biệt búp bê”
 	- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
 	- Cô và trẻ cùng hát bài 4 -5 lần.
	- Cô lần lượt giới thiệu từng bài và mời các tổ tham gia biểu diễn thoải mái.
 	- Tổ biểu diễn dưới nhiều hình thức.
 	- Nhóm biểu diễn, nhiều cá nhân trẻ biểu diễn.
	* Nêu gương bÐ ngoan cuối ngµy, cuèi tuần.
- C« hái trÎ h«m nay lµ thø mÊy?
- C« cho trÎ tù nhËn xÐt vÒ c¸c ho¹t ®éng cña m×nh,c¸c b¹n trong tæ, trong líp.
- C« nhËn xÐt chung, cho trÎ c¾m cê
- Cuèi tuÇn c« nhËn xÐt c¸c u ®iÓm, h¹n chÕ vµ tuyªn d¬ng nh¾c nhë trÎ. C« gi¸o dôc trÎ ngoan, lÔ phÐp h¬n. C« ph¸t phiÕu bÐ ngoan
- Tr¶ trÎ trao ®æi víi phô huynh vÒ häc tËp vµ søc khoÎ cña trÎ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soan: 14/05/2016
Ngày dạy: 16/05/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: Ném xa bằng hai tay, nhảy lò cò.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ ết cách ném xa bằng hai tay thật xa và chính xác.
 2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ném, kỹ năng vận động.
	- Rèn kỹ năng quan sát.
 	3. Giaó dục
	- Trẻ mạnh dạn tự tin, có ý thức trong giờ học
II. Chuẩn bị
 	- Túi cát đủ cho mỗi trẻ.
	- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
 	III/ Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Khởi động
Hoạt động 3
Trọng động
Hoạt động 4
Hồi tĩnh
* Cô và trẻ hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Trường chúng mình là trường mầm non gì?
+ Chúng mình đang học ở lớp mẫu giáo gì?
+ Năm nay các con bao nhiêu tuổi?
Vậy là chúng mình sắp được lên lớp 1 rồi chúng mình có thích không?
Vậy là chỉ còn mấy tháng nữa thôi là chúng mình được nghỉ hè rồi và chúng mình sẽ phải tạm biệt trường mầm non để chúng mình đến với trường tiểu học. Để biết ngôi trường mà chúng mình sẽ theo học khi chúng mình lên lớp 1 chúng mình cùng cô đến thăm trường tiểu học nhé. 
a. Khởi động:
Đường đến trường tiểu học chúng mình phải đi qua một con dốc và hơi khó đi chúng mình phải đi cẩn thận nhé! 
Cho trẻ đi vòng tròn vừa i vừa hát và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi chậm, đi nhanh, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm và về hàng.
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát “ Con cào cào”
 1. Hai tay gập trước ngực, đưa sang ngang.
 2. Hai tay một tay ra trước, một tay dang ngang.
 3. Tay chống hông, nghiêng người sang hai bên.
 4. Hai tay đưa lên cao, gập người về trước.
 5. Quay người sang hai bên tay đánh về trước.
 6. Vỗ tay bật nhảy.
* Vận động cơ bản.
- Cô giới thiệu tên bài “ Ném xa bằng hai tay”
- Lần 1: Đến với trường tiểu học Chiềng Khoa rồi, hôm nay ở đây có tổ chức một trò chơi trong giờ thể dục của các bạn lớp 1 đó là chơi “ Ném xa bằng hai tay” Bạn nào biết trò này rồi?
Vậy con hãy vào và tham gia chơi cùng các bạn ấy đi nào. Con phải cầm túi cát này như thế nào?
TTCB: Ty cầm 1 túi cát đưa lên cao đầu và dùng sức để ném xa về phía trước. 
Cho 2 – 3 trẻ ra ném mẫu.
- Cô mời 1-2 trẻ khá lên tập
- Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện
Trẻ tập: Cho trẻ thi đua nhau, bạn nào ném được túi cát xa hơn là bạn đó chiến thắng.
 Trò chơi vận động
“ Lôn cầu vồng”
 Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
- Trẻ hát cùng cô!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ khởi động theo cô!
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát!
- Trẻ quan sát và lắng nghe!
- Trẻ khá thực hiện
- Lần lượt trẻ lên thực hiện
- Hai tổ thi đua nhau
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng rồi vào lớp.
B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	- Quan sát trường mầm non
2. Trò chơi vận động: 
 	- Kéo co
3. Chơi tự do:
 	- Chơi tự do trên sân trường. 
C. HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc PV: Cô giáo bán hang
Góc NT: Vẽ đồ dùng học tập
Góc TN: Chơi với nước
Góc XD: Xây dựng trường tiểu học.
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Bé với chữ số từ 1-10
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..........................
Ngày soan: 14/ 05/2016
Ngày dạy: 17/05/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Trường tiểu học
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Trẻ biết sang năm trẻ sẽ lên lớp 1 trường tiểu học, ở trường tiểu học cũng có thầy cô giáo và các bạn, ở đó trẻ được học tập và vui chơi.
2. Kỹ năng:
	- Trẻ biết sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở của học sinh lớp 1.
	- Phát triển khả năng quan sát, tư duy ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
	- Trẻ hào hứng mong ước mau lớn để được lên lớp 1 trường tiểu học, có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh, băng hình về trường tiểu học. Trường có rất nhiều lớp học, có vườn trường, có các thầy cô giáo và các bạn. Tranh ảnh về một số hoạt động ở trường tiểu học. Cặp sách và một số đồ dùng học tập như: Sách, vở, bút chì, bút mực, bảng đen
	- Lôtô đồ dùng học tập của trẻ.
III. Tổ chức thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Trường tiểu học của bé
Hoạt động 3
Bé vui chơi
Hoạt động 4
Kết thúc
Cô và trẻ hát “ Tạm biệt búp bê” nhạc và lời “ Hoàng Thông”
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Các con có thích được đi học lớp 1 không?
+ Đã bạn nào được đi thăm trường tiểu học rồi?
+ Trường tiểu học có gì khác với trường mầm non?
* Trò chuyện với trẻ về trường mầm non:
Trốn cô ..trốn cô.
Cô đâu cô đâu?
+ Cô có gì đây?
+ Bức tranh này vẽ gì?
+ Trường tiểu học có đặc điểm gì? ( Có sân trường rộng, có nhiều cây, có cột cờ to ở giữa sân, có nhiều phòng học, có trống trường,
+ Lớp học ở trường tiểu học có đặc điểm gì? ( Có nhiều bàn ghế, có bảng đen, trên bàn học của các bạn lớp 1 có sách, butschi, bút mực, thước kẻ, hộp bút.
+ Trường tiểu học và trường mầm non có điểm gì khác? ( Ở trường mầm non sân trường có nhiều đồ chơi, còn sân trường của trường tiểu học ít đồ chơi hơn. Trường mầm non giờ học ngắn hơn và chỉ học có 1 -2 môn. Một buổi học của trường tiểu học nhiều, các giờ học nối tiếp nhau, các anh chị chỉ được nghỉ giải lao ngắn giữa các giờ học. Ở trường mầm non hoạt động vui chơi là chủ yếu, ở trường tiểu học thì học là chính. Ở trường tiểu học các cháu sẽ được học đọc, học viết, các cháu có thể đọc được sách, báo, truyện mà không đến sự giúp đỡ của người lớn)
Vào lớp 1 rồi chúng mình phải cần rất nhiều đồ dùng để phục vụ cho việc học hành của chúng mình chúng mình cùng quan sát xem đây là gì nhé:
+ Cô có gì đây? 
+ Chúng mình biết không tuy chỉ là một chiếc cặp nhỏ bé nhưng nó chứa đựng được rất nhiều đô dùng khác nữa để phục vụ cho chúng mình.
+ Đây là gì?
+ Còn đây là gì các con?
+ Tất cả những đồ dùng này được gọi chung là đồ dùng gì?
+ Chúng được dùng để làm gì?
+ Chúng mình phải biết giữ gìn và sắp xếp một cách ngăn nắp và gọn gàng nhé!
* Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
Chia trẻ thành hai đội cùng chơi trò chơi.
Cách chơi: Bạn đầu hàng chạy lên chọn đồ dùng được dùng trong trường tiểu học và gắn lên tấm bảng. Gắn song sẽ chạy về đạp vào tay bạn tiếp theo và chạy về đứng ở cuối hàng, lần lượt như thế cho đến hết hàng. Trong thời gian là 2 phút đội nào nhanh hơn và gắn đúng là tổ đó chiến thắng.
* Kết thúc:
Cho trẻ kiểm tra kết quả và thu dọn đồ dùng cùng cô.
- Trẻ hát !
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô !
- Trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng cô về trường tiểu học.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô !
- Trẻ chú ý lắng nghe !
- Cái cặp sách ạ !
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô!
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi và trẻ chơi.
-Trẻ cất dọn đồ dùng
B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	Thăm quan trường tiểu học.
2. Trò chơi vận động: 
 	- Kéo co
3. Chơi tự do:
 	- Chơi tự do trên sân trường. 
C. HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc PV: Cô giáo bán hàng
Góc NT: Vẽ đồ dùng học tập
Góc TN: Chơi với nước
Góc XD: Xây dựng trường tiểu học.
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Tập văn nghệ cho tổng kết
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..........................
Ngày soan: 14/05/2016
Ngày dạy: 18/05/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: Bé vào lớp 1
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ biết sang năm trẻ sẽ lên lớp 1 trường tiểu học, ở trường tiểu học cũng có thầy cô giáo và các bạn, ở đó trẻ được học tập và vui chơi.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ trong khi đọc thơ
- Trẻ biết sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở của học sinh lớp 1.
3. Giáo dục.
- Trẻ hào hứng mong ước mau lớn để được lên lớp 1 trường tiểu học, có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Bài thơ “Bé vào lớp 1”
- Bài hát “Tạm biệt búp bê”
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện cùng bé
Hoạt động 2
Bé vui đọc thơ
“Bé vào lớp”
* Đàm thoại bài thơ.
Hoạt động 3
Bé vui chơi
- Cô và trẻ hát “ Tạm biệt búp bê” nhạc và lời “ Hoàng Thông”
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Các con có thích được đi học lớp 1 không?
+ Đã bạn nào được đi thăm trường tiểu học rồi?
+ Trường tiểu học có gì khác với trường mầm non?
=> Các con ạ ở trường tiểu học các cháu sẽ được học đọc, học viết, các cháu có thể đọc được sách, báo, truyện mà không đến sự giúp đỡ của người lớn.
- Hôm nay cô sẽ tặng cho lớp chúng mình một bài thơ nói về trường tiểu học và cô muốn lớp mình cùng khám phá bài thơ đó cùng cô cả lớp mình có đồng ý không?
- Đó chính là bài thơ “ Bé vào lớp 1”
+ Cô đọc bài thơ lần 1. Đọc diễn cảm kèm cử chỉ điệu bộ.
+ Cô đọc bài thơ lần 2. 
- Cô vừa đọc bài thơ gì? 
- Của tác giả nào?
* Giảng nội dung
- Sáng nay bé dậy sớm làm gì?
Đến trường cùng má, ba
Bé được vào lớp 1
Chao ôi thích thích là
- Sân trường được trang hoàng ra sao?
Trời mùa thu xanh thẳm
Lồng lộng lá cờ bay
Sao cái gì cũng đẹp
Cũng đáng yêu thế này
- Bé còn thấy những gì nữa?
Trường trang hoàng lộng lẫy
Bạn đông ơi là đông
- Cô dắt bé vào lớp bé cảm thấy như thế nào?
Trong niềm vui phập phồng
Ôi ! Hôm nay vui quá
Bé lên lớp 1 rồi
Ngoài kia ba và má
Nhìn bé cười thật tươi
- Trong bài thơ thì còn có các từ khó cả lớp cùng đọc từ khó theo cô nhé.
Xanh thẳm
Lồng lộng
Trang hoàng
Phập phồng
* Bé đọc thơ cùng bạn
- Cả lớp cùng đọc thơ theo cô 3-4 lần
- Tổ thi đua nhau đọc thơ
- Cá nhân trẻ thể hiện giọng đọc diễn cảm
- Luôn phiên các tổ đọc.
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Vừa rồi cô thấy lớp chúng mình đọc thơ và thể hiện tình cảm với bài thơ rất là hay và giỏi rồi cô tuyên dương cả lớp mình.
+ Chúng mình phải biết giữ gìn và sắp xếp một cách ngăn nắp và gọn gàng nhé!
* Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
Chia trẻ thành hai đội cùng chơi trò chơi.
Cách chơi: Bạn đầu hàng chạy lên chọn đồ dùng được dùng trong trường tiểu học chạy về để vào rổ để song sẽ chạy về đạp vào tay bạn tiếp theo và chạy về đứng ở cuối hàng, lần lượt như thế cho đến hết hàng. Trong thời gian là 2 phút đội nào nhanh hơn và chọn đúng là tổ đó chiến thắng.
* Kết thúc:
Cho trẻ kiểm tra kết quả và thu dọn đồ dùng cùng cô.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ lắng nghe cô đọc
Trẻ trả lời
Trẻ đọc từ khó
Cả lớp đọc thơ
Tổ đọc thơ
Cá nhân trẻ đọc
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi và trẻ chơi.
-Trẻ cất dọn đồ dùng
B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	- Quan sát, trò chuyện về đồ dùng học tập
2. Trò chơi vận động: 
 	- Rồng rắn lên mây
3. Chơi tự do:
 	- Chơi tự do trên sân trường. 
C. HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc PV: Cô giáo bán hàng
Góc NT: Vẽ đồ dùng học tập
Góc XD: Xây dựng trường tiểu học.
Góc HT: Hát múa em yêu trường em.
D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. - Chơi với hột hạt
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E - NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..........................
Ngày soan: 15/05/2016
Ngày dạy: 19/05/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực phát triển: Phát triển TC-XH
Nội dung hoạt động: Tạm biệt búp bê
Dạy hát: Tạm biệt búp bê
Nghe hát: Em yêu trường em
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ biết tên bài hát, biết tên tác giả của bài hát.
	- Trẻ hiểu nội dung bài hát nói về tình cảm của em bé sắp bước vào lớp 1, tạm biệt trường mẫu giáo thâm yêu.
	- Trẻ hát đúng nhạc và lời bài hát.
2. Kỹ năng
	- Trẻ hát to, rõ lời, đúng nhạc, thể hiện tình cảm của bài hát. Trẻ lắng nghe cô hát, biết tên bài hát, tên tác giả với tình cảm yêu quý của mình về trường lớp.\
	- Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật, phát triển sự chú ý, trí nhớ của trẻ.
3. Thái độ
	- Trẻ yêu thương, quý mến bạn bè, trường lớp, thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị
	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, thanh gỗ, trống lắc.
	- Đầu đĩa, đĩa nhạc bài “ Tạm biệt búp bê” nhạc và lời “ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 35.doc QHĐNBH.doc