Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 1 đến bài 18

1. Mục tiêu bài hoc

a. Kiến thức: Hs hiểu biết về hoạ tiết trang trí dân tộc và ứng dụng của nó

b. Kĩ năng: HS vẽ được một số hoạ tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích

c. Tư tưởng: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật miền xuôi và miền núi .

2. Phương pháp day hoc

- Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở

- Luyện tập , thực hành nhóm

3. Đồ dùng day hoc

a. Giáo viên:

 -Bộ đồ dùng dạy học MT 6

 -Tranh về chạm khắc gỗ Việt nam

 - Tài liệu tham khảo"Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai

 - Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc

b. Học sinh:

 - Tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Giấy , chì , màu , tẩy

 

doc 43 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 1 đến bài 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài mới:
 - Cuộc sống tạo ra cái đẹp, cái đẹp có trong cuộc sống.Chính vì thế, cuộc sống trong đời thường vốn dĩ đã phong phú được đưa vào tranh lại càng sinh động và hấp dẫn hơn. Chính vì thế chúng ta phải biết cách thể hiện những đề tài đó thông qua bài học hôm nay Cách vẽ tranh đề tài
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10'
Hoạt động 1 Hướng dẫn hs tìm hiểu về tranh đề tài.
? Em biết gì về tranh đề tài 
? Tranh đề tài thường đề cập đến những nội dung gì
? Những hoạt động gì đang diễn ra quanh cuộc sống của chúng ta 
- GV treo các loại tranh đề tài lên bảng
? Bố cục tranh được thể hiện như thế nào
? Cách sắp xếp các hình mảng ra sao 
? Nhận xét về hình vẽ của các bức tranh đó
? Màu sắc của các bức tranh trên như thế nào 
- Gv giới thiệu một số bài vẽ của các bạn có màu sắc đẹp và nổi bật.
I. Tranh đề tài
1. Nội dung tranh 
Đa dạng, phong phú với những dạng đề tài khác nhau 
a) Đề tài về thiên nhiên: phong cảnh miền núi, miền biển, đồng bằng, trung du....
b) Đề tài về cuộc sống :
+Hoạt động diễn ra trong gia đình,trong nhà trường và ngoài xã hội : lễ hội, học tập thi đua, lao động vệ sinh, ca múa hát.
2. Bố cục: sinh động hấp dẫn, có mảng chính, mảng phụ rõ ràng
3. Hình vẽ: mang tính khái quát, về con người nhưng lại cụ thể về hoạt động nhằm mục đích làm rõ nội dung tranh , hình vẽ phụ bổ trợ cho hình vẽ chính tạo nên sự sinh động hài hoà.
4. Màu sắc: tuỳ theo cảm xúc của người vẽ.
* Khái niệm : Tranh đề tài là tranh thể hiện những đề tài trong cuộc sống
( 30' )Hoạt động 2. Hướng dẫn hs cách vẽ tranh đề tài
- Công việc đầu tiên đối với hs cần fải tìm chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài mình chọn hoặc cho trước
*Bước 1: Tìm bố cục( xếp đặt mảng hình chính mảng hình phụ)
- Gv dựa vào tranh trực quan phân tích cho hs hiểu thế nào là mảng hình chính, mảng hình phụ trong tranh.
 Vậy muốn thể hiện đúng với nội dung cần phải: 
+ Hình vẽ nên thể hiện được cái động, tĩnh của người, cảnh vật ntn
+ Vẽ ở đâu( không gian trong tranh) trong hay ngoài trời...
+ Mảng chính, mảng phụ nên sắp xếp ntn
- GV hướng dẫn, phân tich 1 số bức tranh cho hs quan sát
* Bước 2 : Vẽ hình
- Dựa vào các mảng hình đã phác để vẽ các con người cụ thể ( người, cảnh vật)
- Hình dáng con người nên có sự thay đổi: có tĩnh có động, nhân vật trong tranh cần ăn nhập với nhau, hợp lý, thống nhất để biểu hiện nội dung
* Bước 3 : Vẽ màu
- Màu sắc trong tranh có thể rực rỡ hoặc êm dịu tuỳ theo đề tài và cảm nhận của người vẽ
- Tranh được vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau: bút dạ, sáp, chì màu, màu nước...
d. Củng cố - đánh giá
- GV đặt câu hỏi để hs hiểu hơn về tranh đề tài và tranh khác
- Yêu cầu hs nhắc lại các bước vẽ tranh
- Gv cho hs nhận xét về 1 số bức tranh:
+ Cách thể hiện đề tài
+ Các hình mảng ( Chính, phụ )
+ Hình ảnh trong tranh
+ Màu sắc
Cảm nhận của em về bức tranh đó
đ. Dặn dò
- Vẽ một bức tranh đề tài học tập
- Chuẩn bị bai sau
5. Rút kinh nghiêm:
Tiết 7 Bài 9
 Vẽ tranh 
Đề tài học tập
Ngày soạn: 23/9 /2014
Giảng ở lớp: 6HĐ:Ngày dạy :29/09 /2014 . sĩ số:39 . Vắng: có phép.không phép..
 6aCL:Ngày dạy : 04 /10 /2014 . sĩ số:21. Vắng: có phép.không phép
 6bCL:Ngày dạy: 03/10 /2014 . sĩ số: 21. Vắng: có phép.không phép..
1. Mục tiêu bài hoc
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về đề tài học tập, nội dung phong phú và cách thể hiện của đề tài
b. Kĩ năng: HS tìm bố cục tranh theo đề tài , vẽ được tranh đề tài học tập đơn giản
c. Tư tưởng: HS thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo bạn bè thông qua bài vẽ.
 HS có ý thức thực hiện tốt hơn 5 điều Bác Hồ dạy trong đó có “Học tập tốt”.
2. Phương pháp day hoc
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
3. Đồ dùng day hoc
a. Giáo viên:
- Đề bài
- Một số bài mẫu về đề tài học tập
b. Học sinh: 
Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét
4. Tiến trình dạy học 
a. ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới: 
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
 5’ 
5’
21’
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung.
GV: Giới thiệu cho học sinh về một số tranh ảnh về đề tài học tập...
HS: Quan sát -> rút ra nhận xét về nội dung.
GV: Nêu một số nội dung khác nhau có cùng chủ đề
HS: Chú ý lắng nghe.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV: Cho học sinh xem tranh về nhiều chủ đề khác nhau.
- Cho một số học sinh tự chon nội dung cho mình
GV: Cho HS nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài, đồng thời treo tranh các bước vẽ
GV: Vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
HS: Quan sát.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: Làm bài.
GV: Hướng dẫn cách vẽ đến từng học sinh.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Những hình ảnh trong học tập có thể vẽ như ở trong lớp, góc học tập, hoặc trên lưng trâu khi ở ngoài đồng...
- Nội dung: Học nhóm, thực hành, làm bài tập...
II. Cách vẽ.
1. Tìm và chọn nội dung:
 Chọn nội dung mà em yêu thích
2. Phác mảng - bố cục:
Bố cục tranh cần hài hòa giữa mảng chính và mảng phụ
3. Chọn lọc hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài và vẽ vào tranh.
4. Vẽ màu:
 - Vẽ màu sao cho phù hợp với từng nội dung.
 - Cần có đậm nhạt, có hòa sắc.
III. Thực hành:
Vẽ một bức tranh về Đề tài học tập.
( Vẽ hình)
 d. Củng cố: (4’) Củng cố lại những yêu cầu về tranh học tập để HS tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
 đ. Dặn dò: (1’) Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.
 5. Rút kinh nghiêm:
Tiết 8 Bài 6
 Vẽ trang trí
Cách sắp xếp bố cục trong trang trí
Ngày soạn: 05/10/2014
Giảng ở lớp: 6HĐ:Ngày dạy :06/10 /2014 . sĩ số:39 . Vắng: có phép.không phép
 6aCL:Ngày dạy : 11 /10 /2014 . sĩ số:20. Vắng: có phép.không phép
 6bCL:Ngày dạy: 10/10 /2014 . sĩ số: 22. Vắng: có phép.không phép
1. Mục tiêu bài hoc
a. Kiến thức: Giúp học sinh biết khái niệm trang trí, cách sắp sếp bố cục hoạ tiết trong trang trí
b. Kĩ năng: Biết cách sắp xếp bố cục bài trang trí cơ bản hoặc ứng dụng
c. Tư tưởng: Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu, cảm nhận được vẻ đẹp của chúng qua trang trí
2. Phương pháp day hoc
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống 
3. đồ dùng day hoc
a. Giáo viên:
- Một số đồ vật có hoạ tiết trang trí 
 - đồ dùng cách sắp xếp bố cục trong trang trí 
 -Bài vẽ của học sinh năm trước
b. Học sinh: 
- Sưu tầm tranh ảnh của các vật mẫu được trang rí 
 - Giấy, chì, màu, tẩy
4. Tiến trình dạy học 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới:
- Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu thẩm mĩ của con người càng cao . Các đồ vật sử dụng trong cuộc sống hôm nay đều được trang trí một cách độc đáo và tinh tế. Bài trang trí đẹp không những thể hiện ở hoạ tiết và màu sắc mà trước hết phải được thể hiện ở bố cục
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
5’
5’
10’
 Hoạt động 1 : Quan sát - nhận xét 
GV cho HS xem một số đồ vật được trang trí : dĩa , vải hoa, khăn bàn....
? Trang trí là gì
?Trong trang trí các mảng hình có bằng nhau không
? Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào , hình dáng chúng có giống nhau không 
? Hoạ tiết được vẽ tả thực hay cách điệu 
? Các hoạ tiết giống nhau thì được vẽ như thế nào 
Hoạt động 2 : Một vài cách sắp xếp trong trang trí
GV treo ĐD minh hoạ một vài cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí 
? Thế nào là nhắc lại 
? Trình bày cách sắp xếp hoạ tiết xen kẻ
? Đối xứng là sắp xếp như thế nào
* GV kết luận bổ sung( Mảng hình không đều sử dụng trong trang trí ứng dụng )
Hoạt động 3 : Cách làm bài trang trí cơ bản
- GV cho HS xem những hình trang trí cơ bản
- Gv hướng dẫn hs bằng cách thị phạm trên bảng
Hoạt động 4: Thực hành
- GV ra bài tập, HS thực hành
- Gv ra yêu cầu thi vẽ nhanh vẽ đẹp giữa 4 nhóm 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
- Mỗi nhóm chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để chấm trong tiết học
I. Quan sát nhận xét
* Trang trí : Là cách sắp xếp bố cục, hoạ tiết , màu sắc làm cho đồ vật đẹp hơn.
-Các mảng hình không bằng nhau
-Hoạ tiết được sắp xếp tự do hoặc theo nguyên tắc nhất định, hình dáng chúng có thể giống hoặc khác nhau
- Hoạ tiết đơn giản hoặc được cách điệu tạo nên sự sinh động và hấp dẫn.
-Các hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và tô màu giống nhau.
II. Một vài cách sắp xếp trong trang trí
1. Nhắc lại 
 Một hoạ tiết hay một nhóm hoạ tiết được vẽ lặp lại nhiều lần có thể đảo ngược trật tự gọi là cách sắp xếp nhắc lại
2.Xen kẻ
Hai hay nhiều hoạ tiết được vẽ xem kẽ nhau và lặp đi lặp lại gọi là cách sắp xếp xen kẽ
3. Đối xứng 
- Các hoạ tiết hoặc các nhóm hoạ tiết đối xứng nhau qua một hay nhiều trục gọi là cách sắp xếp đối xứng
4.Mảng hình không đều
Các mảng hình hoạ tiết tuy không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự cân bằng, cân xứng, thuận mắt
III. Cách làm bài trang trí cơ bản
1. Kẻ trục đối xứng: trục dọc, chéo, ngang...
2. Tìm các mảng hình: Sắp đặt các mảng hình to nhỏ khac nhau trong bài. chú ý với tỉ lệ giữa các mảng hình với khoảng trống của nền
3. Vẽ hoạ tiết: tù các mảng hình đã phác vẽ các hoạ tiết khác nhau
4. Vẽ màu
- vẽ màu theo ý thích
- không nên dùng quá nhiều màu
* BÀI TẬP:
4. Củng cố - đánh giá
- GV thu một só bài vẽ của học sinh( 4-5) bài, yêu cầu hs nhận xét về cách sắp xếp bố cục , hoạ tiết, màu sắc của bài vẽ 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những em vẽ chưa được.
5. Dặn dò
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà ( Sắp xếp bố cục cho hình tròn theo 2 cách trang trí tự do,và theo nguyên tắc)
- Chuẩn bị bài 7-Vẽ theo mẫu : Mẫu dạng hình hộp và hình cầu 
- Mỗi tổ chuẩn bị một bộ mẫu đẹp 
- Giấy, chì , màu, tẩy
5. Rút kinh nghiêm:
Tiết 9 Bài 8
 Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật thời Lý ( 1010- 1225)
Ngày soạn: 05/10 /2014
Giảng ở lớp: 6HĐ:Ngày dạy :13/10 /2014 . sĩ số:39 . Vắng: có phép.không phép
 6aCL:Ngày dạy : 18/10 /2014 . sĩ số:20. Vắng: có phép.không phép
 6bCL:Ngày dạy: 17/10 /2014 . sĩ số: 22. Vắng: có phép.không phép
1. Mục tiêu bài hoc
a. Kiến thức: Học sinh hiểu, nắm bắt được một số kiến thức chung của mĩ thuật thời Lý. 
- Biết thêm nhiều loại hình nghệ thuật cũng như chất liệu của mĩ thuật thời Lý
b. Kĩ năng: HS có trình bày được một số công trình kiến trúc , điêu khắc thời Lý
c. Tư tưởng: HS trân trọng nghệ thuật dân tộc,yêu quý di sản văn hoá của cha ông
2. Phương pháp day hoc
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Thảo luận nhóm
3. Đồ dùng day hoc
a. Giáo viên:
Tranh ảnh trong bộ ĐDDH6
-Tài liệu tham khảo " Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học"
b. Học sinh: 
- Soạn bài, Giấy, bút, tranh ảnh liên quan
4. Tiến trình dạy học 
a. ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về hình dáng và bố cục của bài Hình hộp và hình cầu
c. Bài mới: 
 - Dưới ách thống trị của Trung Hoa, Nghệ thuật Việt Nam bị kìm kẹp và phụ thuộc vào nghệ thuật của chúng. Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra cho nước ta kỉ nguyên mới .Tuy nhiên mĩ thuật nước ta đến tận thời Lý mới được khôi phục mở rộng thể hiện truyền thống NT đặc trưng của nước Nam
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
5'
30'
5'
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bối cảnh lịch sử.
? Sau khi lên ngôi , nhà Lý đã làm gì
? Nhà nước Đại Việt đã có những chủ trương chính sách gì để thúc đẩy kinh tế phát triển
*GV : Tạo điều kiện cho việc xây dựng một nền văn hoá dân tộc đặc sắc và toàn diện
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu Khái quát về mĩ thuật thời Lý
? Những bức tranh trên cho thấy mĩ thuật thời Lý có những loại hình nghệ thuật nào 
? Tại sao khi nói về mĩ thuật thời Lý phải đề cập đến nghệ thuật kiến trúc 
? Nêu đặc điểm của kinh thành Thăng Long
? Em biết gì về kiến trúc phật giáo ? Tại sao kiến trúc phật giáo phát triển mạnh
 ? Kể tên những tháp phật, chùa chiền mà em biết 
? Chạm khắc trang trí thời Lý có đặc điểm gì
? Nêu vài đặc điểm của gốm
* Gv kết luận, bổ sung
Hoạt động 3. Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của mĩ thuật thời Lý
? Đặc điểm nổi bật của mĩ thuật thời Lý là gì 
I. Bối cảnh lịch sử
- Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La(Thăng Long), Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
- Có nhiều chủ trương chính sách tiến bộ hợp lòng dân, kinh tế XH ngoại thương cùng phát triển.
- Trong bối cảch đó, nghệ thuật được khôi phục và phát triển đậm đà bản sắc dân tộc
II. Khái quát về mĩ thuật thời Lý
-Kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc
1.Nghệ thuật Kiến Trúc
1.1) Kiến trúc cung đình : Kinh Thành Thăng Long được xây dựng với quy mô lớn
- Đó là một quần thể kiến trúc gồm 2 lớp bên ngoài là kinh thành, bên trong là Hoàng Thành 
- Ngoài ra còn có cung Càn Nguyên, Tập Hiền, điện Trường Xuân , Thiên An
- Danh lam thắng cảnh : Hồ Tây, đền Quàn Thánh, văn miếu Quốc Tử Giám, Hồ Lục Thuỷ, sông Hồng....
1.2) Kiến trúc Phật giáo
-Đạo phật phát triển mạnh, kéo theo đó là sự phát triển của công trình kiến trúc phật giáo
*Tháp Phật
*Chùa : Chùa Một Cột
2.Nghệ thuật điêu khắc và trang trí 
2.1)Tượng ADiĐà, tượng Kim Cương với nét khắc tinh tế và điêu luyện tạo nên sự sống động cho tác phẩm
2.2)Chạm khắc trang trí : phù điêu hình rồng thời Lý , dáng dấp hiền hoà mềm mại hình chữ S, hoa văn " móc Câu" được sủ dụng như một hoạ tiết vạn năng 
3. Nghệ thuật Gốm 
- Phục vụ cho đời sống con người , chế tác được gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm da lươn, 
- Xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm tạo nên sự chắc khoẻ của tác phẩm
III. Đặc điểm của mĩ thuật thợi Lý
- Các công trình có quy mô lớn, đặt ở nơi có địa hình thuận lợi, đẹp.
- Điêu khắc, trang trí, đồ gốm phát huy được nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc
4. Củng cố - đánh giá
? Em có nhận xét gì về các công trình kiến trúc thời Lý 
? Vì sao kiến trúc phật giáo phát triển mạnh mẽ
5. Dặn dò
- Vễ nhà học thuộc bài 
- Chuẩn bị bài mới
5. Rút kinh nghiêm:
Tiết 10 Bài 12
 Thường thức mĩ thuật
Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
Ngày soạn: 05/10 /2014P
Giảng ở lớp: 6HĐ:Ngày dạy :20/10 /2014 . sĩ số:39 . Vắng: có phép.không phép
 6aCL:Ngày dạy : 25/10 /2014 . sĩ số:20. Vắng: có phép.không phép
 6bCL:Ngày dạy: 24/10 /2014 . sĩ số: 22. Vắng: có phép.không phép
1. Mục tiêu bài hoc
a. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
b. Kĩ năng: HS trình bày được những đặc điểm cơ bản của của kiến trúc , điêu khắc đặc biệt là tháp chùa, tượng tròn
c. Tư tưởng: Yêu quý , trân trọng nghệ thuật cha ông
2. Phương pháp day hoc
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành nhóm
3. đồ dùng day hoc
a. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo, ĐDDH MT 6
- Tranh ảnh tham khảo,sưu tầm tranh " chùa Một Cột", " Tượng A di đà"
b. Học sinh: 
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học
4. Tiến trình dạy học 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới:
- Mĩ thuật thời Lý qua đi, để lại cho MT Việt Nam những tác phẩm có giá trị . Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu một số công trình tiêu biểu như tượng Adi đà, chùa Một Cột
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10'
25'
Hoạt động 1: Tìm hiểu công trình Kiến trúc
- Gv nhắc lại một số đặc điểm công trình mt thời lý
- Gv giới thiệu chùa một cột: 
( gv treo ĐDDH )
? Chùa được xây dựng từ năm nào, 
? Trình bày cấu trúc của chùa
? Nêu đặc điểm nghệ thuật của ngôi chùa 
* GV kết luận
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác phẩm Điêu khắc và gốm
? Tượng A Di Đà ở đâu
? Tượng được làm bằng chất liệu gì
? Cấu trúc của tượng gồm mấy phần 
? Nêu đặc điểm nghệ thuật của tượng
- Qua ĐDDH, gv phân tích pho tượng
? Hình tượng con Rồng thời Lý có đặc điểm gì
? Nêu những đặc điểm của sản phẩm Gốm
? Những đề tài gì thường được sử dụng trang trí trên gốm
I. Kiến trúc
* Chùa Một Cột ( Hà nội )
* Chùa Một Cột
- Xây dựng từ năm 1409
- Là một khối hình vuông đặt trên một cột đá, đường kính khoảng 1,25 m.
- Chùa như một đoá sen nở giữa hồ,xung quanh có lan can bao bọc
* Nghệ thuật: - Những đường cong mềm mại của mái, nét khoẻ khoắn của cột tạo nên nét hài hoà ẩn hiện lung linh trong không gian yên tĩnh
=> KL: Chùa một cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của các nghệ nhân thời Lý. Là công trình kt độc đáo đầy tính sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc.
II. Điêu khắc và Gốm
1.Điêu khắc 
a) Tượng A Di Đà ( chùa phật tích - tỉnh Bắc Ninh)
- Được làm bằng đá màu xám
- Gồm 2 phần : tượng và bệ 
- Khuôn mặt tượng biểu hiện vẻ dịu dàng đôn hậu
- Bệ đá gồm 2 tầng : Tầng trên là toà sen , tầng dưới là đế tượng hình bát giác, tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật Việt Nam.
b) Con Rồng thời Lý
- Dáng dấp hiền hoà, mềm mại hình chữ S uốn lượn theo kiểu thắt túi, đó là hình tượng đặc trưng của nền văn hoá- Nghệ thuật dân tộc Việt Nam
2. Gốm 
- Chạm trổ tinh xảo, chất màu men khá phong phú, 
- Xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm, hình dáng nhẹ nhàng, thanh thoát và trau chuốt
- đề tài thể hiện khá phong phú: cảnh sinh hoạt của người dân, các trò chơi dân gian
d. Củng cố - đánh giá
? Hãy cho biết đặc điểm của chùa một Cột 
? Nêu đặc điểm nghệ thuật của tượng ADi Đà
- GV kết luận bổ sung , tuyên dương, động viên khuyến khích HS
đ. Dặn dò
- Vễ nhà học thuộc bài 
-Chuẩn bị bài 13-Đề tài bộ đội
5. Rút kinh nghiêm:
Tiết 11 Bài 10
 	Vẽ trang trí
Màu sắc
Ngày soạn: 26/10 /2014
Giảng ở lớp: 6HĐ:Ngày dạy :27/10 /2014 . sĩ số:38 . Vắng: có phép.không phép..
 6CL:Ngày dạy : 04/11 /2014 . sĩ số:21. Vắng: có phép.không phép..
 6CL:Ngày dạy: 03/11 /2014 . sĩ số: 21. Vắng: có phép.không phép..
1. Mục tiêu bài hoc
a. Kiến thức: HS hiểu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống con người
b. Kĩ năng: HS vẽ hiểu được cách pha màu áp dụng vào bài vẽ tranh, vẽ trang trí
c. Tư tưởng: HS trân trọng , yêu quý thiên nhiên và có cảm nhận riêng về màu sắc
2. Phương pháp day hoc
- Quan sát- vấn đáp -trực quan
- Luyện tập - liên hệ thực tiễn cuộc sống
3. đồ dùng day hoc
a. Giáo viên:
- Bảng pha màu, đĩa màu 
- ảnh chụp về màu sắc của thiên nhiên, tranh lịch treo tường 
- Bài mẫu của học sinh lớp trước, màu cơ bản và chất liệu thường dùng
b. Học sinh: 
- Giấy, chì, màu, tẩy
4. Tiến trình dạy học 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới:
 - Màu sắc phản ánh cuộc sống sinh động và phong phú của con người. Màu sắc thiên nhiên hay nhân tạo đều mang lại cho chúng ta những cảm nhận riêng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số loại màu và tác dụng của chúng đối với đời sống
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
6'
25'
7'
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu một số tranh ảnh để hs nhận ra sự phong phú của màu sắc => cuộc sống không thể thiếu màu sắc
 + Màu sắc cầu vồng
 + Màu sắc do ánh sáng mà có và thường thay đổi 
( hs suy nghĩ và trả lời theo cảm nhận của mình )
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách pha màu
- Gv đặt câu hỏi giúp hs tìm hiểu nội dung bài học
* Cách 1: Gv treo trực quan sự giao nhau giữa các màu cơ bản
- Tuỳ lượng màu pha trộn với nhau mà chúng có độ đậm nhạt khác nhau
- Yêu cầu hs quan sát H 5 - SGK
* Cách 2: 
- Gv chuẩn bị cốc nước và lượng màu bột. Tiến hành pha màu với liều lượng khác nhau. Qua cốc thuỷ tinh hs sẽ cảm nhận được sự chuyển biến của màu khi đem kết hợp với màu khác.
 * Chú ý: Khi pha 2 màu với nhau, tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít của hai màu mà ra màu thứ 3 đậm hay nhạt
VD: Đỏ nhiều hơn vàng -> đỏ cam
 Lục + Vàng -> Xanh lá mạ
 Da cam + Vàng -> Vàng cam
 .....
- Gv treo trực quan hướng dẫn hs gọi tên một số màu
- Cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên, tạo cho nhau rực rỡ, thường dùng trong trang trí quảng cáo, bao bì...
- Cặp màu tương phản cạnh nhau sẽ làm cho nhau nổi bật, dùng để kẻ, cắt khẩu hiệu...
Hoạt động 3. Giới thiệu một số loại màu thông dụng
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu đặc tính của từng chất liệu, so sánh sự giống và khác nhau
I. Quan sát nhận xét
Màu sắc gồm: Thiên nhiên
 Con người tạo ra
Màu sắc làm cho mọi vật trở nên đẹp hơn 
II. Cách pha màu
1. Màu cơ bản
Đỏ - Vàng - Lam
( còn gọi là màu chính hay màu gốc )
2. Màu nhị hợp
Màu do pha trộn 2 màu cơ bản với nhau mà thành
VD: Đỏ + Vàng -> Da cam
 Đỏ + Lam -> Tím
 Vàng + Lam -> Lục
3. Màu bổ túc
 Đỏ - Lục
 Vàng - Tím
 Da cam - Lam
4. Màu tương phản
Đỏ - Vàng
Đỏ - Trắng
Vàng - Lục
5. Màu nóng
 - Tạo cảm giác nóng ấm.
VD: Đỏ, vàng, da cam
6. Màu lạnh
- Tạo cảm giác mát dịu
VD: Lam, Lục , tím
III. Một số loại màu thông dụng
1. Màu bột
2. Màu nước
3. Màu sáp
4. Bút dạ
 5. Củng cố - đánh giá
- Dựa trên kiến thức đã trang bị cho hs về các loại màu, gv cho hs quan sát tranh ảnh màu sắc theo gam để hs nhận xét củng cố lại kiến thức
Vd: Màu bổ túc là gì?...
- Gv chốt lại kiến thức trọng tâm trong bài
6. Dặn dò
- Làm bài tập sgk
- Chuẩn bị bài sau
5. Rút kinh nghiêm:
Tiết 12 Bài 11
 	Vẽ trang trí
Màu sắc trong trang trí
Ngày soạn: 02/11/2014
Giảng ở lớp: 6HĐ:Ngày dạy :03/11 /2014 . sĩ số:38 . Vắng: có phép.không phép..
 6aCL:Ngày dạy : 07 /11/2014 . sĩ số:21. Vắng: có phép.không phép
 6bCL:Ngày dạy: 08/11/2014 . sĩ số: 21. Vắng: có phép.không phép
1. Mục tiêu bài hoc
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu biết về màu và cách sử dụng màu trong trang trí
b. Kĩ năng: HS rèn luyện kỹ năng pha màu trong trang trí
c. Tư tưởng: Hs làm được bài trang trí bằng màu hoặc xé dán giấy màu
2. Phương pháp day hoc
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành
3. đồ dùng day hoc
a. Giáo viên:
- Đồ dùng dạy học tự làm
- Bài trang trí của HS năm trước , các vật mẫu 
- Bài mẫu của hoạ sĩ
b. Học sinh: 
- Giấy, chì, màu, tẩy, các vật mẫu có màu sắc trang trí
4. Tiến trình dạy học 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới:
 - Màu sắc là một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp của đồ vật nói chung, thông qua những bài vẽ tĩnh vật màu đã nói lên vẻ đẹp của đồ vật đồng thời thể hiện cảm xúc của con người 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
6’
6’
25
Hoạt động 1 Hướng dẫn hs quan sát nhận xét
- Gv cho hs quan sát hình ảnh cỏ cây, hoa lá => sự phong phú về màu
- Thấy được cách sử dụng màu sắc qua tranh, ứng dụng trong cuộc sống
? Trình bày đặc điểm của màu sắc trong trang trí kiến trúc 
GV cho HS xem một số công trình kiến trúc của các nước trên thế giới 
? Trong trang trí các đồ vật , màu sắc được thể hiện như thế nào 
? Em có nhận xét gì về màu sắc trên trang phục 
* GV kết luận, bổ sung
Hoạt động 2 : Hướng

Tài liệu đính kèm:

  • docMT 6 Tiet 1 bai 1.doc