Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 1 đến bài 7

I. MỤC TIÊU :

- Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Bước đầu biết quan sát, miêu tả hình ảnh màu sắc trên tranh.

- HS khá, giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.

-Thích quan sát vẻ đep của bức tranh.

II. CHUẨN BỊ :

-GV :Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”

-HS: Vở mĩ thuật lớp 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 12 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 1 đến bài 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :05/9/2015
Ngày giảng :07-09/9/2015
 Tuần 1	
BÀI 1 : XEM TRANH THIEU NHI VUI CHƠI
I. MỤC TIÊU :
- Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Bước đầu biết quan sát, miêu tả hình ảnh màu sắc trên tranh.
- HS khá, giỏi: Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.
-Thích quan sát vẻ đep của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ :
-GV :Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”
-HS: Vở mĩ thuật lớp 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC	
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
*Hoạt động 1: Giới thiệu tranh.
“Đua thuyền” của Đoàn Trọng Thắng.
- Gv. Tranh vẽ những hình ảnh gì?
*Hoạt động 2:Hướng dẫn HS xem tranh.
* Tìm hiểu nội dung tranh vẽ.
- Gv. Tranh vẽ hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
- Gv. Hoạt động này được diễn ra ở đâu? Vào dịp nào? Vì sao em biết? 
* Tìm hiểu màu sắc trong tranh.
-Gv. Trong tranh có những màu sắc nào?
- Gv. Tranh vẽ mấy đội đua thuyền? Tại sao em biết?
* Tìm hiểu cách vẽ.
- Gv. Nét vẽ của bạn tự nhiên.
- Gv. Bạn có dùng thước kẻ không?
- Gv.Hình dáng người trong tranh như thế nào?
* Gv. Nét vẽ trong tranh tự nhiên, khoẻ và rõ ràng, bố cục cân đối, màu sắc trong sáng. Đây là một bức tranh đẹp.
*Hoạt động 3:Tóm tắt, kết luận.
- Gv. Hệ thống lại nội dung bài học.
- Gv. cho HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh vừa xem.
- Gv. Em thích tranh vẽ ở điểm nào?
*Hoạt động 4:Nhận xét, kết luận.
- Gv. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ HS. quan sát tranh trong vở tập vẽ 1.
+ HS. tranh vẽ cảnh đua thuyền.
+ HS. hình ảnh các bạn đang đua thuyền là chính. Hình ảnh phụ là lá cờ, nước.
+ HS. hoạt động này diễn ra trên sông nước, vào dịp lễ hội.
+ HS. xanh lá cây, xanh lam, đỏ, đen, vàng, tím
+ HS. có 4 đội đua thuyền. Vì mỗi đội có màu áo khác nhau.
+ HS. hình dáng người bạn vẽ sinh động không giống nhau. 
+ HS suy nghĩ và tự trả lời.
.
Ngày soạn :14/9/2013
Ngày giảng :16/9/2013
 Tuần 2
Bài 2
VẼ NÉT THẲNG
I.MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết được một số loại nét thẳng.
 - Biết cách vẽ nét thẳng. Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ tạo hình đơn giản.
HS khá giỏi:Phối hợp các nét thẳng tạo thành hình vẽ có nội dung.
 - Thích dùng nét thẳng để vẽ tranh theo ý thích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Một số hình (hình vẽ, ảnh) cho các nét thẳng
- Một bài vẽ minh họa.
2. Học sinh:
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu nét thẳng:
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong Vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng:
+ Nét thẳng “ngang” (Nằm ngang)
+ Nét thẳng “nghiêng” (Xiên)
+ Nét thẳng “đứng”
+ Nét “gấp khúc” (Nét gãy)
- GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng để thấy rõ hơn về các nét “Thẳng ngang”, “thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng
- GV cho HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng.
 2.Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng:
- GV vẽ các nét lên bảng và hỏi:
 “Vẽ nét thẳng như thế nào?”
+ Nét thẳng đứng: + Vẽ từ trên xuống.
+ Nét thẳng “ngang”: +Vẽ từ trái sang phải.
+ Nét thẳng “nghiêng”: +Vẽ từ trên xuống.
+Nét gấp khúc: +Vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
- GV yêu cầu HS xem hình ở Vở tập vẽ 1 để các em thấy rõ hơn (vẽ theo chiều mũi tên)
- GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì?
+ Hình a:
-Vẽ núi: Nét gấp khúc.
-Vẽ nước: Nét ngang.
+ Hình b: 
-Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng.
-Vẽ đất: nét ngang.
- GV tóm tắt: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình.
3.Thực hành:
* Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải ở Vở tập vẽ 1 (vẽ nhà cửa, hàng rào, cây)
- GV hướng dẫn HS tìm ra các cách vẽ khác nhau:
+ Vẽ nhà và hàng rào
+ Vẽ thuyền, vẽ núi
+ Vẽ cây, vẽ nhà
- GV gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ sinh động hơn (vẽ mây, vẽ trời)
- GV gợi ý để HS vẽ màu theo ý thích vào các hình.
* Trong quá trình HS vẽ GV cần bao quát lớp và giúp HS làm bài
4. Nhận xét, đánh giá:
 - GV nhận xét, động viên chung.
 - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ.
5.Dặn dò: 
- HS quan sát các hình vẽ.
- HS tìm các nét thẳng có trong cuộc sống hàng ngày.
+ HS chú ý quan sát.
+ Quan sát từng hình và trả lời.
+ HS thực hành làm bài theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS nhận xét bài của bạn theo sự h ướng dẫn của GV. 
 Tuần 3
Bài 3
MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được 3 màu :đỏ, vàng, xanh,lam
 - Biết chọn màu ,,vẽ vào hình đơn giản,tô được màu kín hình
 * HS khá, giỏi:Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu
 - Thích vẽ đẹp của bức tranh khi tô màu
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Một số ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam.
 2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1.
 - Màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam
- GV cho HS xem hình 1 (3 màu cơ bản) và hỏi:
 + Kể tên các màu ở hình 1
Nếu HS gọi tên màu sai, GV sửa ngay để các em nhận ra được 3 màu: đỏ, vàng, lam.
 + Kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam? 
- GV kết luận:
+ Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc.
+ Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
+ Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính.
2.Thực hành:
* Vẽ màu vào hình đơn giản (h.2, h.3, h.4, bài 3, Vở bài tập vẽ 1)
- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra các hình ở hình 2, hình 3, hình 4 và gợi ý về màu của chúng:
+ Lá cờ Tổ quốc. Yêu cầu HS vẽ đúng màu cờ.
+ Hình quả và dãy núi. 
- GV theo dõi và giúp HS:
+ Tìm màu theo ý thích.
+ Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ.
4. Nhận xét, đánh giá:
 - GV cho HS xem một số bài và hỏi: 
 + Bài nào màu đẹp?
 + Bài nào màu chưa đẹp?
 - GV yêu cầu HS tìm bài vẽ nào đẹp mà mình thích.
5.Dặn dò:
_ Chuẩn bị bài: Vẽ hình tam giác.
- HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi.
+Mũ màu đỏ, vàng, lam
+Quả bóng màu đỏ, vàng, lam
+ HS lắng nghe.
+ HS thực hành làm bài.
+ HS nhận xét bài của bạn.
 Tuần 4
Bài 4
 VẼ HÌNH TAM GIÁC 
 I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết được hình tam giác.
- Biết cách vẽ hình tam giác .Vẽ được một số đồ vật có dạng hỉnh tam giác
Với HS khá,giỏi: Từ hình tam giác,vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản
- thích vẽ hình tam giác để tạo thành bức tranh.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Một số hình vẽ có dạng hình tam giác (h.1, h2, h3,  bài4, Vở tập vẽ 1)
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu hình tam giác:
- GV cho HS xem ttranh, đồng thời đặt câu hỏi:
 + Tranh vẽ hình gì? Hình gì?
- GV cho HS xem hình 3, yêu cầu HS gọi tên hình đó
- GV kết luận:
 Có thể vẽ được nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác.
2.Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác:
- GV đặt câu hỏi: Vẽ hình tam giác như thế nào? Đồng thời GV vẽ lên bảng. 
 + Vẽ từng nét
 + Vẽ nét từ trên xuống.
 + Vẽ nét từ trái sang phải (vẽ theo chiều mũi tên).
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau .
3.Thực hành:
- GV hướng dẫn HS cách vẽ cánh buồm, dãy núi, nước (GV vẽ lên bảng HS quan sát)
- GV hướng dẫn HS khá, giỏi:
+ Vẽ thêm hình: mây, cá
+ Vẽ màu theo ý thích, có thể:
- GV theo d õi,gi úp HS ho àn th ành b ài.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS xem một số bài và g ơ i ý HS nhận xét.
- GV động viên, khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp.
5.Dặn dò: 
+ HS chú ý quan sát và trả 
lời câu hỏi.
+ HS theo dõi cách vẽ.
+ HS thực hành làm bài theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS nhận xét bài của bạn.
Tuần 5
Bài 5
 VẼ NÉT CONG
 I.MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết nét cong
 - Biết cách vẽ nét cong Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích.
 -Thích vẽ nét cong theo ý thích.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Một số hình vẽ có nét cong.
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1
 - Bút chì đen, bút dạ, sáp màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu các nét cong:
- GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong kín và hỏi: Đây là nét gì?
- GV vẽ lên bảng: quả, lá cây, sóng nước, dãy núi
- GV gợi ý HS: các hình vẽ trên được tạo ra từ nét gì?
2.Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong:
- GV vẽ và hướng dẫn cho HS nhận ra:
 + Cách vẽ nét cong.
 + Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong (h2, bài 5, Vở tập vẽ 1).
3.Thực hành:
- GV gợi ý HS làm bài tập (Cho HS xem tranh gợi ý).
+ Cho HS vẽ vào vở tập vẽ.
- Nhắc HS vẽ to vừa với phần giấy ở vở vẽ. 
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ. 
5.Dặn dò:
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi. 
+ HS theo dõi cách vẽ.
+ HS làm bài theo gợi ý của GV.
+ HS nhận xét bài của bạn.
 Tuần 6
Bài 6
 VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN
 I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh nhận biết đặc điểm hình dáng, màu sắc của một
 số quả dạng tròn.
 - Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn.
 -Thích vẽ hoặc nặn quả dạng tròn theo ý thích
 * HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặn được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng..
 * GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Một số ảnh, tranh vẽ về các loại quả dạng tròn
 - Một số bài vẽ hoặc nặn của HS về quả dạng tròn
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1
 - Màu vẽ hoặc đất màu, đất sét.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn:
- GV cho HS xem các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ.
- Đặt câu hỏi về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn.
+ Quả táo tây?
+ Quả bưởi?
+ Quả cam?
- GV hỏi: Nhà các em có trồng các loại cây đó không? - Các em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng ?
2.Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn:
- GV vẽ một số hình quả đơn giản minh họa trên bảng hoặc lấy đất sét nặn một quả dạng tròn để cả lớp quan sát theo các bước: 
 + Cách vẽ: Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết và vẽ màu sau. Chú ý bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1).
 + Nặn đất theo hình dáng quả: Tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của quả, sau đó tìm các chi tiết còn lại như: núm, cuống, ngấn múi
3.Thực hành:
- GV cho HS vẽ hình quả tròn vào phần giấy trong vở tập vẽ, hoặc cho các em nặn quả dạnh tròn theo ý thích.
- GV theo dõi hướng dẫn HS hoàn thành bài.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài và xếp loại.
5.Dặn dò: 
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ HS trả lời câu hỏi.
+ HS theo dõi cách nặn, cách vẽ.
+ HS thực hành làm bài.
+ HS nhận xét bài của bạn theo gợi ý của GV.
Tuần 7
Bài 7
 VẼ MÀU VÀO HÌNH QUẢ (TRÁI) CÂY
 I.MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết màu sắc và vẽ đẹp của một số loại quả quen biết
 - Biết chọn màu để vẽ vào hình các quả .Tô được mảu vào quả theo ý thích
 - Thích vẽ màu vào hình quả.
 * HS khá giỏi:Biết chọn màu phối hợp màu để vẽ vào hình các quả cho đẹp
 * GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Tranh hoặc ảnh về các loại qủa.
2. Học sinh:
 - Vở tập vẽ 1
 - Màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu quả:
- GV giới thiệu cho HS một số quả qua tranh, ảnh (hoặc xem h1, h2, bài7-Vở tập vẽ 1) và hỏi:
- Đây là quả gì? Quả có màu gì?
- Hình dáng quả như thế nào ?
- HS trả lời xong, GV bổ sung thêm.
2.Hướng dẫn HS cách làm bài tập:
a) Bài vẽ màu: Vẽ màu quả cà và quả xoài (h3-Vở tập vẽ 1).
- GV gợi ý để HS nhận ra đặc điểm của từng quả:
 + Quả gì? Có màu gì?
- Cho HS vẽ màu vào hình vẽ. 
b) Bài xé dán: 
- GV giới thiệu bài xé dán (h2, Vở tập vẽ 1) và hỏi: 
 +Quả gì? Màu gì?
- GV hướng dẫn HS cách làm bài: 
 + Chọn màu: 
Ví dụ:
 - Quả cam: màu xanh là màu quả chưa chín, màu da cam là quả chín.
 - Quả xoài: màu vàng là màu quả chín, màu xanh là màu quả xanh
 - Quả cà: màu tím 
+ Cách xé: 
 Ước lượng hình quả để xé giấy cho vừa (hình không to quá, nhỏ quáso với giấy làm nền).
 + Dán hình đã xé: GV hướng dẫn HS cách bôi hồ và đặt hình vào nền, sau đó xoa nhẹ tay lên hình.
3.Thực hành:
- GV quan sát và giúp các em:
 + Chọn màu để vẽ hoặc xé.
 + Cách vẽ màu: nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ.
 * Cách xé hình và cách dán.
4. Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn một số bài và hướng dẫn HS nhận xét
 - Động viên, khuyến khích HS có bài đẹp.
5.Dặn dò: 
+ HS trannh và trả lời câu hỏi.
+ HS theo dõi cách vẽ màu.
+ HS theo dõi cách xé dán.
+ HS thực hành làm bài.
+ HS nhận xét bài của bạn theo gợi ý của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chep_hoa_tiet_trang_tri_dan_toc.doc