1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- HS biết kiến thức cơ bản về màu sắc( ở mức độ sơ lược): màu cơ bản, màu gốc, màu nhị hợp, tam hợp
-HS Hiểu cách pha màu để pha màu mới theo ý muốn( ở mức độ đơn giản)
1.2 Kỹ năng:
-Pha trộn các cặp màu: nhị hợp, tam hợp.
-Nhận ra được cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, màu tương phản.
1.3Thái độ:
Học sinh yêu thích môn học
2. TRỌNG TÂM
-HS Pha trộn các cặp màu: nhị hợp, tam hợp.
- HS biết được cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, màu tương phản.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- ảnh màu, bảng màu cơ bản, màu bổ túc
3.2 Học sinh: Màu vẽ.
Bài: Tiết 11 Tuần dạy: Ngày dạy : Vẽ trang trí MÀU SẮC 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: - HS biết kiến thức cơ bản về màu sắc( ở mức độ sơ lược): màu cơ bản, màu gốc, màu nhị hợp, tam hợp -HS Hiểu cách pha màu để pha màu mới theo ý muốn( ở mức độ đơn giản) 1.2 Kỹ năng: -Pha trộn các cặp màu: nhị hợp, tam hợp. -Nhận ra được cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, màu tương phản. 1.3Thái độ: Học sinh yêu thích môn học 2. TRỌNG TÂM -HS Pha trộn các cặp màu: nhị hợp, tam hợp. - HS biết được cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, màu tương phản. 3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: - ảnh màu, bảng màu cơ bản, màu bổ túc 3.2 Học sinh: Màu vẽ. 4. TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6a1: 6a2: 6a3: 4.2 Kiểm tra miệng Câu 1: GV yêu cầu HS trình bày bài vẽ theo mẫu GV, HS nhận xét. Câu 2: Hãy kể tên 3 màu cơ bản ? * Đáp án câu 2: Màu cơ bản: đỏ, vàng chanh, xanh lam. 4.3 Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú làm cho mọi vật đẹp hơn, cho cuộc sống tươi vui hơn. Để hiểu rõ hơn về quy luật của màu sắc và cách sử dụng màu trong hội hoạ. Giờ hôm nay ... * Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét GV: Cho học sinh quan sát ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên ? Em hãy gọi tên các màu trong tranh? Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú có ở cỏ, cây, hoa, lá và màu sắc do con người tạo ra trên tranh vẽ, trong trang trí thiết kế nhà cửa, các đồ vật ? Ta nhận biết được màu sắc là do đâu? (ánh sáng) GV: Màu sắc trong thiên nhiên trên cỏ cây hoa lá, các đồ vật sẽ tươi sáng rực rỡ hơn dưới ánh nắng mặt trời, sẫm lại khi trời râm và không nhìn thấy khi đêm tối. Trong thực tế ta nhìn thấy cầu vồng khi trời vừa tạnh mưa có ánh nắng mặt trời chiếu vào hơi nước tạo ra bảy sắc cầu vồng. GV: Cho học sinh quan sát tranh - Yêu cầu học sinh quan sát kết hợp với hình 2 trong Sách giáo khoa trang 102 ? Em hãy đọc tên các màu ở cầu vồng ? Qua những thí nghiệm người ta nhận thấy bảy màu trên cầu vồng được sắp xếp theo một trật tự nhất định (Đỏ, da cam,vàng, lục, lam, tràm, tím) ánh sáng của mặt trời và ánh sáng đèn tự tạo có bảy màu như cầu vồng *Giáo viên liên hệ thực tế ?Em hãy cho biết màu sắc có tác dụng như thế nào đối với con người? (Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, cuộc sống tươi vui hơn) GV: Màu sắc có tác động trực tiếp tới tình cảm con người Gam màu tươi: phấn chấn Gam màu trầm: gợi sự ưu tư Gam màu tím lạnh: gợi sự nhớ nhung mam mác Với tài trí của con người đã biết khai thác sử dụng màu sắc để phục vụ các hoạt động đời sống tinh thần của con người * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về màu sắc và cách pha màu Màu vẽ là do con người tạo ra, có nhiều màu nhưng chỉ có 3 màu cơ bản GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 SGK ? Em hãy đọc tên các màu ? ? Tại sao 3 màu này được gọi là màu gốc? (Từ 3 màu này pha được nhiều màu khác nhau) ?Vậy theo em để có màu theo ý thích ta pha như thế nào? *GV hướng dẫn học sinh cách pha màu trên bảng màu Đỏ+ vàng = da cam ?Từ màu đỏ + vàng thành 1 màu da cam nhất định đúng hay sai? Vì sao? GV:Phân tích cho học sinh rõ cách pha màu Tuỳ theo lượng màu nhiều hay ít của mỗi màu để có màu thứ 3 có độ đậm nhạt khác nhau. Các màu được tạo ra khi pha trộn có quan hệ như thế nào khi chúng đặt cạnh nhau * Hoạt động 4: Giới thiệu với học sinh 1 số màu và cách dùng màu GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 Sách giáo khoa Đọc tên các cặp màu đối diện ở hình 5 =>Đây là các màu bổ túc GV:Tại sao những màu trên là những cặp màu bổ túc. Vì qua sử dụng và nghiên cứu người ta thấy rằng những màu này đặt cạnh nhau sẽ tôn lên vẻ đẹp của nhau. Dựa vào đặc điểm này người ta thường dùng màu bổ túc trang trí bao bì, quảng cáo... GV: Tuy nhiên, có những màu khi đặt cạnh nhau.. Màu tương phản là những cặp màu có sự đối lập nhau về sắc độ hay về sáng tối khi đặt cạnh nhau sẽ tôn nhau lên càng rực rỡ hơn. ? Em hãy kể tên một số màu tương phản? ?Màu tương phản thường dùng trang trí ở đâu? (Trang trí khẩu hiệu, trang phục biểu diễn, trên trang phuch của dân tộc miền núi) Màu nóng, màu lạnh tức là nói về sắc độ của màu sắc gây cho người xem cảm giác êm dịu hoặc nóng bức. Giáo viên lấy ví dụ ?Thế nào là màu nóng? Hãy lấy ví dụ ?Người ta sử dụng gam màu đậm, nóng cho trang phục mùa đông - Thế nào là màu lạnh? Lấy ví dụ Giáo viên liên hệ thực tế * Hoạt động 4: GV Giới thiệu một số màu vẽ thông dụng ? Em hãy kể tên những loại màu mà em biết? Giáo viên giới thiệu các màu vẽ và cách sử dụng I. Màu sắc trong thiên nhiên - ánh sáng có 7 màu: Đỏ, da cam,vàng, lục, lam, chàm, tím. II. Màu vẽ và cách dùng màu 1. Màu cơ bản (màu gốc) Đỏ, vàng, lam 2. Màu nhị hợp Đỏ+ Lam= Tím Đỏ+ vàng = da cam Lam+Vàng= lục 3. Màu bổ túc + Vàng – Tím + Đỏ – Lục + Da cam – Lam 4. Màu tương phản + Đỏ - vàng + Đỏ – trắng. + Vàng – Lục + Trắng - Đen 5. Màu nóng - Là những màu tạo cảm giác ấm nóng. Gồm những màu cùng gốc với màu vàng, đỏ nâu. 6. Màu lạnh - Là những màu gây cảm giác mát dịu, gồm những màu cùng gốc với màu lục, lam, tím III. Một số màu vẽ thông dụng -Màu sáp, màu lông, màu nước, màu bột.. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố Câu 1: Em hãy cho biết cách pha 1 số màu nh hợp ? Đáp án câu 1: Đỏ+ Lam= Tím, Đỏ+ vàng = da cam, Lam+Vàng= lục Câu 2: Thế nào là màu bổ túc, kể tên các cặp màu bổ túc ? Đáp án câu 2: Màu bổ túc là những màu đặt cạnh nhau sẽ tôn lên vẻ đẹp của nhau. * Cặp màu bổ túc: vàng-tím; cam-lam;đỏ- lục 4.5 Hướng dẫn HS tự học -Đ/v bài học ở tiết này: Học bài. -Tập pha màu. - Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Xem bài: MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: . . * Phương pháp: . . * Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học: . .
Tài liệu đính kèm: