Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 14: Vẽ trang trí - Trang trí đường diềm

I/. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết đường diềm, biết mô tả đường diềm.

- HS biết phân tích, so sánh họa tiết và màu sắc trên đường diềm.

- HS biết phương pháp vẽ đường diềm.

 2. Kĩ năng: HS vẽ trang trí được đường diềm theo trình tự, bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh.

 3. Thái độ: HS hưởng ứng, phát huy khả năng sáng tạo, cảm nhận được vẻ đẹp của đường diềm trong trang trí các đồ vật.

II/. CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm, bài vẽ của HS năm trước.

 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm mẫu đường diềm, đồ dùng học tập.

 3/. Năng lực hỡnh thành: quan sát, cảm thụ, giải quyết vấn đề, hợp tác,tư duy, trang trí, sáng tạo, thẩm mĩ, cảm thụ, thực hành sáng tạo, biểu đạt

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2087Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 14: Vẽ trang trí - Trang trí đường diềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 15: Vẽ trang trí
Trang trí đường diềm
I/. Mục tiêu :
Kiến thức: 
HS nhận biết đường diềm, biết mô tả đường diềm.
HS biết phân tích, so sánh họa tiết và màu sắc trên đường diềm.
HS biết phương pháp vẽ đường diềm. 
	2. Kĩ năng: HS vẽ trang trí được đường diềm theo trình tự, bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh. 
	3. Thái độ: HS hưởng ứng, phát huy khả năng sáng tạo, cảm nhận được vẻ đẹp của đường diềm trong trang trí các đồ vật. 
II/. Chuẩn bị :
	1/. Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm, bài vẽ của HS năm trước. 
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm mẫu đường diềm, đồ dùng học tập. 
	3/. Năng lực hỡnh thành : quan sỏt, cảm thụ, giải quyết vấn đề, hợp tỏc,tư duy, trang trớ, sỏng tạo, thẩm mĩ, cảm thụ, thực hành sỏng tạo, biểu đạt
III/. Tiến trình lên lớp :
1/. Kiểm tra bài cũ : 
2/. Bài mới: 
Giới thiệu bài : Trong cuộc sống, đường diềm có vai trò rất quan trọng trong việc tạo cho các đồ vật, sản phẩm trở nên đẹp và trang trọng hơn, để giúp các em nắm bắt đặc điểm và phương pháp trang trí đường diềm cơ bản, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài : Trang trí đường diềm. 
Trợ giúp của gv
Hoạt động của hs
Nội dung
Đơn vị kiến thức, kĩ năng 1: 
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. HS nhận biết đường diềm, biết phõn tớch mụ tả đường diềm
6/ 
I/. Thế nào là đường diềm. 
- Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, giới hạn trong hai đường song song (thẳng, tròn, cong). Họa tiết được vẽ xen kẽ, lặp lại hoặc đảo ngược đều đặn và liên tục.
- Đường diềm thường được trang trí trên quần áo, thảm, giấy khen làm cho đồ vật thêm đẹp và trang trọng hơn. 
- GV cho HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm và nêu câu hỏi. 
? Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào.
? Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm.
? Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào?
? Em có nhận xét gì về màu sắc, họa tiết của đường diềm?.
? Theo em thế nào là đường diềm?
? Em có nhận xét gì về đồ vật được trang trí đường diềm và đồ vật không được trang trí đường diềm ? 
- GV tóm tắt :
- Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, váy, đĩa, giấy khen... đồ vật được trang trí đường diềm sẽ đẹp hơn, có giá trị hơn.
- Họa tiết để trang trí đường diềm thường là chim thú, hoa, lá, các dạng hình.
- Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm:
+ Họa tiết nhắc lại: cần vẽ bằng nhau và cách đều nhau.
+ Xen kẽ các họa tiết khác nhau cho đường diềm không đơn điệu, nhàm chán.
+ Họa tiết giống nhau tô cùng một màu và cùng độ đậm nhạt.
- GV cho HS quan sát thêm một số đồ vật có trang trí đường diềm theo các cách khác nhau và tóm tắt khái niệm: Đường diềm. 
- HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm và trả lời câu hỏi. Năng lực quan sỏt, cảm thụ, tư duy, giải quyết vấn đề
- Đường diềm thường được trang trí cho những đồ vật như: Bát, đĩa, giấy khen, áo, váy
- Họa tiết thường là chim, Thú, hoa, lá và các dạng hình: vuông, tròn, tam giác..
- Cách sắp xếp: Nhắc lại, xen kẽ, đảo ngược họa tiết...
- Họa tiết giống nhau tô cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- HS trả lời.
- Quan sát, lắng nghe GV phân tích đặc điểm chính trong đường diềm. 
- HS quan sát. Lắng nghe, Ghi nhớ.
Đơn vị kiến thức kĩ năng 2: 
HD HS cách trang trí đường diềmHS biết phương phỏp và cỏch vẽ đường diềm
. 6/ 
II/. Cách trang trí đường diềm. 
1. Kẻ hai đường song song. 
2. Chia khoảng. 
3. Vẽ hoạ tiết. 
4. Vẽ màu
 + Kẻ hai đường song song.
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu để HS nhận ra đường diềm luôn được giới hạn trong hai đường song song. 
- GV vẽ minh họa.
+ Chia khoảng.
- GV cho HS nhận xét khoảng cách các mảng họa tiết trong đường diềm. 
- GV vẽ minh họa hai cách chia khoảng: Đều nhau và không đều nhau. 
+ Vẽ họa tiết.
- GV yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về các loại họa tiết và cách sắp xếp trong đường diềm. 
- GV phân tích trên bài vẽ mẫu làm nổi bật sự sắp xếp họa tiết cần có chính phụ, có nét thẳng, nét cong. 
+ Vẽ màu.
- GV cho HS quan sát và nêu cảm nhận về một số bài vẽ có gam màu khác nhau. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách dùng màu trong trang trí. 
- GV phân tích về việc sử dụng màu sắc trong đường diềm cần có sự hợp lý, phù hợp với phong cách sáng tạo, có đậm, có nhạt, tương quan giữa màu nền và màu họa tiết. 
- HS quan sát bài vẽ mẫu nhận ra đường diềm luôn được giới hạn trong hai đường song song. 
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhận xét khoảng cách các mảng họa tiết trong đường diềm. 
- Quan sát GV vẽ minh họa. 
- HS quan sát và nêu nhận xét về các loại họa tiết và cách sắp xếp trong đường diềm. 
- Quan sát GV phân tích cách vẽ họa tiết. 
- HS quan sát và nêu cảm nhận về một số bài vẽ có gam màu khác nhau. 
- HS nhắc lại cách dùng màu trong trang trí. 
- Quan sát GV phân tích cách dùng màu. 
Đơn vị kiến thức kĩ năng 3: 
HD HS làm bài tập. HS phỏt huy khả năng sỏng tạo, cảm nhận được vẻ đẹp của đường diềm
25/
III/. Bài tập. 
Trang trí đường diềm kích thước: 25 x 5cm. 
- GV nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. 
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ màu cho bài vẽ của HS. 
- HS làm bài tập - NL trang trớ
- NL sỏng tạo
- NL thẩm mĩ
theo các bước giáo viên hướng dẫn. 
Đơn vị kiến thức kĩ năng 4: 
Đánh giá kết quả học tập. 3/ 
- GV chọn một số bài vẽ của HS hoàn thành ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét về bố cục, cách vẽ hình và màu sắc, HS xếp loại bài vẽ theo ý thích. 
- GV khen HS có bài vẽ đẹp, động viên khích lệ HS có bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- GV HD HS về nhà hoàn thành bài tập. 
- HS nêu nhận xét bài vẽ về bố cục, cách vẽ hình, màu sắc,- Năng lực cảm thụ, năng lực thực hành sỏng tạo, năng lực biểu đạt
 xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. 
	3/. Luyện tập củng cố: 3/
? Thế nào là đường diềm, tác dụng của đường diềm.
? Em hãy nêu các bước để trang trí đường diềm đơn giản.
	4/. Dặn dò: (1/) + Bài tập về nhà: HS về nhà hoàn thành bài tập. 
	 + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, VTM hình trụ và hình cầu, chuẩn bị mẫu và mang đầy đủ đồ dùng học tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_14_Trang_tri_duong_diem.doc