Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 2: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại

I/ MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức :

 Học sinh được hiểu biết thêm về nền mĩ thuật cổ đại của Việt Nam.

 2/ Kĩ năng :

 Học sinh có thể nhận biết được giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của nền mĩ thuật cổ đại Việt Nam.

 3/ Thái độ:

 Học sinh biết trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc.

II/ TRỌNG TÂM:

 Học sinh có thể nhận biết được giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của nền mĩ thuật cổ đại Việt Nam.

III/ CHUẨN BỊ :

 1/ Giáo viên :

- Tài liệu tham khảo

- Tranh ảnh về bài học

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 2: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 – Tiết 1
Tuần dạy: 1	
------------
 Bài 2: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM
	 THƯỜNG THỨC MT	 THỜI KÌ CỔ ĐẠI
I/ MỤC TIÊU :
 1/ Kiến thức :
 Học sinh được hiểu biết thêm về nền mĩ thuật cổ đại của Việt Nam.
 2/ Kĩ năng :
 Học sinh có thể nhận biết được giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của nền mĩ thuật cổ đại Việt Nam.
 3/ Thái độ:
 Học sinh biết trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc.
II/ TRỌNG TÂM:
	 Học sinh có thể nhận biết được giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của nền mĩ thuật cổ đại Việt Nam.
III/ CHUẨN BỊ :
 1/ Giáo viên :
Tài liệu tham khảo
Tranh ảnh về bài học
 2/ Học sinh :
Xem trước nội dung bài
Sưu tầm tranh, bài viết về bìa học.
IV/ TIẾN TRÌNH :
 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2/ Kiểm tra miệng :
Kiểm tra ĐDHT của học sinh.
 3/ Bài mới :
 GV giới thiệu bài mới
 Bài 2: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
 Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử:
GV đặt câu hỏi học sinh:
 + Thời kì đồ đá được gọi với tên khác là gì? ( thời kì Nguyên thủy)
 Ÿ Học sinh phát biểu
 GV nhận xét
GV phân tích thêm:
 + Thời đồ đá được chia lam hai thời kì:đồ đá mới và đồ đá cũ.
 + Phát triển hơn thời đồ đá là thời kì đồ đồng.
* Hoạt động 2:
 Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại:
 - GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ SGK. GV phân tích:
 + Hình vẽ: dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật thời kì đồ đá.
 + Vị trí hình vẽ:gần cửa hang.
 + Các hình vẽ có thể phân biệt nam nữ.
 - GV giới thiệu về nghệ thuật diễn tả.
 Ÿ Học sinh quan sát.
* Hoạt động 3:
 Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời kì đồ đồng:
 - GV giảng giải thêm về sự xuất hiện của thời kì đồ đồng.
GV đặt câu hỏi:
 + Nêu những vật dụng được chế tạo từ đồng? ( dao, rìu,)
 Ÿ Học sinh phát biểu.
GV nhận xét, tóm ý.
+ Em hãy nêu những nét tiêu biểu về trống đồng Đông Sơn?
 Ÿ Học sinh phát biểu.
 - GV nhận xét.
I/ Sơ lược về bối cảnh lịch sử:
 Thời đồ đồng cách nay khoảng 4 – 5 ngàn năm. Tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn.
II/ Vài nét về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại:
1/ Thời kì đồ đá:
 - Hình vẽ mặt người là dấu ấn đầu tiên của nền mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam.
 - Các hình vẽ có phân biệt nam nữ.
2/ Thời kì đồ đồng:
 - Sự xuất hiện của kim loại( đồng & sắt ) đã chuyển xã hội Việt Nam từ hình thái xã hội Nguyên thủy sang hình thái xã hội văn minh.
 - Các công cụ, đồ dùng sinh hoạt:rìu, thạp, dao găm,được làm bằng đồng.Ngoài ra còn có nhiều đồ trang sức và tượng nghệ thuật.
 - Đặc điểm chung của: đồ đồng được trang trí đẹp và tinh tế.
 - Trống đồng Đông Sơn là đỉnh cao nghệ thuật của thời kì đồ đồng.
 - Hình ảnh con người luôn chiếm vị trí chủ đạo trong nghệ thuật Đông Sơn.
 4/ Câu hỏi, bài tập củng cố :
 * Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.
 - GV đặt câu hỏi:
 + Mĩ thuật Việt Nam cổ đại có mấy thời kì ? 
 + Nêu những thành tựu của thời kì đồ đồng ?
 Ÿ Học sinh phát biểu.
 - GV nhận xét chung.
 5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Bài học tiết này:
+Xem lại nội dung bài.
 - Bài học tiết sau:
+Chuẩn bị bài mới : Bài 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc.
 	 + Xem trước nội dung bài học
 	+ Chuẩn bị ĐDHT.
 -------------------------------------------------------
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung: 
	- Phương pháp: 
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chep_hoa_tiet_trang_tri_dan_toc.doc