1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết và hiểu sơ về nền văn minh Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại thông qua sự phát triển của mĩ thuật.
- HS biết một số công trình của nền văn minh Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại.
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh trình bày sơ lược về sự phát triển của các loại hình mĩ thuật Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại
- Kể tên được một số công trình Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại.
1.3. Thái độ:
- Học sinh biết trân trọng những thành tựu nghệ thuật cổ đại.
2. TRỌNG TÂM:
Học sinh hiểu 1 cách sơ lược về sự phát triển của các loại hình mĩ thuật Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại
Bài: 29 - Tiết: 31 Tuần dạy: 31 Ngày dạy: 26/3/2015 Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ ĐẠI 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết và hiểu sơ về nền văn minh Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại thông qua sự phát triển của mĩ thuật. - HS biết một số công trình của nền văn minh Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại. 1.2. Kĩ năng: - Học sinh trình bày sơ lược về sự phát triển của các loại hình mĩ thuật Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại - Kể tên được một số công trình Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại. 1.3. Thái độ: - Học sinh biết trân trọng những thành tựu nghệ thuật cổ đại. 2. TRỌNG TÂM: Học sinh hiểu 1 cách sơ lược về sự phát triển của các loại hình mĩ thuật Ai cập, Hi lạp, La mã, thời kỳ cổ đại 3. CHUẨN BỊ: 3.1Giáo viên: Bảng phụ 3.2. Học sinh: Đồ dùng học tập 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2 Kiểm tra miệng: GV mời một số học sinh treo bài vẽ theo mẫu “MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT” 4.3 Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Hoạt động 1: GTB - Em biết gì về Ai cập cổ đại - Em biết gì về Hi lạp, La mã cổ đại Để hiểu thêm về Ai cập, Hi lạp, La mã cổ đại. Giờ hôm nay * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về Ai cập cổ đại Ai cập nằm ở khu vực nào? (Nằm bên bờ sông Nin Châu Phi cách đây trên 5000 năm) Giáo viên cho học sinh rõ những thành tựu về khoa học kỹ thuật nhất là toán học và thiên văn của Ai cập - Tôn giáo phát triển và kiến trúc kim tự tháp phát triển GV: Tiêu biểu cho kiến trúc Ai cập là gì? - Kim tự tháp Kê ốp cao 138m đáy rộng vuông cạnh 225m - Hiện nay trên đất nước Ai cập còn có 67 kim tự tháp GV:Tại sao thời kỳ này lại xây dựng nhiều kim tự tháp như vậy ? - Kim tự tháp chính là các lăng mộ của các Paraong (vua) được xây dựng đồ sộ thể hiện uy quyền chuyên chế của các nhà vua đối với dân chúng - Kim tự tháp có nghĩa là cao chót vót, người xưa gọi là Khô út có nghĩa là rực rỡ - Ngoài Kim tự tháp còn có nhiều ngôi đền xây dựng vĩ đại không kém những lăng vua Tút Tan Khu Mông với số hiện vật khai quật chứa cả 11 căn phòng của bảo tàng Cairô GV: Điêu khắc Ai cập phát triển như thế nào? Hãy kể tên những tác phẩm của điêu khắc Ai cập mà em biết ? Giáo viên giới thiệu các tác phẩm điêu khắc trong thời kỳ này để học sinh thấy được sự phát triển của điêu khắc Ai cập với các bức tượng miêu tả rất tinh tế và sinh động GV: Hội hoạ thời kỳ này phát triển như thế nào? Giáo viên những tác phẩm còn nguyên bản còn lại rất ít, nhưng theo sử sách thì thời kỳ này cũng có một số hoạ sĩ nổi tiếng: Đi ô Xít, A pen cơ... và những tác phẩm về đề tài thần thoại bằng những đường nét đơn giản khúc chiết hài hoà * Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Hi lạp thời kỳ cổ đại Giáo viên: Vị trí địa lícủa Hi lạp tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, xã hội đã hình thành nhà nước chiếm hưu nô lệ có sự phân công lao động GV Em biết gì về kiến trúc Hi lạp cổ đại ? Giáo viên giới thiệu những công trình kiến trúc trong thời kỳ này cho học sinh thấy được người Hi lạp đã tạo ra những kiến thức trật tự quy định cho các công trình. Tiêu biểu là đền Pác tê nông công trình kiến trúc đồ sộ. Học sinh hướng dẫn học sinh xem tranh trong Sách giáo khoa, phân tích cho học sinh rõ qui mô và vẻ đẹp của đền - Điêu khắc của Hi lạp cổ đại phát triển như thế nào? Giáo viên nêu lên yêu cầu của điều kiện trong nghệ thuật Hi lạp - Các hoạ sĩ nổi tiếng: Phi li át, Mi rông, Pô li clét Giáo viên cho học sinh xem các tác phẩm - Các tác phẩm hội hoạ không còn nguyên bản để tìm hiểu về hội hoạ Hi lạp thời kỳ cổ đại cần xem trên đồ gốm. - Giới thiệu một số tranh về đồ gốm GV: Em có nhận xét gì về đồ gốm Hi lạp cổ đại ? * Hoạt động 4:Tìm hiểu khái quát về La mã thời cổ đại - Điểm mạnh của kiến trúc La mã là gì? (thời kỳ này đã sáng chế ra ximăng) Em có nhận xét gì về điêu khắc thời kỳ La mã cổ đại? Điêu khắc đã có những sáng tạo tuyệt vời trong nghệ thuật làm tượng chân dung do phục vụ tín ngưỡng, thờ cúng Các bức tranh tường và hình trang trí ở 2 thành phố pom pi e và Ec qui la mur diễn tả rất đa dạng phong phú I) Sơ lược về mĩ thuật thời kỳ Ai cập cổ đại 1. Kiến trúc: - Có dạng: Lăng mộ, đền đài - Điển hình là Kim tự tháp Kê ốp 2. Điêu khắc. - Rất phát triển - Nổi bật là những pho tượng đá khổng lồ: Tượng Nhân sư, tượng Hoàng Hậu Ai cập 3. Hội hoạ - Còn một số tranh tường ở một số công trình kiến trúc II) Sơ lược về mĩ thuật Hi lạp thời kỳ cổ đại 1. Kiến trúc - Tiêu biểu là đền Pác tê nông được xây dựng bằng đá cẩm thạch 2. Điêu khắc - Nghệ thuật điêu khắc đã đạt tới đỉnh cao với nhiều thành tựu - Với các tác phẩm Tương Đô- Ri- Pho của Pô- Li- Clét, tượng người ném đĩa (Mi-rông), tượng thần Giớt của Phi-li- át 3. Hội hoạ Đã phát triển 4. Đồ gốm - Sản phẩm gốm đẹp độc đáo với hình dáng, nước men, hình vẽ trang trí hài hoà trang trọng III) Sơ lược về mĩ thuật La mã thời cổ đại 1. Kiến thức -Xây dựng nhiều công trình kiến trúc bằng gạch có mái vòm rất rộng - Đấu trường Cô li dê (có thể chứa 8 vạn khán giả) 2. Điêu khắc - Đã có những sáng tạo trong nghệ thuật làm tượng chân dung - Đã sinh ra kiểu tượng đài kệ sĩ nổi tiếng 3. Hội hoạ - Các hoạ sĩ La Mã là những người khởi xướng ra lối vẽ hiện thực 4. 4 Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về mĩ thuật Ai cập cổ đại ? Đáp án 1. Kiến trúc: - Có dạng: Lăng mộ, đền đài - Điển hình là Kim tự tháp Kê ốp 2. Điêu khắc. - Rất phát triển - Nổi bật là những pho tượng đá khổng lồ: Tượng Nhân sư, tượng Hoàng Hậu Ai cập 3. Hội hoạ - Còn một số tranh tường ở một số công trình kiến trúc 4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học + - Đối với bài học ở tiết học này: Học bài. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem bài 32: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA .. * Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi cuối SGK bài 32. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học: .
Tài liệu đính kèm: