Giáo án Mĩ thuật 6 - Vẽ tranh - Cách vẽ tranh dề tài: Vẽ tranh đề tài học tập

1. MỤC TIÊU

 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh.

 1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 2: Học sinh hiểu và thực hiện được cách vẽ tranh đề tài.

 1.3. Thái độ: - Hoạt động 2,3: Học sinh cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Học sinh hiểu được cách vẽ tranh và áp dụng được vào bài vẽ tranh.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: - Một số tranh về các đề tài khác nhau.

 - Tranh minh họa cách tìm bố cục mảng hình và hình vẽ trong tranh.

 3.2. Học sinh: - Sưu tầm tranh về thiên nhiên, hoạt động của con người,

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Vẽ tranh - Cách vẽ tranh dề tài: Vẽ tranh đề tài học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
VẼ TRANH ĐỀ TÀI HỌC TẬP
Tuần dạy: Tiết PPCT:6 Ngày dạy:
 Bài 5:
Vẽ tranh
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh.
 1. 2. Kĩ năng: - Hoạt động 2: Học sinh hiểu và thực hiện được cách vẽ tranh đề tài.
 1.3. Thái độ: - Hoạt động 2,3: Học sinh cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Học sinh hiểu được cách vẽ tranh và áp dụng được vào bài vẽ tranh.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: - Một số tranh về các đề tài khác nhau.
 - Tranh minh họa cách tìm bố cục mảng hình và hình vẽ trong tranh.
 3.2. Học sinh: - Sưu tầm tranh về thiên nhiên, hoạt động của con người,
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 6A1.
6A2.
6A3.
6A4.
6A5.
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu hỏi bài cũ: GV nhận xét một số bài vẽ đậm nhạt của HS.
 Câu hỏi bài mới: Em hiểu thế nào là vẽ tranh đề tài?
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Tranh đề tài là tranh vẽ về một đề tài cho trước, mỗi đề tài lại có nhiều chủ đề khác nhau. Để có thể lựa chọn được chọn được một nội dung theo một đề tài và thể hiện, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ tranh đề tài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tranh đề tài:
- Giáo viên gắn tranh đề tài cho học sinh quan sát và hỏi học sinh:
r Những bức tranh trên bảng vẽ về những gì? Thuộc đề tài nào?
Bài 5:Vẽ tranh
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
VẼ TRANH ĐỀ TÀI HỌC TẬP
I. Tranh đề tài:
1. Nội dung tranh:
- Có nhiều đề tài: 
 + Đề tài nhà trường: Học tập, lao động,
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
HS: Trả lời theo thực tế.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh họa cách bố cục tranh.
r Em hiểu thế nào là bố cục tranh?
HS: Là sự sắp xếp các hình ảnh (con người, cảnh, con vật,) sao cho hợp lý, có mảng hình chính, mảng hình phụ.
r Hình vẽ trong tranh đề tài chủ yếu là gì?
HS: Người và cảnh vật
r Hình vẽ chính có tác dụng gì? Và hình vẽ phụ có tác dụng gì?
HS: Hình vẽ chính làm rõ nội dung tranh, hình vẽ phụ hỗ trợ cho hình chính.
- Giáo viên: Màu sắc trong tranh cần hài hòa, thống nhất, có rực rỡ hay êm dịu tuỳ theo từng đề tài và cảm xúc của người vẽ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh: 
r Bạn nào thử nêu cho cô cách vẽ tranh đề tài?
HS : Trả lời 
- Giáo viên nhận xét hướng dẫn:
- Để vẽ được một bức tranh, chúng ta phải tìm và chọn được nội dung của đề tài.
Ví dụ: Đề tài vui chơi: Đá cầu, thả diều, đá bóng,
Đề tài Học tập: Học nhóm, giờ học trên lớp, tự học,
Sau đó sắp xếp các mảng hình chính, phụ.
r Mảng chính có vị trí như thế nào trong tranh? Và mảng phụ giữ nhiệm vụ gì?
HS: Mảng chính có vị trí quan trọng nhất. Mảng phụ hổ trợ và làm phong phú thêm nội dung tranh.
r Đối với đề tài Học tập, thì mảng chính là gì và mảng phụ là gì? Vì sao?
HS: Mảng chính là người. Mảng phụ là cảnh. 
Vì học tập là hoạt động của con người.
- Giáo viên: Sau khi đã có các mảng hình 
+ Đề tài bộ đội: Luyện tập, lao động,
 + Đề tài đề tài vui chơi: Đá cầu, nhảy dây, bắn bi,..
2. Bố cục:
3. Hình vẽ:
3. Màu sắc:
II. Cách vẽ tranh: 
 - Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Tìm bố cục.
 - Vẽ hình
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
chính và phụ, ta vẽ các hình dáng cụ thể của con người, cảnh vật,. Hình dáng nhân vật nên có sự khác nhau, có dáng động dáng tĩnh và gắn kết với nhau hợp lí thống nhất để biểu hiện rõ nội dung.
r Màu sắc trong tranh cần vẽ như thế nào?
HS: Màu sắc phù hợp với nội dung , nêu bật được chủ đề của tranh. Màu sắc rực rỡ (tươi vui), màu sắc êm dịu (Nhẹ nhàng).
- Giáo viên: Vẽ màu phần chính trước rồi vẽ màu cho kín mặt tranh.
 Cần chú ý độ tương phản và đậm nhạt của màu sắc khi vẽ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn HS làm bài. Chú ý: Nội dung tranh theo đúng đề tài, bố cục cân đối, hợp lí và màu sắc hài hòa
- Vẽ màu
III. Thực hành: Vẽ một bức tranh về đề tài Học tập
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ của học sinh về nội dung và bố cục.
 - Học sinh trả lời
 - Giáo viên nhận xét, khuyến khích học sinh 
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học này: - Xem lại bài.
 - Vẽ tiếp bài ở nhà.
 * Đối với bài học sau: - Chuẩn bị bài: “Đề tài Học tập ( Kiểm tra 1 tiết)”
 + Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài Học tập.
 + Giấy A4, bút chì, tẩy, màu vẽ,
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Cach_ve_tranh_de_tai.doc