I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Học sinh tìm và chọn được nội dung đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em.
- Học sinh nắm được các bước tiến hành vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em.
2/ Kĩ năng:
- Hs vẽ được tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em.
3/ Thái độ:
- Học sinh thêm yêu quê hương đất nước.
- HS hiểu biết hơn về văn hóa của dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày tết mùa xuân.
TÊN CHỦ ĐỀ: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG EM (Mĩ Thuật 6 - 4 tiết) - Các tiết (theo PPCT mới) được tích hợp trong chủ đề: - Tiết 31+32 - Bài 22: Vẽ tranh: Đề tài Ngày Tết và mùa xuân (2 tiết). - Tiết 33+34 - Bài 33, 34: Vẽ tranh: Đề tài Quê hương em (2 tiết). I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Học sinh tìm và chọn được nội dung đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em. - Học sinh nắm được các bước tiến hành vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em. 2/ Kĩ năng: - Hs vẽ được tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em. 3/ Thái độ: - Học sinh thêm yêu quê hương đất nước. - HS hiểu biết hơn về văn hóa của dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày tết mùa xuân. II/ NỘI DUNG/HOẠT ĐỘNG: 1/ Hoạt động 1.Tìm và chọn nội dung đề tài: - Tả được không khí của mùa xuân, ngày Tết và những nét đặc trưng của quê hương nơi mình đang sống - Tìm và chọn nội dung phù hợp đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em. 2/ Hoạt động 2.Cách vẽ tranh: a/ Cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân. b/ Cách vẽ tranh đề tài Quê hương. 3/ Hoạt động 3.Thực hành: - Nêu nội dung, yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài. - Hoàn thành bài vẽ theo các mức độ. 4/ Hoạt động 4.Đánh giá kết quả học tập: - Học sinh tự đánh giá, nhận xét. - Giáo viên tổng hợp đánh giá. III/ MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ: Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 1/Tìm và chọn nội dung đề tài. Tự luận Tả được không khí của mùa xuân, ngày Tết ở quê hương mình, nêu được một số nét đặc trưng về phong cảnh quê hương. - Tìm và chọn được nội dung phù hợp đề tài. Học sinh hiểu một số nét cơ bản về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê. Học sinh phân tích được về bố cục, màu sắc, hình ảnh đặc trưng của quê hương không khí của ngày Tết và mùa xuân. Năng lực phân tích tổng hợp. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực ngôn ngữ. * Câu hỏi hoạt động 1: + Câu hỏi 1: - Chọn ra các bức tranh vẽ về đề tài Ngày Tết và mùa xuân, quê hương em? Nêu nội dung của bức tranh đó? - Kể về không khí của Ngày Tết, mùa xuân trên quê hương em? - Với em, cảnh vật nào của quê hương là đẹp nhất? Tại sao? - Với đề tài này, em sẽ vẽ những nội dung như thế nào? + Câu hỏi 2: - Em hãy kể về một số phong tục, tập quán của quê hương nơi em đang sống? - Em hãy diễn tả về bức tranh mà mình định vẽ? + Câu hỏi 3+4: - Theo em hình ảnh trong tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân có gì giống và khác tranh đề tài Quê hương em? Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 2/ Cách vẽ tranh. Tự luận. Nắm được các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em. Biết cách chọn chất liệu mầu phù hợp để vẽ tranh. Phân tích rõ nội dung các bước tiến hành vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em (Thông qua hình ảnh, bố cục, mầu sắc cách sử dụng chất liệu trong tranh) - Năng lực phân tích, tổng hợp. - Năng lực đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. - Năng lực ứng dụng thực tế. * Câu hỏi hoạt động 2: + Câu hỏi: (Chung cho cả bốn mức độ) Hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em. Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 3/ Thực hành. Bài tập. Vẽ tranh đề tài vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em ở mức độ đơn giản. Hoàn thành bài vẽ tranh đề tài đúng chủ đề, có bố cúc, màu sắc hợp lý. Hoàn thành bài vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em bước đầu có sáng tạo. Hoàn thành bài vẽ tranh đề tài vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân, đề tài Quê hương em có sáng tạo về mầu sắc và cách thể hiện. - Năng lực thực hành. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực thể hiện. * Bài tập: Hãy vẽ 1 bức tranh với chủ đề Mùa xuân trên quê hương em. Trên vở A4. Màu sắc tự chọn. IV/ Đánh giá kết quả học tập: Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 4/Đánh giá kết quả học tập. Tự luận - Phân loại được bài vẽ ở các mức độ khác nhau. - Nêu được ý kiến của mình đối với từng bài vẽ. - Phân tích được về bố cục, màu sắc, hình ảnh, cảm xúc thể hiện trong bài. - Năng lực tư duy. - NL đánh giá, tự đánh giá. - Năng lực cảm thụ thẩm mỹ. - Năng lực giao tiếp. *Câu hỏi hoạt động 4: + Câu hỏi 1+2: - Em thích bài nào nhất? Tại sao? + Câu hỏi 3+4: - Em hãy nêu cảm nhận của mình và xếp loại bài vẽ theo từng mức độ? TÊN CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG KÍ HỌA VÀO VẼ TRANH ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NGÀY HÈ. (Mĩ Thuật 7 - 3tiết) Các tiết được tích hợp trong chủ đề: - Tiết 19 - Bài 18: Kí họa( 1 tiết). - Tiết 20 - Bài 19: Kí họa ngoài trời (1tiết). - Tiết 21 - Bài 31: Vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè(1tiết). I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết thế nào là Ký hoạ và ký họa được dáng người, cảnh vật, con vật... - HS biết cách quan sát xung quanh và nhận ra vẻ đẹp của con người, cảnh vật, con vật thông qua hình dáng, màu sắc. - HS vẽ được dáng người ở các tư thế khác nhau, kí họa được các sự vật hiên tượng xung quanh. - HS sử dụng các kí họa để vẽ được tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè. - Nắm được cách ký họa. - Ký họa được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc ( đơn giản về hình và cấu trúc ). Vẽ tranh về các hoạt động trong hè theo cảm xúc của mình. 2. Kỹ năng: -Rèn khả năng quan sát, nhận sét. - Rèn kĩ năng vẽ tranh. 3. Thái độ: - Biết yêu quý, trân trọng cuộc sống xung quanh mình, yêu thiên nhiên và con người, cảm nhận được ý nghĩa của những ngày hè. II/ NỘI DUNG/HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về kí họa: + Khái niệm kí họa. + Cách kí họa và kí họa ngoài trời 2. Hoạt động 2. Thực hành kí họa dáng người và kí họa ngoài trời: + HS kí họa đc các dáng người khác nhau. + Kí họa được về cảnh vật, con vật, con người. 3. Hoạt động 3. Tìm, chon nội dung đề tài và cách vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè: + Tìm và chon nội dung đề tài hoạt động trong những ngày hè. + Cách vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè. 4. Hoạt động 4. Sử dụng tư liệu kí họa để vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè: + Sử dụng kí họa về người, cảnh vật vào vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè. 5. Hoạt động 5.Đánh giá kết quả học tập: + HS tự đánh giá nhậm xét + GV tổng hợp đánh giá III/ MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ: Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 1. Tìm hiểu về kí họa: Tự luận HS năm được thế nào là kí họa, cách kí họa. Học sinh so sánh được sự khác nhau giữa kí họa và vẽ theo mẫu Học sinh biết cách sắp xếp bố cục hợp lí -biết cách nhận ra đặc điểm của mẫu Hiểu được tác dụng của kí họa ứng dụng để vẽ tranh. Năng lực tư duy. *Câu hỏi hoạt động 1: + Câu hỏi 1: - Thế nào là ký họa? Mục đích của ký họa là gì? Có thể sử dụng những chất liệu nào để ký họa? + Câu hỏi 2: - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu? + Câu hỏi 3: - em hãy nhận xét về đặc điểm của vật mẫu? + Câu hỏi 4: - Kí họa có tác dụng như thế nào đối với việc vẽ tranh? Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 2.Thực hành kí họa dáng người và kí họa ngoài trời. Tự luận HS kí họa được dáng người, phong cảnh,con vật Học sinh Biết cách bố cục hình ảnh kí họa trang giấy Học sinh biết cách ký họa. Ký họa đươc đồ vật, cây cối, con vật và con người. đúng về tỉ lệ. NL hợp tác, NL quan sát, phân tích, tổng hợp, NL khám phá, NL tự học. *Câu hỏi hoạt động 2: - Em hãy nêu các bước tiến hành của bài vẽ kí họa và vẽ kí họa ngoài trời? - Ký họa ngoài trời cần ghi chép những hình ảnh gì? Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 3. Tìm, chon nội dung đề tài và cách vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè Bài tập Biết cách vẽ tranh và biết sử dụng tư liệu kí họa vào vẽ tranh. Hiểu cách vẽ tranh, yêu cầu của đề tài sử dụng tài liệu kí họa áp dụng vẽ đề tài theo yêu cầu bài tập Học sinh biết cách vẽ bố cục, hình ảnh rõ rang, màu sắc hài hòa. cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mỹ vv *Câu hỏi hoạt động 3: + Câu hỏi 1: - Em hãy ghi chép một số hình ảnh để làm tư liệu áp dụng vào bài vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè? + Câu hỏi 2: - Cách sắp xếp bố cục, hình ảnh trong tranh đề tài này ntn? + Câu hỏi 3 + 4: - Đối với bài vẽ này thường sử dụng màu sắc như thế nào? Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 4. Sử dụng kí họa dáng người, phong cảnh để vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè Bài tập Sử dụng tư liệu kí họa vào vẽ tranh HS vẽ được tranh theo yêu cầu của đề tài. Sử dụng tài liệu kí họa áp dụng vẽ đề tài theo yêu cầu bài tập HS vẽ tranh có bố cục chặt chẽ hình ảnh rõ rang, màu sắc hài hòa. cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành *Câu hỏi hoạt động 4: Vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè. Trên vở A4, màu sắc tự chọn. Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 5.Đánh giá kết quả học tập: Tự luận Học sinh kí họa và vẽ đựoc bài tranh đề tài theo các mức độ nhận thức khác nhau Bài kí họa và bài vẽ tranh đề tài thể hiện đựơc bố cục, hình dáng, nét, màu sắc. bài vẽ có cảm súc. NL quan sát, nhận xét, phân tích, dánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. *Câu hỏi hoạt động 5: + Câu hỏi 1+2: Em hãy phân loại bài vẽ kí họa và bài vẽ tranh đề tài? Em thích bài nào nhất? + Câu hỏi 3+4 ( Chung ): Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài vẽ kí họa và bài vẽ tranh đề tài hoạt động trong những ngày hè và xếp loại bài vẽ theo từng mức độ? CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG CỦA TRANG TRÍ TRONG CUỘC SỐNG (Mĩ Thuật 8 - 3 tiết) Các tiết được tích hợp trong chủ đề: - Tiết 24- Bài 11. Vẽ trang trí: Trình bày bìa sách ( 1 tiết ). - Tiết 25+26 - Bài 25.Vẽ trang trí: Trang trí lều trại ( 2 tiết). I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về bìa sách, tác dụng của bìa sách, cấu tạo của bìa sách, lều trại và phân loại bìa sách. - Nắm được cách trang trí bìa sách và trang trí lều trại. 2/ Kĩ năng: - Trang trí được 1 bìa sách và lều trại. - Rèn luyện kĩ năng về trang trí, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo ứng dụng trong cuộc sống. 3/ Thái độ - Học sinh biết cảm thụ và trân trọng những giá trị của nghệ thuật trang trí khi vận dụng vào cuộc sống. II/ NỘI DUNG/HOẠT ĐỘNG 1/ Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. - HS nắm được cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ, hình minh họa trong trang trí bìa sách và trang trí lều trại. - HS nêu khái niệm bìa sách, tác dụng của bìa sách, cấu tạo bìa sách, lều trại và phân loại bìa sách. 2/ Hoạt động 2: Cách trang trí bìa sách và lều trại. a/ Cách trang trí bìa sách. b/ Cách trang trí lều trại. 3/ Hoạt động 3: Thực hành. - GV nêu nội dung, yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài. - HS hoàn thành bài vẽ theo các mức độ. 4/ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Học sinh tự đánh giá, nhận xét. - Giáo viên tổng hợp, đánh giá. III/ CÔNG CỤ MA TRẬN ĐÁNH GIÁ ND/ HĐ C.hỏi/ Bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 1/ Quan sát nhận xét. Tự luận - Hiểu được cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ, hình minh họa trong trang trí bìa sách và trang trí lều trại. - Nêu được khái niệm bìa sách, tác dụng của bìa sách, cấu tạo bìa sách, lều trại và phân loại bìa sách. - Học sinh phân tích được về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ, hình minh họa trong trang trí bìa sách, trang trí lều trại. - So sánh được các loại bìa sách từ đó biết cách sử dụng màu sắc, hình minh họa, kiểu chữ phù hợp với từng loại sách. - Năng lực quan sát. - Năng lực tư duy. - Năng lực phân tích, tổng hợp. - Năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Câu hỏi hoạt động 1: Câu 1+2: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ trong các bài trang trí bìa sách, trang trí lều trại? - Bìa sách là gì? Tác dụng của bìa sách? - Nêu cấu tạo của bìa sách và lều trại? - Hãy phân loại bìa sách? Câu 3+4: Em hãy phân tích rõ về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ, hình minh họa trong trang trí bìa sách, trang trí lều trại? - Hãy phân tích để thấy được sự phù hợp trong việc sử dụng hình minh họa, kiểu chữ, màu sắc với từng loại sách khác nhau? ND/ HĐ C.hỏi/ Bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao NL học sinh sẽ đạt được (1) (2) (3) (4) 2/ Cách trang trí. Tự luận. - Nắm được các bước tiến hành bài vẽ trang trí bìa sách và trang trí lều trại. - Phân tích được nội dung các bước tiến hành trang trí bìa sách, trang trí lều trại. - NL phân tích, tổng hợp. - NL đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. - NL tư duy. Câu hỏi hoạt động 2: + Câu hỏi (chung cả 4 mức độ): Hãy nêu các bước trang trí bìa sách, trang trí lều trại? ND/ HĐ C.hỏi/ Bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao NL học sinh sẽ đạt được (1) (2) (3) (4) 3/ Thực hành Bài tập - Vẽ được một bài và trang trí được bìa sách và lều trại ở mức độ đơn giản. - Hoàn thành bài trang trí bìa sách, trang trí lều trại có sự sáng tạo. - Bài vẽ thể hiện được cảm xúc, ý tưởng có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau. - Năng lực thực hành. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực thể hiện và ứng dụng. - NL cảm thụ thẩm mỹ * Bài tập: - Em hãy trang trí một bìa sách, lều trại theo ý thích. ND/ HĐ C.hỏi/ Bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 4/ Đánh giá kết quả học tập Tự luận - Phân loại được bài vẽ ở các mức độ khác nhau. - Nhận xét được về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ trong các bài trang trí bìa sách, trang trí lều trại. - Nêu được ý kiến đánh giá của mình về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ trong các bài trang trí bìa sách, trang trí lều trại. - Năng lực phân tích, tổng hợp. - Năng lực đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. - Năng lực ngôn ngữ. - NL giao tiếp. Câu hỏi hoạt động 4: + Câu hỏi 1+2: Em hãy phân loại bài vẽ trang trí bìa sách, trang trí lều trại theo các mức độ? - Em thích bài nào nhất? Tại sao? + Câu hỏi 3+4: Em hãy nhận xét về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, kiểu chữ trong các bài trang trí bìa sách, trang trí lều trại và xếp loại bài vẽ theo từng cấp độ? TÊN CHỦ ĐỀ: VẼ TRANH ĐỀ TÀI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (Mĩ Thuật 9 - 3tiết) Các tiết được tích hợp trong chủ đề: - Tiết 11 - Bài 10:Vẽ tranh đề tài Lễ hội (1tiết). - Tiết 12+13 - Bài 18:Vẽ tranh đề tài Tự chọn ( 2 tiết). I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh củng cố và nâng cao hơn kiến thức vẽ tranh đề tài. - Học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung của một số lễ hội truyền thống của nước ta trong đó có một số lễ hội truyền thống được công nhận là di sản văn hóa. 2. Kĩ năng: - Học sinh lựa chọn được một nội dung yêu thích nhất và thể hiện được một tranh về lễ hội truyền thống của Việt Nam. 3. Thái độ: - Học sinh yêu quê hương, có lòng tự hào tự tôn dân tộc, biết ơn những người có công với đất nước. - Học sinh yêu thích và có ý thức giữ gìn các lễ hội truyền thống của dân tộc với những vẻ đẹp ở cuộc sống xung quanh. * Năng lực cần đạt: NL cảm thụ thẩm mĩ, NL quan sát khám phá, NL thực hành, sang tạo, NL biểu đạt, NL phân tích tổng hợp, NL tái tạo thể hiện, tự học, tự đánh giá. II/ NỘI DUNG/HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài - Quan sát các hình ảnh về một số lễ hội truyền thống của nước ta theo vùng miền ( GV cho HS quan sát qua tranh ảnh hoặc trình chiếu), tìm hiểu khái niệm lễ hội ( bao gồm lễ và hội). - Quan sát tranh vẽ của các họa sĩ và học sinh về đề tài với các nội dung, các dạng bố cục và các gam màu khác nhau. - Học sinh thảo luận, lựa chọn được một nội dung cụ thể để vẽ tranh. 2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Học sinh tìm dạng bố cục phù hợp nội dung tranh đã chọn, vẽ phác mảng hình chính, phụ - Học sinh lựa chọn các hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu vẽ vào các mảng hình chính, phụ. - Vẽ chi tiết các hình ảnh chính, phụ. - Vẽ màu ( nên vẽ theo gam màu và có màu chủ đạo). 3. Hoạt động 3: Thực hành - Nêu nội dung, yêu cầu bài tập - Học sinh vẽ bài. - Hoàn thành bài vẽ theo các mức độ. 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh tự đánh giá, nhận xét. - Giáo viên tổng hợp đánh giá. III/ MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ: Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 1. Tìm và chọn nội dung đề tài: Tự luận - Học sinh nắm được khái niệm về lễ hội, biết được một số lễ hội truyền thống dân tộc, các hoạt động thường diễn ra trong lễ hội và các hoạt động trong cuộc sống. - Học sinh nắm được thế nào là lễ và hội, các lễ hội tiêu biểu của nước ta theo các vùng miền diễn ra vào các thời điểm khác nhau, đặc trưng của các lễ hội và các hoạt động trong cuộc sống. Biết được một số lễ hội được công nhận là di sản văn hóa. - Học sinh lựa chọn được nội dung tranh, màu sắc và bố cục tranh. Học sinh phân tích rõ về các dạng bố cục, các gam màu, màu sắc chủ đạo các hình ảnh đặc trưng tiêu biểu phù hợp với nội dung tranh. - Năng lực quan sát.- Năng lực tư duy.- Năng lực phân tích tổng hợp.- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. * Câu hỏi hoạt động 1: + Câu hỏi 1: Thế nào là lễ hội? Kể tên một số lễ hội truyền thống ở nước ta? + Câu hỏi 2: Các hoạt động thường diễn ra trong lễ hội? Kể tên một số lễ hội được công nhận là DSVH của nước ta? + Câu hỏi 3: Em hãy phân tích để thấy rõ hình ảnh đặc trưng tiêu biểu của lễ hội trong các bức tranh? Hãy so sánh cách vẽ màu trong các bức tranh của các họa sĩ và học sinh vẽ về lễ hội? + Câu hỏi 4: Em hãy chỉ ra các dạng bố cục được sử dụng trong các bức tranh? Em có nhận xét gì về các hình ảnh và màu sắc trong tranh? Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 2. Cách vẽ tranh Tự luận Nhắc lại được các bước tiến hành bài vẽ tranh đề tài, chọn được bố cục, hình ảnh , màu sắc phù hợp nội dung tranh đã chọn. Phân tích cụ thể các bước vẽ tranh. - Năng lực phân tích, tổng hợp. - Năng lực đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. * Câu hỏi hoạt động 2: + Câu hỏi chung (Cho cả bốn mức độ): Hãy nêu và phân tích các bước vẽ tranh đề tài? Nội dung/ Hoạt động Câu hỏi/ bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 3. Thực hành Tự luận Vẽ được tranh theo nội dung đã chọn ở mức độ đơn giản. Hoàn thành bài vẽ màu theo bố cục và màu sắc phù hợp nội dung tranh bước đầu có sáng tạo. Hoàn thành bài vẽ theo gam màu, thể hiện được tình cảm trong tranh. - Năng lực thực hành. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực thể hiện và ứng dụng. * Bài tập: Hãy vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội truyền thống Việt Nam. Trên vở A4, màu sắc tự chọn. Nội dung/ Hoạt động C.hỏi/ Bài tập Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4) NL học sinh sẽ đạt được 4/ Đánh giá kết quả học tập Tự luận - Phân loại được bài vẽ ở các mức độ khác nhau. - Nhận xét được về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng trong các bức tranh về đề tài lễ hội truyền thống Việt Nam. - Nêu được ý kiến đánh giá của mình về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng, đường nét, hòa sắc chung. - Năng lực phân tích, tổng hợp. - Năng lực đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. - NL giao tiếp. *Câu hỏi hoạt động 4: + Câu hỏi 1+2: Em hãy phân loại bài vẽ tranh về đề tài lễ hội truyền thống Việt Nam., phân loại bài theo các theo các mức độ? - Em thích bài nào nhất? Tại sao? + Câu hỏi 3+4: Em hãy nhận xét về cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng màu sắc, hình mảng và xếp loại bài vẽ theo từng cấp độ?
Tài liệu đính kèm: