Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 3: Vẽ theo mẫu - Cái cốc và quả

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiến thức: HS Biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.

- Kỹ năng: HS vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình cầu.

- Thái độ: Hiểu được vẽ đẹp bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu.

II. CHUẨN BỊ:

1. đồ dùng dạy học:

* Giáo viên

- Chuẩn bị mẫu vẽ.

- Một số bài của các hoạ sĩ, HS .

- Hình minh hoạ các bước tiến hành.

 * Học sinh

- Mẫu vẽ

- Giấy bút, sách vở, dụng cụ học tập.

 2. Phương pháp giảng dạy:

 Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, luyện tập.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 3: Vẽ theo mẫu - Cái cốc và quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 3	 Ngày soạn: 20/9/2015
 Bài 3-Tiết 3: 	 
Mỹ thuật 7 – vẽ theo mẫu:
vẽ cái cốc và quả
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: HS Biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
- Kỹ năng: HS vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình cầu.
- Thái độ: Hiểu được vẽ đẹp bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu.
II. Chuẩn bị:
1. đồ dùng dạy học:
* Giáo viên
- Chuẩn bị mẫu vẽ.
- Một số bài của các hoạ sĩ, HS .
- Hình minh hoạ các bước tiến hành.
 * Học sinh
- Mẫu vẽ
- Giấy bút, sách vở, dụng cụ học tập.
 2. Phương pháp giảng dạy:
 Trực quan, thuyết trình, vấn đáp, luyện tập.
III. tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: Giáo viên nhận lớp.
2. Bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ ?
+ HS: Hình khối đơn giản, chắc khoẻ, bắp vế căng tròn, kích thước gần giống thật, nằm xoải chân, dáng vẽ ung dung thư thái.
+ Tháp Bình Sơn được xây dựng như thế nào?
+ HS: Tháp được làm bằng đất nung cao 11 tầng, được xây dựng trước sân chùa Vĩnh Khánh thuộc xa Tam Sơn Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.
- GV: Nhận xét biểu dương.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học:
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc và quả
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Quan sát, nhận xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu vẽ.
- Mẫu vẽ gồm có những gì?
- Cách tiến hành bài vẽ như thế nào?
- Chọn mẫu và bày mẫu như thế nào để bài vẽ có bố cục hợp lí?
- Mẫu không đẹp có bố cục lệch, dàn hàng.
- Đặt mẫu đẹp là mẫu được sắp xếp cân đối trên tờ giấy.
- Em thấy mẫu này có đặc điểm như thế nào?
- Hình dáng của cốc ra sao?
- vị trí của cốc và quả?
- Tỉ lệ qủa cốc so với quả?
- độ đậm nhạt chính của mẫu?
- Tỉ lệ khung hình chung?
- Cái cốc và quả.
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS quan sát GV vẽ mẫu.
- GV vẽ mẫu cho HS rõ.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn cách vẽ 
- Em hãy nêu cách vẽ một bài vẽ theo mẫu nào?
+ GV vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát; có thể vẽ khung hình sai để đặt câu hỏi:
Khung hình vẽ như thế này đúng chưa? vì sao?
- GV gợi ý để HS so sánh tìm:
+ Khung hình của từng vật mẫu.
+ đặc điểm của cốc và quả.
+ Vẽ phác hình và vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- HS quan sát trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Tìm khung hình chung, khung hình riêng của từng vật mẫu.
- Vẽ phác hình của từng mẫu.
- Vẽ đặc điểm của mẫu, vẽ chi tiết.
- Chưa đúng vì không giống mẫu bày trên bảng.
Hoạt động 3: 
thực hành 
GV theo dõi nhắc nhở HS trong tìm bố cục và vẽ hình sao cho hợp lí.
- HS làm bài.
4. Tổng kết, đánh giá: 
- GV đặt một số câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS:
- Có thể cho HS tự nhận xét bài vẽ của nhau.
- GV bổ sung ý kiến về cách vẽ qua mỗi bài của HS cho HS rõ.
- GV rút ra một vài nhận xét chung, biểu dương tinh thần học tập của cá nhân, cả lớp.
5. Dặn dò hướng dẫn về nhà: 
- BTVN quan sát độ đậm nhạt của chai , lọ hoa.
- BHS- VTT tạo hoạ tiết trang trí; đọc và chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_3_ve_cai_coc_va_qua.doc