Giáo án Mĩ thuật 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.

2. Kỹ năng: Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

 - SGK, GA, Một vài quạt giấy và một số loại quạt có hình dạng kích thước và kiểu trang trí khác nhau.

 - Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy.

Chọn bài vẽ của học sinh năm trước ( nếu có)

 2. Học sinh:

 - Sưu tầm hình ảnh các loại quạt để tham khảo.

 - Giấy, bút chì, com pa, màu vẽ, tẩy.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, quan sát, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức:(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh (1’)

 3. Bài mới

 

doc 64 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3571Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nghệ sĩ sáng tác đồng thời là một nhà sư phạm, nhà quản lí. Ông là Tổng thư kí Hội mĩ thuật Việt Nam, là hiệu trưởng trường cao đẳng mĩ thuật Việt Nam trong một thời gian dài.
- Nhà nước đã tặng ông nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm” là một tác phẩm sơn mài xuất sắc của ông.
2. Hoạ sĩ Nguyễn Sáng với tác phẩm sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ.
-Hoạ sĩ Nguyễn Sáng sinh năm 1923 tại Mĩ Tho, Tiền Giang. 
+ Ông tốt nghiệp trường trung cấp mĩ thuật Gia Định và tiếp tục học trường cao đẳng mĩ thuật Đông dương khoá 1941-1945.
+ Ông là người tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ "thành đồng tổ quốc"...
* Với những công lao to lớn đó, nhà nước đã tặng cho ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
- Bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp về người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống thức dân Pháp của nhân dân ta.
3. Họa sĩ Bùi Xuân Phái với các bức tranh về phố cổ Hà Nội.
- Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) sinh tại Quốc Oai, Hà Tây. Ông tốt nghiệp trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương khoá 1941-1945.
- Trong cách mạng tháng tám, hoạ sĩ tham gia khởi nghĩa Hà Nội và sau đó cùng với các nghệ sĩ khác lên chiến khu Việt Bắc...
- Ông là hoạ sĩ nổi tiếng chuyên vẽ về phổ cổ Hà Nội, về cảnh đẹp quê hương đất nước và chân dung các nghệ sĩ chèo.
- Phố cổ Hà Nội là một mảng đề tài quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và được đông đảo người yêu mến nghệ thuật yêu thích.
4. Củng cố: (4’)
 - Tóm tắt lại nội dung chính của bài. 
5. Dặn dò (1’)
 - Học bài và chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 12+13 	 
Tiết 12+13. Vẽ trang trí: 
TRÌNH BÀY BÌA SÁCH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Học sinh hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách.
 2. Kĩ năng:
 - Biết cách trang trí bìa sách
 - Trang trí được một bìa sách theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ
 1. Học sinh:
 - Giấy, bút chì, màu vẽ, tẩy.
 2. Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ các bước vẽ.
 - Một số bìa sách với nhiều thể loại khác nhau.
 - Một vài bài vẽ đạt điểm cao và một vài bài còn nhiều thiếu sót của học sinh các năm trước.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp vấn đáp, trực quan.
 - Phương pháp luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số hiểu biết của em về họa sĩ Trần Văn Cẩn. (4’)
3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
7’
8’
65’ 
*H Đ 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
 GV: Giới thiệu một số bìa sách
Bìa sách bao gồm những phần nào
HS: Tên tác giả, tên sách, hình minh hoạ, nhà xuất bản và biểu trưng.
GV: Bao gồm những loại sách nào?
HS: trả lời dựa vào SGK.
GV: Nêu tầm quan trọng của bìa sách?
HS: trả lời theo suy nghĩ của mình.
GV: Nhận xét và kết luận: Bìa sách rất quan trọng vì:
+ Bìa sách phản ánh nội dung của cuốn sách.
 + Bìa sách đẹp sẽ lôi cuốn người đọc.
*H Đ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
GV: Minh họa .
HS: Quan sát và nêu ra cách vẽ.
GV: Hướng dẫn cho học sinh tìm màu khi chọn nội dung sách
GV: Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước hoặc lớp học trước
HS: chú ý quan sát.
*H Đ 3: Hướng dẫn HS thực hành
HS: làm bài
GV: Hướng dẫn gợi ý cho học sinh tìm mảng, bố cục hợp lí khi trình bày.
I. Quan sát nhận xét
- Bìa sách gồm:
 + Tên tác giả.
 + Tên sách.
 + Hình minh hoạ.
 + Nhà xuất bản và biểu trưng
- Có nhiều loại sách: sách thiếu nhi, sách văn học, SGK, sách chính trị, sách kĩ thuật,...
II. Cách trang trí bìa sách
- Chọn loại sách, khổ sách.
- Tìm bố cục.
- Tìm mảng hình, mảng chữ
- Tìm kiểu chữ, hình minh hoạ.
- Chọn kiểu chữ phù hợp với nội dung cuốn sách.
- Tìm màu chữ, màu hình minh hoạ và màu nền.
III. Thực hành:
 Trình bày bìa sách: khổ 17 x 24 cm.
4. Củng cố: (4’)
- Chọn một số bài vẽ để cả lớp nhận xét về bố cục, hình, màu. gợi ý cho học sinh tự xếp loại và đánh giá
 - Nhận xét, xếp loại động viên khích lệ học sinh.
5. Dặn dò (1’)
 - Hoàn thành bài tập ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. 
V. RÚT KINH NGHIỆM
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 14+15 	 
Tiết 14+15. Vẽ tranh : 
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Học sinh biết tìm nội dung và cách vẽ tranh gia đình.
 2. Kỹ năng:
 - Vẽ được một tranh về gia đình theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: 
 - Đồ dùng dạy học MT 8
 - Tranh: về gia đình.
 2. Học sinh:
 - Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp trực quan
 - Luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(3’)
 Đánh giá nhận xét một số bài trang trí bìa sách.
3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
7’
8’
65’
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
GV: treo các tranh gia đình của một số họa sĩ và học sinh.
HS: quan sát -> rút ra nhận xét về nội dung
GV: nêu một số nội dung có hình ảnh sinh hoạt gia đình?
HS: Bữa cơm gia đình, một ngày vui (sinh nhật, đón xuân), thăm ông bà
GV: nhận xét định hướng cho hs tìm nội dung riêng cho bài vẽ của mình.
HS: Chọn nội dung cho bài vẽ.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
- GV: nêu các bước vẽ tranh đề tài gia đình?
HS: 4 bước
- Tìm chọn nội dung đề tài
- Sắp xếp bố cục
- Vẽ hình
- Vẽ màu
GV: củng cố nhận xét. Cho hs nêu ra những điều không được mắc phải khi vẽ tranh.
- Cho một số học sinh tự chọn nội dung cho mình để vẽ bài.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hành.
HS: làm bài.
GV: hướng dẫn cách vẽ đến từng học sinh xây dựng tình cảm gia đình qua tranh vẽ của học sinh.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình cũng giống như một xã hội thu nhỏ.
- Vẽ tranh về gia đình là phản ánh sinh hoạt đời thường của một gia đình: cảnh sum họp vào các ngày lễ, ngày hội, cảnh ông bà kể chuyện cho cháu nghe,...
II.Cách vẽ tranh:
1. Phác mảng - bố cục
Bố cục tranh cần hài hòa giữa mảng chính và mảng phụ
2. Chọn lọc hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
3. Vẽ màu.
 Cần có đậm nhạt, có hòa sắc
III.Thực hành:
Vẽ một bức tranh về đề tài Gia đình.
4. Củng cố: (5’)
 - GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố, cho điểm một số bài tốt để động viên. 
5. Dặn dò: (1’)
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 16+17 	 
Tiết 16+17. Vẽ trang trí: 	
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (2 tiết)
Kiểm tra học kỳ I.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
 2. Kỹ năng:
 - Trang trí được một mặt nạ theo ý thích.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp vấn đáp, trực quan.
 - Phương pháp luyện tập.
III. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ các bước vẽ.
 - Sưu tầm một số mặt nạ.
 - Một vài bài vẽ đạt điểm cao và một vài bài còn nhiều thiếu sót của học sinh các lớp trước.
 2. Học sinh:
 - Giấy, bút chì, màu vẽ, tẩy.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
7’
8’
70’
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV: Giới thiệu một số mặt nạ.
? Mặt nạ thường dùng trong dịp nào?
HS: Trả lời như bên.
GV: Theo em hình dáng mặt nạ như thế nào? Nêu một số loại mặt nạ mà em biết?
HS: trả lời như bên.
HS: Quan sát và nêu ra đặc điểm trang trí và chất liệu của mặt nạ. 
GV: Kết luận
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh tạo dáng và trang trí mặt nạ.
GV: treo tranh minh hoạ các bước vẽ.
- Dẫn đắt một ví dụ và vẽ lên bảng.
HS: Quan sát và đưa ra cách vẽ cho bài.
GV: Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước hoặc lớp học trước
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: làm bài
GV: Hướng dẫn gợi ý cho học sinh tìm mảng, bố cục hợp lí khi trình bày.
I. Quan sát, nhận xét
- Mặt nạ thường được dùng trong các ngày vui như lễ hội, hoá trang.
- Có nhiều loại mặt nạ: mặt nạ người, mặt nạ thú,... được trang trí đẹp.
 + Hình dáng mặt nạ: dạng vuông, dạng tròn, ô van...; hình dáng cách điệu cao thể hiện được đặc điểm nhân vật: hiền lành, dữ tợn, hung ác hay vui tính, hài hước,...
 * Trang trí mặt nạ:
 - Mảng hình và đường nét sắp đặt cân xứng
 - Mảng màu phù hợp với tính chất các loại mặt nạ.
II. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
1. Tìm dáng mặt nạ
- Chọn loại mặt nạ.
- Tìm hình dáng chung.
- Kẻ trục để vẽ hình cho cân 
 2. Tìm mảng trang trí chi phù hợp với mặt nạ.
- Tìm mảng trang trí hình có thể mềm mại, uyển chuyển hoặc sắc nhọn, gãy gọn.
 3. Tìm màu.
- Vẽ màu phù hợp với nhân vật.
III. Thực hành:
 Tạo dáng và trang trí mặt nạ theo ý thích
4. Củng cố: (3’)
- GV nhận xét, động viên khích lệ học sinh.
5. Dặn dò: (1’)
- Hoàn thành bài tập tiếp ở nhà và chuẩn bị cho tiết 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 18
Tiết *
TRƯNG BÀI VẼ CỦA BÀI KT HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết được kết quả học tập của mình và của các bạn thông qua các bài vẽ trong học kì I.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét thông qua các bài vẽ của mình và của các bạn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tập hợp các bài tốt của HS và treo bài ở phòng học.
2. Học sinh:
- Sắp xếp phòng học cho phù hợp để treo tranh.
III. Phương pháp: Quan sát. 
IV. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
39’
H Đ : Hướng dẫn HS tìm hiểu quan sát bài vẽ thuộc các phân môn đã học.
- GV: Yêu cầu HS đi tham quan các bức tranh đã được trưng bày.
- GV: Cho HS nhận xét các bài đã được trưng bày. 
- GV: Nhận xét, bổ sung những ưu và khuyết điểm của các bài để các em rút kinh nghiệm cho những bài học sau.
- GV: Nêu tác dụng và ý nghĩa của việc trưng bày kết quả học tập.
- GV: Sau khi kết thúc buổi trưng bày yêu cầu HS tự nhận các bài của mình về để bảo quản và làm tư liệu cho mình.
- HS: Quan sát một vòng các bức tranh của các bạn.
- HS: Nhận xét theo cảm nghĩ riêng của mình.
- HS: Chú ý lắng nghe.
- HS: Biết được tác dụng và ý nghĩa của việc trưng bày.
- HS: Tự thu gom bài của mình.
4. Củng cố: (4’)
 - GV nhận xét buổi trưng bày, những mặt làm được và chưa được của lớp.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà bảo quản bài vẽ cẩn thận và chuẩn bị bài sau.
V. Rút kinh nghiệm:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 19+20
Tiết 18+ 19. Vẽ tranh 
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách khai thác nội dung đề tài ước mơ của em.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được một bức tranh thể hiện ước mơ theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Đồ dùng dạy học 8
- Tranh: về ước mơ của học sinh, của họa sĩ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp trực quan
	- Luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức. (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 Nhận xét cho điểm một số bài vẽ tiết trước.
	3. Bài mới.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
7’ 
8’
65’ 
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung.
GV: ước mơ là gì? Hãy nêu một số ước mơ của con người?
HS: trả lời
GV: treo các tranh ước mơ của một số họa sĩ và học sinh.
HS: quan sát -> rút ra nhận xét về nội dung.
GV: cho học sinh xem tranh về nhiều chủ đề khác nhau.
- Cho một số học sinh tự chọn nội dung cho mình
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV: treo tranh các bước vẽ
HS: nhắc lại cách vẽ.
GV: vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
HS: quan sát.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: làm bài.
GV: hướng dẫn cách vẽ đến từng học sinh xây dựng tình cảm gia đình qua tranh vẽ của học sinh.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Ước mơ là khát vọng của mọi người ở mọi lứa tuổi như: được sống hạnh phúc, mạnh khỏe, giàu có, con ngoan, trò giỏi, trở thành bác sĩ, kĩ sư, ...
- Ước mơ thường được thể hiện qua lời ước nguyện và lời chúc nhau trong những dịp xuân về, tết đến, khi gặp gỡ, ...
- Được thể hiện nhiều trong tranh dân gian: Vinh hoa - Phú quý, Gà Đại cát, tiến tài - tiến lộc, phúc lộc thọ, ...
II. Cách vẽ tranh.
1. Tìm và chọn nội dung
 Chọn nội dung đề tài gần gũi mà em yêu thích:...
2. Phác mảng - bố cục
Bố cục tranh cần hài hòa giữa mảng chính và mảng phụ
 3. Chọn lọc hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
 4. Vẽ màu.
 Cần có đậm nhạt, có hòa sắc.
III. Thực hành:
Vẽ một bức tranh đề tài Uớc mơ của em (2 tiết)
 4. Củng cố: (4’): GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố, cho điểm một số bài tốt để động viên.
5. Dặn dò (1’): Về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 21 
Tiết 20	
Bài 20. Vẽ theo mẫu:
VẼ CHÂN DUNG (Tiết 1- Vẽ hình)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tranh chân dung.
- Biết được cách vẽ tranh chân dung. 
2. Kỹ năng:
- Vẽ được chân dung bạn hay người thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh chân dung (cỡ lớn), các hình minh họa trong sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Tranh chân dung của các học sinh năm trước.
2. Học sinh:
	- Ảnh chân dung
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp trực quan
	- Luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét đánh giá bài vẽ Đề tài Ước mơ của em. (3’)
 	3. Bài mới	
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
7’
7’
23’ 
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV: giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung
Thế nào là tranh chân dung? Vẽ tranh chân dung cần tập trung diễn tả những gì?
HS: quan sát và đưa ra nhận xét sự khác nhau giữa ảnh và tranh chân dung.
GV: diễn giải trên đồ dùng trực quan.
Gợi ý học sinh nhớ lại nét mặt đã học ở bài trước.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung.
GV: Treo tranh minh họa vẽ khuôn mặt. GV: vừa hướng dẫn vừa phân tích và đặt câu hỏi gợi mở học sinh trả lời các câu hỏi với các khuôn mặt: nhìn thẳng, nhìn nghiêng, mặt ngước lên, mặt cúi xuống.
HS: quan sát, trả lời câu hỏi	
GV: nhận xét đánh giá,sau đó minh họa lên bảng cho Hs thấy rõ ràng hơn.
HS: quan sát.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành 
HS: làm bài
GV: hướng dẫn tới từng hs.
I. Quan sát - nhận xét.
- Tranh chân dung là tranh vẽ về một người cụ thể. Có thể vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hoặc cả người.
- khác nhau giữa tranh và ảnh chân dung:
+ ảnh chân dung là sản phẩm được chụp bằng máy ảnh (thể hiện hầu hết các đặc điểm, từ hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt đến các chi tiết nhỏ, ...)
+ Tranh chân dung: là tác phẩm hội họa do họa sĩ vẽ (thể hiện những gì điển hình nhất, giúp người xem có thể cảm nhận trực tiếp ngoại hình và tính cách).
- Vẽ chân dung cần tập trung diễn tả đặc điểm riêng và các trang thái tình cảm: vui, buồn, bình thản, tư lự, ... của nhân vật.
II. Cách vẽ chân dung
1. Phác vẽ hình khuôn mặt.
- Tìm tỉ lệ giữa chiều dài với chiều rộng khuôn mặt để vẽ hình dáng chung.
- vẽ phác đường trục dọc qua sống mũi từ đỉnh đầu xuống cằm.
- Vẽ các đường trục ngang của mắt, mũi, miệng, ...
2. Tìm tỉ lệ các bộ phận.
- Dựa vào đường trục để tìm tỉ lệ các bộ phận: tóc trán, mắt, mũi, tai, miệng.
3. Vẽ chi tiết.
- Dựa vào tỉ lệ kích thước đã tìm, nhìn mẫu để vẽ chi tiết. Cố gắng diễn tả được đặc điểm và trạng thái tình cảm của mẫu: vui, buồn, tư lự, ...
III. Thực hành:
 Quan sát khuôn mặt của bạn mình để tìm ra các tỉ lệ của mắt, mũi, miệng... và phác chân dung theo nhận xét của mình. (Vẽ hình)
4. Củng cố (3’)
 - Yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ trên khuôn mặt người. 
5. Dặn dò (1’)
 - Làm bài tập và chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 22 
Tiết 21. Vẽ theo mẫu:
VẼ CHÂN DUNG (Tiết 2- Vẽ màu)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cách vẽ tranh chân dung. 
2. Kỹ năng:
- Vẽ được chân dung bằng màu.
- Thấy được vẻ đẹp của tranh chân dung.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Sưu tầm tranh, ảnh chân dung thiếu nhi (trai, gái).
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Tranh chân dung của các học sinh năm trước.
2. Học sinh:
	- Ảnh chân dung
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp trực quan
	- Luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Nhận xét đánh giá bài Vẽ chân dung.
	3. Bài mới	
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
7’
8’
22’
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV: giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung gợi ý để học sinh biết được các loại chân dung.
HS: Chú ý quan sát, lắng nghe.
GV: cho một học sinh làm mẫu
HS: quan sát và đưa ra nhận xét về các đặc điểm bên.
GV: Gợi ý học sinh nhớ lại cách vẽ đã học ở bài trước.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV: Treo tranh minh họa vẽ khuôn mặt.
GV: vừa hướng dẫn vừa phân tích và đặt câu hỏi gợi mở học sinh trả lời.
HS: quan sát.
GV:cho HS nhắc lại tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt qua đó giáo viên minh họa lên bảng.
HS: quan sát.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: làm bài
GV: cho hai học sinh ngồi đối diện nhau để vẽ.
I. Quan sát - nhận xét.
- Hình dáng đặc điểm khuôn mặt.
- khoảng cách các bộ phận ( tóc, trán, mắt, mũi, cằm, miệng).
- Màu sắc
- Các loại tranh chân dung.
+ Chân dung toàn thân
+ Chân dung bán thân, ...
II. Cách vẽ.
1. Phác các mảng đậm nhạt.
- Dựa vào hướng ánh sáng để tìm các mảng đậm nhạt trên khuôn mặt.
2. Vẽ màu:
- Dựa vào mảng để vẽ đậm nhạt cho phù hợp.
3. Vẽ chi tiết.
- Dựa vào tỉ lệ kích thước đã tìm, nhìn mẫu để vẽ màu cho hoàn chỉnh. Cố gắng diễn tả được đặc điểm và trạng thái tình cảm của mẫu: vui, buồn, tư lự, ... 
III. Thực hành:
 - Vẽ chân dung một bạn cùng lớp.( Vẽ màu)
4. Củng cố (3’)
 - GV: chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để nhận xét và củng cố
 - HS: nhận xét bài vẽ của bạn. 
5. Dặn dò (1’)
 - Làm bài tập và chuẩn bị cho bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TT XEM
BGH DUYỆT
Tuần 23 
Tiết 22. Thường thức mỹ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hs hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mỹ thuật hiện đại phương Tây.
- Bước đầu làm quen với một số trường phái hội hoạ hiện đại như: Trường phái hôị hoạ Ấn tượng , Trường phái Dã thú ,Trường phái Lập thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm hội họa.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: 
- Bộ đồ dùng dạy học lớp 8
- Tranh ảnh về giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2. Học sinh:
- Xem trước bài ở nhà.
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan.
 III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình , gợi mở , vấn đáp, trực quan.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 
1. Ổn định tổ chức (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra một số bài vẽ tiết trước.
	3. Bài mới.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
10’
10’
10’
5’ 
*HĐ1: Tìm hiểu vài nét về trường phái hội hoạ Ấn tượng:
GV: Đặt một số câu hỏi:
+ Vì sao trường phái này có tên gọi là trường phái hội hoạ ấn tượng?
+ Các hoạ sĩ chú trọng đến điểm nào trong tranh vẽ? 
+ Chủ đề chủ yếu của hội hoạ ấn tượng là gì?
+ Em hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của hội hoạ ấn tượng?
HS: Trả lời 
GV: Tóm tắt và giới thiệu thêm.
HS: quan sát một số bức tranh
*HĐ2: Tìm hiểu vài nét về trường phái hội hoạ Dã Thú
GV: Hướng dẫn đọc phần giới thiệu ở SGK.
- Giới thiệu và hướng dẩn hs tìm hiểu bài:
+Em hãy nêu đặc điểm mỹ thuật của trường phái hội hoạ Dã Thú?
- HS trả lời
+ Em hãy kể tên một số tác giả ,tác phẩm tiêu biểu?
- HS trả lời
GV: Tóm tắt. Cho hs xem một số bức tranh.
*HĐ3: Tìm hiểu vài nét về trường phái hội hoạ Lập thể
GV: hướng dẫn đọc sgk và tìm hiểu bài
+ Người nào sáng lập ra trường phái hội hoạ Lập thể?
+ Em hãy kể tên một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của trường phái này?
GV: Tóm tắt và giới thiệu thêm.
HS: Nghe và ghi chép
GV: Cho HS xem một số bức tranh 
HS: Quan sát tranh.
GV: Em hãy nêu đặc điểm chung của nền mỹ thuật Phương tây?
-Gv tóm tắt
-Hs nghe và ghi chép
* HĐ 4: Tìm hiểu đặc điểm chung.
GV: Nêu đặc điểm của 3 trường phái hội họa.
HS: Trả lời theo SGK.
GV: Nhận xét và chốt lại.
1. Vài nét về trường phái hội hoạ Ấn tượng
- Từ những năm 60 của thế kỷ XI X có một nhóm hoạ sĩ trẻ không chấp nhận lối vẽ kinh điển của các hoạ sĩ trước họ đã tìm ra hướng đi mới,.các bức tranh của họ bị phòng triển lãm quốc gia từ chối và bị phê phán kịch liệt.bức tranh ấn tượng mặt trời mọc nằm trong số đó. Sau đó người ta lấy tên tác phẩm này đặt cho trường phái, gọi là trường phái ấn tượng.
- Đặc điểm nghệ thuật: Trường phái này chú trọng đến ánh sáng đặc biệt là ánh sáng mặt trời chiếu vào cảnh vật con người.
- Chủ đề: Dứt khoát đi vào cuộc sống đương đại , trước hết là những sinh hoạt của con người và phong cảnh thiên nhiên
- Một số tác phẩm tiêu biểu
“Bữa ăn trên cỏ” -ma-nê
“Nhà thờ lớn ru -văng”, “Ấn tượng mặt trời mọc”...
2. Vài nét về trường phái hội hoạ 
Dã Thú
- Năm 1905,trong cuộc triển lãm Mùa thu ở Pa ri của các hoạ sĩ trẻ,có một phòng tranh đầy màu sắc rực rỡ đến chói mắt...Người ta gọi trường phái này là trường phái hội hoạ Dã Thú .
- Đặc điểm: Họ quan tâm chủ yếu đến màu sắc , những mảng màu nguyên sắc gay gắt, những đường viền mạnh bạo, dứt khoát...
- Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Thiếu nữ áo dài trắng ,Cá đỏ của hoạ sĩ Ma tit xơ
+ “Bến tàu phê Cum”, “Hội hoá trang ở bãi biển”,của hoạ sĩ Mác kê
3-Vài nét về trường phái hội hoạ Lập Thể
- Hội hoạ lập thể ra đời tại pháp năm 1907
- Người có công sáng lập ra trường phái này là hoạ sĩ Brắccơ và hoạ sĩ
 Pi-cat-xô. Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạ sĩ hậu ấn tượng.
- Đặc điểm: Họ tập trung phân tích, giản lược hoá hình thể bằng những đường thẳng kỳ hà, những hình khối lập phương, khối hình ống.
- Bức tranh Những cô gái A-Vi -Nhông của hoạ sĩ Pi cat xô và tác phẩm Nuy của hoạ sĩ Brăccơ là mốc ra đời của trường phái hội hoạ này
- Một số tác giả ,tác phẩm tiêu biểu
+ Đàn ghi ta, chân dung Kan-Oan-Lơ, đĩa đựng hoa quả của Picat xô
+ Người đàn bà và cây đàn ghi - ta của hs Brăc cơ
4 - Đặc điểm chung
- Các hoạ sĩ là người luôn tìm tòi sáng tạo ra những trào lưu nghệ thuật mới, các hoạ sĩ không chấp nhận lối vẽ kinh điển,họ đòi hỏi tranh vẽ phải chân thực khoa học hơn trên cơ sở có sự quan sát phân tích thiên nhiên.
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
 - Nêu đặc điểm của trường phái hội hoạ ấn tượng?
 - Nêu một số tác giả tác phẩm của trường phái hội hoạ dã t

Tài liệu đính kèm:

  • docMỹ Thuật 8.doc