Giáo án Mĩ thuật 8 - Bài 28: Vẽ tranh - Minh họa truyện cổ tích (tiết 1)

I./ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Làm quen với cách lựa chọn nội dung trong truyện cổ tích để vẽ minh họa. Hiểu được sự khác nhau giữa đề tài trong vẽ tranh và đề tài trong minh họa truyện cổ tích.

- Làm quen với phương pháp bố cục trong vẽ minh họa và minh họa truyện cổ tích. Nhận biết 1 số nét giống và khác nhau trong bố cục của vẽ tranh đề tài và minh họa.

- Hiểu về nét trong tranh truyện và nét trong tranh đề tài.

- Nâng cao hơn kiến thức về nét, tác dụng cuả nét trong vẽ tranh minh họa.

- Nâng cao hơn về màu sắc. Hiểu hơn cách vẽ màu trong tranh minh họa. Hiểu biết chung về minh họa truyện cổ tích.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 4839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Bài 28: Vẽ tranh - Minh họa truyện cổ tích (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/3/2012
Tuần: 30
Tiết: 30
Bài: 28. Vẽ tranh
MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
( Tiết 1 )
I./ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Làm quen với cách lựa chọn nội dung trong truyện cổ tích để vẽ minh họa. Hiểu được sự khác nhau giữa đề tài trong vẽ tranh và đề tài trong minh họa truyện cổ tích.
- Làm quen với phương pháp bố cục trong vẽ minh họa và minh họa truyện cổ tích. Nhận biết 1 số nét giống và khác nhau trong bố cục của vẽ tranh đề tài và minh họa.
- Hiểu về nét trong tranh truyện và nét trong tranh đề tài.
- Nâng cao hơn kiến thức về nét, tác dụng cuả nét trong vẽ tranh minh họa.
- Nâng cao hơn về màu sắc. Hiểu hơn cách vẽ màu trong tranh minh họa. Hiểu biết chung về minh họa truyện cổ tích.
 2. Kĩ năng:
- Biết được yêu cầu khác nhau giữa vẽ tranh và minh họa truyện cổ tích.
- Bố cục của tranh minh họa truyện cổ tích.
- Vận dung kiến thức đã học vẽ được hình, mảng, đường nét, màu sắc hợp lí, phù hợp nội dung đề tài.
- Vẽ được tranh minh họa truyện cổ tích theo yêu cầu.
 3. Thái độ:
 Hs yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới.
II./ CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng dạy – học:
 * Giáo viên:
- Sưu tầm các loại tranh minh họa truyện cổ tích của họa sĩ và các bài vẽ của Hs những năm trước.
 * Học sinh:
- Giấy vẽ, chì, tẩy, màu vẽ.
- Sưu tầm 1 số tranh minh họa truyện cổ tích.
 2. Phương pháp dạy – học :
 Phương pháp trực quan; quan sát; vấn đáp; gợi mở; luyện tập;....
 III./ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết trước, chúng ta đã học bài “ Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người ” vậy em có thể nhắc lại “ người trưởng thành có tỉ lệ như thế nào ” ( người thấp, người tầm thước, người cao ) ?
- Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành:
 + người thấp: khoảng 6 đầu.
 + người tầm thước: khoảng 6.5 đến 7 đầu.
 + người cao: khoảng 7 đến 7.5 đầu.
 3. Giới thiệu bài mới:(3p)
- Gv giới thiệu 1 số truyện và đặt câu hỏi: 
- Đây là những truyện gì ?
- Là truyện cổ tích.
- Vậy, hôm nay các em sẽ học 1 bài có liên qua đến truyện cổ tích:
Bài: 29. Vẽ tranh
MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
( Tiết 1 )
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: (13p)
 Hướng dẫn Hs tìm và chọn nội dung đề tài.
- Hãy kể tên những truyện cổ tích mà em từng nghe, đọc ?
- Em hiểu như thế nào là tranh minh họa ? Tác dụng của nó ?
- Gv bổ sung, kết luận:
 Tranh minh họa là tranh vẽ theo nội dung truyện.
 Tranh làm cho nội dung truyện rõ hơn và hấp dẫn người đọc hơn.
- Thể loại truyện kể bằng tranh minh họa gọi là gì ? Ví dụ ?
- Đặc điểm của nét, hình vẽ, màu sắc của tranh minh họa ?
 Gv treo tranh minh họa.
- Nét, hình vẽ, màu sắc thường mang đậm tính trang trí và tượng trưng.
- Hình minh họa trong truyện cổ tích giúp người xem hình dung đầy đủ hơn về sự việc, thời gian, không gian, nhân vật, trang phục và đồ vật được miêu tả bằng lời.
* Hoạt động 2: (16p)
 Hướng dẫn Hs cách vẽ tranh.
- Để minh họa truyện cổ tích, chúng ta cần tiến hành qua các bước như thế nào ?
- Gv bổ sung, kết luận: sử dụng “ BẢN ĐỒ TƯ DUY ” để minh họa các bước. 
- Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
 Suy nghĩ về đề tài để tìm ra những điều thú vị, cảm xúc, tâm đắc nhất qua đó người vẽ chọn góc độ đề tài.
 Có rất nhiều truyện cổ tích trong nước như: Tấm cám, Thạch sanh,...; nước ngoài như: Cô bé quàng khăn đỏ, A la đanh và cây đèn thần, tìm hiểu kĩ nội dung truyện, chọn 1 ý thể hiện rõ nội dung nhất để minh họa.
- Bước 2: Tìm bố cục.
 Gv treo tranh minh họa bước 2.
 Sắp xếp các mảng chính, phụ phải xen kẽ lẫn nhau, có trước, có sau, có mảng trọng tâm để làm nổi bật đề tài.
- Bước 3: Vẽ hình.
 Gv treo tranh minh họa bước 3.
 Vẽ hình vào các mảng, tìm hình ảnh chính thể hiện rõ nội dung.
- Bước 4: Vẽ màu.
 Gv treo tranh minh họa bước 4.
 Màu của tranh cần hài hòa, uyển chuyển, có đậm nhạt, có gam ( màu nóng, màu lạnh ).
- Gv treo 1 số bài vẽ của Hs các năm trước để Hs quan sát – nhận xét:
 + minh họa truyện gì ?
 + hình ảnh chính ?
 + màu sắc như thế nào ?
- Gv bổ sung, kết luận:
* Hoạt động 3: (10p)
Hướng dẫn Hs làm bài:
- Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa cho 1 truyện cổ tích mà em thích.
- Vẽ trên giấy A4.
- Chất liệu: màu tùy chọn.
- Gv bao quát lớp, cung cấp kiến thức kịp thời cho những Hs còn lúng túng, thêm ý sâu hơn cho những Hs khá, giỏi.
 4. Củng cố: (2p)
- Để minh họa truyện cổ tích ta cần tiến hành qua những bước như thế nào ?
- Gv bổ sung, kết luận.
- Gv giáo dục thẩm mĩ cho Hs:
 Hs thêm yêu thích những truyện cổ tích trong nước và thế giới.
- Gv nhận xét lớp:
 5. Dặn dò: (1p)
- Về nhà tiếp tục tìm, chọn những truyện cổ tích đặc sắc. 
- Chuẩn bị cho bài sau:
Bài: 30. Vẽ tranh
MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
( Tiết 2 )
- Truyện Tấm Cám, Cây khế, Thạch sanh,....
- Hs trả lời và lắng nghe.
- Truyện tranh.
Vd: Đôrêmon,...
- Hs trả lời và lắng nghe.
- Hs quan sát.
- Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Bước 2: Tìm bố cục.
- Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài.
- Bước 3: Vẽ hình.
- Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài.
- Bước 4: Vẽ màu.
- Hs quan sát – nhận xét, lắng nghe và ghi bài.
- Hs quan sát – nhận xét.
- Hs làm bài.
- Hs trả lời và lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
I./ TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
- Truyện Tấm Cám, Cây khế, Thạch sanh,....
-Nét vẽ, hình vẽ, màu sắc thường mang đậm tính trang trí và tượng trưng.
I./ CÁCH VẼ TRANH.
- Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Bước 2: Tìm bố cục.
- Bước 3: Vẽ hình.
- Bước 4: Vẽ màu.
III./ THỰC 
 HÀNH
- Hãy vẽ 1 bức tranh minh họa cho 1 truyện cổ tích mà em thích.
- Vẽ trên giấy A4.
- Chất liệu: màu tùy chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_28_Minh_hoa_truyen_co_tich.doc