Giáo án Mĩ thuật 8 - Bài 6: Vẽ trang trí - Trình bày khẩu hiệu

1. MỤC TIÊU

 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1,2: Học sinh nhận ra được vẻ đẹp của khẩu hiệu được trang trí, và hiểu cách trình bày khẩu hiệu.

1.2. Kĩ năng: - Hoạt động 2,3: Học sinh biết cách bố cục một dòng chữ và trình bày được khẩu hiệu có bố cục và màu sắc hợp lí.

1.3. Thái độ: - Hoạt động 1,2,3:Học sinh thêm yêu thích và vận dụng vào cuộc sống khi cần thiết.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: HS trình bày được khẩu hiệu.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: - Một số bài kẻ khẩu hiệu

 3.2. Học sinh: - Sưu tầm một vài khẩu hiệu trên sách báo.

 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 8 - Bài 6: Vẽ trang trí - Trình bày khẩu hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 5 Ngày dạy:
TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU
 Bài 6:
Vẽ trang trí
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1,2: Học sinh nhận ra được vẻ đẹp của khẩu hiệu được trang trí, và hiểu cách trình bày khẩu hiệu.
1.2. Kĩ năng: - Hoạt động 2,3: Học sinh biết cách bố cục một dòng chữ và trình bày được khẩu hiệu có bố cục và màu sắc hợp lí.
1.3. Thái độ: - Hoạt động 1,2,3:Học sinh thêm yêu thích và vận dụng vào cuộc sống khi cần thiết.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: HS trình bày được khẩu hiệu.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: - Một số bài kẻ khẩu hiệu
 3.2. Học sinh: - Sưu tầm một vài khẩu hiệu trên sách báo.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 8A1 ..
 8A2 ..
 8A3 .
8A4 ...
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 Câu hỏi bài cũ: GV nhận xét một số bài tạo dáng và trang trí chậu cảnh của HS.
 Câu hỏi bài mới: Khẩu hiệu là gì? (Là câu nói ngắn gọn, hàm chứa nhiều ý nghĩa và nội dung)
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Khẩu hiệu chúng ta thường thấy rất nhiều trong sách báo, băng rôn, apphích, Được dùng để tuyên truyền cổ động. Nhưng để có thể trình bày được một khẩu hiệu như thế thì các em sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu một vài khẩu hiệu:
r Khẩu hiệu dùng để làm gì?
HS: Dùng để tuyên truyền cổ động
r Khẩu hiệu thường được sử dụng ở đâu? Được 
Bài 6: Vẽ trang trí
TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU
I. Quan sát, nhận xét:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 
trình bày trên chất liệu gì?
HS: Trong cuộc sống. Giấy, vải, tường.
r Màu sắc như thế nào?
HS: Màu sắc tương phản mạnh, nổi bật rõ nội dung.
r Vị trí trình bày khẩu hiệu ở đâu để mọi người có thể nhìn thấy? 
HS: Nơi công cộng.rCó những hình thức trình bày khẩu hiệu nào?
 HS: Trình bày trên băng dài
 Trình bày trong mảng dạng hình chữ nhật đứng.
 Trình bày trong mảng dạng hình chữ nhật nằm ngang.
 Trình bày trong mảng dạng hình vuông.
Giáo viên nhận xét rồi hướng dẫn học sinh cách trình bày khẩu hiệu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trình bày khẩu hiệu: 
r Bạn nào thử nêu cách trình bày một khẩu hiệu?
HS: Sắp xếp chữ thành dòng và chọn kiểu chữ.
 Ước lượng khuôn khổ dòng chữ
 Vẽ phác chữ và vẽ màu.
- Giáo viên nhận xét:
 + Xác định hình thức trình bày khẩu hiệu: Băng dài, hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật nằm ngang, hình vuông.
 + Sắp xếp dòng chữ
 Ước lượng khuôn khổ của dòng chữ (Chiều cao, chiều ngang).
 Vẽ phác khoảng cách các chữ và các con chữ.
r Các con chữ trong cùng khẩu hiệu có cùng kiểu chữ hay nhiều kiểu chữ?
HS: Cùng kiểu chữ.
 Kẻ chữ và vẽ thêm hình trang trí cho bài vẽ đẹp.
 Vẽ màu.
- Giáo viên lưu ý học sinh:Tuỳ theo nội dung từng khẩu hiệu mà có cách ngắt câu hợp lí. 
II. Cách trình bày khẩu hiệu:
- Hình thức trình bày.
- Sắp xếp dòng chữ và kẻ chữ
 + Phác dòng chữ
 + Phác chữ
 + Kẻ chữ và tìm màu
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 
Kiểu chữ cần đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Có thể nhấn mạnh ý bằng cách chọn cỡ chữ to, nhỏ, nét thanh, nét đậm, màu đậm hay nhạt.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
- GV yêu cầu học sinh kẻ khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
- GV quan sát và gợi ý cho HS vẽ bài: cách ngắt câu, tìm kiểu chữ, tìm bố cục dòng chữ, màu sắc.
- Học sinh làm bài.
III. Thực hành:
Kẻ khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, tuỳ chọn các khuôn khổ: 10 x30cm hoặc 20x30cm hay 20x20cm.
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên chọn một số bài kẻ khẩu hiệu của học sinh gắn lên bảng.
 - Học sinh nhận xét bài kẻ khẩu hiệu của bạn về: Ngắt câu, bố cục chữ, kiểu chữ và màu sắc.
 - Giáo viên nhận xét nêu lên ưu, khuyết điểm của mỗi bài.
4.5. Hướng dẫn học tập:
 *Đối với bài học này: - Kẻ tiếp cho hoàn thiện bài (nếu chưa xong)
 - Tập cắt dán khẩu hiệu bằng giấy màu.
 *Đối với bài học sau: - Chuẩn bị bài 7: “VTM – Vẽ tĩnh vật (lọ và quả) –(vẽ hình)”
 + Vật mẫu: Lọ và quả
 + Giấy vẽ, bút chì, tẩy,
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 8 Trường: THCS Lê Lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Trinh_bay_khau_hieu.doc