Giáo án Mĩ thuật lớp 6 - Bài 1 đến bài 3

I/ MỤC TIÊU

1/ Mục tiêu

 Kiến thức: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.

 Kĩ năng: Học sinh biết cách vận dụng kiến thức cơ bản bài vẽ trang trí vào trang trí đời sống.

 Thái độ: Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.

2/ Các năng lực có thể hình thành cho HS

- PP Vấn đáp gợi mở

- PP trực quan

- PP Luyện tập

 

docx 10 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1786Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 6 - Bài 1 đến bài 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: TRANG TRÍ VỚI ĐỜI SỒNG
 (4 TIẾT)
I/ MỤC TIÊU
1/ Mục tiêu
 Kiến thức: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
 Kĩ năng: Học sinh biết cách vận dụng kiến thức cơ bản bài vẽ trang trí vào trang trí đời sống. 
 Thái độ: Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
2/ Các năng lực có thể hình thành cho HS
PP Vấn đáp gợi mở
PP trực quan
PP Luyện tập
II/ NỘI DUNG
Chủ đề gồm các nội dung:
Bài 1: Cách sắp xếp trong trang trí. ( Bài 6, Bài 18-SGK)
Bài 2: Màu sắc ( Bài 10 – SGK)
Bài 3: Trang trí đường diềm ( Bài 14-SGK)
Kiến thức HS đã biết liên quan đến chủ đề
Nội dung liên quan đến chủ đề đã được HS đã có những kiến thức về hình mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt, họa tiết trong trang trí.
III/ CHUẨN BỊ
GV:
Một số đồ dùng có họa tiết trang trí: ấm, chén, khăn,
 Hình ảnh về trang trí nội, ngoại thất các đồ vật...
 Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
Máy chiếu
HS:
Đồ dùng học tập: ê ke, thước, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
BÀI 6:
CÁCH SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ
(1 tiết)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Tìm hiểu về vẽ trang trí
GV: Giới thiệu một vài hình ảnh trang trí: ấm, chén, lọ hoa... kết hợp các hình trong SGK đặt câu hỏi? 
HS: các nhóm quan sát thảo luận trả lời các câu hỏi.
Để có một bài trang trí đẹp cần?
- Biết cách sắp xếp hình mảng, đường nét, họa tiết, đậm nhạt, màu sắc cho thuận mắt, hợp lí.
- Cách sắp xếp mảng hình?
- Vẽ họa tiết như thế nào?
- Sử dụng màu sắc ra sao?
2. Tìm hiểu về màu sắc
GV cho HS xem một số bài mẫu hoàn chỉnh về màu sắc và gợi ý HS về màu sắc và độ đậm nhạt của các họa tiết giống nhau.
Các hoạ tiết giống nhau nên bằng nhau, vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
Lưu ý: muốn họa tiết nổi bật phải chọn màu nền và họa tiết khác nhau
VD: Họa tiết màu đậm thì nền màu nhạt hoặc Họa tiết dùng màu sáng thì nền màu tối.
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu cách vẽ
GV: nêu các cách sắp xếp họa tiết trong trang trí?
Hs: các nhóm thảo luận trả lời.
Nhắc lại
Xen kẽ
Đối xứng
Mảng hình không đều
GV: nhận xét, đánh giá.
Yêu cầu Hs nêu nội dung từng cách sắp xếp họa tiết.
 Treo tranh các bước vẽ, vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng.
a. Cách vẽ hình
- Lựa chọn họa tiết chính, họa tiết phụ.
- Chọn 1 trong 4 cách phác mảng sắp xếp họa tiết.
- Vẽ kích thước các họa tiết chính bằng nhau, các họa tiết phụ bằng nhau.
b. Vẽ màu
− GV yêu cầu HS xem tranh, hướng dẫn các nhóm tìm hiểu màu của các họa tiết và màu nền.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS thực hiện:
Tập sắp xếp mảng hình cho hình vuông cạnh 10cm trên giấy A4.
Nhận xét, đánh giá
- HS treo tranh lên bảng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 - Quan sát một vài đồ vật quen thuộc, tìm các họa tiết trang trí sắp xếp bố cục cho phù hợp.
Sưu tầm them một số tranh ảnh hoặc bài trang trí.
E/ HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
− Tìm một số đồ vật được trang trí. Quan sát nhận xét các đồ vật đó.
− Quan sát họa tiết, bố cục, màu sắc của các đồ vật.
Làm việc theo nhóm: cắt họa tiết bằng giấy màu để trang trí một đường diềm.
BÀI: 2 
TÌM HIỂU MÀU VẼ VÀ CÁCH PHA MÀU
(1 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh về màu sắc, để học sinh hiểu được sự phong phú của màu. 
HS: Quan sát 
GV: Phân tích 
GV: Em đã từng thấy cầu vồng chưa, gồm mấy màu?
HS: trả lời
Gồm 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tràm, tím.
GV: nhận xét câu trả lời.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về màu và cách pha màu.
HS quan sát hình 2,3,4 và nội dung SGK thảo luận nhóm:
+ Màu để vẽ do đâu mà có?
+ Các màu cơ bản? Từ màu cơ bản có thể pha được những màu nào?
HS thảo luận trả lời
GV nhận xét củng cố
Tìm hiểu một số khái niệm về màu sắc
HS thảo luận nhóm:
GV:Màu cơ bản là những màu gì?
-Thế nào là màu nhị hợp?
- Nêu các cặp màu bổ túc?
HS: trình bày kết quả thảo luận
GV bổ xung, kết luận.
Màu tương phản
GV: cho các nhóm cùng thảo luận
HS hiểu thế nào là tương phản?
- Các cặp màu tương phản?
GV: Cho học sinh xem một số tranh khẩu hiệu
Trong các khẩu hiệu người ta thường dùng màu gì? 
HS: Xem tranh-Suy nghĩ và trình bày kết quả thảo luận.
Màu nóng, màu lạnh
- Gam màu Nóng gây cho ta cảm giác ntn? Cho VD?
- Gam màu Lạnh gây cho ta cảm giác ntn? Cho VD
HS: trả lời theo sự hiểu biết. 
GV: nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Thực hành
- Các nhóm thể hiện hiểu biết về màu sắc
+ màu cơ bản.
+ Màu nhị hợp.
+ Màu bổ túc.
+ Màu nóng, màu lạnh
- Thể hiện trên giất A4
2. Đánh giá kết quả học tập.
- Trình bày sản phẩm của nhóm.
	- Các nhóm HS tự đánh giá lẫn nhau
	GV: đánh giá nhận xét
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Lập bảng thống kê màu sắc trong cuộc sống.
- Vẽ một bước tranh theo gam màu nóng hoặc lạnh.
 E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS tìm hiểu một số màu thông dụng:
- Màu bột
- Màu nước
- Sáp màu
- Bút dạ
BÀI: 3 TRANG TRÍ DƯỜNG DIỀM
(1 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Thế nào là đường diềm?
GV: Cho học sinh tìm hiểu về khái niệm đường diềm.
HS: Nhớ lại đường diềm đã học ở cấp dưới.
HS: Đưa ra một số ví dụ.
GV: cho Hs xem các đường diềm trong đời sống. Chỉ ra cách sắp xếp họa tiết trong trang trí đường diềm?
HS: Thảo luận trả lời:
- Xen kẽ
- Nhắc lại
GV: Phân tích, kết luận.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nêu các bước vẽ trang trí đường diềm đơn giản?
 HS: Đưa ra cách vẽ trang trí đường diềm.
B1 - Kẻ 2 đường thẳng song song.
B2 - Chia khoảng
B3 - Vẽ hoạ tiết
B4- Màu sắc
GV: Treo tranh lên bảng
GV: Cho học sinh xem một số tranh vẽ của học sinh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HS thực hiện theo các bước vẽ
GV:Hướng dẫn đến từng học sinh cách trang trí.
HS: Làm bài.
Dùng thước để kẻ
Chia ô theo chiều dài...
Đánh giá kết quả học tập:
HS dán bài lên bảng rồi tự đánh giá rồi đánh giá lẫn nhau.
GV: Nhận xét củng cố kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức để trang trí hình vuông, hình chữ nhật theo phương pháp tương tự.
Sưu tầm thêm tranh ảnh tìm ra các màu cơ bản, bổ túc
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS có thể dùng các chất liệu khác nhau để trang trí đường diềm.
V- HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Câu hỏi:
Nêu các cách sắp xếp họa tiết trong trang trí?
Nêu khái niệm:
-Màu cơ bản
-Màu nhị hợp
-Màu bổ túc
-Màu tương phản
-Màu nóng
-Màu lạnh
3- Nêu cách sắp xếp họa tiết trong trang trí đường diềm?
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
Hình thức và nội dung tự đánh giá của HS
HS đánh giá kết quả học tập ở hoạt động cá nhân về: Cách sắp xếp bố cục, họa tiết, màu sắc và độ đậm nhạt.
Hình thức và nội dung tự đánh giá HS của GV
Lí thuyết: Thông qua phiếu bài tập
Thực hành: Các bài vẽ Phối cảnh, vẽ theo mẫu, vẽ tranh
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HS có thể tự bày mẫu vẽ.
Vận dụng kiến thức về Phối cảnh vào vẽ tranh
Sử dụng các chất liệu vào các bài vẽ tranh, vẽ theo mẫu
 Chủ đề1 
TIM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN
(4 tiết)
MỤC TIÊU
Nắmđươc những iến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cãnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong mĩ thuật.
Ưng dụng được kiến thức, kĩ năng vào vẽ theo mẫu và vẽ tranh.
Vẽ được tranh theo mẫu với khối hộp, khối cầu; vẽ được tranh đề tài tự chọn theo ý thích và cảm nhận riêng.
Vận dụng kiến thực tế một cách limh hoạt, sáng tạo
Hình thành năng lực quan sát, khám phá; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự đánh giá
NỘI DUNG
Chủ đề gồm các bài:
+ Bài 1: Sơ lược về phối cảnh
+ Bài 2: Cách vẽ theo mẫu
+ Bài 3:Cách vẽ tranh
CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV
- Tranh ảnh minh họa vể phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh.
- Một số vật mẫu, tranh minh họa để HS quan sát.
- Kế hoạch dạy học.
2.Chuẩn bị của HS
- SGK , vật mẫu theo yêu cầu của GV
- Giấy bút, màu vẽ
IV- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Bài 1
SƠ LƯỢC VỀ PHỐI CẢNH
( 1 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HS quan sát một số hình minh họa con đường, hàng cây, hàng cột điên, đường tàu hỏa,
HS tìm trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi của GV:
+ Sauk hi quan sats các đồ vật cùng loại có cùng chiều cao, kích thước trong không gian, em có nhận xét gì?
+ Hình ảnh các vật ở xa, ở gần trông thế nào?
+ Quan sát khối hình hộp ở vị trí cao thấp khác nhau có sự khác biệt gì?
HS trao đổi với GV và các bạn trong lớp về kết quả thảo luận khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
GV kết luận về phối cảnh và hoạt động tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu về phối cảnh và những điểm cơ bản cuả luật xa gần
HS quan sát hình miinh họa, trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_chu_de_3.docx